Hôm nay,  

Từ Sông Saigon Tới Hãng Thịt Bò

13/11/200200:00:00(Xem: 159573)
Người viết: Nguyễn-C-Vinh

Bài tham dự số 29/VBST

Ông Vinh sinh năm 1953, tới Mỹ vào tuổi đôi mươi. Nghề nghiệp hiện nay là Thợ Nhôm máy bay cư trú tại Wichita, Kansas 67207

(Hình: Ông bà Nguyễn C. Vinh và các con. Giải Thưởng Việt Báo hoan nghênh ảnh gia đình hoặc sinh hoạt liên quan tới bài viết tham dự.)

Chúng tôi rời Việt Nam khoảng 3 giờ chiều ngày 30-4-75 trên con tàu HQ 402. Con tàu cứu tinh này đã thoát ba lần nguy hiểm. Trên tầu, tôi và các bạn đứng trong khung của khẩu đại bác, cạnh đài chỉ huy nên chứng kiến diễn tiến rất rõ.

Lần thứ nhất, ngay khi rời bến, tầu chỉ chạy được một máy, nên bẻ lái khó khăn, cứ nhủi về một bêøn. Khi tàu đi qua nhà hàng Mỹ-Cảnh, nhìn vào bờ, đã thấy chực sẵn 2 xe tăng T54 của Cộng Sản. Hai họng tăng pháo trực thẳng vào con tàu sẵn sàng nhả đạn.

Chiếc HQ 402 mất hướng, mũi tàu từ từ đâm thẳng vào bên kia bờ Thủ-thiêm... Nhờ nỗ lực của toàn thế Thủy thủ đoàn, con Tàu trở mũi lại, chạy chậm chậm đi qua 2 chiếc tăng năm trên bờ. Tầu và tăng lặng lẽ gờm nhau, nhưng rồi không phía nào nổ súng.

Lần thứ nhì, tầu qua bồn xăng Nhà bè. Lính Cộng sản lố nhố trên bờ. Súng tua tủa... Hạm trưởng ra lệnh các khẩu đại bác trên con tàu hạ nòng sẵn sàng nhả đạn... Hai bên lại gườm súng, nhưng rồi lại không một phát đạn nổ. Con tàu lặng lẽ đi qua...

Lần thứ ba, tầu đụng phải cái đáy bắt cá... Dây cáp giăng từ bờ đến gần nửa con sông. Con tàu không thể tránh được vì chạy có một máy, đành phải chấp nhận đâm thẳng vào... Một âm thanh chát chúa vang lên khi sợi dây cáp co vào thân và đáy tàu. Tất cả chết lặng, chờ đợi, chờ đợi...lắng nghe sợi dây cáp có đi qua không hay vướng vào cánh quạt... Nhưng không, con Tàu HQ 402 lại một mình lặng lẽ đi qua, hướng về cửa biển.

Vào được đất Mỹ, tôi và các bạn được sự bảo trợ của hội Thiện nguyện đi đến thành phố nhỏ Wichita để đi làm hãng cắt thịt bò.

Trên đường đi về chỗ trọ tôi quan sát thấy cái gì cũng to lớn, sạch sẽ gọn gàng. Hai ngày đầu tiên không làm việc gì, ngoại trừ người Mỹ hướng dẫn chúng tôi đi chợ. Ngày thứ ba, bắt đầu đi làm việc.

Từ 7 giờ sáng tôi có mặt tại hãng do người Mỹ tới chở đi làm. Tôi được mặc áo choàng trắng, găng tay trắng, đội nón nhựa trắng trước khi vào nơi làm việc.

Mở cửa phòng làm việc ra thì trời ơi bò...bò... và bò. Đùi bò treo lủng lẳng trên mấy cái móc đang chạy, tôi và các bạn đứng ngẫn ngơ nhìn. Lớn quá, to qua, nhiều quá.

Phần việc của tôi là xếp bỏ thịt vào thùng, có thùng bỏ 6 cục, có thùng bỏ 4. Nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khỏi nói, mệt, làm liền tay, thịt ra lẹ quá mà nhiều loại, không biết bỏ vào thùng nào vì chữ Mỹ dán trên thùng chưa nhận diện được nên lộn thùng này, thùng kia, thịt chất đống rớt xuống sàn ào ạt chụp không được.

Đã vậy thùng giấy, nắp thùng lộn xộn bay bổng trên đầu vì chân tay lính quính chụp giựt. Cứ vậy mà mồ hôi ướt áo, dù nhiệt độ lạnh 40 độ F.

Sau vài tháng thử sức, họ cho tôi và các bạn cầm dao cắt thịt. Thịt trên dây chuyền qua ào ào, mỗi nguòi phải phải kéo cục thịt của mình vô bàn để cắt. Có khi kéo rồi, mấy người đứng cạnh nói mình chưa kéo... thế là cả bọn trong khung chỉ chỏ nói qua nói lại rồi không ai chịu kéo, để thịt trôi qua xuống dưới cuối bàn chất đống. Rốt cuộc, đành phải khuân đống thịt đó trở lại trên bàn hì hục cắt lại mệt hơn. Cứ vậy, không ai còn dám chống dao, lời qua tiếng lại nữa. Tôi và các bạn còn trẻ, còn hăng, nên cục thịt nào đến là làm xong cục đó, mấy người cai họ thích lắm, vì vậy người Việt trong hãng càng lúc càng đông.

Tiền lương cắt thịt cũng rất cao lúc bấy giờ, khoãng 5 đồng một giờ. Người Mỹ tại hãngï rất lịch sự khi giao thiệp và khi đi làm họ luôn luôn vào thẳng vấn đề, họ không đụng chạm, hạch sách...luật lệ trong hãng như vậy thì cứ thi hành.

Người Việt mình tại Wichita thời ấy ai cũng muốn xin vô làm. Hỏi nhau làm ở đâu, câu trả lời vui vẻ là làm hãng bò. Có người còn nói đó là "Trung-tâm huấn luyện Tân-binh" hoặc "nơi rèn luyện trí, dục để rồi sau đó sẽ tìm thấy ánh sánh tương lai sau này..." Lời đó với tôi không sai.

Sau hai mươi lăm năm qua nước Mỹ Tự-do đã cho tôi những sự đầy đủ mà tôi hằng mong ước. Trong thời gian đi làm tôi có vợ, có con. Các con chúng tôi hiện nay, đứa ra trường, đứa còn trong đại học.

Nước Mỹ Tự-do, công bằng, không phân biệt, đa số chịu làm việc đều có nhà có xe, rủng rỉnh dollars. Gia đình tôi nói riêng và Người Việt sống trên đất nước Mỹ nói chung đang trong vòng tay ôm của Nữ Thần TỰ-DO.

Wichita ngày 2 tháng 6 năm 2000

Nguyễn-C-Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến