Hôm nay,  

Dưới Mái Trường Senn

05/01/200100:00:00(Xem: 342589)
Bài tham dự số 135\VB1004

Tác giả từng có bài "Thư gửi bạn thân tại VN" đã đăng trên Việt Báo. Ông tên thật: Nguyễn Văn Hiền, sinh năm 1943 tại Nghệ An. Cựu công chức, cựu SQ/QL/VNCH. Đến Mỹ ngày 28 tháng 3 năm 91 theo chương trình H.O. Cư trú tại Austin, Texas. Hiện đang làm cho hãng Follett Corp.


Đứng ở ga Washington Chicago, Thành đang trông ngóng người yêu.

Người Mỹ đen trẻ ngồi tựa lưng vào cột đèn ôm cây đàn guitar hát những bản blue buồn làm anh đê mê cõi lòng. Những bản tình ca ru anh vào mộng, nơi đó chỉ có một vũ trụ riêng biệt dành cho anh và Sử Quốc Quân. Vũ trụ ấy cách biệt hẳn cuộc đời phiền toái vật lọân với vật chất, bằng cấp, tiền tài.

Không gì buồn cho bằng những ngày tháng xa cách, mặc dầu anh đã bao lần khẳng định sự yên phận và chấp nhạân. Sự đời run rủi khiến anh gặp lại Sử Quốc Quân, gặp nhau trong tiệc cưới của một người bạn, anh đã lánh mặt nhưng bị cô ta phát hiện. Thế rồi mọi chuyện hầu như đã vùi lấp vào dĩ vãng nay lại bừng lên.

Trong lúc mọi người đang cười nói vui vẻ ở bàn tiệc, Sử Quốc Quân kéo Thành ra hành lang nói nhỏ chỉ vừa đủ hai người nghe nhau.

- Tại sao thấy em, anh lại lánh mặt đi" Mấy năm nay anh đi đâu, sao không cho em biết"

- Em không hiểu anh…

- Chỉ có anh không hiểu em. Anh có biết từ ngày anh đi, em buồn tủi biết chừng nào không"

-Tụi mình đã lớn rồi, đã biết suy nghĩ chín chắn. Em hãy tưởng tượng một gia đình mà người chồng là lao công, người vợ là bác sĩ, thử hỏi gia đình ấy có tồn tại được không" Xưa nay mẫu gia đình như vậy chỉ có trong tiểu thuyết mà thôi. Em có là thánh đâu, vào một lúc nào đó, trong trạng huống nào đó, có chắc là em không so đo giữa chồng mình với chồng người" Đó là chưa kể đến cái xấu phát xuất từ lòng anh, một câu nói của em, xét ra rất bình thường đối với mọi người, nhưng anh có thể hiểu là em khinh miệt anh. Khi đã sống với nhau làm sao tránh được những lời nói vô tình mà độc địa" Em hãy thực tế một chút.

- Thực tế! Thực tế là em không thể xa anh được, và em cũng là nỗi vui ngọt ngào của anh. Mình cứ đến với nhau mà đừng nghĩ đến những chuyện xa vời nữa.

- Hình như em vừa thoáng nghĩ rằng yêu nhau cứ sống với nhau, khi trục trặc thì ly dị phải không" Anh không muốn như vậy vì khi đó em sẽ không còn đẹp trong lòng anh.

-Anh lại tiêm nhiễm tiểu thuyết rồi. Làm như em không biết cách giữ gìn hạnh phúc. Thôi anh đừng nói nữa, sáng mai em đi Cali để thực tập, anh đưa em đi nhé.

- Sẽ đón em ở đâu"

- Hôm qua chưa gặp anh, em định nhờ người bạn chở, nhưng bây giờ em bỏ ý định đó rồi, không đi xe nhà nữa. Mình ra ga xe lửa nghe anh, em muốn anh đưa em đi bằng xe lửa, từ Washington ra O'Hare. Tất nhiên là mình phải đi sớm hơn dự định.

Tiệc tan, mọi người ra về. Mấy người con gái cười khúc khích.

- Con nhỏ Quân bắt anh Thành tiễn chân bằng xe lửa tụi bay ơi.

- Chắc cô nàng muốn cho có vẻ romantic chứ gì. Anh Thành mấy năm nay không thấy tăm hơi đâu cả, nay xuất hiện trông đẹp trai ra.

- Vì vậy mà cô nàng càng ráo riết.

Người ca sĩ Mỹ đen say mê trong những khúc nhạc tình, say mê đến nỗi hầu như anh ta đang hát cho chính lòng mình nghe. Thành thở dài :

- Đúng là romantic!

Trường Senn là một trường High School thuộc thành phố Chicago, Illinois. Trạm xe bus đến trường Senn hôm ấy tuyết rơi ngập đầu gối, Thành đứng chờ xe, nhìn hai bên đường xơ xác lạnh căm. Bỗng có tiếng ai gọi :

- Anh Lai! Lên đây đi với em, lạnh như vậy làm sao anh đứng mãi được "

Thành quay lại, vừa giận vừa vui. Chị của Quân đang chở Quân đến trường. Anh vui mừng gặp được Quân nhưng lại giận.

- Đã bảo đừng gọi người ta là Lai nữa mà!

- Xin lỗi, em quên.

Thành bước lên xe cùng ngồi với Quân, trông nét mặt chị của Quân quá nghiêm khắc nên hai người không nói câu nào.

Thành là một đứa trẻ lai Mỹ da trắng, cũng như hầu hết những đứa con lai khác, không biết cha mẹ là ai. Cha mẹ nuôi của anh đặt tên cho anh là Nguyễn Thành Lai. Anh mang cái tên ấy đi hết gần một phần tư cuộc đời, đi vào những bến xe đầy bụi bặm để bán chuối chiên, bán vé số, rồi về dưới mái nhà cha mẹ nuôi để lãnh những trận đòn chí tử vì những buổi vắng nhà rong chơi.

Càng lớn lên anh càng thấy nhục vì cái tên Nguyễn Thành Lai. Cái tên đồng nghĩa với kiếp người luôn luôn bị đạp xuống tận đáy của xã hội.

Ngày anh mười tám tuổi, bị bán cho một chủ khác với giá ba lượng vàng. Giá trị đời anh chỉ có ba lượng vàng thôi sao" Đó là thời mà người ta đua nhau đi Mỹ theo diện con lai. Mấy thằng bạn của Thành rửa hận đời bằng cách quậy phá các cha mẹ nuôi bạc tình bạc nghĩa. Riêng anh, anh đã suy nghĩ kỹ về việc đó, nên phó thác cho định mệnh, rồi gặp khúc quanh bến bờ nào đó thuận tiên sẽ tìm cách ngoi đầu lên.

Sang Mỹ, việc đầu tiên của anh là đổi tên Nguyễn Thành Lai ra Nguyễn Thành. Ai quen miệng gọi anh là Lai thì anh nổi giạân. Tụi bạn học ESL cứ phải tập cho quen, Nguyễn Thành, Nguyễn Thành, Nguyễn Thành ! Nhưng đâu có dễ xóa nhòa được dĩ vãng. Một hôm đi qua nhà Quân để rủ Quân đi học, anh nghe từ đàng sau vọng lại tiếng chị của Quân :

- Này Quân, mày đừng giao du với thằng Mỹ lai đó nữa nghe chưa"

- Tại sao chị ghét ảnh dữ vậy"

- Không phải tao ghét nhưng lũ đó nên tránh đi thì tốt hơn. Ở Việt Nam tụi nó quen phá phách rồi, sang đây thế nào ngựa cũng quen đường cũ.

- Nhưng chị thấy ảnh phá phách hồi nào"

Nghe những lời đó anh cảm thấy cô đơn, chán nản vì không xóa được cái kiếp con lai cho dù tác phong đạo đức của anh lắm khi còn hơn cả con nhà lành. Sau hết chỉ có những người bạn cùng lớp cùng tuổi, trong đó có Quân, là hiểu và đánh giá anh đúng nhất mà thôi.

Tiếng hát của người ca sĩ Mỹ đen khi trầm khi bổng, khi nỉ non ai oán, khi chan chứa yêu đời, làm anh có cảm tưởng như những khúc hát đó là cả cuộc đời anh thu gọn.

- Anh Thành!

Quân đã đến. Thành vội đỡ lấy túi xách cho Quân. Nụ cười rạng rỡ của Quân pha lẫn những giọt nước mắt tủi mừng của ngày hội ngộ. Vừa lúc xe lửa đến, hai người bước lên xe, nói chuyện ríu rít quên hết cả thời gian.

Quân kể cho Thành nghe rất nhiều, rất nhiều về tình cảm ấp ủ, về những tháng năm dài trong cô đơn tê tái, trong đó có đoạn vừa kể vừa khóc khiến anh bùi ngùi cảm động.

Từ ngày anh đi xa và mất liên lạc, Quân đêm đêm chong đèn học bài và làm home work, nhưng thì giờ dành cho anh hết hai phần ba, đêm nào cũng vậy, để tưởng tượng đến một khung trời nào đó có anh và những việc anh làm. Công việc anh làm thường là có ý nghĩa vì bản tính anh hay giúp đỡ mọi người và rất bặt thiệp khi dấn thân cho công ích. Có những lúc Quân lặng người để mơ về một thời khắc bên anh, và những lúc như vậy Quân thấy ấm áp cõi lòng.

Thời gian trôi mau quá, từ ga Washington đến O'Hare tàu phải chạy đến hơn một tiếng đồng hồ mà hai người cảm thấy như mới có mười phút. Lên đến trạm khởi hành của sân bay Quân nói trong hơi thở:

- Ôm em đi anh!

Mùi hương thoang thoảng từ mái tóc Quân làm Thành khoan khoái, và trong lúc vừa cảm độâng vừa rạo rực, anh ôm chặt Quân vào lòng, quên hết cả mắc cỡ trước đám đông hành khách.

Mười giờ thì máy bay cất cánh, trong phút chốc nó lao vào không gian mù mịt, rồi cũng trong phút chốc đã vượt lên trên những cụm mây trắng đục trông như một đàn cừu dễ thương giữa khoảng trời bao la.

Quân tựa ghế mơ màng nghĩ đến mái trường Senn năm cũ. Ở đó có trời mây quện với niềm yêu và kỷ niệm. Ngày ấy, khi thấy Thành chơi thân với Quân, những người trong xóm tỏ ác cảm với anh và tìm cách loại anh ra khỏi lòng Quân. Thành biết điều đó, và anh cúi đầu buồn tủi.

Lâu dần, nỗi tủi buồn của Thành đã trở nên nỗi tủi buồn của Quân. Có đêm Quân đóng cửa ngồi khóc sụt sùi vì buổi chiều nghe những điều không tốt cho anh ấy. Quân mong có dịp phát hiên một điểm nào cụ thể nơi anh chứng tỏ là anh không tầm thường để làm bằng chứng nói lên rằng anh cao quí chứ không phải như người ta nghĩ.

Người ta hết dám nói về bản chất Mỹ lai lêu lổng phá phách vì anh không phải là hạng người đó, thì lại quay sang nói anh là người dốt nát. Thực ra, về toán-lý-hóa, anh đã mất căn bản từ tiêu học, nhưng Anh văn và Quốc văn anh trội hơn nhiều người. Môn Quốc văn tuy không có trong học trình, Hội Người Việt hết lòng giúp đỡ hướng dẫn những ai muốn trau dồi tiếng mẹ đẻ. Các chú Hội Người Việt ngạc nhiên khi thấy Thành quá xuất sắc ở môn Quốc văn, họ cho rằng nếu có môi trường thuận lợi để phát triển, anh sẽ có một tương lai tốt đẹp về sáng tác thơ văn. Quân chỉ cần bấy nhiêu đó cộng thêm một tâm hồn cao quí nữa là đủ.

Điều mong ước của Quân đã đến. Một hôm, đang giờ học, bỗng Thành xin phép ra ngoài, hồi lâu mới trở về lớp. Thành ngồi vào bàn nhưng thần trí cứ để đâu đâu. Rồi lại ra ngoài lần nữa. Lần trước đi ra là anh lên văn phòng gặp bà Hiệu Trưởng để nói về lá cờ.

Hôm ấy trường Senn treo cờ tất cả các quốc gia trên thế giới, riêng Viêt Nam thì cờ đỏ sao vàng. Thành nói đi nói lại mãi rằng cờ ấy không phải là cờ Viêt Nam, trong khi bà Hiệu Trưởng lý luận dài dòng về sự hợp pháp, về quan hệ ngoại giao để nói đó là cờ chính thức của nước Việt Nam.

Lần thứ hai anh chạy về Hội Người Việt để báo cáo sự việc.

Khi Thành lớn lên thì chiến tranh đã chấm dứt, anh chẳng hận thù gì với ai cả, chỉ biết rằng khi cờ đỏ sao vàng tràn ngập miền Nam thì nhiều người đi tù, nhiều người sạt nghiệp, sinh hoạt nhà thờ và chùa chiền bị cấm, đời sống người dân cơ cực, khiến anh nhận thức được cờ đó là cờ của kẻ thù dân tộc.

Ông Nguyễn Hồng, Giám Đốc Điều Hành Hội Người Việt Illinois hứa sẽ gửi văn thư đến trường Senn yêu cầu hạ ngay cờ VC xuống, nhưng Thành không chịu để lâu.

- Để thêm một ngày là đối phương có thêm lợi thế đánh vào thị giác của người qua lại. Mong chú làm ngay bây giờ.

Ông Hồng đã có chín năm lao tù trong trại cải tạo, là nạn nhân trực tiếp của chế độ Cộng Sản, nay nghe câu nói của Thành, ông cảm thấy xấu hổ vì đã thua một thanh niên mới lớn lên về ý thức chính trị, nên ông bèn hành động ngay.

Hai người dẫn nhau đến gặp bà Hiệu Trưởng trường Senn. Ông Nguyễn Hồng nhã nhặn trình bày:

- Thưa bà, tôi là Giám Đốc Điều Hành Hội Người Việt, đến đây để bàn với bà về lá cờ đỏ sao vàng. Thưa bà, cờ đó là cờ của Cộng Sản Viẹât Nam, trong khi người Việt định cư ở Illinois là người Quốc Gia, nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản.

Bà Hiệu Trưởng lại dài giòng về sự chính thức của lá cờ. Ông Nguyễn Hồng nói tiếp :

- Khi cộng đồng người Việt tỏ thái độ, khả năng chúng tôi sẽ không dẹp yên được làn sóng phản kháng của cộng đồng. Mong bà nghĩ lại.

Mấy phút sau, bà Hiệu Trưởng đã cho hạ lá cờ VC xuống. Mọi người đều khen Thành có lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao. Riêng Quân, hôm đó như cởi tấc lòng, về đưa tin cho mọi người trong nhà, nhất là khoe với mẹ bằng một giọng sung sướng hãnh diện. Má của Quân, trước khi đến tuổi năm mươi, bà đã trải qua thời kỳ bâng khuâng của tuổi hồng, nên thấu hiểu đời sống tình cảm của con mình.

- Thì má có nói anh Thành không tốt đâu, nhưng con phải chú tâm vào việc học hơn. Tình bạn con cứ giữ gìn cho tốt đẹp. Má sẽ nói với chị hai của con từ nay không được chê bai Thành nữa.

Trường Senn ghi lại trong ký ức của Quân những kỷ niệm không bao giờ phai. Trong những năm ở đại học, cứ lúc nào rảnh rỗi Quân lại về thăm trường cũ. Những hàng cây, bờ tường, từng dãy bàn ghế quen thuộc bấy lâu thương nhớ người xa cách, như tưng bừng chào đón Quân trở lại.

Tìm về lối xưa, Quân thấy lòng man mác một nỗi nhớ xa xôi, từng khuôn mặt, nụ cười và giọng nói ấm lòng người thủa ấy bỗng hiện rõ trong trí Quân. Mái trường thân yêu ghi dấu những ngày vui năm cũ, nay lại bùi ngùi tưởng nhớ bóng ai.

Quân nhớ từng giọt nước mắt giận hờn khi Thành bướng bỉnh lỗi hẹn, những giọt nước mắt ghen tức khi mấy người con gái ríu rít bên Thành, những giọt nước mắt sung sướng khi Thành lại đến với Quân. Cuộc tình hai người như con thuyền với biển cả, không bao giờ đứng yên.

Quân năm nào cũng được bằng khen và ra trường với số điểm rất cao nên được trường đại học Loyola cấp học bổng để theo ngành y khoa. Còn Thành, không đủ điểm để ra trường, anh cay đắng rời Chicago.

Công ty S.K. Williams ở Wisconsin chuyên mạ vàng, mạ bạc, mạ kền... các cơ phận rời của máy móc. Thành đến xin việc và được nhận ngay vì khả năng Anh ngữ của anh rất khá. Công việc tuy nặng nhọc nhưng anh làm có năng suất nên luôn luôn vượt chỉ tiêu. Một hôm đang làm việc thì xảy ra một biến cố.

Trong hệ thống dây chuyền của công việc mạ những miếng kim loại có nhiều bể chứa dung dịch vàng, bạc, kền..., đồng thời có những tấm bảng di chuyển bằng máy. Trên những tấm bảng đó người ta cài những miếng kim loại để nhúng vào dung dịch. Mỗi tấm bảng có hai mươi hai cộng sắt để máng lên mười một miếng kim loại. Bảng chỉ dừng lại trước mặt công nhân hai mươi giây đồng hồ và phải máng lên đó đủ mười một miếng kim loại trước khi nó di chuyển đi nơi khác. Các cộng sắt đều có lò xo cứng, người làm việc phải bóp hai cộng sắt chập lại với nhau để đút vào cái lỗ có sẵn trên miếng kim loại. Nếu chỉ làm vài giờ thì không sao, nhưng làm suốt ngày, bàn tay sẽ sưng phù lên và đuối sức.

Một ông già người Việt làm từ sáng nên tay đã sưng phù. Ông cố gắng hết sức để cho kịp máy. Viên giám thị thúc dục, nét mặt ông càng trở nên khắc khổ và lo sợ, viên giám thị lại quát tháo. Thành trông thấy đôi mắt ông ngấn lệ. Cảm thương một người già yếu, anh không cầm được lòng giận, vội bước lại gần viên giám thị. Hai người cãi nhau tay đôi càng lúc càng căng thẳng, rồi anh co chân đạp viên giám thị văng ra khoảng ba bốn thước. Chỉ ba phút sau, ông Quản Lý Phòng Nhân viên đến tịch thu thẻ kiểm soát và đuổi anh ngay trong phút đó.

Ngày rời Chicago, Thành ra đi âm thầm không cho ai biết nhưng Quân cũng tìm ra nơi ở của anh, và liên lạc điện thoại với anh hầu như hàng ngày. Biến cố trên xảy ra làm Quân lo lắng, tính sẽ khuyên anh từ nay nên nhịn nhục cho qua, nhưng mặt khác, Quân lại thích cái tính liều liều ẩu ẩu của anh, và dường như yêu anh cũng chỉ vì cái tính đó.

Hôm sau Quân gọi Thành thì anh đã dời đi và từ đó không còn liên lạc được với anh nữa. Nghe nói anh đến tiểu bang Michigan làm cho một công ty lắp ráp điện tử, tiền lương trung bình, công việc nhẹ nhàng. Tưởng đã yên ổn một bề, ai ngờ chỉ được hơn một năm lại xẩy chuyện.

Số là một người đàn bà Việt Nam, đã có tuổi, bị bênh cao áp huyết, thường bị ngất xỉu vào những lúc trời nóng nực. Không riêng gì bà ta, cơn nắng gay gắt của mùa hè Michigan còn làm cho nhiềâu công nhân mệt lả. Thành lên găëp ban Giám Đốc xin gắn máy lạnh vào warehouse, ban Giám Đốc từ chối, anh lớn tiếng với họ rồi tự ý xin nghỉ việc. Anh đến đâu cũng như tạm dừng buớc giang hồ, ở đâu có người Việt bị ức hiếp thì có anh ra tay.

Những người nữ công nhân trẻ đẹp hàng ngày nhìn anh với ánh măt mời gọi, nhưng hình ảnh Quân đã quá sâu đậm trong lòng anh. Không biết anh nhớ Quân hay nhớ mái trường Senn, chắc là có lẫn lộn, một sự lẫn lộn thú vị trong những kỷ niệm quí nhất của cuộc đời.

Thời xa xưa của tuổi dại khờ, anh ôm ấp nhiều mộng đẹp, nhưng cũng chỉ là mộng thôi, vì thực tại phũ phàng của kiếp con lai làm anh co cụp lại như con sâu nằm trong tổ kén, chờ ngày chui ra để nhìn cuộc sống mặn mà.

Đúng thật như vậy, sang Mỹ, trường Senn xuất hiện như một chân trời tươi sáng để anh bước vào nhận đó là một phần thưởng quí giá, bù lại những tháng ngày gian nan. Từ đó anh mới là con người, theo như anh địng nghĩa, vì từ đó mới có niềm sung sướng, nỗi băn khoăn, và sự cố gắng không bao giờ nản để xây đắp tương lai.

Trường Senn như một bà tiên rộng lượng ôm ấp anh, tạo cho anh cơ hội để lấy lại niềm tin đã mất. Trường Senn thúc dục anh thu dọn hành trang để lên đường. Và có một sức mạnh tinh thần, đó là Quân, người thiếu nữ đi bên cạnh đời anh để cho anh thêm lòng can đảm. Một tình yêu dịu ngọt, những cử chỉ vỗ vềà, Quân làm anh đê mê như đi trong cõi mộng. Ở trong anh chỉ có một bức tranh to lớn, đó là Trường Senn và Quân. Nhưng anh đã nhận ra đoạn đường gập ghềnh mấp mô khi sánh bước với Quân. Còn nếu trở lại với người nữ công nhân để nhận một cuộc sống giản dị ấm êm thì biết đâu, một ngày nào đó lòng anh dậy sóng.

Niềm suy tư của Thành đang lênh đênh như một con thuyền không bến đậu.

Austin, tháng 6 năm 2000
NGUYỄN VĂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,641,376
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến