Hôm nay,  

Job Và Tuổi Già

05/01/200100:00:00(Xem: 409018)
Bài tham dự số 129\VB0928

Hãng Aldila nằm chơ vơ trên một ngọn đồi. Nơi đó thuộc vùng Rancho Bernardo (San Diego), cách apartment tôi hơn 45' xe chạy freeway.

Lần này là lần thứ hai tôi đến đây. Đến để apply việc làm. Vì tháng sau, tiền trợ cấp xã hội sẽ bắt đầu chấm dứt.

Lần thứ nhất, sau khi xem xong tấm đơn của tôi, cô thư ký lắc đầu quầy quậy :

- Sorry, ông không có kinh nghiệm. Chúng tôi không thể nhận ông vào làm được.

Tôi lắp bắp :

- Thưa, tôi... cần việc làm. Tôi... có khả năng. Tôi...s ẽ cố gắng...

Cô thư ký đặt bút xuống bàn, lơ đễnh ngó ra khung cửa. Nắng chói chang ngoài đó. Nắng đổ lửa trên những tàng cây lấm tấm hoa vàng :

- Thế... ở Việt Nam ông làm cái gì "

Tôi lật đật chỉ vào tấm đơn. Chỗ Employment. Chỗ tôi vừa viết ra những dòng chữ chân thành :

- Thưa, trước 1975, tôi là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Sau 75, VC chiếm miền nam, tôi vào tù. Sau đó, mãn tù, sang Mỹ theo chính sách HO, diện refugee.

Cô thư ký chợt đứng lên, nóng nảy :

- Tôi không cần những thứ đó của ông. Chúng tôi chỉ cần kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc. Mời ông...

Tôi tiu nghỉu ra về. Nỗi buồn lan rộng, nặng trĩu đôi chân.

Khi mãn tù VC, tôi có lông bông bán cà rem, bán vé số...kiếm cơm qua ngày. Chẳng lẽ tôi ghi vào tấm đơn cái công việc nghề không ra nghề, nghiệp không ra nghiệp này ư " Ở Mỹ, tìm job gay thật" Y như lời " hù" của ông bạn láng giềng, khi tôi vừa chân ướt chân ráo đến San Diego "Sang đây, già quá, khó kiếm việc làm!".

Lần này, đến đây, tôi nhất định xin được job. Tôi nhẩm đi nhẩm lại những câu "láo" sắp sẵn trong đầu. Nghề nghiệp ở Việt Nam: sản xuất đồ phụ tùng xe đạp cho công ty Đồng Nai (10 năm kinh nghiệm).

Quả thật, sau khi điền đơn, tôi được cô thư ký hôm nọ interview tại chỗ. Và chẳng bao lâu, cô vui vẻ dẫn tôi vào phòng làm việc, giới thiệu với supervisor.

Hãng Aldila là hãng golf, có nhiều department, sản xuất luân phiên theo kiểu dây chuyền. Phòng làm việc rộng rãi, nhân viên khá đông, gồm nhiều sắc dân trên thế giới. Tôi được phân công làm deepping, nghĩa là clean các mandrel (khuôn golf) bằng giấy nhám, trước khi dìm chúng vào hỗn hợp foam, rồi lau khô lại cho sạch sẽ.

Kế đó, các mandrel được chuyển vào rolling. Ở đây, nhân viên sẽ dùng loại giấy đặc biệt (giấy có sợi kim loại) cuốn lại nhiều lớp theo hình dạng mandrel. Lúc này, mandrel được đưa vào các container có áp suất cao để hấp. Sau khi hấp xong, cuộn giấy đặc biệt sẽ cứng lại, và nhờ những sợi kim loại liên kết vào nhau, nó đã trở thành một cây golf rắn chắc. Tách chúng ra khỏi mandrel, rồi đưa vào phòng printing. Ít lâu sau, chúng đã trở thành những cây golf có màu sắc sặc sỡ. Các mandrel lại đưa vào deepping, rồi cứ thế... tái sản xuất theo qui trình cũ.

Công việc chỉ đơn giản như vậy! Cây golf chỉ bán cho dân chơi thể thao! Thế mà chúng tôi làm việc không ngừng, mỗi ngày overtime thêm 1 giờ, mỗi tuần overtime thêm thứ bảy. Hãng mở thêm 3rd. Shift, máy chạy sình sịch suốt đêm ngày.

Tổ deepping gồm 4 người, tất cả đều ở dạng tuổi xế chiều: Domingo, Almed, Richard và tôi.

Domingo, người Philip-pines, tuổi đời gần bảy bó. Ông đã đến tuổi "hưu" từ lâu, nhưng vẫn chưa chịu rời nghề, cái nghề mà ông từng lăn lộn gần 20 năm nay. Quê Domingo ở đảo Bohol, một trong 11 đảo của Philippines có cư dân đông đúc nhất, có diện tích lớn nhất: 2.600 km2 (so với các đảo khác, trên toàn nước Phi.)

Almed, người Somalia, quê ở Mogadishu. Hắn là người trẻ nhất trong tổ, vừa tròn 45. Hắn đến Mỹ từ năm 1991, lúc đất nước hắn nằm trong tình trạng vô chính phủ, bởi cuộc chiến civil war đẫm máu.

Richard, người Sudan, 60 tuổi. tính tình vui vẻ, náo nhiệt. Anh sinh ra và lớn lên ở thủ đô Khartoum.

Dù khác nhau về màu da, về nòi giống. Ngôn ngữ lại bất đồng. Tính tình, nhiều lúc cũng mâu thuẫn. Tuy vậy, chúng tôi rất yêu thương nhau, giúp đỡ và hợp tác cật lực, hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Đôi khi, chúng tôi vẫn có một chút "kỳ thị", vì niềm tự tôn hoặc tự ái dân tộc. Nhưng chút "kỳ thị" đó, chỉ thoáng qua. Nó xảy ra rất nhẹ nhàng, và cũng rất vui vẻ. Như câu chuyện cởi mở dưới đây :

Domingo vừa dựng chồng mandrel lên giá, vừa phất tay về phía chúng tôi, dõng dạc :

- Ê, đất nước chúng bây có chi đặc sắc bằng đất nước tao không" Philippines bao gồm tất cả 7,100 đảo lớn, nhỏ. Ở Châu Á và Châu Phi, đất nước thằng nào nhiều đảo hơn đất nước tụi tao "

Richard vỗ ngực :

- Đây, xem đây! Sudan là nước Cộng Hòa nằm ở đông bắc Châu Phi. Là một nước lớn nhất, lớn nhất Châu Phi. Còn là một nước có nhiều quặng mỏ kim cương giá trị.

Tới phiên Almed, hắn ta ậm ừ ậm ạch một lát, mới thốt nên lời :

- Tui...tui...hỏi các ông" Có đàn bà xứ nào...ăn mặc sang hơn đàn bà xứ tui " Đàn bà xứ tui, quấn vải từ đầu tới chân, rộng thùng thình...

Mọi người bật cười vang, cười chảy cả nước mắt. Almed mắc cỡ, chỉa sang tôi :

- Thế...còn ông " Đất nước ông...ra sao "

Tôi khôi hài, nửa đùa nửa thật :

- Sau năm 1975, nhân tài của nước tôi như lá mùa thu rụng. Người có tú tài, cử nhân...đông như kiến, phải ra đạp xích lô, hoặc bán thuốc lá...kiếm cơm. Như tôi đây - đường đường một trung úy hải quân - cũng đi bán cà rem, bán vé số... khắp nơi.

Cả tổ chưng hửng. Rồi, đồng thanh vỗ tay, phục Việt Nam là một đất nước "địa linh nhân kiệt".

Ngày nọ, Domingo bị gọi lên văn phòng. Hãng Aldila quyết định cho ông "về vườn". Almed cũng từ giã chúng tôi. Hắn muốn lên Las Vegas đổi job, để có cơ hội đi lên. Minimum wage quá ít, so với sức năng động của hắn, chẳng hợp lý chút nào" Chúng tôi mở party, tiễn các bạn. Ai nấy đều ngậm ngùi, ôm chặt nhau, như không muốn rời.

Thế đấy! nước Mỹ có ngàn công triệu việc. Biết bao Job đang mở ra, chờ đón đủ mọi hạng người, mọi lứa tuổi. Làm việc ở đây, chúng ta còn được dịp gặp gỡ, thân thiện với các sắc dân khác. Và chính sự giao tiếp đó, tài năng mới được nẩy nở, góp phần vào sự phú cường cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

PHẠM HỒNG ÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,321,800
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến