Hôm nay,  

Mỹ Mà

13/11/200200:00:00(Xem: 188601)
Người viết: Bùi-Công-Thọ

Bài tham dự số 023\VBST

Ông Thọ sinh năm 1943. Tên Mỹ: Tom Bui. Hiện đang làm việc cho một công ty điện tử, cư trú tại Los Angeles.


Viết về nước Mỹ, khó nhỉ. Thôi, nhớ gì viết nấy. Viết lung tung xoè cho vui cho đúng tinh thần "Hợp Chủng quốc".

Tôi vào Mỹ không có Sì-pông-so Mỹ. Hàng xóm của tôi toàn là Mễ, với lại Tàu lai hoặc "người di tản buồn" mà thôi.

Vì vậy người Mỹ mà tôi gặp, thấy là Mỹ ở chỗ làm, ở ngoài đường và Mỹ trên tivi. Cái làm người ta dễ nhận ra người Mỹ chính là vóc dáng của họ. Bự con. Mỹ mà. Tây với đầm bên Âu châu không thể so sánh được về phần nặng kí. Dân Á châu thì đi chỗ khác chơi. Chả thế mà như tôi đây, là Mỹ nhập tịch mà cái xác cũng nặng thấy rõ. Khi về Việt Nam, bà con cứ khen là "Ông ấy phát tướng" "cái bụng như thế mới là người sang" nghe cũng sướng lắm, nhưng cũng có đứa xấu mồm nó nói thiếu lập trường là "Trước ở Việt Nam ốm tong teo, cứ như thằng ho lao", nói như vậy về tôi là có tí lạc đề rồi đó.

Dân Mỹ to con như vậy, nhưng cũng dễ khóc lắm. Họ có thể khóc về một con mèo đi mất tích, một con chó mới chết, một người tàn tật bị kẻ gian lấy mất chiếc xe lăn. Họ thương cảm và mủi lòng về những hoàn cảnh khốn khó của những nạn nhân bão lụt Trung Mỹ người nghèo, đói trơ xương trong những cuộc nội chiến tại Phi Châu, thương cảm cho những đứa trẻ mồ côi tại Việt Nam. Vân vân và vân vân. Những lúc như vậy, người Mỹ sẵn sàng mở hầu bao và chi một cách thanh thản. Nhưng họ cũng lạnh lùng không cho ông lão ăn mày đứng đầu đường lấy một penny, với một lý luận rất là Mỹ "Thằng cha đó đủ điều kiện xin tiền SSI mà".

Chuyện thế gian, chính trị chính em, chuyện xã hội, chuyện Saddam Hussein, hoặc Kosovo hay Bosnia gì đó, hình như đến với người Mỹ bằng nhứng cảm xúc do giới truyền thông Mỹ ảnh hưởng hoặc tạo dựng. Chỉ cần tivi Mỹ nói về Sadam vài tuần là dân Mỹ đã nổi nóng liền, đòi "mang quân sang đánh bỏ bố nó đi chớ, cái thằng hỗn", thế là chính phủ Mỹ hân hoan đem quân sang đục Sadam.

Hễ dân Mỹ muốn khóc là truyền thông Mỹ cho khóc ngay. Đưa câu chuyện của công nương Diana cho nó li kỳ, thiên hạ khóc ngay, gửi bông gửi thiệp sang tận Ăng Lê chia buồn và rồi nếu được phỏng vấn là khóc ngay, khóc rất tận tình. Lúc đó người ta mải khóc mà quên mất rằng, có một người đàn bà thật sự vĩ đại đã ra đi trong yên bình, đó là mẹ Thesera. Thành thử xã hội này tự do thật nhưng mà đôi khi tiếng khóc, tiếng cười của con người ở đây lại do truyền thông lèo lái cả.

Nhưng xét chung, người Mỹ hơn nhiều dân tộc khác về khoản giao tế, họ không ngại những lời khen, và thường là khen láo. Nghe người Mỹ khen mà tưởng thật, chỉ có "đổ thóc giống ra mà ăn".

Ở chỗ tôi làm có bà Việt Nam ta ăn món thịt kho trứng. Một công tử Mỹ ngồi gần đã ngứa mồm cho rằng món đó trông rất ngon, cái smell thì hết xẩy; Bà này tưởng thật, hôm sau mang cho cu Mỹ này một hộp thịt kho trứng. Thằng cu cám ơn nhăng xị, nó bảo sẽ mang về share với con vợ ở nhà. Sau đó, thì tôi bắt gặp quả tang thằng em dục hộp thịt kho vào thùng rác một cách không tiếc nuối.

Một ông xếp có thể khen nhân viên ngày hôm trước là good, nhưng ngày hôm sau xếp vẫn có thể lạnh lùng cho anh nhân viên này lay-off một cách không thương tiếc.

Họ khen hay quá nghe dễ tin đi chứ; nhiều ông bà Việt Nam khoái tỉ cứ bảo rằng: dân Mỹ họ khen cái áo dài Việt Nam là đẹp nhất thế giới, sexiest, hoặc vân vân và vân vân...Theo tôi, nếu có gặp phụ nữ Miên, Lào, I răng, I rắc hoặc Congo gì đó thì người Mỹ cũng vui vẻ mà khen rằng cái y phục truyền thống của mấy bà đó cũng là nhất thế giới, là tuyệt vời. Dân thường đãø khen tới mức như vậy, còn mấy ông mần chính trị thì khỏi nói, cứ quên đi là vừa.

Tôi lại luận bàn về chính trị rồi đó. Nói sơ qua về mấy ông ở hành pháp đi. Không thấy ông nào có râu cả, hình như mấy bà Bộ trưởng cũng không có râu, vậy là nam nữ bình đẳng.

Ở chỗ công cộng cũng không thấy ông tông tông, ông phó Gore hoặc bộ trưởng nào hút thuốc cả, chả bù với dân tị nạn ta từ nhà ra đường đều hút cả. Có ngày đường Bolsa dám bị ô nhiễm nặng vì khói thuốc lắm. Còn họ làm chính trị thế nào hả" Cái đó phải hỏi mấy nhà bình luận chính trị, chứ còn như tôi, phó thường dân nam bộ, có nhận xét rất miệt vườn là: trong việc đối ngoại, ở quốc hội, hoặc giữa tông tông và quốc hội có cái gì cứ như là "kịch" ấy.

Có khi họ cãi nhau kịch liệt, kẻ tung người hứng, có khi ông nói gà, bà nói vịt, thì tưu trung vẫn là kịch. Vì vậy mấy anh Tầu cọâng ở lục địa chẳng cần vận động gì, chẳng cần run gì hết, cũng chẳng cần quan tâm là có bao nhiêu người ủng hộ, bao nhiêu người chống, thì cuối cùng quốc hội Mỹ vẫn cho họ cái quy chế mậu dịch vĩnh viễn. Cãi nhau, với vận động của ông tông tông là cho vui mà thôi.

Còn chuyện nội địa nước Mỹ, có lẽ họ phang nhau chí tử là điều có thật. Dí ông Clinton trong vụ em Monica mà chẳng cần để ý đến thể diện quốc gia, thì ở những nước văn minh, chỉ có Mỹ mới làm được.

Những chuyện gì mình tưởng tượng nó không thể xẩy ra thì vẩn có thể xảy ra ở nước Mỹ cả. Bữa nọ xem tivi thấy cảnh một cặp vợ chồng làm đám tang cho chiếc xe hơi cũ, cũng đào huyệt chôn xe, cũng mặc đồ tang, cũng khóc lóc, cũng có mấy ông bà hàng xóm đến chia buồn và nói lảm nhảm loạn lên. Cứ đà vậy, nếu sau này ta thấy ở nước Mỹ, các thầy cô giáo đeo súng lủng lẳng như các cao bồi ngày xưa thì cũng chẳng làm ta ngạc nhiên. Thầy cô đang giảng bài mà vẫn phải dò xét mấy đứa môn sinh, thấy đứa nào cựa quậy khả nghi là phải để tay lên báng súng liền. Bắn chậm là chết.

Những người Việt bỏ nước ra đi, trốn chạy trước những ngược đãi, tàn bạo của người Cộng Sản Việt Nam. Họ, trong đó có tôi, đã tìm được nơi đất nước này một nơi chốn tương đối bảo vệ, tiếng nói dân chủ vang vọng thế giới.

Tôi thấy mình là người may mắn. Xã hội nào cũng có những cái xấu, tốt, cái đáng mến, cái khó ưa; hãy tìm đến những cái tốt của họ để cuộc đời thêm thoải mái.

Đất nước và dân tộc này đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta, chúng ta cũng không làm phụ lòng họ. Chăm chỉ làm việc để vươn lên, tôn trọng luật pháp, làm tròn nghĩa vụ đóng thuế và vẫn tiếp tục đóng thuế một cách cần mẫn. Vì vậy chúng ta không là gánh nặng cho đất nước này, chúng ta không có gì phải mặc cảm cả. Chúng ta đang đóng góp vào sự thịnh vượng của xã hội này về mọi phương diện.

Bùi Công Thọ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,107,208
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến