Hôm nay,  

Chuyện Nhức Đầu

13/11/200200:00:00(Xem: 167358)
Người viết: Lê Hữu Nghĩa

Bài tham dự số 30\VBST

Ông Nghĩa chỉ ghi vắn tắt: 59 tuổi, cư trú tại Garden Grove; Nghề nghiệp: Sai vặt.

Hoàn toàn đồng ý với bạn rằng ở nước Cờ Hoa này các luật lệ đều được pháp luật hóa một cách rõ ràng minh bạch; nhà nước luôn luôn hết sức bảo vệ cho công dân họ tránh được những lừa gạt, sang đoạt v.v... Nhưng trên thực tế đã có không ít những công ty bán hàng, các học đường tư, các hãng điện thoại... đã vận hành luật lệ một cách hết sức ttinh vi, để backup business và để... chộp những con mồi ngơ ngác, gài khách hàng vào thế yếu trong tranh chấp nếu có.
Gia đình tôi dù đã được bạn bè truyền kinh nghiệm vẫn không sao tránh khỏi những thủ thuật gài... bẫy để sau đó lậm thuốc và nhức đầu.
NHỨC ĐẦU CẤP 1
Số là khoảng cuối tháng 5 năm 2000, một buổi trưa hè nóng bức, vợ tôi bỗng nhận một cú phone giọng nam reo vui:
"Chào bác, chúc mừng bác được may mắn hãng Mỹ chọn tặng 1 phone không giây với đầy đủ sự phục vụ, từ 2 chiều, lưu giữ tên v.v... mà bác lại không phải bị một lệ thuộc nào..."
Nghe như đi trên mây vì từ ngày ở Mỹ, cả nhà chỉ dám xài loại phone dây quăn tít phế thải, hoặc second hand bầy 1 đống ở chợ trời với giá 99 cents. Nhưng vì nhờ đã cảnh giác nên khi nghe giới thiệu cái phone này có ID Caller, vợ tôi hết hồn, vội vã từ chối.
Cái ID Caller này chính tôi đã được tặng free 1 lần nhân tết con cọp và sau đó đều chi phải trả $6.50/1 tháng, đóng đượcmột năm thấy nó vô bổ, nên phải cancel để tiết giảm quân bình ngân sách chi, thu, hãng trở chứng làm khóù đòi lại "cái máy...tao...tặng 1 năm trước", tôi nghĩ giữ làm gì các đồ đã làm mình khổ nên O.K trả lại, nhưng có lẽ công ty bị trả lại quá nhiều, kho không còn chỗ chứa nên họ sửa giọng thôi ...dzục đi, thế là thoát nạn.
Nhờ kinh nghiệm đó nên vợ tôi năn nỉ: "thôi thôi xin đừng gởi...tặng tôi sợ lắm!"
Giọng nam kia vẫn tiếp tục chiêu hồi "Sao bác dại thế, Mỹ nó cho không, đâu có tội vạ trách nhiệm gì, nếu bác không thích cái ID caller thì cancel nó, giữ cái máy free 100%. Cháu bảo đảm nếu có gì cứ nói, gọi cháu số phone là..."
Nghe lọt tai lại mê máy nên vợ tôi ừ nhận.
Ngay trưa đó, nhân buổi họp mặt sinh nhật thằng cháu ngoại, vợ tôi đem chuyện hãng Mỹ nói tiếng Việt như gió tặng không một phone không giây với đầy đủ function phục vụ mà không đòi hỏi một điều kiện nào, mỗi người góp một ý.


Đứa thì "Mẹ tới số rồi chúng nó đưa vào xiệc." Đứa thì "Nó sẽ xóa hết chương trình giá rẻ, để đưa mẹ vào chương trình tuyệt hảo và chặt đẹp." Đứa út nói "Mẹ sẽ bị phạt nặng bị tù hoặc bị bết credit."
Vợ tôi tức quá nói tao đã từ chối, vả lại ngay buổi chiều đã có một cô phone lại nói cần reconfirm xem khổ chủ có OK nhận máy không, đã được xác nhận là không (chắc cô bé đã quên trách nhiệm) tôi an ủi chắc không sao đâu.

NHỨC ĐẦU CẤP BA
Hai hôm sau, gia đình tôi nhận một mail thông báo hãng phone chuyển đổi, công ty phục vụ đủ mục từ wait đến ID caller, từ hãng rẻ đến hãng đắt, từ cho free thành trả góp hàng tháng. Nếu chi li tháng trước tiền phone không quá $5.00/1 tháng thì nay sẽ thành 30 đến 40 đô 1 tháng. Tin này làm bàng hoàng thất kinh vì với giá cũ đã là "than trời trách đất" mà nay gần gấp 6 lần hơn thì làm sao... xóa đói giảm nghèo.
Bước kế tiếp các phone gọi lại không được vì tổng đài nói gia chủ đã cancel gia nhập hệ thống mới. Thế là tranh cãi như mổ bò. Vợ tôi mặt đỏ gay vì tăng áp huyết, sắp sửa "ngự" ambulance đi cấp cứu, các con tôi phải phone lên hết nơi này đến nơi khác trình bày, cầu cứu, năn nỉ từ 2 giờ 30 đến 5 giờ 30 mới kết thúc và được miễn phạt $79, được lấy lại hãng cũ, được xét khoan hồng vì lý do nhân đạo.
Cả nhà reo vui y như ngày tôi được tha trại cải tạo.
YES HAY NO"
Từ kinh nghiệm rút ra một bài học. Mọi người đề nghị từ nay ai nghe phone đừng trả lời yes mà cứ nô là ăn chắc. Vợ tôi nói từ nay, dù ai phone tới tao bịt tai lại, không nhắc phone là ăn chắc dù tao chẳng sợ bết credit bởi có đâu mà bết.
Đang ngồi một góc nhâm nhi ba sợi, tôi phán một câu:
"Đôi khi trả lời nô cũng chết."
Cả nhà nhao nhao phản đối bố nói kỳ vậy.
"Đây nhé nếu một cú phone hỏi rằng: "Đây là chương trình chuyển đổi phone thật siêu tuyệt, quí vị sẽ được tặng không điều kiện 1 hand phone cộng với đủ cách phục vu.ï Chúng tôi có ý định không chuyển đổi từ phone của quí vị sang chương trình mới đó quí vị có đồng ý không""
Các con tôi đang phân vân đắn đo tìm câu trả lời thì mẹ nó nói dễ ợt cứ NÔ là yên ấm khỏi lo.
Nhưng thưa quí vị, nếu trả lời No lần này thì lại có cơ bỏ mạng vì đã lại ....lậm thuốc nhức đầu loại mới.

LÊ HỮU NGHĨA

Ý kiến bạn đọc
28/07/201817:01:04
Khách
chú dùng từ cũa cs đọc buồn cười quá ....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến