Hôm nay,  

Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn

05/01/200100:00:00(Xem: 189853)
Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do.

Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:

"...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường...

hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!"

Tôi đứng đó chơi vơi định hướng, đăm đăm nhìn cờ vàng bên kia bờ sông lịch sử, uống từng lời ca trong cơn đói khát, rồi bừng tỉnh, lao lên phía trước. Từ đâu đó, mấy cái nón cối xông ra. Tôi bị trói hai tay bằng sợi thừng oan nghiệt, theo nón cối về địa ngục trần gian.

19 tuổi, lao tù đầy đọa, tôi đã mất mẹ, mất cha, bị qui là tư sản, xa vắng họ hàng vì chia rẽ giai cấp. Tôi mất Hà nội là nơi tôi sinh ra làm người Việt Nam. Không có tang cha khi cha gục xuống, không có tang mẹ khi mẹ xuôi tay, không hy vọng có đám cưới đời mình.

Bạo quyền cộng sản Việt Nam bắn giết hàng trăm ngàn người, qui là địa chủ. Nhiều trăm ngàn người bị tập trung lên rừng, để lại vợ con không nhà không đất. Thời gian làm ngưng nước mắt, oán than cũng vô ích, chỉ còn tiếng kêu vang vọng khắp miền: "Chúng tôi muốn sống!"

25 năm sau tôi vượt biển, thoát tới Hong Kong (1981). Bốn mươi tư năm từ lúc chào đời, thành người tị nạn cộng sản.

Ngày tiếp kiến phái đoàn Mỹ xin đi định cư, một ông Mỹ dáng nghiêm trang, nghe tôi trả lời, đột nhiên hỏi "anh có biết nói tiếng Pháp"". Tôi nhìn ông, giọng run run: "L'exilé partout est seul!" (Kẻ lưu đày nơi đâu cũng cô độc).

Ông gật đầu hiểu cả tiếng Tây, hiểu lòng tôi đau xót. Xưa tôi học trường Albert Sarraut, Hà nội.

Đứng bên rào kẽm gai, sau dãy nhà tôn của trại tị nạn Hong Kong, một mình, suy tư thân phận. Tôi sẽ đến nơi xứ lạ là nước Mỹ xa xôi, tìm quê hương mới, chỉ trở về khi đất nước Việt Nam tự do, không còn cộng sản.

Đứa bé chừng 5, 6 tuổi, tung trái banh, toan bắt thì trượt chân, trên sân trại. Tôi đã kịpgiang tay đỡ cháu khỏi ngã thì người đàn bà chạy tới, đứng im, lặng lẽ nhìn tôi.

Tiếng trẻ thơ kêu "Má", tôi nhìn nàng... Sự thầm lặng và ánh mắt trao nhau là chân tình của người tị nạn Việt Nam nhẫn nhục, khổ đau, nói được nhiều hơn lời nói. Rồi những ngày sau đó, tâm sự, nỗi niềm, tôi đã cùng Mai kết thành bạn đường và bạn đời, đi Mỹ định cư.

Người lính Cộng Hòa hiên ngang dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, quyết bảo vệ quê hương. Anh tử trận, mang thân đền nợ nước, để lại con thơ. Mai trở thành góa phụ, miền quê Đà Nẵng, cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại. Sau năm 1975, mất nước. Mẹ già khuất núi, con chậm lớn vì cháo loãng, bo bo thay cho sữa mẹ và cơm.

Một đêm mưa bão, Mai bị tên trưởng công an xã cưỡng hiếp, du kích xã canh gác quanh nhà. Mai phải sống vì con mới lên ba, mất cha còn mẹ. Người dân Đà Nẵng ra đi, đã mang theo vợ con người lính chiến tới Hong Kong năm 1981. Đứa con lên sáu không biết tiếng gọi "Ba" !

Tôi mang nặng tủi nhục, đọa đày triền miên đất Bắc đi tìm tự do. Mai gánh những thương đau, mất mát, cơ cực của miền Nam, bồng con đi tị nạn. Lấy dĩ vãng chia xẻ cùng nhau, chúng tôi sắp xếp lại hành trang cho bớt gánh đoạn trường, đi Mỹ.

Con đã có Má, có Ba. Má bồng Con, Ba xách túi, Con có đồ chơi, cầm chiếc máy bay vẫy chào các Chú, hai người lính chiến Quảng Nam đưa tiễn. Tôi nhìn Con tự nhủ: "Ba sẽ dạy con tiếng "Cha", chỉ cho Con hình người lính Cộng Hòa, ở bất cứ nơi đâu đều là Cha Con đó!".

Mai đã nhất định không đi kinh tế mới, tôi đã trốn công tường, vào tù chịu đựng, bây giờ dù bỏ lại quê hương nhưng còn Tổ quốc Việt Nam. Bốn ngàn năm lịch sử, thăng trầm, người dân, nước Việt sẽ không trở thành cộng sản, chỉ có số nhỏ đang cầm quyền .

Quê hương mới của chúng tôi là vùng đông bắc nước Mỹ.

Căn Apartment hai phòng, hai chiếc giường nệm, một chiếc bàn con, đã cho tôi ấn tượng đẹp những ngày đầu tới Mỹ.

Lúc tôi khôn lớn, không có chiếc giường làm nơi cư trú, vì đã thành vô sản. Rồi tôi hiểu, vô sản cũng vẫn còn giai cấp. Phải lên rừng, một miếng nylon bọc vài manh vải gọi là quần áo, thì mới thành "người vô sản chân chính"!

Nhìn con ngon giấc ngủ Thần Tiên, vợ chồng tôi thao thức, không phải lo âu mà thì thầm những dự định tương lai. 18 tháng welfare trợ cấp, đủ thời gian cho mình đi học tiếng Anh. Đọc dòng thư hội M&RS nhắc trả nửa tiền nợ vé máy bay sang Mỹ "Xin bạn trả dần 12 tháng, giúp cho người sau bạn định cư", theo ý Mai, ý nghĩ nhân hậu của người đàn bà làm mẹ, "mình trả ngay từ tháng thứ hai".

Việc đơn giản là tại sao người ta không khấu trừ vào trợ cấp, lại đòi riêng. Mai chỉ nhẹ nhàng "nợ thì mình trả, ở hiền sẽ gặp lành", nhưng tôi lại suy nghĩ mung lung. Đây là bước đầu thử thách, cái thước đo lòng người tị nạn. 72 đô tiền nợ một tháng, có thể không trả và quên đi. Một lần để lòng vẩn đục sẽ trở thành bất lương. Cha mẹ bất lương con cái sẽ chẳng nên người .

Một sáng mùa Xuân, "bé Nam" gọi Má, gọi Ba, chỉ bông hoa mầu vàng mầu đỏ đung đưa bên vườn hàng xóm, kêu lên "hoa tu-líp". Bà già người Mỹ đứng trên thềm, giơ tay vẫy vẫy. Mai đã nói "Thank you", ngọt ngào, mạnh dạn, tay chỉ trỏ, diễn tả được những gì muốn nói.

Bà Jenny hiểu chút ít về "chiến tranh Việt Nam" qua tivi, sách báo hồi bà còn dạy học. Bà đã thấy "Boatpeople", những thuyền nhân tị nạn, nhưng lần đầu bà thấy một gia đình người Việt đến vùng này, lại là hàng xóm nên bà có cảm tình. Đây là ứng nghiệm "Ở hiền gặp lành" hay là sự may mắn cho gia đình tôi" Nói thế nào thì cũng đúng vì vài nơi trên đất Mỹ vẫn còn kỳ thị chủng tộc.

Thời gian trôi đi nhưng hai tiếng "lần đầu" lặp lại: lần đầu ra nhà Bank, lần đầu tới Post Office. Có những lần đầu chưa biết, nhưng có hai lần đầu quan trọng: "bé Nam" đi học, chúng tôi xin được việc làm. Bà Jenny cùng chúng tôi đưa "cháu" tới trường, bà cho chiếc mũ baseball và đôi giầy sneaker trắng muốt, khen "Cháu cute." Vợ chồng nhìn nhau, không hiểu, lát nữa về tra tự điển.

"Từ nay chúng mình có Má, bé Nam có Bà...!" Mai thốt lên khi chúng tôi đồng lòng nhận "Má Nuôi". Bà Jenny thành "Má Jen". Chuyện xảy ra vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), 17 năm về trước.

Sống một mình trong căn nhà rộng rãi, bà Jenny vốn là cô giáo nên rất yêu trẻ. Bà mời "cả nhà" sang ăn turkey.

Bé Nam lên bảy, đi học, hiểu nhiều về Thanksgiving hơn Má và Ba. Ăn uống vui vẻ, vợ chồng tôi nói chuyện với bà, có lúc ngồi im lặng hơi lâu vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Bỗng bé Nam kêu "Má...!". Bà Jenny toan đứng dậy thì Mai buột miệng nói: "Má... let me do it!".

Nghe tiếng "Má" lỡ lời của Mai, tiếng Việt, vừa lạ, vừa thích, bà bâng khuâng giây lát.

Mai kể chuyện xưa, miền Đà Nẵng cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại... Tôi góp phần thông dịch, bớt thêm: Người Việt Nam coi việc chăm sóc cha mẹ già là bổn phận, dù chịu nhiều cơ cực cũng cố gắng đền ơn sinh thành, dưỡng dục.

Bà suy nghĩ mấy ngày, bỏ dự định chuyển về Florida, tỏ ý muốn nhận gia đình tôi làm Con, làm Cháu.

Chúng tôi dọn nhà sang ở chung với "Má Jen", điều này ít thấy trong các gia đình người Mỹ có con trưởng thành. Các con nhờ Má, nói được tiếng Anh. Cháu quấn quít bên Bà, xem chú chuột Mickey. Mùa Đông buốt giá nhưng trong nhà nồng ấm tình người. Má vui tươi hơn trước, thích ăn bánh xèo và phở Việt Nam.

Mai vẫn cặm cụi hàng ngày, làm những chiếc ví tay của phụ nữ. Mấy người bạn Việt Nam đặt cho Mai biệt danh "Bà đầm hãng bóp" vì "giỏi việc, lại biết tiếng Anh," nhiệt tình giúp đỡ bà con.

Cũng như Má Jen, Mai không thích xa hoa, theo Má vào tiệm sách trong Mall nhiều hơn vào tiệm bán phấn son, make up. Việc từ thiện đã thành sở thích, Mai gửi 200 đôla, mỗi lần, giúp đồng bào bão lụt miền Trung , miền Bắc, vì lương tâm, đạo lý. Kẻ cầm quyền ăn chặn của dân, như đám cướp, có bao giờ được mãn kiếp yên thân. Đức Phật từ bi dạy Mai lòng độ lượng.

Tôi làm technician, ngành điện tử. Nhớ xưa, học sửa radio bị nghi làm gián điệp. Bộ công an Hà nội lấy công nông lãnh đạo, coi "điện tử" là CIA. Mười bẩy năm trong ngành điện tử, nay chắc tôi thành CIA ngoại hạng!

Bây giờ, ngồi trước máy computer, nối vào mạng Net, đọc Website tiếng Anh, tiếng Việt, thông tin thế giới bằng eMail, việc hãng, việc nhà, công tư hòa vào nhau từng ngày làm việc, tôi đã có cuộc sống an hòa, hạnh phúc, một Gia Đình thật sự yêu thương.

"Ngày mai, chúng mình đi New York thăm con". Mai nắm tay tôi, hân hoan về ngày mai.

Ngày mai là tương lai của bé Nam ngày trước, giờ là một thanh niên cao 6 foot, đầy nghị lực bước vào đời. Xong đại học, Nam Nguyen trở thành chuyên viên tài chánh, làm việc trong văn phòng, tầng thứ 32 của một nhà "chọc trời" New York.

Ngày con ra trường là ngày vui trọn vẹn, ngày con nhận việc mới là niềm sung sướng của Má, của Ba, của Gia Đình tị nạn, mong ước từng ngày cho Con thành Người.

Lâu lắm rồi, tôi mới có một đêm không ngủ để nhìn lại đời mình.

Tháng Chín, sang Thu, se lạnh vùng đông bắc nước Mỹ. Tôi đã sống nơi đây 18 năm tị nạn, không thất vọng mà tin tưởng vào tương lai.

Người cộng sản muốn làm Hung Thần cai quản địa cầu, dựng lên Địa Ngục. Dựng được vài phần thì xụp đổ, sót lại từng mảnh vỡ điêu tàn. Hung Thần đã chết.

Thoát kiếp lưu đày làm người tự do, tôi kính cẩn tri ân người phá ngục: người lính Cộng Hòa, giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, chính nghĩa Quốc GiaViệt Nam, từ tinh thần đến lãnh thổ.

Người lính chiến Cộng Hòa hiên ngang đi làm Lịch Sử. Không có Anh, tôi đã không có niềm tin để sống sót, đã thành nấm mộ hoang trên rừng xơ xác. 21 năm kiên cường giữ vững miền Nam, Anh đối mặt Hung Thần, cứu sống thêm hàng triệu người vô tội.

Người lính của miền Nam tự do tử trận. Anh để lại người Vợ hiền, cuốc đất trồng khoai, chúng vẫn không tha, chà đạp nhân phẩm. Tôi lê bước chân vô định, gặp Mai làm Bạn Đường, nhìn mắt con thơ thấy hình người Lính chiến.

Anh đã để lại Con Thơ cho tôi được làm "Ba" mang tròn trách nhiệm. Con đã trưởng thành, mai này sẽ góp phần xây dựng lại Quê Hương. Tôi muốn níu lại thời gian để được thương vợ, thương con nhiều hơn nữa.

Đã quá nửa đêm về sáng. Nhìn Mai ngon giấc ngủ thần tiên như "bé Nam" ngày đầu tới Mỹ, tôi ngồi im lặng bên bàn viết, đợi chờ sớm mai để được nhìn bình minh bừng sáng Phương Đông, được nhìn Mai thức dậy, mỉm cười, âu yếm nhìn Chồng.

Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.

Tôi đang sống và đang viết Bài Tình Ca của Một Người Tị Nạn.

tudo
9/2000

Ý kiến bạn đọc
18/11/202317:34:05
Khách
Rất cảm ơn tác giả có bài viết diễn ta chân tình rất hay.
Có vài chữ viết theo kiểu của cộng sản Việt nên hơi như có hạt bụi vô mắt. Thí dụ, tỵ nạn là viết chữ Hán Việt đúng, còn tị nạn là chữ của cộng sản sau khi sửa đổi y và i tùm lum tà la.
Tự điển Hán Việt hiện nay do người thấm nhuần giáo dục cộng sản viết nên họ cũng đổi y thành i. Thí dụ họ viết kỷ niệm thành kỉ niệm, kỳ quái thành kì quái, nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy thành nhất ngôn kí xuất tứ mã nan truy.
Tôi không đỗ lỗi cho tác giả viết chữ cộng sản, mà tôi đỗ lỗi cho cộng sản bót méo ngôn ngữ Việt.
17/12/201723:02:53
Khách
Bài viết hay quá! Thấm đẫm tình yêu và tình người. Đây là bài viết thứ nhì của chú cháu được đọc.
Bây giờ là cuối năm 2017, nghĩa là chú đã 80 tuổi! Không biết cháu có còn cơ may đọc được những bài mới của chú hay không(?). Mong Ơn Trên giữ gìn chú luôn mãi!
16/04/201317:59:13
Khách
Rất mong được đọc nhiều từ tảc giả. Cảm ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,689,083
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến