Hôm nay,  

Chút Tình Tị Nạn

14/08/201400:00:00(Xem: 11891)

Tác giả: Nguyễn
Bài số 4300-14-29700vb5081414

Tác giả tên thật Nguyễn văn Mẫn, Sư phạm Qui Nhơn khoá 13, vượt biển năm 1978, hiện định cư ở Úc. Gia đình: vợ, 2 con. Công việc: technician bên viễn thông. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông. Mong tác giả tiếp tục.

* * *

Tôi rời cố quận năm 1978. Ghe nhỏ vượt biển. Tới được đất Phi, đến đảo nhỏ Mindoro, một tháng sau mới chuyển về trại ngoại ô Manila.

Dân số thuyền nhân ghe nhỏ chỉ có 14 mạng. Thuyền trưởng là một anh dân học Phú Thọ năm thứ 2, mới lập gia đình, mang theo 2 em vợ, 1 trai 1 gái. Thêm hai anh có vợ còn ở lại Quy Nhơn và 8 độc thân, trong đó có tôi.

Ngày mới vào cái đảo nhỏ nhỏ Mindoro này, cả nhóm được cho ở trong một trại giam bỏ không. Ngay hôm đầu đã lau chùi, dọn dẹp ngăn nắp, sạch sẽ, cảnh sát Phi cảm tình. Hai gia đình ở riêng, độc thân riêng. Kế trạm cảnh sát, bên kia là nhà thờ, trường học, dân cư thưa thớt, ngày đầu học sinh ghé qua thăm, dân Phi dễ thương, nghèo, hiếu khách, cho rau quả, gạo, trái cây...

Như anh chột trong vương quốc mù, nhờ (hoặc vì) biết chút anh văn, tôi cũng đụng dăm ba thứ rắc rối!

Số là ở đảo, cảnh sát có lạm dụng mấy cô độc thân (những ghe đến đây trước) tôi nói chuyện với dân và cho anh em hay, nỗi lo của gia đình anh bạn có cô em vợ khỏi kể, không biết bàn tính thế nào mà họ yêu cầu, năn nỉ tôi với cô ấy thành đôi vợ chồng.

- Tại sao tôi? Chọn người khác đi, trong nhóm có người thích cô Ngân.

- Dù sao anh cũng nói được Anh văn, dễ bề ăn nói. Cô chị giải thích.

Mỗi khi ra đường cô chị thường nhắc.

- Anh M. làm ơn đi gần Ngân, như vợ chồng dùm đi.

Phải giả là gia đình bình thường, ăn uống, đi lại, ở chung, trừ việc đó, chuyện ấy, (ai tra khảo mà khai?)

- Củng vì hoàn cảnh, sống chung, nắm tay là chuyện bất đắc dĩ. Xin lỗi.

- Anh không lỗi, tụi em còn mang ơn.

- Trong nhóm họ ghét. Họ nghĩ anh chỉ lo gia đình em, thiện vị. Có người thương em.

- Em biết, Thanh chứ ai, em không thích ảnh.

- Nên tế nhị vì Thanh nói với cảnh sát cũng phiền, anh mang ơn móc nối trong chuyến đi, nhóm cũng phức tạp, dân biển, nghiện rựu,thuốc lá... dễ mất lòng dân Phi.

Tôi học Anh văn, Tagalog, mấy soeur ghé cho đồ hộp, vệ sinh cá nhân và áo quần cho hai cô, chia phiên dọn dẹp, xem thiếu gì, xin mấy Dì, hỏi cảnh sát, qua thư viện học, đọc sách, quen hầu hết cảnh sát.

- Anh M. Về mau.

- Chuyện gì?

- Thanh bịnh, cảnh sát chở đi bịnh viện rồi.

- Lúc chiều thấy không có gì mà?

- Ảnh lên cơn sốt, nóng, lạnh, đắp mền, sợ quá kêu cảnh sát.

- Anh mau lên nhà thương, thông dịch, Ngân nói.

Thanh đang được chuyền nước biển. Y tá nói sốt rét, không sao, nhiệt độ giảm rồi. bác sĩ đến nói chuyện, hỏi về Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Xin ở lại, sáng về.

Qua chuyện nầy, Thanh thay đổi, bạn bè như trước.

- Ngân chăm sóc Thanh để không bịnh nữa, tôi nói.

- Mắc mớ gì đến em?

- Trên nhà thương bác sĩ nói bịnh tương tư đó.

- Hứ! Anh lúc nào cũng xạo!

- Nên bình thường, né tránh, không nói chuyện kể cũng tội.

- Còn ai tội cho em?

- Anh chứ ai.

- Tối ngày qua trường, ra biển, đi chơi với bạn Phi, thấy mặt đâu mà tội?

Ngày qua mau, hết tuần thứ hai thì không biết ai cho Khôi (thuyền trưởng) mang về chiếc Radio cũ, sửa lại, hát hò cũng vui, sau đó họ mang đến đủ máy móc hư nhờ sửa, trả sao cũng được. Có tiền vô là bắt đầu thấy chuyện chia rẽ mua xài riêng, thuốc lá, thực phẩm... và chuyện phải đến. Hôm đó tôi không ở nhà, về thấy ồn ào trong nhóm, có cảnh sát nữa. Số là gia đình Khôi và 2 em đi chơi, ở nhà ai lục lấy thuốc lá, về thấy, sinh gây gổ, đánh lộn, cảnh sát can thiệp. Thấy một em khóc, tôi giảng hoà hai bên, chuyện không đáng, làm nhục người VN... thấy êm cảnh sát ra về.

- Ai kêu cảnh sát vậy? Tôi hỏi.

- Em bị đánh, mấy anh dân biển vô binh, chị em họ chửi la, cảnh sát chạy lại phải bắn lên trời để dừng đánh nhau.

- Em nín đi, lần sau đừng làm vậy.

- Đâu phải mình em, sao em bị đánh.

- Anh biết em không hút thuốc.

Nam tên thằng bé bị đòn, có anh đi trước đang ở trên Manila, tôi có nhờ anh bạn Phi, lúc đi Manila chuyển dùm thơ liên lạc với anh nó.

Bây giờ thành hai nhóm sau vụ xô xát. Hai gia đình, em vợ, đứa em bà con và Thanh làm một nhóm.

Đang ngồi một mình trên bãi biển, nhớ quê nhà quá sức....

- Chào anh Man, (nói tiếng Anh) cô bé Phi.

- Hello, có gì không? Sao biết tên?

- Hôm anh mới đến, có ghé, anh bận với nhiều người, nghe họ kêu, mà tên dễ nhớ lắm.

- Vậy sao?

- Thấy trong toilet công cộng nào cũng có, nói xong, nó cười.

- Bà nó, tự dưng bị chọc, gà gô (đồ khùng tiếng Phi)

- Nó cười giòn khi nghe mắng.

-Ba thấy anh hay ra đây, mời ghé chơi, Ba trước có qua VN làm.

- Nhà em ở đâu?

- Bên kia.

- Về nói ba khi rảnh anh ghé, cảm ơn.

- Em về, chào....

Chuyện đánh nhau mấy Dì biết, hôm đem đồ đến đã chia thành 2 phần! Một giao thuyền trưởng, một cho tôi, dặn lo cho nhóm kia. Nghĩ củng buồn, chơi với bạn Phi nhiều, ít ăn cơm chung, tiếng Phi củng khá hơn. Tuần thứ 3 qua đi, chiều qua trạm cảnh sát chơi.

- Tôi biết gia đình anh là vợ chồng giả, anh cảnh sát nói.

- Ai nói chuyện này? Giọng chắc run...

- Nghe nói lại.

- Vậy cảnh sát ai cũng biết? Anh gật đầu.

- Bao lâu rồi?

- Củng mới đây.

- Tôi chắc gặp rắc rối?

- Chút ít.

- Xin anh nói rõ.

- Tùy anh, nếu không thay đổi hồ sơ, còn thì phải làm lại, gởi đi, ở đây lâu hơn.

- Xin lỗi, thực ra tôi cũng không muốn như vậy.

- Tôi hiểu, đừng nghĩ nhiều, thấy gia đình anh cũng vui vẻ. Anh cười.

Biết nói làm sao với mấy bạn cảnh sát kể cả trưởng đồn đây?

- Anh có chuyện gì buồn?-Ngân hỏi khi thấy tôi về.

- Không đâu.

- Có chuyện gì anh dấu em?

- Không ổn rồi, Cảnh sát họ biết chuyện hai đứa mình vợ chồng giả.

- Ai nói?

- Anh không biết ?

- Có rắc rối không? Mình phải làm sao?

- Anh chắc ra ở với bạn độc thân.

- Em ở đây một mình?

- Thì vậy, đâu là gia đình nữa?

- Thôi cứ như thế này, đến trại hãy tính.

- Ủa sao lạ vậy? Lúc đầu sợ.

- Con gái mới lớn, tự dưng như vậy, ai không sợ?

- Bộ anh là hải tặc?

- Xí, thân như con mắm mà hải tặc, tại chị nói như lửa gần rơm.

- Hổm rày bị cháy mấy cộng rơm rồi?

- Hứ, vô duyên.

- Vậy mà có ai đó thích, tôi cười.

- Mấy cô Phi mập chiều chiều ghé lại ai không biết.

Ông cảnh sát trưởng hỏi, muốn thay đổi giấy tờ không?

- Dạ không, tụi này thành vợ chồng thiệt rồi - ông cười, thiệt lo lắng vô ích.

Đi Manila, chia tay, chúc may mắn, sớm định cư...

Đến Mandaludong ngoại ô Manila, nhập trại, chụp hình, lấy dấu tay, chỗ ở là hành lang, đây là chung cư, bịnh nhân tâm thần loại nhẹ, có nhóm 13 người Nha Trang củng từ đảo xa nhập trại, 4 gia đình cộng 5 độc thân, một gia đình dỏm như tôi, đến cùng lúc nên dể thân. Tôi quen với gia đình anh Dân chủ ghe, mới cưới vợ, dẫn theo đứa cháu 10 tuổi, nhờ điền đơn từ, dẫn cháu xin học, hôm đi học thằng Cu dẩn theo đứa bạn cở tuổi, sau này biết là em cô có gia đình giả, tên Tí.


Trong nhóm, hầu như tự lo, trại có ban đại diện, trật tự, thông dịch, y tế... dân tị nạn có giai cấp, chủ ghe, có thân nhân nước ngoài, có tiền, mua sắm, ăn xài, còn lại sống nhờ trợ cấp Cao Uỷ... Tôi thuộc nhóm con bà Phước, gia đình thuyền trường ít thấy mặt, có chị ở Mỹ giúp đỡ, bảo lãnh, sớm định cư. Ngân muốn tôi đi chung. Thấy tự lo liệu được, hơn nửa không hợp với gia đình chị, nổ quá, gần gũi sợ trúng mảnh đạn! Họ thân thiện với Thanh. Ở đây cũng khỏe lo học Anh văn sáng chiều, rảnh chỉ bài cho thằng Cu, quen một anh khoá 12 SPQN, dân Lasan, giới thiệu sư huynh làm xã hội cho trại, sau khi biết tôi không thân nhân.

- Nước nào nhận, em đi.

- Vậy có tin frère cho hay. Chính ngài đã gởi đơn, giúp đi Úc sau này.

Không biết Nam nói gì với anh, họ đến hỏi tôi việc Nam bị đánh lúc ở đảo, xác nhận có như vậy không, tôi nói chuyện qua rồi, bỏ đi.

Chiều hôm sau, đang đọc báo thì gia đình Khôi về, ồn ào, hôi mùi rượu, chỉ mặt tôi la chửi, nào đâm sau lưng, xỏ lá... toàn lời lẽ không hay..im lặng, không biết lý do!

- Đm, sao mày không trả lời? nhào lại đánh, né, tránh, đở đòn,... hai chị em la hét, anh em can ra. Họ nghĩ tôi mét chuyện trên đảo, làm sém ăn đòn, nhờ mấy anh dân biển can thiệp, bao nhậu như xin lổi, say sưa, sanh ra ẩu đã!

Lặng lẻ, dọn sang nhóm Nha Trang, xin gia đình anh Dân lo cơm nước.

Ngân đến, tôi xin lỗi chuyện đánh nhau, có nhiều cách chia tay mà không cần đến xô xát.

- Sao đánh ảnh bầm mắt? Ngân nói với vẻ oán giận.

- Anh không cố ý, phản xạ thôi.

- Anh mà cố ý chắc chết rồi! Em ghét ai hung bạo.

- Thôi em về đi, hôm sau, thấy Khôi đeo kiếng đen...

- Anh M. chị Thu em. Thằng Tí nói.

- Chào chị, tôi M.

- Tôi biết,

- Chị tìm tôi? Có gì không?

- Đến cảm ơn anh, dẩn Tí đi học, chỉ dạy.

- Chị không bận tâm, dạy thằng Cu, sẳn chỉ luôn, ơn nghĩa ngại lắm.

- Ở Quy Nhơn làm gì, vợ con? Có thân nhân nước ngoài?

- Mới 22 tuổi vợ con gì?

- Bên ấy anh làm gì?

- Chị có đọc Trống Mái của Khái Hưng không? Tôi là Vọi.

- Xì, thân cò, qua cầu gió bay mà Vọi.

- Vược biên, đói khổ đó.

- Xạo, làm biển mà nói được tiếng Anh.

- Chị ở Nha Trang làm gì? có thân nhân xứ người? Chồng, con?

- Chưa chồng, có chi con? gái Bắc có khác. Gia đình anh sao rồi?

- Đường ai nấy đi, dọn qua đây chị thấy mà.

- Nghe chị củng như tôi.

- Tôi không may mắn như anh!

- Sao? Nếu chị không cho là tò mò!

- Tôi nghĩ chuyện tôi ai trong nhóm củng biết, tôi khinh ghét mấy anh.

- Ai dà, sao có tôi trong đó? Không nên quơ đủa cả nắm.

- Hôm đi lễ, thấy anh tới lui giúp Cha sửa soạn, nghĩ anh là chủng sinh, chị Dân nói về anh, mới đầu thấy đánh nhau, Tí theo anh, tôi mắng, không cho nó gặp anh.

- Chị không khó khăn quá, em còn nhỏ, cần chị.

- Nghĩ vậy nên nhờ anh, chỉ bảo Tí dùm.

- Chị khỏi phải lo.

- Anh tử tế, cảm ơn nhiều.

- Chưa biết nhau, đừng vội khen!

- Tôi thấy chị Ngân thương anh đó.

- Sao biết?

- Giác quan phụ nữ, anh đi học chị ấy thường qua chơi với chị Dân.

- Vậy là thương à?

- Anh chưa nói làm gì ở VN.

- Đang học năm đầu Sư Phạm Qui Nhơn, họ vô, bá nghệ, giờ ở đây, chưa biết sao!

- Phần chị?

- Tôi học xong 12, lý lịch xấu, phụ má buôn bán, có anh du học bên Tây Đức? Liên lạc và đang bảo lảnh, còn anh?

- Tôi không thân nhân, nước nào nhận thì đi.

- Anh không định đi Mỹ, nghe chị Ngân tính bảo lãnh?

- Thôi chị, cũng không muốn ơn nghĩa.

- Cũng trễ rồi, xin phép anh tôi về.

- Chào chị...

Sau này thường hay đi lễ chung mang theo hai thằng bé...

- Chà mới xa “vợ,” đã có người khác rồi, chị Dân chọc.

- Thôi chị, thấy mấy cô ớn quá rồi, mình xá dài, anh và cháu đâu?

- Chắc nhậu ngoài kia, anh ra kéo về dùm, thằng bé đi coi tv.

Ngày qua ngày, 2 tuần rồi.

- Cu mầy qua ở với tao, để chú thím có chút riêng tư - chị Dân liếc.

- Chú M. con chỉ ở đây, qua bên ấy sợ ma lắm.

- Vậy thì mau dọn đi, bên chỗ mầy, tối nghe ma giựt rầm rầm cả đêm.

- Chị Dân mặt đỏ lên, cúi vê tà áo, sau khi cho cái liếc đứt da.

- Hahahaaaa anh Dân cười ngặt nghẽo- anh M. hahaa tôi muốn là làm, không ai ngăn được đâu,

- Tôi đi ra ngoài, nói bậy lát chị Dân bỏ đói.

Ngày mai gia đình cô Ngân đi Mỹ, chị Dân nói, khi vừa thấy tôi về.

- Đâu liên quan gì, tôi không gặp họ cả tháng nay.

- Cô ấy thương anh, lời anh Dân.

- Thôi anh ơi, với không tới.

- Lúc chiều Khôi đến đây tìm anh, nhắn lát nữa anh về mời qua dự tiệc chia tay, họ làm hoà anh củng nên qua.

- Anh chị và cháu ăn cơm, tôi đi.

Anh chờ xíu, chị Dân trao cho gói quà, anh viết vài chữ vô đây.

- Cho ai?

- Anh thiệt, vợ chồng mà mau quên quá! Nhắn dùm rời nơi đây hảy mở.

Gia đình Khôi vui vẻ, mọi người tay bắt mặt mừng.

- Em sợ anh còn giận không đến, Ngân nói.

- Anh giận em bao giờ đâu mà còn? Nhìn Ngân tôi khen, chà Ngân lúc này đẹp ghê.

- Đẹp làm gì hả anh?

- Cho anh gởi món quà,

- Anh đến em vui rồi còn quà cáp nữa, cảm ơn anh.

Thấy Thanh xớ rớ lại tôi xin phép qua chổ mấy ông thần nước mặn (dân biển). Khôi nói vài lời, chúc anh em sớm định cư, hẹn gặp lại....Tôi đáp trả, cảm ơn thuyền trưởng, chúc gia đình đi bình an, sớm ổn định... Mời nâng ly...

Tiệc tàn, phụ dọn chiến trường, dìu thương binh đi ngủ. Tôi không uống, Ép dầu ép mỡ ai nở ép....bia, xin tha cho, cũng chỉ một chút gọi là...

- Anh chúc Ngân ra đi bình an, mai chắc không tiễn.

- Em qua bển tìm bảo lãnh, mong anh đi Mỹ...

- Không phải bận lòng, nước nào nhận trước là anh đi, chào em.

Hôm sau, chị Dân trao gói quà.

- Ai gởi vậy?

- Cô Ngân, dặn khi đi rồi trao cho anh, biết anh không nhận, cổ năn nỉ, coi như lời xin lỗi và cảm ơn anh mọi chuyện. Chắc có nói trong thơ.

Đó là là bộ đồ, một lá thơ.

- Chị Dân ơi, chị làm tôi mang nợ rồi!

- Thôi chuyện qua rồi, anh đừng buồn, giận.

- Có chuyện gì vậy? Thu ghé lại hỏi. Chị Dân giải thích.

Cô Thu ở chơi, Tôi ra ngoài.

- Cho em đi với.

- Đi theo, lây cái bực mình đó.

- Sao anh khắt khe với chính mình?

Những gì tôi nói ngày trước với cô nay được lập lại.

- Dạ vâng, em nghe rồi.

- Anh chọc em? Về phải làm gì biết không?

- Bắt chị Dân trả lại quà,

- Hứ, đùa không đúng lúc, anh nên xin lỗi chị Dân.

- Vâng, tôi nói giọng Bắc.

- Nghĩ củng lạ, khinh ghét thì buồn giận, mà thương sao cũng vậy? Thu lý lẽ.

- Tại anh không muốn nợ ai.

Anh chị Dân nói từ lúc quen tôi, Thu hoà đồng, trước im lặng ôm gối, một mình, cô Ngân hay hỏi về Thu... gia đình anh coi như em gái, cảnh sát biết vợ chồng giả, phải hơn hai tháng ở đảo, thay đổi giấy tờ, thằng Tôn (chồng giả) bị ăn đòn nhiều lần vì nham nhở, cô ấy khóc nhiều, sau đó xa vắng, lạnh lùng, không chuyện trò với ai.

- Tôn nó thương cô Thu? Tôi hỏi.

- Thì vậy, ai mà ưa được nó...

- Anh M., cô nào anh chọn chưa? Chờ vợ bảo lảnh đi Mỷ, hay đã có cô Thu? Anh Dân hỏi.

- Tôi sẽ đi Úc, Thu đi Tây Đức. Không có gì đâu.

Nhớ câu ca dao xứ mình tôi ngâm nga:

Yêu chi cho uổng công tình,
Nẫu về xứ nẫu bỏ mình bơ vơ.

Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,572,364
Department of Engineering của tôi đang làm có khoảng 150 kỹ sư. Hầu hết là phái nam.
Phan là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí xuất bản tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài viết về nước Mỹ,
Với bài viết “Sàigòn lớn nhỏ đều nhớ anh”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, là một cựu sĩ quan VNCH,
Chương Vũ chưa lần nào viết cho chương trình VVNM, nhưng vì lòng yêu mến các tác giả, đã tự nguyện cáng đáng tiệc họp mặt Việt Bút hàng năm tại Văn Phòng Bảo Hiểm của anh.
Tác giả là cư dân San Dimas, California. Trước tháng Tư 1975, tại Sài Gòn, cô từng cộng tác với tần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California.
H. Tịnh là tác giả sách “Bên Vực Tự Kỷ - Tất cả về... Tự Kỷ và Học Đường.” Với gần 500 trang sách khổ lớn, 8.5-11, đây là một công trình sưu khảo công phu, tâm huyết 10 năm của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm, và là một thành viên đi đầu trong phong trào chống cưỡng bách hồi hương tại trại PFAC.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,"
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến