Hôm nay,  

Thưa Thầy Lần Cuối

05/10/201400:00:00(Xem: 11590)
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4350-14-29750vb8100514

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001, thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.

* * *

blank
Từ trái: Ông thầy dạy triết Nguyễn Xuân Hoàng thời mới ra trường đầu thập niên 60 và học trò Ngô Quyền.

Với độc giả, Thầy là Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng. Với các anh chị chs Ngô Quyền, Petrus Ký và nhiều trường tư khác, Thầy là giáo sư Triết. Với riêng em, Thầy là thầy dạy văn chương.

Lớp học của thầy trò mình không có bục giảng, phấn trắng, bảng đen như ở Ngô Quyền, ở Petrus Ký... năm xưa, mà Thầy dạy em trên E mail, đôi khi ở cái bàn trong góc của tiệm Peets Coffee & Tea trên đường Calaveras. Em nhớ nhất một điều "viết truyện ngắn đừng dùng nhiều tĩnh từ, không lạm dụng ngôn ngữ".

Lần đầu tiên, cũng đã vài năm trước, Thầy cho học trò "thử lửa" trên blog của Thầy, Thầy đã chuẩn bị tư tưởng trước cho em: "Người ta sẽ khen chê, bình phẩm đủ điều trên blog, mình viết bằng cảm xúc thật, cẩn thận trong chữ nghĩa thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp"

Thầy có thói quen gởi cho các tác giả góp bài cho blog của Thầy trên VOA bài Thầy sẽ cho phổ biến. Em học được cách đánh số, theo dõi bài và mang áp dụng ngay vào các trang báo giấy hay online mà em có được hân hạnh góp phần vào việc "vác ngà voi".

Là cựu giáo sư Triết nhưng chẳng bao giờ Thầy nói chuyện Triết với em vì biết em chưa hề được học "Đạo đức học", "Tâm lý học" hay "Siêu hình học" thời trước năm 1975, nên Thầy không muốn phí thì giờ cho "nước đổ đầu vịt". Ngược lại Thầy hỏi em học Triết ở San Jose State University ra sao? Em kể về chuyện ông giáo sư người Mỹ dạy Triết mà dành cả một nửa thời gian nói về "Of Mice and Men" của John Steinbeck như một giáo sư dạy văn chương.

Thầy đã giúp em được hân hạnh biết Nhà Thơ/ Nhà Văn Trần Mộng Tú. Em "thừa thắng xông lên", xin được có một lần gặp mặt Nhà Văn/ Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tác giả của "Giờ ra chơi", thì Thầy trở bệnh nặng và em không dám nhắc lại yêu cầu.

Em thì còn nợ Thầy lời hứa "Thầy gắng ăn uống để khỏe lại, em sẽ chở Thầy đi Salinas thăm mộ của Nhà Văn John Steinbeck". Lời hứa không bao giờ được thực hiện. Nhưng bây giờ thì Thầy đã có thể gặp tác giả của "Chuột và Người" để học hỏi kinh nghiệm viết văn của người đã nhận giải Nobel văn chương năm 1962. Thầy cũng đã có thể thong dong nhẹ nhàng về nằm dài trên bãi biển Nha Trang, gối đầu lên hai bàn tay đan ngửa vào nhau, nhìn trời xanh mây trắng, như Thầy, như em, và nhiều người Nha Trang đã làm khi vẫn còn ở thời Trung học.

Nếu Thầy có về thăm trường Võ Tánh, nơi Thầy đã học Pháp Văn với giáo sư Cung Giũ Nguyên, chắc Thầy sẽ ngỡ ngàng vì cái sân rộng phía sau có hai hàng dương rất đẹp của trường đã biến mất, thay vào đó là "trại giáo binh", nơi ở của những ông bà "kỹ sư tâm hồn" của nền giáo dục sau năm 1975, dạy học trò đủ môn, kể cả chủ nghĩa Marx Lenin, mà lại không dạy môn Công dân giáo dục. Chắc là Thầy không buồn lắm vì Thầy đã dạy em "Nỗi buồn luôn hiện diện khắp nơi, không tìm cũng thấy. Niềm vui thì mỏi mắt kiếm mà hiếm khi gặp được".

Bây giờ thì chắc hẳn Thầy ở một nơi thênh thang,"thoát vòng tục lụy", không còn những vui buồn, hệ lụy của trần gian.

Nếu Thầy có ghé thăm Ngô Quyền, hay Petrus Ký thì chắc Thầy sẽ tưởng là mình đến lầm địa điểm. Không còn có một chỗ trú chân an vui cho Thầy ở trường xưa, nơi ông thầy dạy Triết ở tuổi trên dưới 30 được rất nhiều nữ sinh "ái mộ" trên mức cần thiết. Đúng là "không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông" phải không thưa Thầy?

Hôm đến tiễn Thầy lần cuối ở Oak Hill, em thấy, cạnh bên di ảnh Thầy vẫn có cái bánh Almond Crossant từ tiệm Peets, loại bánh Thầy thích nhất và có cả một ly Peets Coffee đã nguội ngắt.

blank
50 năm sau, bàn thờ nhà văn có ly Peets Coffee.

Em chợt nhớ có một lần em định nhờ người bán hàng ở Peets bỏ ly cà phê vô microwave vì hôm đó là mùa đông, uống cà phê nóng sẽ ấm hơn, Thầy ngăn ngay lập tức:

- Ai lại đi hâm cà phê, làm như vậy đâu còn mùi cà phê nữa !

Ly cà phê trên bàn thờ của Thầy dù không còn nóng nhưng vẫn còn nguyên mùi cà phê như ý Thầy.

Tận bên Virginia, ở dưới Riverside CA, học trò Ngô Quyền xưa của Thầy đã cấp tốc làm slide show có đủ ba bài hát Thầy thích (như Cô đã cho tụi em biết) nhưng ở tang lễ Thầy, tụi em chỉ có thể cho chạy hình mà không có âm thanh. Dù sao tụi em cũng giúp những người viếng Thầy lần cuối thấy lại một phần đời của Nhà Văn/ Nhà Giáo Nguyễn Xuân Hoàng. Đó là một cách để học trò NQ trả nghĩa cho Thầy.

Dù Thầy không còn trên đời để đọc, nhưng học trò của Thầy ở Ngô Quyền xưa vẫn lưu giữ Thư quán Nguyễn Xuân Hoàng ít nhất là cho đến lúc nào trang web của trường Ngô Quyền vẫn còn tồn tại. Hy vọng ít nhất là một phần tư thế kỷ nữa.

Thầy đi bình yên. Cuộc đời vốn mong manh nhưng tình nghĩa thầy trò dù vô hình lại rất vững chắc, nên Thầy yên lòng ra đi, gia sản văn chương của Thầy, bầy con tinh thần của Thầy sẽ được tụi em lưu giữ cẩn thận.

Chữ nghĩa của em còn vụng về, thô thiển nên xin được tiễn Thầy bằng một câu thơ của cụ Nguyễn Du "mai sau còn có bao giờ".

Và bằng thơ của học trò thi sĩ Đông Hồ khóc ông ngày trước:

"Ân sâu nghĩa nặng tình dài

Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi"

Cuối tháng 9/ 2014

Nguyễn Trần Diệu Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,549,429
Bồ Tùng Ma là bút hiệu của Nguyễn Tân. Trước 1975, ông là Hải Quân Trung Tá VNCH. Sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Ông từng nhận các giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2008, và từ 5 năm qua, là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, không viết về nước Mỹ, mà về một loại ký ức sâu đậm của nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà trong trại tù cộng sản.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con - hai gái, một trai.
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Nhạc sĩ Cung Tiến