Hôm nay,  

Chuyện Ban Chấp Hành Hội

05/09/201400:00:00(Xem: 9685)

Tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh
Bài số 4322-14-29722vb6090514

Tác giả thuộc lớp tuổi 80', phu nhân của vị thẩm phán tòa sơ thẩm Sàigon, nguyên chánh án tòa án thiếu nhi Sàigon, nguyên tù sút xiềng trại tù Thanh Phong, tỉnh Thanh Hóa, từng dự phần thành lập Hội Tù Nhân Chính Trị ở OC, kể lại thời đầu lập hội.

* * *

Thấm thoát đã 29 năm gia đình chúng tôi định cư ở Mỹ.

Nhớ thuở đầu định cư, gia đình chúng tôi gặp lại anh Phạm Ngọc Hợp, và một số các bạn, sau đó thành hình Hội Tù Nhân Chính Trị "Orange County" và gia đình quý bạn HO.

Từ đó, tuần nào phu quân tôi và các ông cũng gặp nhau để nói tình hình chánh trị Việt Nam. Có một ngày tôi đã bảo các ông:

- Cứ chánh trị "salon" hoài chán quá, sao các ông không làm một việc gì đó để cứu những người tù còn ở lại Việt Nam? Trời ơi, dầu sôi lửa bỏng bên đó…

Ông Hợp bảo:

- Chị tính coi, tôi còn vợ con ở Việt Nam, anh Thông thì còn anh em. Ai dám đứng làm chủ tịch?"

- Vấn đề đâu phải chủ tịch.

- Ta tìm một người nào đó không còn thân nhân ở Việt Nam, đưa người ấy ra lập hội và các ông đứng sau phù trợ thôi.

Hai ngày sau ông Hợp cho biết đã tìm được một ông Đại Uy (không nhớ ngành nào) chịu làm Chủ tịch nếu được chính phủ Mỹ cho phép.

- Quá mừng rồi.

- Đó là ông Nguyễn Hậu. Tên thật là Nguyễn Nại.

Anh chị Hậu lớn hơn chúng tôi vài tuổi. Chị Hậu rất chất phác, đảm đang, tề gia nội trợ. Anh chỉ chạy vòng ngoài và đi chơi. Nhờ vậy anh mới rảnh tay mà lo "thiên hạ sự". Anh Hợp cho đôi bên ra mắt nhau (chỉ vài người thôi), thế là bắt tay vào việc. Trong nhóm này chỉ có Nhà tôi là may ra chữ nghĩa "đong đầy lá mít" và sau khi "đệ đơn xin phép", ngồi run mà đợi "nhà nước trả lời" có chấp nhận hay không. Được thơ chấp nhận và hẹn ngày giờ interview. Trời ơi! Mừng quá trời!

Vậy là ông Thông, Nguyễn Văn Thông, nguyên thẩm phán tòa sơ thẩm Sàigon, nguyên chánh án tòa án thiếu nhi Sàigon, nguyên tù sút xiềng trại tù Thanh Phong, tỉnh Thanh Hóa (5 năm 8 tháng 11 ngày) lúc đó đang làm assembly $5/giờ (nghèo gần chết) phải xin nghỉ một ngày (không ăn lương) để trả lời phỏng vấn trên phone những gì mà Washington muốn biết. Ba lần interview là được cấp license và đệ nạp danh sách tù.

Trời đất! Điều này mới khổ đây!

Người nọ hỏi người kia: Làm sao biết địa chỉ mà điền đơn đây?

- Eo ơi, nhức đầu quá!

- Để đó đi, phu nhân sẽ nghĩ cách…

Thế là chiều hôm đó tôi nhờ nhà tôi lấy giấy mực ra, văn không hay nhưng chữ tốt… làm thơ ký cho bà. Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C… chức vụ cuối cùng, ở quận nào, tỉnh nào và gia đình vợ con.

Người bảo lãnh: Nguyễn Văn Thông. Danh sách đầu tiên được 150 gia đình, toàn là Nguyễn Văn Thông bảo lãnh.

Thế là Nguyễn Văn Thông cãi nhau với phu nhân. Cãi gì thì cãi cũng phải đưa cho chủ tịch Nguyễn Hậu gởi đi. Tôi cãi nhau với nhà tôi đã mệt rồi, Nguyễn Hậu nhận được danh sách là phóng đến nhà "cà khịa" với tôi:

- Trời ơi, bà ơi, danh sách gì mà không địa chỉ, không biết mấy vợ, mấy con làm sao Mỹ chấp nhận.

- Đồng ý với ông là không đầy đủ nhưng mà tôi hỏi ông nha: thế danh sách bạn ông có địa chỉ không?


- Không. Vì vậy tôi đâu có tên nào.

- Đã biết vậy thì về làm theo ông Thông đi. Ông nên viết điều này. Khi mà Việt Nam đã đồng ý rồi, những danh sách này dù ở dưới cống (xin lỗi ông nha) họ cũng moi lên. Còn họ không đồng ý thì dù ông để trên bàn thờ cũng vậy thôi. Cứ nghe tôi đi.

Thế là Nguyễn Hậu ký tên gởi đi.

Tiếp theo đó là chúng tôi lấy sổ địa chỉ của gia đình gọi hết tất cả các bạn nói qua chương trình xin tỵ nạn cho tù nhân chính trị Việt Nam và gia đình nhờ mọi người phổ biến dùm. Vậy là danh sách thứ hai được thêm mấy trăm gia đình nữa. (chỉ khổ là trả tiền phone mệt nghỉ) và rất mừng là Washington không "thét mét" gì nữa.

Thắm thoắt thoi đưa.

Thời gian chờ lâu quá anh hùng cũng thấm mệt và tôi cũng mệt nên hàng ngày cầu Phật cầu Chúa, nhớ lúc nào cầu lúc đó, cầu cho Việt Nam chịu chấp nhận… dù tôi giảm thọ 10 tuổi tôi cũng chịu.

Nay thì không biết có bị giảm thọ không vì đã 79 tuổi rồi mà chưa "die". Nhưng một bữa qua đèn xanh ngã tư Natoma-Magnolia nhà ở đó, một cậu bé 16 tuổi lấy xe của người nhà trốn đi chơi, vượt đèn đỏ, nó tông phu quân một phát bất tỉnh nhân sự, gãy xương bánh chè bên trái. Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giải phẫu gắp xương bể ra và đóng vào đó 4 cây đinh, 5 năm sau mới sinh hoạt bình thường… may mà phu quân không bị "xi cà que". Cảm ơn bác sĩ Trần Ngọc Ninh và:

Tháng Giêng 1990 H.O.1 sang Mỹ.

Những gia đình H.O. đi trước nhờ phối hợp với đơn các con xin bảo lãnh cha mẹ.

Được đi ưu tiên chắc ai cũng tưởng mình oai (xin lỗi đừng giận) đâu ngờ sang Mỹ các con phải nuôi, không được tiền trợ cấp cho đến ngày đủ tuổi lãnh tiền già. Ông Mỹ này "đành hanh thật". Và thưa quý bạn, làm được một việc tốt như vậy mà đến ngày được tin bắt đầu cho H.O. đi tôi phải dỗ ngọt nhà tôi: "Bố ơi bố, bố đừng nói chương trình này do ai dựng nên nghe bố. Chẳng biết có ai cảm ơn mình không, nhưng chắc sẽ có người nghĩ "họ là bành tổ của Mỹ thì bổn phận của Mỹ phải đón họ đi, họ đâu cần ai bảo lãnh. Thói đời là vậy." Ở Việt Nam tôi đã bị vợ một ông Trung Úy chửi tôi rồi.

Trước ngày đi Mỹ, tôi gặp các bạn vợ tù trong xóm tôi (khu Đệ nhất, quận Tân bình, Tân sơn nhất), các bạn tôi bảo là: phen này là chị Thông bỏ chết sống mặc chúng mình rồi.

- Chị ơi, em phải tự cứu mình trước thì em mới cứu được người khác, sang bên đó nhất định em sẽ tìm cách lo cho bên này.

Tất cả đều im lặng. Buồn.

Trong nhóm, vợ một ông Trung Úy cho tôi một câu (điếng cả người): Sang Mỹ mình không là cái thớ gì đâu bà ơi.

- Phải, mình không là cái thớ gì nhưng mà nếu tâm mình tốt thì đất trời cũng giúp mình thôi.

Kính thưa quý bạn và gia đình H.O. đây là bài báo chúng tôi kính gởi đến quý bạn và gia đình để chúng ta cùng cảm ơn nước Mỹ và người Mỹ đã tiếp nhận chúng ta và cùng tri ân anh Nguyễn Hậu, người chủ tịch đầu tiên của Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.

Anh Nguyễn Hậu mất ngày 14 tháng 8 năm 1995 và kính thưa quý bạn, ngày 7 tháng 7 năm 2012 chúng ta cũng gặp nhau để vĩnh biệt anh Phạm Ngọc Hợp, kính chia buồn cùng chị Hợp và đại gia đình.

Hồ Thị Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,575,080
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả, cư dân SimiValley, Nam California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012,với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ,
Sao Nam Trần Ngọc Bình, nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, năm 62 tuổi, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University và trở thành bà giáo tại Marysville,
Tác giả tên thật Thái Mạc Phương Sandy, sinh năm 1942, từng học Trung học Đồng Khánh rồi Quô1c Học Huế 1959 - 1962; Đại Học Luật Khoa Sài Gòn 1962 - 1963.
Tác giả tên thật Nguyễn văn Mẫn, Sư phạm Qui Nhơn khoá 13, vượt biển năm 1978, hiện định cư ở Úc. Gia đình: vợ, 2 con. Công việc: technician bên viễn thông.
Với kiểu "viết như nói", tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001.
Với bài “Niềm Đau Ơi Ngủ Yên” viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong có tên trong danh sách tác giả vào Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2014.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến