Hôm nay,  

Tuổi 70... Chán Mớ Đời!

17/08/201400:00:00(Xem: 18192)
Tác giả: Captovan
Bài số 4303-14-29703vb8081714

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết về nước Mỹ 2005 và vẫn liên tục viết, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Năm 2014, với bút hiệu Phila Tô và bài viết hướng về các Thương Phế Binh VNCH 39 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, ông là một trong 11 tác giả vào danh sách chung kết.

* * *

Thời tiết Little Saigon vào những ngày cuối năm khá dễ chịu, trung bình ban ngày là 65F, nắng nhè nhẹ đủ mặc áo ấm dạo phố ngắm hoa tết, ban đêm 45 F, hơi lạnh nên cần dựa lưng vào nhau để tìm hơi ấm. Tại sao không quay mặt vào nhau cho ấm mà lại dựa lưng hay còn gọi là "chung lưng đấu cật"? Tại vì tuổi 70 ưa "chung lưng đấu cật" nên dẫn đến đấu khẩu, chuyện gì cũng tin vào số tử vi, vì em mạng thủy, anh mạng hỏa nên khắc khẩu. "Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục*" (*hút thuốc lào) nên mới có chuyện này để kể nhau nghe.

Sáng Thứ Bẩy, tôi chăm chú đọc Việt Báo Xuân, có nhiều bài viết hay quá, nhất là những nhà văn từng đoạt giải thưởng VVNM như Bồ Tùng Ma, Anne Khánh Vân, Tân Ngố, Nguyễn Trần Diệu Hương và Tam Cô Nương họ Trương. Mắt tôi dán vào trang báo, tai nghe: "Đón Giao Thừa Một Phiên Gác Đêm".

Trong không khí Tết mà đọc báo Xuân nghe nhạc Xuân khiến quá khứ đời lính chiến hiện về như suối chẩy, nhớ thương đồng đội xưa, người đã trả nợ xong Tổ Quốc thì nay hồn vật vờ nơi đâu? Đã có anh nào lọt được vào Niết Bàn hay Thiên Đàng chưa? Còn những anh chưa trả xong nợ non sông thì nay trôi dạt phương nào, nhưng chắc hẳn đã là thương phế binh cả rồi, dù không què cụt, nhưng đời lính chiến mà vào tuổi cổ lai hy là hiếm lắm đấy, nếu còn lảng vảng đâu đây thì cũng là phế cả rồi, tuổi 70... chán mớ đời!

Đang lang thang trên chiến trường xưa, nghêu ngao: "Nếu mai không nở thì anh đâu biết.." thì tôi bỗng tiếng cấp chỉ huy cao giọng:

_ Anh ơi! Ra "hép" em tí nào.

À thì ra không phải chiến trường, mà đang tỵ nạn trên đất Mỹ, tiếng quát không phải của cấp chỉ huy mà là nội tướng nên tôi vội vã trả lời:

- Cái gì thế, anh đang bận.

- Lúc nào cũng bận, có lúc nào mà anh không bận gì để em còn nhờ vả anh tí, nhờ anh "hép" tí ti, chứ anh cứ ôm riết cái lab thì ai ôm em.

- Có ôm cải gì đâu, đang đọc Việt Báo Xuân mà. Thôi được rồi, anh ra đây, nào "heo với hép" cái gì nào?

- Kéo cái bàn này vào trong kia, xoay lại bộ salon để có chỗ cho em trưng mấy chậu hoa tết. Nhớ hút dùm bụi cho sạch để em đặt chậu hoa lan mà mấy chị ấy tặng hôm thượng thọ, xong rồi..đi rửa tay và tiện tay thì thanh toán luôn mấy cái bát đĩa mà tụi nhỏ ăn xong còn bỏ đó, xong rồi anh...

Không cần nội tướng nói tiếp, tôi nói thay cho nàng những gì đã từng nghe nhiều lần

- Xong rồi anh mở máy giặt, vặn load size về large, nước chảy một chút là cho 2 thìa Tide, chờ cho tan savon bột rồi mới cho từng cái áo vào v.v.. có đúng không nào, anh thuộc lòng rồi.

- Thì toàn là quần áo của anh chứ ai, quần áo thay ra rồi cứ vất cả đống trong hộc tủ, không nhắc giặt thì hết áo sạch rồi anh lại nhặt áo cũ lên mà mặc, hôi như cú. Nhớ là sau khi máy giặt chạy thì thêm một chút clorox vào cho trắng...

Tay na`ng thì xoay-xoay mấy chậu bông, ngắm nghía, miệng thì dặn điều này điều kia, nàng không cần biết chàng có nghe, có hiểu và có thi hành lệnh hay không nhưng cứ nói và nói, cứ dặn rồi rặn. Nếu đống quần áo vẫn còn đó thì nàng lại lui cui đem giặt mà không hề thắc mắc.

Đem quần áo ra máy giặt, tôi làm theo lời bà dặn, trong khi máy chạy, nhìn sang vườn hàng xóm, thấy 2 ông bạn già đang trà đạo. Một anh tên Dõng gốc lang Tây, một thầy tên Lang gốc thuốc Nam, Tây-Nam luôn khắc khẩu nhưng lại thân nhau. Thấy chén trà nóng có hương, tôi quên máy giặt mà ghé lại chỗ 2 ông kiếm câu chuyện làm quen:

- Chiều Thứ Bẩy sao hai ông rảnh rang thế này, không sợ bị bà chiếu tướng à?

- Mấy bả đi mua lá chuối, nếp, đậu, thịt về gói bánh chưng rồi, sớm lắm cũng phải chiều mới về, “không gì quý hơn tự do”, làm một hớp “móc câu” đi, Thái Nguyên đấy, không phải Thái Đức đâu mà lo, mà sao ông cũng rảnh quá vậy?

Hỏi nhưng không chờ tôi trả lời mà 2 ông tiếp tục câu chuyện dang dở. Thèm cái không khí tự do, tôi ngồi lại yên lặng nghe 2 ông chuyện trò:

* * *

- Lang Ta: Thấy vợ con người ta mà ham!

- Lang Tây: Nói năng cẩn thận tí nghe bố, không phải ỷ già rồi muốn nói sao thì nói, lạng quạng bọn trẻ nó nghe được nó bảo mình già dịch.

- Ừ, thì mình cũng có “dịch” thật, dù dịch ít hơn xưa. Nhưng nói thật ông nghe, dạo sau nầy bà nhà tôi đổi tánh ghê quá, đôi khi tôi phải bỏ nhà đi vòng vòng ngoài vườn, ngoài phố cho nó thoáng cái đầu.

- Ông làm như chỉ có một mình bả - Không phải vậy, bả nhà tôi tự nhiên trở nên kỳ cục, hồi nào tới giờ có khi nào bả ghen tương gì đâu, dù bóng gió, mấy mươi năm rồi lúc nào cũng hoà hợp hòa giải hết sức vui vẻ, ông cũng biết tính tôi m. Tôi muốn đi đâu, lúc nào thì cứ đi, bây giờ gần đất xa trời tự dưng bả lại kiếm chuyện. Mỗi lần tôi ra Bolsa, Phước Lộc Thọ tìm mấy người lai rai cà phê là bả cằn nhằn cử nhử: “Đi đâu đi hoài, ở nhà một chút có được không...”, nghe riết bực cả cái mình.

- Bực mình rồi ông có cự lại bả không? Ông không thấy ghen đó là biểu hiện của tình yêu còn nồng ấm, chưa cần "hấp hôn" hay sao? Sở dĩ hồi này mấy bà "đổi tánh ghê quá" vì chính cánh "đần" ông chúng ta cũng quá quắt, hãy mở to mắt nhìn quanh ta xem có bao nhiêu trâu già tìm về quê gặm cỏ non, mà cỏ non toàn là loại tẩm hóa chất, thế là các ông mang "ếch" về xứ tỵ nạn để chiên bơ, gieo rắc đó đây những mầm mống bệnh hoạn. Tôi là lang Tây nên tôi rành mấy ông quá mà, trước khi về quê thì xin thuốc vào-ra.., sau khi trở lại Mỹ thì xin thuốc điều trị ếch...

- Ai tôi không biết, nhưng tôi thì "jamais, never", vậy mà cứ bị cằn nhằn, lúc đầu thì không cãi, một sự nhịn là chín sự lành, nhưng thét rồi phải cự, con giun bị xéo lắm cũng phải quằn, giun tôi quằn là chuyện đương nhiên.

- Bả đã già mà gặp con giun của ông thì bà ấy sợ hết hồn là phải rồi, nên bả cằn nhằn là quá đúng. Tội nghiệp bà già nhà ông.

- Tội cái quái gì, ông chưa lâm cảnh tôi thì chưa biết nên mới mạnh miệng đó thôi. Ngày xưa tôi đeo bả miết, đi xa là nhớ, lúc nào cũng muốn ở bên nhau, mi nhau, có nói câu nào đâu. Nhưng nay thì khác, cứ cho là tình yêu còn ấm, bả không muốn cho tôi đi ra ngoài, lúc nào cũng muốn gần nhau (như ông nghĩ), nhưng ấm quá thì "hot", bả không "I love you" mà "take care" tôi quá kỹ! Này nhá, tôi vừa vào R.R thì bả đã nói:

- "Đi cho gọn gàng, đừng có vung vãi, coi chừng ướt đôi giầy tôi mới mua cho ông đấy". Tôi để cuộn giấy cho thuận tay thì bà ấy xoay lại. Tôi vừa mở tủ thì bả nhắc "nhớ đóng lại nghe ông". Mới ngồi vào computer check emails, đọc tin tức thì bả hỏi: "Ông coi hình gì thế?" Thế có "hot" không chứ.

- Vậy chỗ anh em, tôi hỏi thật ông nhá, có bao giờ ông clean up RR không? Chắc chắn 99% là không rồi. Ông không ngồi đái như… mà đứng khiến nó văng tứ tung, khai ai mà chịu nổi. Có bao giờ ông mở tủ ra lấy cái gì đó rồi bỏ đi khi cửa tủ cứ mở toang-hoác? Có bao giờ ông "chếch meo" nhưng lại tò mò đi tìm hình con gái nhà nghèo không?

- Đôi khi cũng quên đóng của tủ, còn đi tìm hình con gái nhà nghèo thì không, nhưng tại mấy thằng bạn già dịch nó cứ forward hình ấm ớ thì tôi phải check để còn delete đi chứ.


- Đấy đấy, "lỗi tại ông, lỗi tại ông mọi đàng". Toàn là tuổi 70… chán mớ đời!

Tại ông không hay, không biết… chớ bà nhà tôi cũng như bà nhà ông, và bà nhà ông thì cũng không khác bà nhà các ông khác, như thiên hạ cả thôi. Chả có gì mới lạ dưới ánh mặt trời, nhưng tôi thì không như ông, chẳng bao giờ tôi cự nự lại bà nhà tôi cả. Không phải tôi không "nhạy cảm", mà cũng bực mình lắm chớ, đôi khi "muốn kêu một tiếng cho dài kẻo câm", nhưng tôi hiểu rằng mấy bà thuộc giai cấp "cổ lai hy" đều mắc phải cái bịnh than, bịnh lo, bịnh sợ. Họ sợ những bất trắc đang rình rập họ, nào tai nạn, nào bịnh tật, nào chết chóc... Họ sợ có chuyện gì không ai giúp đỡ, nên cần có người bên cạnh, nhưng có người bên cạnh thì có cắn nhằn, tóm lại họ sợ cô đơn. Ông cũng còn may là bà nhà chưa nuôi chó, nuôi mèo để thế ông mà hủ hỉ cho đỡ buồn.

- Thì đồng ý, nhưng đi một chút cũng không xong thì chẳng lẽ tôi phải ngồi ở đầu giường nghe bả "tụng kinh" và canh chừng bả hay sao? Mà có ngồi gần thì bả lại chê hàm răng không trắng, cái lông mi dài quá sao không cắt đi, sao không bôi lotion cho cái da mặt bong-bóng một tí. Tôi vẫn phục cái tài tỉnh bơ của ông, tôi thì rất dễ xì-nẹt.

- Thì ai lại chẳng xì-nẹt, nhưng phải biết "làm chủ" mấy sợi dây thần kinh của mình, thế thôi. Thú thật tôi không bao giờ lên giọng với bà xã, cũng chẳng khi nào cằn nhằn cử nhử gì hết. Khi có chuyện không bằng lòng làm tôi xì-nẹt thì tôi đi chỗ khác chơi, cắn chặt hai hàm răng lại, không cho cái "lưỡi rắn" nó thò ra lải nhải gì hết. Khi nào trời yên biển lặng tôi sẽ đi đường lưỡi sau. Vậy là vui vẻ cả nhà và vui vẻ dài dài, có gì khó đâu. La hét ngay tại chỗ chỉ mất hòa khí, chẳng ích lợi gì. Những cái sứt mẻ tí ti đó lâu ngày tụ lại thành bể nát.

- Khổ nỗi khi bả cằn nhằn mà tôi im lặng bỏ đi chỗ khác cho êm nhà thì bả lại cho là mình coi thường bả, không thèm nghe bả nói, thế mới chết. Biết sứt mẻ dồn nén có ngày bể nát, lành làm gáo, bể làm muôi. Biết vậy nhưng không nhịn được…

- Ông nói chuyện ngộ thiệt, biết vậy mà không chịu nhịn là sao?

- Không phải ai cũng làm như ông được. Tôi nói thiệt cho ông biết, tuy già nhưng vẫn còn… tình cảm, tôi vẫn thấy bả đẹp, khi thấy bả cười là tim tôi cũng đập loạn nhịp vậy, tôi mon men đến… thì bả cằn nhằn: "muốn cái gì đây?" khiến tôi wuê một cục, đang muốn hạnh phúc nhưng tiếng cằn nhằn cự nự đốt tan hết mọi tình cảm hứng thú. Tụi tôi đều biết ông không giống ai. Mấy thằng chưa biết ông, nghe nói vợ chồng ông không bao giờ cãi nhau, tụi nó đếch tin và cho là ông "pas normal".

- Họ nói có khi đúng, ở đời cái gì mà bất bình thường nhưng có nhiều người nghe, nhiều người làm thì cái đó đúng, còn cái thật sự đúng, là chuyện bình thường nhưng vì chẳng có mấy người "chấp nhận được" thì nó trở thành chuyện không bình thường. Đó cũng chính là cái cốt lõi của dân chủ: "thiểu số phục tùng đa số", đa số thắng.

- Sẵn đây tôi hỏi ông luôn, ông làm sao mà nhịn hay vậy?

- Chẳng có gì khó hết, tôi đặt mọi việc trên căn bản tình yêu, nếu ông thật tâm thương yêu bà xã thì phải luôn nhớ điều đó để không bao giờ nói lời xúc phạm đến tình yêu kia, v ngư?c l?i, b? cung th?, c? hai đ?u ph?i nh? k? đi?u đĩ, nĩi gì thì nĩi, nhưng xc ph?m đ?n tình yêu thì không đư?c. Trong tình yêu còn có sự kính trọng nhau, nếu ông ý thức đúng mức điều nầy thì ông sẽ chẳng bao giờ xài xể người m ông đã từng quì gối, ôm chân, bắt giò, theo đuổi trong hồi h?p, lo âu, sầu khổ, ăn không ngon, ngủ không nhắm

- Nghe ông nói sao dễ quá...

- Thật ra thì chẳng dễ cũng chẳng khó, chỉ có chịu khó suy nghĩ và luyện tập. Chí công mài sắt có ngày nên kim. Tôi đã suy nghĩ từ thuở vừa lớn khôn, và tôi cũng đã sớm hiểu câu văn ôn võ luyện. Không có gì mà ngày trước ngày sau là đạt được. Đặc biệt cái hạnh phúc gia đình đòi hỏi ph?i biết mình, hiểu đời, phải biết cách thương vợ, thương con. Ừ, nĩi đến việc yêu thương thì ngoài những “kiểu”, còn phải biết “cách” nữa, chớ không phải muốn yêu thế nào thì yêu. Mà muốn biết được cái “ki?u cách” đó thì phải hiểu “đối tượng”, tức phải “biết người biết ta”. Cũng như bất cứ chuyện gì, muốn biết thì phải chịu khó bỏ công quan sát, suy nghĩ, chỉ có vậy thôi, có gì rắc rối đâu. Cái rắc rối chính là chuyện “đối tượng” không chịu biết, không chịu hiểu như mình. Mà ở đời khi bánh ít đi mà bánh qui không lại thì chuyện cơm không lành canh không ngọt gần như là hậu quả đương nhiên, khó lòng tránh khỏi, bởi vì sức người có hạn, nhường nhịn nhau cũng chỉ tới chừng mực nào đó thôi. Nghĩ cho cùng thì “vạn sự khởi đầu nan”, thưở ban đầu chỉ biết có cái đẹp, sau đó đa số đều gặp phải lắm vấn đề nan giải, cĩ khi phải đi tới tan v?. Thường những người trời cho đẹp lại hay lo chăm sóc cái đẹp bên ngồi nhiều hơn cái tâm.

- Ông triết lý kinh bỏ mẹ! Làm thế quái nào mà biết được ai chăm lo cái tâm? Chăm lo cái sắc thì lộ li?u dễ biết và dễ lôi cuốn hơn. Một người không đẹp ông lấy gì bảo đảm tâm họ đẹp, và ngược lại?

- Ai bảo đảm được chuyện đó cho ông? Chỉ có ông ráng mở to mắt ra mà quan sát, suy nghĩ. Ông quên câu “xấu đẹp tùy người đối diện” rồi à? Ông nên nhớ rằng cái tâm không dễ gì bị tàn phá, chớ cịn cái đẹp thì nó như sương như khói vậy. Chẳng lẽ ông không hiểu chuyện đó? Vả lại ông bà đã dặn “dạy vợ từ thưở ban sơ mới về”. Chờ đến lúc cổ lai hy thì chẳng còn gì để nói nữa.

- Vậy bây giờ ông bảo tôi phải chịu trận cho tới chết à?

- Bộ ông tính bỏ bả vô viện dưỡng lão cho rảnh nợ hay sao?

- Đôi khi bực quá tôi cũng có ý nghĩ đó, không thì chính tôi vô...

- Nầy, tôi nói cho ông biết, làm như vậy là bất nhân, bất nghĩa đó nghe.

- Tại sao vậy?

- Không những bất nhân bất nghĩa mà còn bất xứng nữa. Ông đã cưới bả chớ bả có cưới ông đâu! Nhờ bả ông mới có một thời gian sướng đời, hạnh phúc. Những lúc ông xa nhà vì chiến cuộc, rồi vì học tập cải tạo, ai lo cho đàn con? Ai lo thăm nuôi ông khi b? đói khổ trong lao tù? Ai sầu ai khổ trong cô đơn? Bây giờ ông định phủi tay quên hết tình nghĩa ấy ư? Tôi nói cho mấy ông nghe, đây chính là lúc các ông đền ơn đáp nghĩa người mình từng yêu thương và cũng từng, cũng vẫn yêu thương mình, dù nay có chút khó tánh vì tuổi tác. Tôi thấy cũng cần nhắc ông một chuyện, ngoài tình yêu lứa đôi, ông nên “đính kèm” tình thương thân phận làm người, rồi ông sẽ hiểu ra mọi việc dễ dàng hơn. Tôi có cảm tưởng đã đòi hỏi mấy ông quá nhiều. Giờ chỉ cần khuyên ông ăn ở sao cho đáng mặt “anh hùng”, thế thôi./. (Lời của ông lang Tây Đông Vân)

* * *

Ngồi bên hai ông, môi nhâm nhi ly trà móc câu, hàm răng giả trệu trạo nhai miếng kẹo đậu phộng mùi nhang, nghe hai ông bạn già "già mồm" với nhau, tôi cũng học được vài điều hay hay. Đứng dậy ra về tôi mới sực nhớ đến cái máy giặt, nhưng lại không nhớ đã cho hết quần áo vào chưa? Khổ thế đấy, làm trước quên sau, bị bả cằn nhằn đâu có oan.

Ơ! Quần áo trong máy giặt đâu rồi nhỉ? Mở máy sấy, tôi thấy đầy trong đó và đã khô cả rồi. Ai làm việc này thay tôi thế nhỉ? Còn "ai trồng khoai đất này" nữa, chính bả. Liếc thấy bả đang lau cái bếp, hình như ông bà Táo sắp về chầu Ngọc Hoàng, tôi giả đò như không biết, huýt sáo toan lên lầu mở laptop ghi chuyện của hai ông Lang để làm cẩm nang thì nàng gọi giật lại:

- Đi đâu đi hoài vậy? Ở nhà một chút có được không? Đưa dùm tôi chai cleaner 409 đây.

Hình như bả quên chuyện cái máy giặt, nhưng thấy mặt thì lại đặt tên, sai liền. Biết lỗi bỏ cái máy giặt cô đơn, tôi không dám cự lại mà vui vẻ nhận lời:

- Yes Mom.

Tuổi 70… chán mớ đời!

Captovan

Ý kiến bạn đọc
26/08/201420:42:57
Khách
Hay đọc Bác trên tập san Đa Hiệu và Biệt động Quân.Chuyện chiến đấu Bác viết thật hay mà chuyện già cũng thật thâm thúy.Đọc đề chờ ngày mình "Thất thập cổ lai hi".He he
18/08/201416:36:57
Khách
Hay. Văn dí dỏm . Vui .

Trời sinh mỗi người mỗi tính . Cùng lớn lên dưới một mái nhà mà còn khác tính, nói chi đến hai người - một nam một nữ - quen nhau chỉ trong một thời gian ngắn, rồi ...Trời đất ! ký giấy thoả thuận sống với nhau tới răng long tóc bạc, thế thời làm sao tránh được khỏi những xích mích, cãi cọ trong cuộc sống lứa đôi hàng ngày.
18/08/201414:10:37
Khách
Tác giả viét răn đời mà ý nhị quá. Đàn bà dù đẹp cỡ nào đến khi buóc vào tuỏi xế bóng họ bị mất tự tin đâm ra ghen bóng ghen gió một cách kỳ cục. Các đấng lang quân nên hiẻu đuọc như vậy ma thông cảm cho các bà nghen.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,576,649
Với bài “Lính Mỹ Gốc Nail” và 5 bài khác trong năm, tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Trần Du Sinh cho biết ông là một kỹ sư hàng hải, 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa.
Tác giả tên thật Nguyễn Vi Lam, 35 tuổi, hiện là cư dân Sacramento, cho biết ông đã theo dõi chương trình Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm nay.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nươc Mỹ. Sau nhiều năm phụ vụ như một viên chức tại miền Đông, bà chọn Little Saigon làm nơi hưu trí và tìm thấy an bình. Sau đây là bài viết mới nhất.
Trọng tội của chàng tài tử là chuyện 25 năm xưa: hai người Việt vô can bị chàng rủa xả và hành hung thậm tệ. Tác giả bài viết đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
“Hồ Trường” là bài thơ nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20 của danh sĩ Quảng Nam Nguyễn Bá Trác (1881-1945), viết trên đất Tầu trong thời ông hường ứng phong trào Đông Du.
Từ một góc cà phê Starbuck, nhìn đường phố và thế giới mù sương. Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Trong những ngày chờ Lễ Giáng Sinh năm nay, miền Bắc California có trận bão lớn. Mời đọc bài của Lê Nguyễn Hằng viết về người bạn thân từ thủa học trò Tuy Hoà. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014.
Như tựa đề, bài viết là một chuyện kể cảm động xẩy ra trong một chiều giáng sinh. Tác giả Phương Hoa, định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm nail vừa học.
Tác giả là một viên chức hành chánh, sau nhiều năm làm việc tại miền Đông, đã chọn Little Saigon để hưu trí. Với nhiều bài viết đặc biệt, bà cũng đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước.
Người Việt đầu tiên ở Quận Cam từ thời 1957 là điệp viên cộng sản Phạm Xuân Ẩn. Tác giả bài viết là người đã cấp thẻ nhà báo cho Ẩn.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến