Hôm nay,  

Mưa Trên Những Bông Hồng

13/11/200200:00:00(Xem: 179546)
Người viết: Từ Khắc Nguyên
Bài tham dự số 31/VBST

Bài viết là một truyện ngắn mô tả không khí trong sở làm tại Mỹ, cũng những nỗ lực, hy vọng của một gia đình tị nạn. Tác giả không gửi tiểu sử và ảnh. Xin bổ túc.


Khi đã làm xong mọi việc trong ngày, Bích Vân vuốt lại mái tóc ngắn mà chị cứ tưởng như còn để tóc dài trước đây, để cho suối tóc chảy dài xuống đôi vai nhỏ và tròn của chị. Kể từ khi làm việc tại khách sạn Hilton, một trong những khách sạn sang trọng nhất tại thành phố Portland này, Vân đã nuối tiếc đến ngẩn ngơ khi phải cắt ngắn dòng suối tóc huyền ấy cho dễ dàng trong coi việc hàng ngày.
Vân nhìn qua khung cửa kính từ trong một phòng trên lầu 18 của khách sạn, bầu trời một buổi chiều thu bên ngoài có những đám mây đen phủ kín trông thật ảm đạm và mưa đang rơi xuống những đường phố mà lúc nào cũng có nhiều xe cộ qua lại. Qua màn mưa, từ trên cao Vân có thể nhìn thấy các loại xe di chuyển qua cầu Burnside, cầu Morrison và cả phía bên kia bờ sông Williamette, chúng trông thật nhỏ bé và sinh động như những đồ chơi của trẻ em.
Nhìn cảnh vật ben ngoài mỗi lúc trở nen u ám, bỗng trong tâm hồn Vân dâng lên một niềm cảm xúc buồn thương cho chính cuộc đời chị. Vân thở dài khi nhìn vào đồng hồ đeo tay và biết rằng chỉ hơn nửa giờ nữa là chị sẽ từ giã khách sạn này, để rồi vài ngày sau gia đình chị sẽ di chuyển sang tiểu bang khác theo ý muốn của chồng chị. Vân vội vàng đi ra khỏi phòng, đóng cửa lại và đi về hướng cầu thang máy để xuống phòng thay quần áo. Khi nghĩ đến phải từ bỏ việc làm, xa cách những người bạn đồng hương ở đây, từ giã thành phố đẹp đẻ này để đi về một phương trời khác xa lạ khiền tâm hồn chị tràn ngập nỗi buồn hoang vắng; nước mắt chị bỗng trào ra trên đôi gò má trong khi chị đưa ngón tay run rẩy ra bấm nút cầu thang máy đi xuống.
Từ khi bước vào buồng thang máy cho tới phòng thay quần áo, để rồi trả lại bộ đồng phục mà chị đã mặc hơn một năm trời trong khi làm việc ở đây; Bích Vân nhớ lại tất cả những điều cay đắng, tủi buồn và khổ cực từ những ngày đầu làm việc giữa những người khác màu da, tiếng nói, tình cảm mà công việc lại quá mới mẻ và xa lạ. Đôi mắt chị lúc nào cũng đỏ hõe khi nhớ lại việc làm quen thuộc và những tình cảm đầy thân thương với những đồng nghiệp nơi quê nhà, lúc đó chị chỉ muốn từ bỏ ngay khách sạn này và buông xuôi tất cả. Thấy rõ được nỗi niềm ray rứt đó, Chị Hạnh Lý, một Supervisor duy nhất là người VN ở đây nói như an ủi Bích Vân:
"Chị hãy cố gắng, chỉ một vài tuần là mọi việc sẽ quen thôi. Những năm về trước chỉ có vài người VN làm việc ở đây, được bà Mỹ đen hướng dẫn, nghe không được và cũng không hiểu ra sao, tôi khóc cả tháng trời.
Vân nói giọng dầy nước mắt: "Em đã vất vả ở VN, sang đến đây nghe người ta nói "đi cầy hai ba job" làm em nản quá.".
Có dịp cùng ăn trưa với các anh chị tại Cefeteria, khi đề cập đến vấn đề này, anh Bảo ở Mỹ đã hơn mười năm và đã làm nhiều việc khác nhau, nói như giải thích:
"Không thể so sánh làm việc ở VN với ở Mỹ được. Vì nó quá khác biệt về chế độ, về nền kinh tế. Ở đây là vùng đất của cơ hội, ai làm được nhiều thì hưởng nhiều. Chị hãy nhìn xung quanh đâ, chi1nh những gnười Mỹ cũng đều phải làm việc như mọi người khác".
Còn anh Nam thì không thích nói chuyện về làm ăn, nên đã chuyển sang đề tài khác để bữa ăn thoải mái và vui hơn. Anh nhìn vào đôi mắt chị Vân với một nụ cười nhỏ nhẹ và nói:
"Tôi thấy chị hay cười, nhưng đôi mắT chị lại hay khóc là làm sao""
Bích Vân yên lặng một lúc rồi trả lời một cách lưỡng lự như một phản ứng tự vệ:
"Cái anh này! TRoì dinh ra như vậy, biết trả lời làm sao."
Câu chuyện thêm phần hào hứng khi anh Minh nói xía vào khi so sánh:
"Cũng có lúc trời đang nắng, bỗng đổ cơn mưa rào, cũng là chuyện thường thôi."
Nói tới đây, Bích Vân lên giọng, cố tạo vẻ tức giận:
"Thôi đi các ông. Sẽ không bao giờ ngồi cùng bàn ăn với "các bố già lắm chuyện" này nữa."
Tuy nói như vậy, nhưng chính trong đáy lòng Bích Vân lại cảm thấy như có phần hãnh diện vì có người khác phái quan tâm đến chị. Thực ra chính việc làm vất vả hàng ngày giữa những người khác chủng tộc đã tạo nên niềm cảm thông sâu xa với những đồng hương với nhau, cùng một cảnh ngộ muuư sinh trên đất lạ quê người. Tất cả đều coi như trong một đại gia đình. Mỗi ngày thường ngôi với nhau trong bữa ăn sáng, giờ giải lao và cả bữa ăn trưa. Vân đã quen dần với những sinh hoạt như thế và chị đã cảm thấy thoải mái cùng với cuộc sống đang bắt đầu ổn định. Bỗng nhiên, chỉ sau một chuyến đi về Cali thăm một số bạn bè, chồng chị lại muốn gia đình di chuyển về tiểu bang này, nói là có nhiều người VN để chồng chị dễ có việc làm hơn. Vân thì không muốn đi, nhưng từ trước tới nay việc gia đình đều do chồng chị quyết định. Có lần chị đã nói với anh Huy ở đây:
"Anh gọi điện thoại cho nhà em, khuyên anh ấy đừng đi. Sống ở Mỹ thì ở đâu cũng vậy thôi."
Anh Huy thì đưa ra ý kiến:
"Chị cứ để anh ấy đi trước. Khi anh ấy có việc làm ổn định chị và các cháu sẽ đi sau."
Vân nói giọng có vẻ không bàng lòng:
"Lấy chồng thì em phải theo chồng."
"Lại còn thế nữa... Tôi thấy chị bây giờ vẫn còn giữ được như người vợ thời phong kiến, kể ra thì cũng đáng quí trên đất Mỹ này."
Chị Kiên ngồi bên cạnh thì nói:
"Đàn ông các anh chỉ giỏi nịnh. Chỉ muốn sống theo kiểu "chồng chúa vợ tôi". Thời đại huy hoàng đó của các ôgn qua rồi."
Anh Bảo thì nói ra vẻ như người hiểu biết:
"Đúng ra vợ chồng chỉ nhường nhịn lẫn nhau cho êm ấm gia đình. Ở đây có một số các ông vẫn theo đạo thờ Bà, vẫn còn tôn trọng tôn ti trật tự là "nhất vợ nhì trời".
Nói tới đây, những người ngồi gần đó đều cười ồ lên và cùng nhìn về phía anh khôi, mộtnguoì có vợ cùng làm chung ở đây và thường săn sóc vợ rất chu đáo trong các bữa ăn.
Trong bầu hkông khí vui vẻ và ấm áp tình người như vậy mà trong bữa ăn trưa hôm nay, Bích Vân muốn nói lời từ giã với các anh chị mà không sao thốt nên lời. Nghĩ tới đây bỗng chị bật khóc và nước mắt lại trào ra từ đôi mắt đỏ hoe, khiến những người cùng bàn ăn nghĩ rằng chị hôm nay chắc có chuyện gì buồn. Riêng bà Manager thấy như vậy vội vàng đến bên hcị hỏi xem cho biết chuyện gì, vì bà biết rõ hôm nay là ngày làm chót của chị, nhưng bà không biết tại sao chị lại khóc nhiều như vậy. Chị Hạnh Lý ngồi kế bên lên tiếng giải thích:
"Chị Vân khóc vì phải từ giã nhiều bạn bè quen biết ở đây".
Bà Manager nói với Vân như an ủi:
"Đến nơi khác em lại có nhiều bạn mới. Em làm việc tốt thì ở đâu cũng có bạn."
Nói xong bà ôm chị nói câu từ giã và chúc may mắn. Sau đó Vân chỉ ngồi yên lặng, nhìn vào dĩa đồ ăn mà không muốn ăn chút nào.


Nghĩ đến đây chị trở về hiện tại và chỉ muốn về sớm một chút để không gặp những người quen một lần nữa. Chị ghé qua văn phòng trả lại bộ đồng phục, bảng tên và thẻ công nhân rồi vội vã đi lên dãy hành lang trải thảm màu đỏ thẩm dẫn đến cửa ra ngoài. Khoảng cách này chị đã đi lại nhiều lần với những tình cảm vui buồn lẫn lộn và thân thương mà sao lúc này trông có vẻ xa lạ và nh hoang vắng" Chị bước ra, đứng trên vỉa hè giữa góc đường Taylor và đại lộ Broadway để chờ xe người nhà đến đón. Tuy mới năm giờ chiều mà bầu trời có vẻ tăm tối với những hạt mưa rơi mỗi lúc một nặng thêm. Bỗng một cơn gió ở đâu thổi tới làm chị thấy ớn lạnh. Vân vội đưa những ngón tay run rẩy lên để cài thêm chiếc nút áo trên cổ cho ấm.
Chỉ mới đứng đợi không đầy mười phút mà Vân có cảm tưởng như hơn nửa gời đã qua. Ngoài trời thì mưa gió lạnh lùng trong lòng chị thì ngổn ngang trăm mối trước cuộc ra đi về một nơi xa lạ. Thế rồi bao nhiêu câu hỏi bỗng hiện ra trong tâm trí mà không có một câu giải đáp. Liệu có dễ dàng kiếm được việc làm như ở tiểu bang này không" Các con chị sẽ tiếp tục học hành ra sao" Chồng chị có hcịu khó làm ăn hay chỉ nghe theo bạn bè" Và còn nhiều những băn khoăn về cuộc sống khác nữa. Tất cả những lo lắng, tất cả gánh nặng gia đình, chồng con đến bây giờ vẫn còn đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của chị, đôi vai thon gầy mà htời còn đi học ở Sài Gòn khi chị mặc đồng phục áo dài bạn bè thường khen chị là Hoa Hậu Áo Dài.
Khi hồi tưởng những hình ảnh đẹp trong quá khứ, những giọt nước mắt nóng hổi của chị lại trào ra trên đôi gò má uớt lạnh. Chị nhìn ra đường phố chỉ là một màn mưa từ trời trút xuống, lấp loáng qua ánh đèn đường và xe cộ qua lại. Đôi bàn chân chị tê cóng vì uớt sủng nước mưa. Trên hè phố chỉ có vài người thưa thớt qua lại, bước vội vàng trong áo mưa hoặc che dù.
Bỗng Vân nhận ra gần trước mặt là một bồn hoa, có những khóm hồng mà vài tháng trước đây hoa đua nở nhiều màu sắc sặc sỡ. Nhưng nay chỉ còn năm, sáu bông nở muộn trên cành khẳng khiu nhiều gai góc. Cứ mỗi cơn gió lạnh thổi tới, những cánh hoa yếu ớt lại càng run rẩy hơn. Và rồi một đợt mưa lại ào ào đổ xuống, những cánh hoa lại rơi rụng tan tác. Còn đâu màu sắc rực rỡ và hương thơm dịu dàng hôm nào. Vân sực nhớ ra người ta thường so sánh cuộc đời người con gái như kiếp hoa ngắn ngủi và Vân tự nghĩ cũng giống như cuộc đời của chị. Mới ngày nào còn trẻ trung với nhiều mộng ước tương lai. Vân thở dài và ngước lên nhìn tòa khách sạn nhiều tầng cao vút lên bầu trời đen thẫm, có quốc kỳ Mỹ, cờ tiểu bang và cờ khách sạn đang bay phần phật trong mưa gió, nhạt nhòa ánh điện từ các khung cửa sổ hắt ra. Vân lại liên tưởng tới các chị em cùng làm việc với chị hàng ngày, lên xuống bao nhiêu lần tới những ô cửa sáng trên cao kia. Họ cũng là những đóa hoa thủa nào của những trường Nữ Trung Học ở Sài Gòn, Đà Lạt, Huế... Và họ đã một thời tươi đẹp và hạnh phúc với những danh vọng của chồng con. Thế rồi vận nước ào ào tới như một cơn Hồng Thủy, cuốn trôi đi đến bến bờ này. Vì cuộc sống, vì tương lai các con họ phải cam chịu những kỳ htị, những chèn ép, những ghen tỵ không những từ phía người Mỹ mà ngay cả từ những người các dân tộc như Phi Luật Tân, Nga, Nam Mỹ...
Đang có những ý nghĩ vẫn vơ như thế, Vân bỗng giật mình vì tiếng còi xe bên cạnh và chị nhận ra con trai chị bây giờ mới đến đón. Trước khi bước lên xe, Vân còn quay lại nhìn vào khóm hồng lần nữa như một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong khi những bông hồng còn lại uớt sũng nước mưa, gục xuống như nỗi cam chịu trước cảnh mưa gió bạo tàn. Đứa con trai nói với Vân như một giải thích về sự chậm trễ:
"Con bị kẹt xe trên cầu Burnside gần nửa giờ. Con chỉ lo mẹ chờ lâu, đi xe bus thì khổ."
Nhìn thấy khuôn mặt trẻ trung với đôi mắt sáng thông minh của con trai, lòng Vân thấy ấm lại. Chị nói với con trai dịu dàng như đã quên đi sự đợi chờ khá lâu:
"Xe này con tính sao""
"Con đã bán lại cho một người bạn, ngày mai con mới trao xe và giấy tờ cho anh ấy."
Vân nói giọng còn nuối tiếc:
"Chỉ còn vài ngày nữa đây, con tính sao cho gọn là được."
Nghĩ tới các con và bạn bè của chúng cùng cảnh ngộ, niềm cảm xúc đầy thương yêu, nồng ấm như mạch nước nguồn từ nơi trái tim yếu đuối của Vân, chỉ muốn dâng lên và trào ra đôi khóe mắt ướt, uớt đẫm đôi hàng mi. Chỉ sau một thời gian ngắn ở đây, chúng đã thay đổi hẳn, không còn vẻ lo lắng và khắc khổ như còn ở VN. Chúng có nhiều tự tin, hy vọng tương lai và rất hãnh diện về giòng dõi Tiên Rồng của mình.
Xe chạy trên đường Broadway lấp loáng nước mưa và nhiều ngã tư đèn xanh đỏ. Hơn ba tháng trước đây, con đường này rực rỡ những cờ hoa. Có hàng trăm ngàn người hai bên đường hai bên đường reo hò mừng rỡ, chào đón cuộc diễn hành của Đại Hội Hoa Hồng hàng năm, trong tiếng nhạc tưng bừng với những bộ đồng phục sặc sỡ sắc màu, trong những bước đi hùng tráng và những vũ điệu nhịp nhàng của các học sinh Trung Học thành phố các Tiểu Bang lân cận.
Đặc biệt có Hoàng Hậu và các Công Chúa Hoa Hồng trên xe hoa vẫy gọi và ban phát những nụ cười tươi hơn cả những loài hoa. Một trong những Công Chúa đẹp nhất đứng bên cạnh Hoàng Hậu là một cô gái trẻ VN- Em Thảo Hoàng mà cha em là một cựu Sĩ Quan QL/VNCH.
Em đã trải qua một cuộc hti tuyển khá gay go và phải tranh tài với các học sinh Mỹ và nhiều chủng tộc khác. Em đã thắng vẻ vang với sắc đẹp và sự thông minh sẵn có. Thật là vinh danh cho Gái Nước Việt, con cháu Trưng-Triệu trên quê hương người. Từ một hình ảnh tươi đẹp đó hiện ra trong ký ức của Vân, chị bỗng nhận ra rằng những bông Hồng kia mỗi năm đua nở, rồi lại tàn đi, nhưng khóm hồng còn sống mãi, dù phải trải qua mùa Thua mưa gió phũ phàng, những ngày dài mùa Đông sương tuyết giá băng.
Chỉ khi xe chạy về đến nhà Vân mới sực tỉnh khi các con gái chạy ùa ra đón mẹ với những tiếng cười mừng rỡ và giọng nói trong trẻo, rộn ràng:
- Hôm nay sao mẹ về quá trễ"
- Quần áo mẹ ướt hết rồi nè!
- Chúng con chờ mẹ về ăn cơm, canh đã nguội rồi...
Các con giành nhau nói với Vân như trút hết sự chờ mong, thương nhớ, tưởng như chị đi xa nhà đã lâu nay trở về. Qua một buổi chiều mưa, Vân còn thấy ớn lạnh cả người, nhưng chính sự chờ đón đầy thân thương của các con đã làm tâm hồn Vân ấm lại. Từ tận đáy con tim, sức nóng lại bừng lên đôi má chị một màu hồng khi chị mỉm cười tươi với các con thay cho lời nói. Nhìn thấy sự vui vẻ, trẻ trung của các con, mọi lo lắng, ưu phiền đều tan biến. Và Vân cảm thấy quá yêu cuộc đời này, ví nó thật có ý nghĩa - Bông Hồng kia dù có tan tác dưới mưa, nhưng có nhiều bông hồng khác từ những cành gai góc đó rồi sẽ nhở rực rỡ huông thơm.
TỪ KHẮC NGUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến