Hôm nay,  

Thư Viết Cho Bạn Thân Ở Vn

05/01/200100:00:00(Xem: 315349)
Bài tham dự số 123\VB0922

Anh Huy,

Thời gian trôi mau quá phải không anh" Mới đó mà đã 25 năm rồi, từ ngày mất nước. Tôi không muốn nhắc lại kỷ niệm đau buồn của những ngày Tháng Tư đen năm ấy, vì nhắc đến nó là khơi lại vết thương lòng nhức nhối.

Thư nầy, qua cái nhìn hạn hẹp, tôi chỉ muốn trình bày với anh những diễn biến của cuộc sống hội nhập vào xã hội Mỹ, những khó khăn buổi đầu trong cố gắng thích nghi với đời sống mới ở đây, cho đến khi gặt hái được một ít thành quả từ sự cố gắng ấy.

Chắc anh còn nhớ, cách nay 9 năm, khi anh và các bạn tiễn chân tôi lên đường đi Mỹ, các anh mừng cho tôi, còn riêng anh thì buồn vì không may bị lọt sổ. Sang tới Mỹ, sau một thời gian ngắn, đã có lúc tôi nghĩ đáng lẽ anh không nên buồn, chính tôi mới đáng buồn. Ngày còn ở Việt Nam, chúng mình cứ tưởng tượng những nỗi vui khi được đặt chân lên đất Mỹ, sang đây đã hoàn toàn vỡ mộng.

Trước hết là vấn đề tình cảm. Vừa mới xa quê lòng buồn da diết mà người Mỹ thì rất lạnh nhạt, láng giềng sát bên cạnh nhau mà không hề thăm hỏi nhau một lời. Cả người Việt sang đây trước cũng đã trở nên lạnh nhạt như thế. Nhân một buổi sinh hoạt hội đoàn, tôi được giải thích rằng ở Mỹ người ta rất bận rộn, đi làm suốt tuần, đến cuối tuần có bao nhiêu công việc phải làm, đi chợ, mua sắm, dọn dẹp nhà cửa... Tất cả những cuộc gặp gỡ, từ cơ quan xí nghiệp đến bạn thân quen đều phải gọi điện thoại hẹn trước.

Sau một năm học Anh văn, tôi đã kiếm được việc làm và đã trở nên bận rộn như bao nhiêu người khác. Tưởng đã hết buồn nhưng lại buồn thêm khi phải va chạm với các vấn đề khác gay go hơn.

Ở đây uy quyền của người cha không còn nữa, nếu dạy con bằng roi vọt sẽ bị pháp luật can thiệp. Người đàn bà được coi là số một (lady first). Ở bên mình có câu: Phụ nhân nan hóa, thế mà bên Mỹ người ta dành cho đàn bà quá nhiều ưu thế, tất nhiên họ càng trở nên nan hóa hơn nữa. Cha mẹ già trên 80 tuổi đều bị đưa vào viện dưỡng lão, bất kể người giàu hay người nghèo.

Cả một hệ thống tư tưởng bị sụp đổ, giá trị đạo lý cổ truyền Việt Nam đã ăn sâu vào huyết quản của từng người chúng ta, nay gặp sức va chạm mạnh từ quan niệm Tây phương, tôi cảm thấy bàng hoàng. Đổ thêm vào chén đắng mà tôi đang uống còn có cách nhìn lệch lạc về chính trị của người Mỹ đối với Việt Nam.

Cách nhìn đó là VNCH thối nát, bất lực, còn CS Bắc Việt thì chiến đấu có chính nghĩa. Không phải chỉ trên báo chí, truyền thông, mà ngay cả sách giáo khoa trong chương trình giáo dục cũng đầu đọc trẻ em bằng những tài liệu xuyên tạc như thế. Cuốn Viet Nam, a history, Tony Murdoch, 1994 by Longman Publishing Group - chương trình sử dành cho High School, thuộc loại tài liệu kể trên. Lúc đó tôi chỉ còn một niềm an ủi cuối cùng là các con tôi đều được vào đại học. Anh biết đó, hồi ở quê nhà con em mình thi lên đại học đều bị rớt vì là con của ngụy quân phản động.

Một chiều cuối tuần, tôi buồn bã bước vào thư viện. Ở Mỹ, mỗi xã đều có thư viện với báo chí sách vở khá đầy đủ. Tủ sách hấp dẫn đối với tôi là tủ sách về hôn nhân và gia đình. Tôi đọc mê man và đã khám phá ra nhiều điều mới lạ và tốt đẹp, trong đó có một chương nói về cách tổ chức gia đình. Sách nói rằng cha mẹ không được đánh con, vì như thế là ngược đãi (abuse). Rất nhiều người cha cờ bạc và rượu chè be bét rồi về nhà đánh đập vợ con một cách tàn nhẫn, đánh cho hả những cơn giận nhỏ nhen, phi lý chứ chẳng phải dạy con.

Nghĩ về Việt Nam, tôi thấy quê mình quả thật có tình trạng đó, chính tôi cũng có lần đánh con chỉ để cho hả giận. Khi nói về Gia Đình Gồm Nhiều Thành Phần (Extended family), người ta cho rằng cha mẹ già cần được gửi vào viện dưỡng lão, vì cha mẹ, con cái và ông bà ở chung một nhà thường rất khó yên ổn. Họ bác bỏ ý niệm Tứ Đại Đồng Đường, vì trên thực tế nhiều người con ngược đãi cha mẹ già. Tôi lại hồi tưởng đến những ngày còn ở Việt Nam, quả thật có nhiều người con ngược đãi cha mẹ một cách thậm tệ. Người mình hình như không muốn chấp nhận sự thật phũ phàng đó, phải quên đi, cứ để nó tự chôn vùi vào quên lãng và cố gắng giữ trọn lòng hiếu. Người Mỹ trái lại, họ đi tìm sự thật và phanh phui sự thật hầu tìm cách khắc phục.

Ở Mỹ, pháp luật cấm để người già trên 80 tuổi ở nhà mà không có người săn sóc. Trong gia đình, cha mẹ phải đi làm, con cái đi học, không có ai săn sóc người già nên gửi họ vào viện dưỡng lão là hợp lý. Tuy nhiên, nếu những con chí hiếu muốn phụng dưỡng cha mẹ tại gia thì càng tốt và được khuyến khích.

Sau vài năm sống ở Mỹ, ý thức phản tỉnh giúp tôi dần dần chấp nhận các tập quán của xã hội Mỹ và bớt chê trách người Mỹ.

Một mặt người Mỹ quan niệm về tổ chức gia đình theo cách của họ, mặt khác họ rất thán phục và ca ngợi các gia đình Việt Nam. Những ngày lễ, ngày tết, tất cả cha mẹ con cái đều qui tụ về dưới mái gia đình sum vầy hạnh phúc. Họ nhìn vào đó và tỏ ý thèm thuồng nếp sống đầy tình cảm của người Việt Nam. Nhất là cách tổ chức gia đình Việt Nam đã mang đến những thành quả rực rỡ không thể ngờ được, trong đó cụ thể nhất là lãnh vực giáo dục. Con em VN đã tốt nghiệp bác sĩ kỷ sư rất nhiều, ở High School các em thường chiếm bảng thủ khoa. Sở dĩ được như vậy vì gia đạo yên vui, chặt chẽ, có trật tự rập ràng, người cha theo dõi việc học của con, người mẹ chăm sóc từng bữa ăn, quần áo cho con yên tâm học hành. Có những cô cậu không thích học nhưng nể cha mẹ nên gắng học, và cũng thành công.

Xem vậy, chúng ta có thể vừa tiếp thu cái hay cái đẹp của xã hội Hoa Kỳ, vừa duy trì và phát huy truyền thống gia đình vốn rất quí giá của người Việt Nam. Về ý niệm láng giềng, người mình có câu: Bán bà con xa mua láng giềng gần, nhưng khi sang Mỹ, giá trị của câu nói đó giảm nhẹ đi rất nhiều. Trong lúc hữu sự, ở VN chúng ta có bà con láng giềng đến săn sóc an ủi, nhưng sang đây chẳng ai để ý đến. Vì khi đau ốm hay gặp điều trắc trở, chỉ cần gọi điện thoại, năm phút sau sẽ được giải quyết. Thí dụ: Anh đau nặng, gọi điện thoại liền có xe cứu thương đến, người ta săn sóc ngay tại nhà, rồi trên xe cứu thương, sau đó chở đến bệnh viện có sẳn bác sĩ giỏi và thuốc men đầy đủ. Tôi nghĩ, được như vậy còn hiệu quả gấp trăm lần so với bạn láng giềng đến cạo gió, phải không anh" Tuy nhiên, nhà nước cũng khuyến khích việc thắt chặt mối liên hệ tình cảm láng giềng trong ý hướng xây dựng cộng đồng. Tôi ước mơ một ngày nào đó đồng bào mình cũng được hưởng nhiều phúc lợi xã hội như nhân dân Hoa Kỳ.

Sau vài năm đi làm, gia đình tôi đã tạm thời ổn định. Kinh tế Mỹ đang lên. Ở đây rất dễ kiếm việc làm, từ cấp bác sĩ, kỷ sư cho đến những người ít học đều có việc. Người Việt qua đây có mang theo câu ngạn ngữ "Khéo ăn thì no khéo co thì ấm" và đem nó áp dụng vào đời sống thực tiễn, cho nên chẳng bao lâu đã thấy khấm khá. Có gia đình VN sang đây mới được ba năm đã mua được nhà. Ông ta cùng với bốn người con đi làm, bà ở nhà lo cơm nước, ăn tiêu vừa phải, thế là góp được tiền mua nhà, làm cho người Mỹ trợn tròn lên những đôi mắt kinh ngạc.

Nói chung, cộng đồng người Việt đã lớn mạnh về kinh tế, đã có nhiều doanh gia, có sinh hoạt kinh tế nhộn nhịp. Xã hội Mỹ luôn luôn tạo cơ hội cho người nghèo ngóc đầu lên, miễn là đừng lười biếng.

Thi nhập tịch không khó nhưng tôi cứ ngần ngại và chán nản khi thấy câu tuyên thệ nhập tịch khó nuốt rằng "...tôi hoàn toàn tuyệt đối từ bỏ mọi sự trung thành với bất cứ quyền uy, quốc gia nào mà tôi đã từng là công dân (....I hereby declare, on oath, that I absolutely and entirely renounce and abjure all allegiance and fidelity to any foreign prince, potentate, state or sovereignty, of whom or which I have heretofore been a subject or citizen,...)

Rời xa tổ quốc, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng, tôi không thể làm như thế được. Cho đến khi gặp các bậc đàn anh đến trước, tôi được giải thích rằng càng yêu nước, yêu quê hương càng phải trở thành công dân Mỹ. Đây là đất nước tiến bộ nhất về dân chủ, hành pháp hay lập pháp đều phải cần đến lá phiếu của cử tri.

Trở thành công dân Hoa Kỳ, ta có thể dùng lá phiếu để gây ảnh hưởng với các vị dân cử, dễ dàng nhờ họ trợ giúp cho tiếng nói đấu tranh của chúng ta trong việc đòi CS phải tiến tới dân chủ hóa nước nhà. Nay người Mỹ đã đổi giọng. Trước đây họ bêu xấu VNCH và tâng bốc VC, bây giờ thì nói ngược lại. Tôi nghĩ, trước đây họ dối dư luận và tự dối mình trong ý đồ thủ lợi về lâu về dài, nay lịch sử đã phanh phui sự thật hùng hồn không còn chối cãi được nữa, nên họ phải nói thuận chiều, lên án CSVN. Ở bên Mỹ không khí đấu tranh chính trị khi nào cũng nhộn nhịp. Tiếng nói đấu tranh đủ mọi khuynh hướng luôn luôn được chú ý từ lập pháp đến hành pháp. Riêng Cộng Đồng người Việt cũng không ngớt tổ chức hội thảo, lập kiến nghị...đòi nhân quyền cho Việt Nam. Và với đà lạc quan nầy, ngày về cố quốc sẽ không còn xa nữa.

Ngày còn ở Việt Nam, tôi thường nghe bọn VC luôn mồm lên án chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc ở Mỹ. Tôi đã tìm hiểu khi hỏi thẳng một người Mỹ, ông ta trả lời là có kỳ thị. Nhưng luật pháp ở Mỹ trừng phạt rất nặng nề đối với tội kỳ thị chủng tộc. Tại các trung tâm xã hội luôn luôn có câu dán trên tường: Hãy mạnh dạn tố cáo mọi hành vi kỳ thị chủng tộc.

Ở tiểu bang Texas có một công ty đuổi 500 nhân công VN vì kỳ thị. Vụ ấy được đưa ra tòa và công ty nói trên bị phạt 4 triệu đôla bồi thường cho những người bị đuổi. Cũng có những vụ thảm sát vì kỳ thị nhưng lâu lắm mới xảy ra một lần. Sau cùng, có những sự kỳ thị nhẹ nhàng, không đủ bằng chứng cụ thể để qui thành tội. Thí dụ: Trong phòng làm việc nhiều Mỹ trắng nhưng chỉ có vài người da vàng hay da đen, họ cười nói vui vẻ với nhau nhưng không điếm xỉa đến mấy người da màu, và họ đi uống cà phê cũng không rủ những người nầy cùng đi. Cách đối xử như thế cũng tương tự như chúng mình đối xử với đồng bào thượng vậy. Là con người trên trái đất, dân tộc nào mà không kỳ thì, song ở Mỹ luật phát đã ngăn chận có hiệu quả.

Về băng đảng và tội ác, cũng có những vụ giết người rùng rợn, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra, và nếu tính theo tỷ lệ so với dân số nước Mỹ thì không trầm trọng lắm. Những vùng dân cư ô hợp thường đe dọa khách qua đường, nhất là ban đêm. Người Việt mới sang Mỹ trong đó có tôi, thường phải ở chung cư trong xóm nghèo lao động, bên nầy gọi là Appartment, nhưng đã bao nhiêu năm tôi chưa hề thấy chuyện đáng tiếc xảy ra, chỉ thỉnh thoảng bị đập vỡ kính xe hơi đậu ngoài đường.

Anh Huy,

Trên đây không phải là tất cả những gì đáng xảy ra ở Mỹ. Với kiến thức hạn hẹp và vì công ăn việc làm, tôi không thể tìm hiểu thấu đáo được. Chắc chắn xã hội Mỹ còn rất nhiều điều tốt đẹp cũng như xấu xa tệ hại mà tôi chưa tìm thấy hoặc chưa nói hết.

Nước Mỹ xấu xa, nước Mỹ kỳ thị chủng tộc, nước Mỹ nhiều tội ác và băng đảng, nhưng nước Mỹ cũng đầy sự tốt lành, và các quốc gia trên thế giới đều ước mong được như nước Mỹ.

Thân mến chào anh cùng các bạn.

Nguyễn Văn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến