Hôm nay,  

Xứ Mộng Mơ.....

13/11/200200:00:00(Xem: 173109)
Người viết: Lê Công Quân

Bài dự thi số: 25/VBST

Người viết : Lê Công Quân sinh ngày 20-01-1953 tại Ba Xuyên Việt Nam
Địa chỉ : Hòa Lan
Trình độ : Trung Học
Nghề nghiệp : Công nhân xây dựng


Viết một bài để dự thi nói về nước Mỹ mà người viết không ở Mỹ và cũng chưa từng đến Mỹ thì cũng là một chuyện lạ. Nhưng qua sách vở, phim ảnh hằng ngày nên tôi cũng biết chút ít về một quốc gia mà nhiều người đã từng mơ ước được sống ở đó. Nói chữ biết thì hơi quá đáng, đúng ra nói là tôi hiểu chút ít về Mỹ thì mới đúng hơn. Xứ mộng mơ...Cuối năm 78 tôi đi vượt biên bỏ vợ con lại nơi quê nhà, đến được Mã Lai thì lại bị xua đuổi thậm tệ, mọi người phải tìm cách phá tàu (đổ bộ) lên đất liền hay lên đảo để khỏi bị kéo ra biển. Sau khi được chấp nhận đưa về trại chờ ngày được một nước thứ ba nhận đi định cư. Cái cảnh mà mọi người tranh nhau chen lấn để được vào phỏng vấn trước hay xếp hàng chờ khám sức khoẻ đi Mỹ, đến bây giờ tôi vẫn còn hình dung được như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Khi được đi Mỹ thì mọi người hớn hở và tự hào như sắp được đi lên một thiên đàng.

Cả tàu tôi đi tất cả104 người được đưa đến trại đầu năm 79. Trước hết được ban đại diện liên hiệp quốc phỏng vấn làm hồ sơ lý lịch cá nhân để được phân phát thực phẩm và chờ nước thứ ba phỏng vấn nhận đi định cư. Sau khi biết vợ con tôi còn ở Việt Nam thì một người bà da trắng đại diện cho Liên hiệp quốc khuyên tôi nên xin đi định cư bất cứ quốc gia nào ngoại trừ Mỹ. Tôi thắc mắc không biết tại sao nên hỏi, bà ta đáp lại rằng:

"Mỹ hoàn toàn không quan hệ với Việt Nam. Nếu anh định cư xứ đó thì sẽ khó cho việc bảo lãnh vợ con. Nếu anh muốn đoàn tụ với vợ con thì đừng nên đi Mỹ vả lại Mỹ không phải một thiên đàng như mọi người tưởng đâu.

Tôi trả lời:

"Thưa bà, thật sự tôi mới đến có biết gì về Mỹ, Pháp hay Công Gô mà thiên đàng với địa ngục, khi tôi rời khỏi Việt Nam là tôi đã thoát được địa ngục thì bất cứ nước tự do nào cũng là một thiên đàng đối với tôi.

Bà ta nhìn tôi cười và nói tiếp :

"Tôi muốn giúp anh sớm đoàn tụ với vợ con thôi, đó chẳng qua là kinh nghiệm sau một thời gian làm việc. Hơn nữa tôi đã du học ở Mỹ hơn năm năm thì cũng biết chút ít về nước Mỹ."

"Cảm ơn bà đã khuyên, vậy mà tôi cứ tưởng bà là người Mỹ."

"Không phải; tôi là người Thuỵ Sĩ, mà những gì tôi nói với anh, anh không đưọc kể lại với ai. "

"Xin cảm ơn bà."

Tôi nhớ lời bà ấy căn dặn, sau đó tôi cũng đọc sách tìm hiểu thêm thì thấy bà ấy nói đúng, và tự nhiên từ đó tôi có chút ít ác cảm về Mỹ.

Tôi có quen thằng bạn trong chuyến đi vượt biển, nó có gia đình thân nhân ở Pháp nên sau khi đến trại chưa đầy 3 tháng thì nó đã có tên trên danh sách đi Pháp. Hôm được kêu tên lên đường đi định cư thì nó khóc và chạy trốn, ban đại diện trại nhờ những người đi cùng chuyến tàu kiếm nó dùm. Tôi biết nơi nó trốn nên mới đến kêu và hỏi lý do tại sao, thì Phát trả lời rằng:

"Tao nghe nói bên Mỹ sướng lắm, qua đó mình khỏi cần đi làm cũng được lảnh tiền xài nữa, còn bên Pháp cô tao kể là phải đi làm vất vả lắm. "

Tôi bảo Phát :

"Sao mày ngây thơ quá vậy. Ở đâu thì cũng phải làm mới có ăn, chỉ mới nghe nói sơ thôi thì đã vội tin. Nói thật với mày, tao mới vừa đọc một bài trong tờ báo Mỹ nói là có những người Việt qua bên đó không có công ăn việc làm, phải sống lang thang trên hè phố. Đừng nên quyết định liều lĩnh như vậy, họ ghi vào hồi sơ rồi không có nước nào nhận là ở đây đến mọc râu luôn.

Phát đã không nghe tôi và những người quen khuyên mà đã trốn mấy phen, sau cùng bị phái đoàn Mỹ từ chối không phỏng vấn, mãi đến tháng bảy năm 79 Pháp nhân đạo nhận cho Phát đi .

Đó chỉ là một trong những trăm, ngàn vụ y như Phát từ chối nước thứ ba nhận để chờ đi Mỹ.

Tháng năm năm 79 tôi có tên trên danh sách khám sức khoẻ đi Mỹ thì tôi lại xin với phái đoàn Mỹ là cho tôi chờ thêm vài tháng nữa nếu không có nước nào nhận thì tôi sẵn sàng đi Mỹ. Lúc đó thì tôi cũng đã có ghi tên nhiều nước như Úc, Canada, Đan Mạch, Hoà Lan và Na Uy. Khi biết tôi từ chối chuyến đi Mỹ thì Phát đã giận và mắng tôi ngu, đang đứng trước cổng thiên đàng mà còn quay lưng lại thật là đồ ngu. Lúc đó tôi lại do dự không biết Phát nói có lý hay không" Một điều tôi biết chắc chắn là tôi đã làm đúng vì tôi còn nghĩ đến chuyện đoàn tụ với vợ con.

Sau khi Phát lên đường đi Pháp thì vài tuần sau tôi cũng có tên đi định cư ở Hoà Lan, đến Hoà Lan không bao lâu thì việc bảo lãnh vợ con tôi cũng xong xuôi y như lời bà đại diện cho Liên hiệp quốc ở trại đã nói với tôi. Nhưng than ôi chính quyền Việt Nam họ lại không cho vợ con tôi xuất cảnh, rốt cùng rồi vợ tôi cũng phải bồng thằng con tìm đuờng vượt biên. May mắn chuyến tàu vợ con tôi đi lọt và được tàu Đức vớt đưa qua Nam Dương tạm cư và từ đó tôi đã bảo lảnh sang Hoà Lan tháng 9 năm 80.

Sống ở Hoà Lan một thời gian thì tôi có dịp di dân sang Mỹ đi làm, lúc đó tôi do dự lắm nên đã hỏi dò ý kiến bạn bè và người thân. Đa số người quen (Việt Nam) thì đốc tôi nên đi vì lương cao, còn người quen (Hoà Lan) thì lại khuyên đừng, đó lại là những người bạn thân của tôi có gia đình ở Mỹ. Tôi cũng muốn biết thêm về xứ Mỹ nên chui vào thư viện tìm thêm tài liệu, báo chí và sách vở, rốt cùng rồi tôi quyết định không đi.

Dân Âu Châu còn gọi Mỹ là "Dream land"õ vì thế tôi dịch sơ ra là "Xứ mộng mơ". Theo nhận xét của tôi thì cái xứ mộng mơ của nhiều người mà hằng ngày ở đây được thấy trên màn ảnh truyền hình với những vụ bắn giết nhau, mua bán nghiện ngập ma tuý, cướp của giết người, phân biệt màu da chủng tộc, cái xứ của Ku Klux Klan, cái xứ của những nguời nô lệ da đen, cái xứ của những người di dân, cái xứ có hơn một triệu rưởi đồng hương của tôi đang sống. Cái xứ có nhiều nhân tài, có dãy Grand Canyon, NASA phi thuyền không gian v.v... Đương nhiên ở đâu cũng có cái đẹp cái xấu, cái hay cái dở.

Ở Âu Châu thì cũng là một cái "xứ mộng mơ" cho những người đang sống trên những xứ mất tự do, chiến tranh, nghèo đói. Đương nhiên ở đây cũng có một thành phần bảo thủ họ đã chống lại những ai đến xin tỵ nạn, họ không cần biết vì lý do gì mà đến xin tỵ nạn. Họ bảo là: "Nơi đây đâu phải là Mỹ mà để dân Mễ Tây Cơ lẻn biên phòng vào để tìm kế sinh nhai." Dân ở đây cũng như dân Mỹ tự hào về đời sống và quốc gia của họ, cũng có đúng phần nào.

Riêng cá nhân tôi, "xứ mộng mơ" của tôi vẫn là Việt Nam. Xa quê hơn hai mươi năm rồi mà hằng ngày tôi vẫn mơ ước được về sống ở Việt Nam tự do, được nói tiếng Việt, không cần cao lương mỹ vị, không cần xe hơi nhà lầu, miễn có tự do là đủ rồi (ở đâu cũng vậy phải làm mới có ăn). Ở đây tôi cũng có đầy đủ công ăn việc làm xe hơi nhà lầu, những thứ đó ở đây tầm thường nên tôi vẫn mơ có một được đời sống giản dị trên quê nhà.

Tôi có thằng con đang học đại học y-khoa năm thứ tư, một hôm tôi hỏi nó:

"Nếu sau khi con ra trường và được chọn đi làm ở một số nước như Mỹ, Thuỵ Sĩ, Úc và Việt Nam thì con sẽ chọn nưóc nào""

Nó trả lời là :

"Nếu con nói ra thì chắc cha sẽ không tin nhưng con sẽ chọn Việt Nam."

"Tại sao""

"Ở đây con có đầy đủ quá rồi đâu có thiếu gì nữa, với lại con muốn biết thêm về đời sống xã hội Việt Nam, hơn nữa con nghĩ xã hội Việt Nam cần con hơn là xã hội ở đây."

Nghe con nói tôi cảm động đến rơi nước mắt dù biết là nó chưa có thực hiện được ý định đó, nhưng lời nói của nó cũng đã làm cho tôi toại nguyện rồi.

Đó, các bạn thấy không, cái xứ mộng mơ của cha con tôi không phải là Mỹ mà là Việt Nam

( ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn ).

Anh-Quân, Hoà Lan 07-06-2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến