Hôm nay,  

Bão Ngoài Trời, Bão Trong Lòng

31/08/201400:00:00(Xem: 13509)
Tác giả: Ngô Văn Thu
Bài số 4317-14-29717vb8083114

Với bài viết “Tháng Tư, Tro Tràn Bay Trắng Đầu”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về NướcMỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.

* * *

Mỗi độ cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy dương lịch, các đài phát thanh và truyền hình Mỹ đều thông báo lịch trình những cơn bão sẽ xảy ra theo dự đoán của nha khí tượng.

Có thể trong năm có nhiều trận bão, từ nhẹ cho đến nặng. Nặng, gió giật từ 100 đến 200 miles/giờ. Nhẹ từ 60 80 miles/giờ. Nhưng dù nặng hay nhẹ cũng đều gây thiệt hại cho đời sống bình thường của ta.

Do khí hậu toàn cầu ngày càng bị hâm nóng nên thời tiết thay đổi đột ngột, từ đó thường xảy ra các biến cố: Vùng cao bị đất lở, đất chuồi, vùng thấp bị lụt lội khó lường. Những tháng gần đây ở Hoa Kỳ đã xảy ra nhiều cảnh tượng đáng sợ, điển hình là trận động đất ở tiểu bang Oklahoma liên tiếp 7 lần trong ngày, tuy không gây tổn thất nào đáng kể, nhưng là một con số ít thấy trước đây. Trong khi đó ở tiểu bang Washington, tháng 04. 2014 đất sạt lở, làm 34 căn nhà bị hư hại, 14 người chết, 176 người ghi nhận mất tích.

Ngoài bão lụt, đất sạt lở, Hoa Kỳ còn là quốc gia được ghi nhận chịu nhiều lốc xoáy nhất trong năm.

Trận lốc xoáy tồi tệ nhất ở Mỹ xãy ra ngày 18/03/1925, cùng một lúc 7 cơn lốc xoáy xảy ra ở ba tiểu bang Illinois, Missouri, Indiana làm 740 người thiệt mạng và gần đây tại các tiểu bang Trung tây Hoa kỳ.

blank
Họp mặt Viết Về Nước Mỹ ngày 17-8-2014, Bà Diana Carey, Nghị Viên thành phố Wesminter, trang phục áo dài Việt Nam, trân trọng trao giải Danh Dự cho tác giả Ngô Văn Thu, về từ Houston. (ảnh)

Theo các nhà khí tượng:

Lốc xoáy hình thành từ dạng mây dông, đặc biệt là mây dông tích điện, xoáy tròn, có đường kính từ 10km đến 16km, di chuyển hàng trăm dặm sinh ra vô số ống hút khổng lồ.

Lốc xoáy có độ từ F0 - F5.

F0 thổi bay một ống khói của nhà máy, trong khi F5 có thể thổi bay một căn nhà ra khỏi móng.

Với cấp F4 - F5 tốc độ gió lên tới 207 miles = 333km/giờ cho đến 261 miles = 420km/giờ. Lốc xoáy phá huỷ mọi thứ trên đường đi của nó. Riêng ở Mỹ, lốc xoáy thường xảy ở vùng Trung, trung Tây.

Trong khi đó, tại tiểu bang Texas, thường đón nhận nhiều trận bão được hình thành từ vùng Đại Tây Dương di chuyển qua vùng Nam Mỹ rồi đánh vào Đông Nam Hoa Kỳ. Điển hình là ngày 29/8/2005 trận bão Catrina khủng khiếp nhất đã đổ bộ vào các tiểu bang Mississippi, Alabama, Louisiana và Texas. Bão cấp 1 lên cấp 5, gíó mạnh 250km 350km/giờ. Tâm bão rộng 45km nên bão càn quét không thương tiếc bất cứ vật gì trong cơn thịnh nộ của bão đi qua.

Thành phố bị thiệt hại nặng nhất lúc đó là New Orlean, bang Louisiana. Bão quét sạch và nhận chìm phần lớn thành phố nầy dưới biển nước. Vì 70% diện tích thành phố nằm dưới mực nước biển nên hai con đê bị vỡ khiến 80% thành phố bị lụt, nước dâng cao 7. 6m. Sự thiệt hại ước tính 25 tỷ Mỹ Kim. Riêng thành phố Gaveston của tiểu bang Texas vì gần biên giới với Louisianan nên cũng chịu chung số phận thiệt hại nặng nề.

Ba năm sau 2008, trận bão IKE lại thổi vào tiểu bang Texas. Tốc độ gió 110 miles/giờ, khiến 4, 5 triệu cư dân bị mất điện, 1. 2 triệu người phải di tản. Bão còn bẻ gãy một cây cầu lớn tại Texas. Trận bão trải dài 800km từ bờ biển Louisiana đến tiểu bang Texas, lại còn tấn công phá hại nhiều cơ sở lọc dầu vĩ đại của Mỹ ở Baeumont TX khiến gây tình trạng xăng dầu bị tăng giá.

Theo sự đánh giá của các nhà chuyên môn: bão Ike đã gây thiệt hại 18 tỷ Dollas và phải mất 6 tháng dọn dẹp, riêng việc phục hồi sẽ còn lâu dài hơn.

Trước hai trận bão, nha khí tượng và các đài truyền thông, truyền hình đã ngày đêm thông báo cho mọi cư dân trong vùng nên di tản tránh bão, vì biết chắc cơn bão hình thành lớn và sẽ gây thiệt hại không lường.

Mọi người vội vàng đóng ván kín nhà cửa, thu xếp đồ đạt lên xe đi lánh nạn. Tùy theo nhận định tình hình của mình, họ di chuyển theo lộ trình mình chọn. Thế là trên các xa lộ và tỉnh lộ tràn ngập xe cộ, họ lao ra đường đi tìm nơi tránh bão nên đụng nhau không có lối thoát.

Chưa nói đến tác hại do bão gây nên, người di tản đã bị tổn hại rất nhiều về mặt tâm lý và sức khỏe. Họ phải ngủ đường vì kẹt xe, vì xe hết nhiên liệu, vì thiếu nước uống và thực phẩm v. v.. Thường tình đến nhà người thân chỉ vài giờ lái xe, thế mà nay đường đi không đến... do xa lộ đã bị xe bít kín, nên đành nằm bẹp dí tại chổ không thể xoay xở được. Vệ binh quốc gia phải ra tay tiếp cứu xăng, nước, và ngay cả thực phẩm tạm thời cho dân lánh nạn bị nằm ngoài đồng trống.... Rất may, bão không viếng qua đây lúc nầy, nếu có, sẽ là một thãm hoạ không lường!

Riêng cộng đồng người Việt, do có nhiều kinh nghiệm chạy nạn trong quá khứ ở Việt Nam, nên một số lớn trên 3000 nghìn người đã chạy được về thành phố Houston, Tiểu bang Texas. Họ được các cơ sở tôn giáo đùm bọc, được các khu chợ có hành lang rộng rãi cho trú ngụ tạm thời và được đồng hương nơi đây thể hiện tình đồng bào "lá lành đùm lá rách" đưa về nhà họ tạm trú thật tận tình. Những ai chạy bão các năm đó chắc rằng không bao giờ quên.

Sở dĩ ở trên phải nhắc sơ qua những thiệt hại do bão, đất chuồi và gió xoáy gây nên vì: Khi bão đến rồi đi, bao giờ cũng để lại thảm họa cho chúng ta. Vì vậy ngay trong mùa mưa bão đang hoành hành khắp nơi trên thế giới như: Philippine, bão Rammasun (thần sấm) mới viếng, xong chuyển quă Trung cộng, Nhật bản, Việt Nam mới đây. Trong khi còn an tịnh trong cuộc sống, chúng ta cũng nên chuẩn bị đôi điều cần thiết để tránh bão "cư an, tư nguy"(muốn có an bình hãy lo lúc nguy biến).

Vì vậy, nhìn qua tình hình thời tiết xảy ra trên thế giới, chắc gì sẽ không xảy ra trên điạ phương mình đang cư ngụ. Nên, tùy nghi chuẩn bị phòng chống bão theo hoàn cảnh và sự hiểu biết riêng của mình. Không có mẫu số chung nào cho việc phòng chống bão. Đừng để "nước đến trôn mới nhảy "e quá muộn!

blank
Các cựu chiến binh Mỹ mang khăn cờ vàng và đại diện Hội Phụ Nữ Việt ở Houston trước bảng tên cầu Cảm Lệ trong bảo tàng chiến tranh tại Hunstville.

Trở lại hai cơn bão Katrina và Ike. Chúng tôi chuẩn bị đón bão:

Vì vùng ảnh hưởng nhẹ, cũng được đài truyèn tin điạ phương thông báo trong tư thế sẳn sàng di tản khi có lệnh. Gia đình tôi chuẩn bị đón bão bằng hai cách:

1/- Cho đồ đạc lên xe pickup truck sẵn sàng ra đi khi có lệnh, gồm: Dây thừng cứu nạn, rìu chặt cây, cưa máy để cưa cây nếu gặp cây ngả chận đường, xẻn, cuốc, năm can nước uống, thêm ba can xăng dự phòng. Vật liệu cá nhân: mổi người đều có ba-lô(backpack) riêng cho mình để khi gặp biến cố bị thất lạc, tự cá nhân "chiến đấu". Trong ba-lô có áo mưa, có mỳ gói có mấy chai nước uống, có áo quần ấm chống lạnh, có radio nhỏ để theo dỏi tin tức, có đèn bin(flashlingt) có túi first aid để cấp cứu sơ khởi khi cần, có thuốc lọc nước, có bật lửa v.v... Và đặc biệt phải có một lon nhôm có nắp đậy mua ở các tiệm Army supply của Mỹ (giống lon sữa Guigoz ngày xưa. Lon nầy rất đa dụng, vừa dùng nấu nước vừa nấu đồ ăn, nấu cơm, đựng thức ăn khô mà không sợ chuột bọ gậm nhấm. Nó đã theo chân bao người tù của biến cố 30/4 để thực nghiệm tính đa năng của nó trong các trại tù thừ Nam ra Bắc sau 1975. Lon nầy, đã trở thành biểu tượng báu vật"của mọi người tù, và hiện được trưng bày trong viện bảo tàng thuyền nhân tại Nam Cali.)

2/- Vì dự trù nằm yên tại chổ, không di tản, nên tôi rải"quân" đi mua vật liệu ở các cửa hàng (home depot)bán cây gổ về làm hầm trú bão. Phải mất hai ngày mới mua đủ vật liệu cần thiết, vì nơi đây đã tràn ngập người sắp hàng rồng rắn chờ đợi. Buồn nhất, khi vào đến nơi thì cây gổ đã bán sạch ! ngày hôm sau lại sắp hàng tiếp.

Khi vật liệu đã có. Tôi cho đào một căn hầm sâu sau vườn. Hầm đào ngầm dưới đất theo kiểu chống pháo kích hồi chiến tranh Việt nam, có lỗ thông gió, có hai đường lên xuống và đủ chổ chứa cho 8 người, cùng với 3 can nước uống, thực phẩm khô đủ sức cầm cự trong 10 ngày, có chuyền điện nhà và cả máy phát điện dự phòng khi điện nhà bị mất.

Phải hai ngày mới hoàn tất căn hầm. Khi hầm làm xong, tôi tập trung gia đình lại "khoe"cho họ thấy nơi đây là chổ tránh bão an toàn, không cần di tản đâu xa, tốn phí công sức lại còn gặp rủi ro ngoài đường.

Thế rồi bão đến, nhiều cơn gió giật mạnh ngã nghiêng cây cối, tiếng gió rít bên tai lạnh người. Đã có mái lợp nhà ai bay theo gió. Đã có hàng rào cây gãy đổ. Màng mưa phủ kín bầu trời, không một bóng xe di chuyển, không một bóng người xuất hiện. Cảnh vật bị tê liệt dưới cơn bão. Mưa gió đã cầm chân mọi người trong nhà, hay nơi ẩn núp.

Nhà tôi ai nấy đã xuống hầm, nắp hầm được cài chặt, điện đã thắp sáng, máy thu thanh được mở ra để theo dõi tin tức từ cơn bão.

Trong cảm giác ngờ ngợ vừa thú vị, vừa lo sợ bão cuả những người lần đầu tiên được "chui hầm". Tôi cho họ biết: đây chỉ là màn một, chúng ta chỉ tránh gió, sợ nhà sụp cây đè mà thôi. Mức độ an toàn thấy được không có gì đáng ngại. Ngày trước những cựu chiến binh như chúng tôi đã bao lần sống chết với cảnh "chui hầm"như vầy, mà còn phải chiến đấu với kẻ thù, với đạn pháo trên đầu. Sau cơn bão lửa mới biết mình an toàn trở về "từ cõi chết".

Bão qua, ai nấy chui ra khỏi hầm thỡ phào nhẹ nhỏm trong số đó có cụ bà Kaley người Mỹ. Sở dĩ cụ Kaley có mặt trú bão cùng gia đình chúng tôi vì cụ sống cô độc một mình sát cạnh nhà, nên trở thành thân tình và tôi ngỏ ý đón cụ qua trú bão. Cụ bằng lòng. Thời gian trú bão dưới hầm, trong chân tình vì được gia gình tôi vây quanh như đàn con cháu, khiến cụ cảm thấy ấm lòng và từ đó cụ tâm tình chuyện lòng của mình.

Theo cụ kể: cụ là mẹ của một quân nhân Hoa Kỳ có mặt chiến đấu ở Việt nam và đã hy sinh ở chiến trường cầu "Cẩm Lệ" phía nam cách Đà Nẵng 20km trong trận tết Mậu Thân 1968. (Điạ danh Cẩm Lệ còn có mỹ danh "làng thuốc lá Cẩm Lệ"nỗi tiếng của Việtnam trước 1975). Người thanh niên ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Tự Do cho Việt Nam tên là David Gene, là người con duy nhất của cụ, 27 tuổi, thiếu úy Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ.

David Gene là cư dân của thị xã Hunstville phiá Bắc thành phố Houston. Dân nơi đây có lập nên một bảo tàng viện chiến tranh trên khăp các chiến trường để kỷ niệm con dân họ đã đóng góp xương máu cho Tự do trên khắp thế giới. Đề tưởng nhớ David Gene, tên cầu Cẩm Lệ -nơi David hy sinh- đã xuất hiện trong bảo tàng chiến tranh ở Hunstville.

Hằng năm Hội Phụ Nữ Houston (do dược sĩ Nguyễn khoa Diệu Thảo, là cháu của danh tướng Nguyễn Khoa Nam và phu quân là bác sĩ nha khoa Đặng Diệu cùng với anh em cựu quân nhân VNCH chúng tôi từ Houston vẫn thường đến bảo tàng của thị xã Hunstville tham dự lễ vinh danh và tỏ lòng tri ơn những con em của thị xã đã hy sionh vì tử dọ. Do vậy họ rất cảm động và ngỏ lòng ngưỡng mộ tình nghĩa của người Việt của chúng ta.

Hồi tưởng về David, cụ bà Kaley kể lại là ngày nhận hung tin mất con, lòng cụ như nát tan. Vậy là từ nay David, thằng con duy nhất, sẽ vĩnh viển không còn về thăm cụ nữa. Chỉ nghĩ vậy thôi, cụ đã thấy suy sụp tinh thần. Thời ấy, cụ Kaley đang là một nhà giáo trong thị trấn. Sau tin David từ trận, bà giáo Kaley không còn chút sức lực nào, đành bỏ bê việc dạy học ở trường. Mãi 6 tháng sau tinh thần mới lần hồi ổn định và trở lại trường, may thay nhà trường hiểu nỗi khổ của bà mẹ tử sĩ, vẫn dành cho cụ sự ưu ái như trước.

Cụ bà Kaley nói thêm, sau này, khi thấy người Việt nam qua định cư ở Mỹ năm 1975, cụ hiểu được tại sao các bạn có mặt ở đây và tại sao con tôi phải hy sinh trên đất nước các bạn. Cụ nói, chiến tranh là tàn phá và huỷ diệt. Vì vậy không lấy làm lạ, con tôi cũng bị cuốn hút vào quy luật thảm thương đó. Tôi mất con, các bạn mất đất nước phải ra đi, sự đau sót nào cũng dày xéo tận cùng tim gan. Nay tôi không còn gi nữa cả, không chồng, chồng đã ra đi vì đau buồn và bệnh tật. Không con, con đã rong chơi trong cõi vĩnh hằng. Nay tôi chỉ còn lại tuổi già và sự cô đơn nên chuyển về đây!

Cụ bà còn tâm sự thêm, nay được sống những ngày mưa bão cùng gia đình các bạn, được sự chăm sóc ân cần và hiếu khách của các bạn khiến tôi cảm động và thầm nghĩ: Các bạn đã cho tôi hơi ấm của tình lân lý và nhân quần theo đạo nghĩa của người Việt Nam. Wonderful ! Wonderful. (kỳ diệu quá, kỳ diệu quá) Cụ nói trong mếu máo và bỗng vỡ oà tiếng khóc vì không kìm hãm được nỗi niềm riêng mà bao lâu cụ bị dồn nén, ấp ủ trong lòng không có dịp tõ bày cùng ai. Nay dòng suối lệ thay lời cụ tuôn trào như mang theo những gì cụ muốn tỏ bày. Bờ mi nhăn nheo bé nhỏ của cụ không còn là đê đập ngăn nổi dòng lệ. Khác nào cơn bão đang nỗi lên trong lòng cụ!

Bão do thiên nhiên gây nên tổn hại hằng chục tỷ dollars, về lâu về dài, con người có thể phục hồi được. Duy có cơn bão trong lòng, do thời cuộc và tâm não gây nên, vết hằn đó khó xoá mờ được với cụ Kaley. Nghe cụ, nhìn cụ, chúng tôi xúc động và cùng nhau vây quanh cụ để tỏ tình thương mến nhiều hơn.

Khi cơn xúc động có phần lắng dịu, tôi dìu cụ về lại nhà. Mấy dịp sau thấy cụ yếu dần, rồi được tin cụ vào nhà thương và ít lâu sau nữa cụ đã ra đi... Đi theo David về miền miên viễn... Chắc giờ nầy, hai mẹ con cụ đang gặp nhau, đang cùng rong chơi đâu đó trong cỏi an tịnh vĩnh hằng...

Viết mấy dòng nầy nhân ngày giỗ thứ 4 của cụ. Xin thắp nén nhang tưởng niệm cụ như một người mẹ, dù không cùng huyết thống, không cùng đầu đen máu đỏ như người Việt, nhưng tim cụ cùng nhịp đập, cùng thổn thức bao nỗi chua xót cùng người Việt nam ta. Cụ cũng đã trực tiếp hy sinh núm ruột của mình là chàng tuổi trẻ David cho Việt nam trong cơn nguy biến vì đại hoạ Cộng sản.

Cụ Kaley là hình ảnh một bà mẹ chiến sĩ, như bao bà mẹ vĩ đại khác của Việt nam, đã hy hiến đời con mình vì độc lập, tự do cho tổ quốc Việt nam chúng ta.

Ngô Văn Thu

Ý kiến bạn đọc
31/08/201418:23:02
Khách
Bai viet về cụ già thật cảm đông.! Biét bao bà mẹ mỹ đã đau dớn nhu cụ khi hung tín báo về.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,544,889
“Chồng tôi là lính VNCH. Thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính,” tác giả kể. Bà sinh năm 1948.
Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng,
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator
Tác giả sinh năm 1963, đến Mỹ từ 1989, an cư tại San Jose, công việc: Kỹ thuật viên xét nghiệm. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông. Mong Lý Anh Tuấn sẽ tiếp tục viết.
Gia đình và bạn hữu đang sửa soạn thất tuần tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. “Anh Hoàng, Chị Vi” là tựa đề do toà báo đặt theo nội dung thân tình của bài viết.
Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose, đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo online.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, cây trái quê hương.
Nhạc sĩ Cung Tiến