Hôm nay,  

Ngồi Yên Một Chỗ

06/05/202000:00:00(Xem: 6918)

Trần Ngọc Ánh
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.


***

Chưa bao giờ trong một ngôi nhà cả gia đình được dịp xum họp lại có nhiều tâm trạng khác nhau như vậy, lũ nhỏ thì khoái chí được nghĩ hè sớm, ở nhà tha hồ bày trò chơi, người lớn lại thấy rảnh rổi, vợ chồng có thời gian tâm tình với nhau nhiều hơn, bù lại những năm tháng hai đứa giống như sao hôm sao mai, muốn tăng nhân số cũng không có cơ hội. Còn mấy ông bà già gân cốt chút đỉnh, trước đây thích tụ tập bạn bè cà phê, chơi cờ tướng, xoa mạc chược hay bơi lội trong Gym, bây giờ bị cái vụ mắc dịch này bó tay bó chân, cách ly ở nhà giống như ở tù, thấy ngày như dài hơn.

 Tù CS hồi xưa đói khổ bệnh tật và hổng biết chết lúc nào, còn tù bây giờ sướng thấy mồ, cơm nước đầy đủ, tivi, computer, karaoke, nếu nhà đông người rủ lắc bầu cua hay quánh bài tiến lên cũng vui quá chừng, tự cách ly ở nhà còn được tiếng có tinh thần trách nhiệm, hạn chế lây lan để bảo vệ sức khỏe cộng đồng v.v Nhưng thiệt tình trong vụ này cũng hổng biết chết lúc nào, cái con virus này nó tàn sát ghê gớm lắm, biết đâu được mình bị dính chấu mà không hay, trong khi tin tức trên mạng thì tràn lan từ cách phòng ngừa đến cảnh báo các triệu chứng của dịch bệnh qua từng giai đoạn và thậm chí còn có người quả quyết phương pháp chữa dứt, xóa sổ con Corona virus chỉ trong vài nốt nhạc bằng phương pháp xông hơi hay uống thuốc nam, nước chanh.

Thiệt tình, dân mình nhạy bén mấy cái vụ này ghê.

Mỗi ngày theo dõi tin tức về cơn đại dịch Covid-19, số người chết và bị nhiễm được tính bằng phút trên toàn thế giới, hỏi sao không lo? Lo cho con cháu, người thân của mình, tụi nó còn trẻ quá, có chuyện gì xảy ra thì tội nghiệp, nhưng hình như mấy đứa nhỏ sống lạc quan hơn mình tưởng, nhất là thế hệ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bọn chúng chưa bao giờ đối mặt với chiến tranh chết chóc hay dịch bệnh đói khổ như thời cha mẹ ông bà lúc họ còn ở quê nhà, nên đa phần còn ngây thơ, “chưa thấy quan tài”

Trước khi chính phủ Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước về Covid-19 thì dân Việt mình đã nhanh chóng gom hàng hóa “nhu yếu phẩm”từ các siêu thị về chất đầynhà. Kể ra thì cũng dễ hiểu cái tâm lý thủ thế đã ăn sâu vào máu của người Việt, nỗi sợ hãi của cái đói, cái thiếu thốn khó khăn trong thời chiến tản cư chạy loạn mấy mươi năm, rồi trãi qua những năm tháng ngăn sông cấm chợ, hàng hóa bị phân phối theo tiêu chuẩn khắc nghiệt của thời kỳ XHCN. Dù qua được Mỹ bao nhiêu năm rồi nhưng họ vẫn bị ám ảnh không nguôi, nên khi nghe có biến động là họ gom hàng tích trữ nhanh hơn người Mỹ, nhưng họ quên rằng đã ở cái xứ này thì không bao giờ bị đói, bị thiếu thốn hàng hóa tiêu dùng. Chắc chắn là như vậy. Những ngày đầu còn chen chúc ở các siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc, mấy kệ hàng trống trơn mà đa phần là khăn giấy vệ sinh, nước tẩy rửa sát trùng, gạo Châu Á, đậu Mexico, đồ hộp, thực phẫm khô.. Toàn dân ta trong tư thế sẳn sàng cố thủ và chiến đấu chống dịch ngoại xâm Vũ Hán, nhưng sau cơn khủng hoảng đó thì tuần sau chợ nào cũng đầy ắp hàng hóa trở lại, nhất là những mặt hàng rau trái thịt cá tươi roi rói, sao mà đói cho được? 

Bình thường trong tủ lạnh hay refrigetor nhàViệt nào cũng chứa đầy ắp thức ăn, nói thiệt có giới nghiêm cả tháng cũng chẳng nhằm nhò gì với dân ta huống chi “Stay Home” có vài tuần mà còn được phép đi chợ dài dài, mấy bà mấy chị đâu có lo.

Thương nhất là các trường học, mặc dù tụi nhỏ đã nghỉ cả tháng nay rồi nhưng các thầy cô vẫn phải lo phần ăn cho tụi nó y như còn đi học, phụ huynh có con từ 3-16 tuổi, không cần biết học trường nào trong khu vực, buổi trưa cứ ghé trường gần nhà lấy phần ăn miễn phí đem về cho tụi nó, hỏi sao mà đói cho được? Tôi nghĩ chuyện này chỉ có ở nước Mỹ.

Hồi trước tới giờ hàng hóa tiêu dùng trên nước Mỹ đa số là made in China, từ cây kim tới chiếc xe đạp, hồi mới qua tôi cũng thắc mắc hỏi bạn “ủa sao toàn hàng Tàu không vậy?, nước Mỹ sản xuất cái gì” anh bạn trả lời tỉnh queo “phi thuyền và bom nguyên tử”Thì ra cường quốc là chuyện có thiệt, họ dành thời gian và trí não để làm những việc vĩ đại hơn là ngồi may mấy cái khẩu trang bé tí. Nên khi có đại dịch xảy ra nước Mỹ chợt thiếu cái bé tí đó trầm trọng. Trong cái khó nó ló cái khôn, nhiều hãng lớn trên toàn nước Mỹ phải chuyển nghề tay trái (?) như -Abbott chuyên sản xuất sữa Ensure bây giờ chế tạo bộ test kit nhanh kỷ lục và độ chính xác cao

-Honeywell tuyên bố sẽ tăng năng suất tối đa và mở thêm hai nhà máy để may khẩu trang N95.

-Jockey hãng nổi tiếng may đồ lót cao cấp đã tham gia may quần áo cho y bác sĩ và những sản phẩm bằng vải sợi khác cần thiết cho ngành y tế.

-Procte & Gamble (P&G)tập đoàn lớn chuyên sản xuất dầu gội xà phòng đã chuyển qua làm nước rửa tay diệt khuẩn với công suất tối đa bảo đảm cho nhu cầu khẩn cấp hiện nay.

-Và còn nhiều nữa những đại công ty như General Motors, Tesla cùng tham gia chế tạo máy trợ thở ventilator đang là một quyết định sống còn đối với bệnh nhân bị nhiễm virus Covid-19. 

Vậy đó, nước Mỹ đã không ngủ yên từ mấy tháng nay, tuy không theo kiểu Tàu “tri thiên mệnh” nhưng đã “tận nhân lực” tối đa trong việc chống lại đại dịch toàn cầu, khi trên mạng người ta đang ồn ào về chuyện vĩ đại hay không vĩ đại của nước Mỹ, mọi tranh cãi đều hào hứng mãnh liệt. Nhưng hãy nhìn nước Mỹ đã làm được gì trong cuộc chiến không tiếng súng nhưng có quá nhiều mất mát và thiệt hại ở giai đoạn này. Hãy thương những con người tận tụy trong bệnh viện, căng thẳng mệt mỏi để giành lại từng mạng sống của bệnh nhân, hãy thương những nhà máy đang tăng công suất tối đa để sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu xã hội, hãy thương tất cả những ai biết lo cho cái chung của cả nước Mỹ không phân biệt màu da hay giai cấp, ông Tổng Thống hay chị lao công đang miệt mài trong công việc của mình, tất cả đều có chung tinh thần trách nhiệm với đất nước này, kể cả chúng ta (những kẻ nhàn rỗi bất đắc dĩ) thực hiện “Stay Home” Tôi nghĩ đó là điều cần thiết và ý nghĩa khi thể hiện tinh thần vì cộng đồng. 

Khi viết những dòng này thì được biết rải rác trên nước Mỹ những tấm lòng san sẻ của người Việt mình trong việc may khẩu trang để tặng cho các bệnh viện quanh vùng, nghe mà ấm lòng hết sức. 

Mấy tuần ở trong phòng cũng tù túng, nhìn ra khung cửa thấy mây trắng trời xanh, mùa xuân về hoa ngoài sân nở rộ, bỗng thèm hứng cơn gíó mát trước hiên nhà. Những con đường lặng lẽ vắng ngắt, không một tiếng xe, không tiếng chó sủa, chỉ có bầy quạ đen thỉnh thoảng vỗ cánh bay ngang. Trong cái im lìm buồn tẻ đó, người bi quan thì nghe mùi tử khí của sợ hãi chết chóc, người lạc quan lại thú vị trong những câu chuyện hài hước thời Corona được share trên mạng, những bản nhạc chế, tranh vẽ biếm họa, mấy mẫu thiết kế trang phục phòng chống dịch không giống ai, vậy mà có người Mỹ dám mặc ra siêu thị tỉnh queo, ai cười kệ họ, an toàn là trên hết.

Ngoài ra nhân dịp rảnh rang này, bạn cũng nên lang thang trên mạng để có dịp khám phá ra những trang web hữu ích mà học hành, biết thêm chuyện này kia trong cái thế giới mênh mông của tri thức, còn mấy cái youtube dạy nấu ăn thì khỏi chê rồi, lại có dịp trổ tài cho cả nhà thưởng thức để quên đi cơn buồn mắc dịch mà không biết đến khi nào mọi người mới được tháo củi xổ lòng. May mà còn Internet, Facebook, FaceTime, cellphone để thế giới liên lạc với nhau, chớ không thôi buồn chết được trong những ngày này, ngoại trừ những nhân viên văn phòng về nhà ôm máy tiếp tục công việc trên online, trong khi người làm những nghề  lao động chân tay thì rầu vì thất nghiệp dài quá,  lớp già lại nơm nớp lo sợ bị lây nhiễm nhanh hơn do sức đề kháng yếu, chỉ có lũ nhỏ vui vì có ba mẹ ở nhà dành nhiều thời gian để yêu thương gần gủi chúng nó hơn. Đến nay cuộc chiến vẫn chưa phân thắng bại, con số tử vong đã lên đến hàng ngàn và cả nước vẫn còn lo lắng phập phồng trong những ngày tháng tới.

Tự dưng nhớ câu chuyện thần thoại Hy Lạp“Có ông vua trước khi ra trận giao cho bà vợ giữ gìn cẩn thận cái hộp đậy kín và dặn đừng bao giờ mở ra, nhưng sự tò mò khiến bà không thể nén lòng được nên đã mở hé xem, thế là các đại họa như chiến tranh, dịch bịnh, thiên tai...được dịp bay thoát ra ngoài hòa vào thế giới, bà hốt hoảng sợ hãi vội đóng nắp hộp, và may mắn thay trong ấy còn sót lại hạt giống duy nhất để cứu vãn tình thế, đó là hạt giống của niềm tin và hy vọng” 

Phải đặt niềm tin vào nước Mỹ và hy vọng các nhà khoa học tiên tiến trên thế giới sẽ sớm tìm ra thuốc đặc trị hữu hiệu để tiêu diệt con virus Wuhan đang gieo rắc tang thương cho nhân loại.

Xin đừng phàn nàn vì “Stay Home”. Hãy lạc quan nhìn vào mặt tích cực của xã hội, nhìn vào sự cố gắng của những người đang đứng đầu sóng ngọn gió để giúp chúng ta vượt qua cơn bão dữ. Hãy sống để nuôi mầm hy vọng của hạt giống còn sót lại trong mỗi chúng ta.  

Nếu bạn không thể đi ra ngoài, hãy đi vào bên trong” cái câu này lượm được trên mạng vậy mà thấm thía. Hãy ngồi xuống và bình tâm cầu nguyện bằng cách nào đó theo đức tin của bạn. 

Chúc tất cả chúng ta an lành.

Ngọc Ánh



Ý kiến bạn đọc
13/05/202022:14:16
Khách
Nguời VN xưa liều chết vuợt biên vì khônng muốn sống trong Xã Hội Chủ Nghĩa ở VN. Nay chỉ vì TT Trump phạm vài lỗi lầm đối phó với dịch Corona dân Mỹ sẽ dồn phiếu cho đảng DC tháng 11 này . Giống như thời VNCH, một số nguời chán ghét TT Thiệu không chịu góp xuơng máu chiến đấu nhưng sau khi Cộng Sản đến thì không có cơm ăn áo mặc, tiền bạc tài sản mất hết tỉnh ngộ kéo nhau đi vuơt biên chết vô số.
Nay Mỹ cũng sắp bị XHCN giống như Nam VN truớc 1975. Vì chán ghét TT Trump nên nhiều nguời giúp đảng DC lên cầm quyền. Lần này thì Mỹ sẽ tiến nhanh vào thiên đuờng XHCN vì ảnh huởng của H. Clinton, TNS Sanders, Warren, DB Pelosi, Omar, Cortez. XHCN Mỹ sẽ bắt đầu với y tế miễn phí, đế đaị học miễn phí, trợ cấp cho di dân bất hợp pháp, nhà cửa free cho homeless. Mỹ sẽ thân thiện với TC và mở rộng visas di cư . Dân Tàu sẽ ào ạt qua Mỹ sống mua nhà và công ty ở Mỹ. Giá nhà sẽ tăng cao và thế hệ trẻ Mỹ sẽ không mua nổi nhấ Thuế sẽ tăng cao và các công ty Mỹ bỏ di qua nuớc khác. Nguời VN vuợt biên trốn tránh XHCN rồi lại bị XHCN đuổi theo cai trị . Ðúng là chạy trời không khỏi XHCN.
09/05/202001:21:50
Khách
Or California should buy masks from Viet Nam or other countries (much much cheaper)

[Tính đến ngày 19-4, cả nước đã xuất khẩu 415 triệu chiếc khẩu trang, đạt trị giá 63 triệu USD.($0.15181 each). Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), các DN hiện nay có thể sản xuất được 40 triệu chiếc khẩu trang/ngày, tương ứng với khoảng 1,2 tỷ chiếc/tháng. Lạc quan hơn, nếu huy động tối đa ngành may mặc, có thể sản xuất được 100 triệu chiếc/ngày (khoảng 3 tỷ chiếc/tháng).]
08/05/202017:15:14
Khách
[trong hợp đồng với công ty BYD dự trù giao trong Tháng Năm.
Giá trị hợp đồng thực sự lớn hơn nhiều so với tiểu bang tuyên bố trước đây. Tổng cộng, tiểu bang đồng ý trả hơn $1 tỷ để mua khẩu trang của BYD. Phần lớn số tiền này, $990 triệu, là để mua 300 triệu khẩu trang N-95 trong hai tháng với giá $3.30 một cái.
Theo hợp đồng, California phải chi thêm $54.9 triệu để mua thêm 100 triệu khẩu trang phòng mổ. Hợp đồng cũng cho tiểu bang quyền kéo dài đến qua ngày 30 Tháng Sáu, với giá như cũ.
“Chúng tôi đã thương lượng được giá khá tốt,” ông Newsom nói hôm Thứ Tư. Ông lưu ý rằng nhiều tiểu bang khác phải mua giá cao hơn trong những tuần đầu tiên của đại dịch COVID-19.]

Make sense, but USA must have a plan for future, and China realy know how to do business (any under table money?). Brother against brothers (state to states) for N95 is not nice.

[Tuy nhiên, ông Sergio Fernandez de Cordova, chủ tịch một tổ chức truyền thông phi lợi nhuận ở New York, cho rằng với số tiền gom được, California có thể tự xây nhà máy rồi thuê cư dân thất nghiệp sản xuất hàng loạt khẩu trang tương tự với giá “dưới $1 dễ dàng.”
“Với số tiền đó, lẽ ra tiểu bang này có thể mở được 190 công ty mới,” ông Fernandez de Cordova cho hay. “Thời đại dịch khiến người ta ra quyết định cũng đại dịch, không suy nghĩ thấu đáo.”
Ông này đang làm việc với hãng tư vấn Raymond Associates của chính phủ để kiếm hợp đồng khẩu trang tốt cho các cơ quan chính quyền.
Ông Ken Curley, đại tá về hưu và là chủ tịch Raymond Associates, thắc mắc tại sao California không đến những công ty như 3M của Mỹ, chuyên làm khẩu trang N-95, để kiếm hợp đồng rẻ hơn.
Công ty 3M cho biết giá loại khẩu trang N-95 phổ biến nhất của họ là từ 63 xu đến $3.40, tùy theo mẫu.Tuần trước, ông Eric Garcetti, thị trưởng Los Angeles, loan báo hợp đồng mua khẩu trang của Honeywell với giá chỉ có 79 cent một cái, nhưng phần lớn số khẩu trang trong hợp đồng này phải đến mùa Hè hoặc mùa Thu mới được giao; còn khẩu trang trong hợp đồng với công ty BYD dự trù giao trong Tháng Năm. ]
08/05/202005:45:20
Khách
Các trang mạng ngày 6/5 loan tin ngày 3/5, ở trên một chuyến xe điện ngầm ở Nữu Ước, một người y tá Mỹ gốc Á bị một người Mỹ nắm lấy vai và tay đẩy ra khỏi xe. Y buông ra những lời kỳ thị chủng tộc " Ê này thằng Tàu, mày bị nhiễm vi rút. Mày cần cút sang xe khác. Tao sẽ đập thằng Tàu này "
Theo hồ sơ của nhóm Stop AAPI Hate chỉ nội trong tháng qua, đã có đến gần 1,500 người Á châu là nạn nhân của nạn kỳ thị - hoặc bị hành hung hoặc bị miệt thị.
Các trang mạng ngày 16/4 loan tin nạn kỳ thị người Á châu liên quan đến dịch coronavirus khởi sự cách đây khoảng hai tháng. Từ Koreatown ở Los Angeles cho đến Greenwich Village ở Nữu Ước, người Á châu bị quấy nhiễu, xô đẩy, bị nhổ nước miếng, bị tấn công , vì họ bị cho rằng đã gây ra nạn dịch. Một trẻ vị thành niên vung chân đá một người Á châu 59 tuổi; hai đứa trẻ Á châu và người bố bị đâm tại Sam's Club ở Texas. Trong khi đó thì chính phủ liên bang đã chỉ làm chút ít trong việc ngăn ngừa vấn nạn này.
08/05/202005:41:24
Khách
Nạn nhân và kẻ cướp khẩu chiến , và cho đến nay cũng chưa ai tìm được xuất xứ của con vi rút ác ôn !

Ngày 03/05/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rẳng “Hiện có bằng chứng rõ ràng là con vi rút có xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Trước đó, TT Trump tuyên bố đã thấy được bằng chứng con vi rút có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm bên Tàu cộng.
Ngày 4/5, tờ báo Global Times của Tàu cộng thách thức Mỹ đưa ra bằng chứng.
Rồi đến phát ngôn viên Geng Shuang của bộ Ngoại Giao lên tiếng rằng các chính trị gia Mỹ chỉ nói láo mà thôi ,vu khống cho Tàu cộng để cho công luận không còn để ý đến việc Mỹ đã thất bại trong việc ngăn ngừa và chế ngự bệnh dịch này của Mỹ.
Theo tiến sĩ Anthony Fauci - viện trưởng Viện Kiểm Soát Và Ngăn Ngửa Dịch Bệnh Hoa Kỳ - thì con vi rút này không phải được tạo ra trong phòng thí nghiệm , mà nó dường như đã "tiến hóa trong tự nhiên và sau đó lây lan ra qua các loài sinh vật".
Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO loan tin tổ chức này đã không nhận được bằng chứng nào từ phía Mỹ để củng cố cho lập luận của tổng thống Mỹ rằng con vi rút này có xuất xứ từ phòng thí nghiệm ở bên Tàu cộng.
Cách đây một tuần , tình báo Hoa Kỳ loan báo rằng vi rút này không phải là do con người tạo ra.
08/05/202005:35:21
Khách
"Phải đặt niềm tin vào nước Mỹ "- Ngọc Ánh .

Ngày 25/2, khi đó nước Mỹ đang có 53 người bị nhiễm coronavirus, tổng thống Trump tuyên bố tình trạng vi rút này được chế ngự rất tốt ở Mỹ. Và rằng nguy cơ về coronavirus chỉ là tin cuội do phe Dân Chủ và bọn truyền thông tung tin để phá Trump.
Ngày 12/3: Trump tuyên bố rằng coronavirus không nguy hiểm hơn vi khuẩn cúm thông thường, và nó có thể sẽ biến mất nhanh chóng và không có tác động đáng kể gì đến cuộc sống của người Mỹ.
Ngày 13/3: Trump mới ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Khi đó, thì con số người bị nhiễm coronavirus đã lên đến 1,700 người, với 41 trường hợp tử vong.
Và bây giờ thì số người bị nhiễm vi rút đã lên đến 1,256,65 và con số người chết là 74,347. Và nước Mỹ đang phải chi tiêu gần 3,000 tỷ đô la để cứu cho nền kinh tế khỏi rơi xuống vực suy thoái. Và có tới 33 triệu người đang xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong vòng 7 tuần lễ qua.
07/05/202004:55:41
Khách
Tính đến hôm nay 6/5, nước Mỹ chiếm vô địch hoàn cầu về số ca nhiễm coronavirus 1,256,652- vô địch cả về số người chết 74,347. Nhì là Tây Ban Nha 220,325.

Mễ 27,634( dân số 126 triệu).

Mông Cổ 41( dân số 3 triệu).Hồng Kông 1,041( dân số 7 triệu).Đài Loan 439 ( dân số 24 triệu).Nam Hàn 10,810( dân số 52 triệu ).Nhật 15,477( dân số 126 triệu). Ấn Độ 49,391( dân số 1.3 tỷ).

Dân Mỹ tự do quá trớn , loạn : Trong hai, ba tuần qua, ở vài tiểu bang, hàng trăm người xuống đừơng biểu tình la ó đòi cho mở cửa lại. Nhiều người trong số này không tuân theo lệnh cách ly và không đeo khẩu trang, có kẻ còn mang theo súng dài hoặc giương khẩu hiệu kỳ thị chủng tộc.

Ở vài tiểu bang , hàng trăm người kéo ra các bãi biển, không tuân theo lệnh cách ly, nhiều người không đeo khẩu trang.

Ở vài tiểu bang , có mục sư vẫn ngang nhiên mở cửa cho giáo dân vào rước lễ, có mục sư kiện tiểu bang để đòi cho mở cửa lại.

Ở vài tiểu bang, dân không những đòi thống đốc cho mở cửa lại mà còn thu thập chữ ký đòi truất phế thống đốc.
07/05/202004:42:56
Khách
>-Honeywell tuyên bố sẽ tăng năng suất tối đa và mở thêm hai nhà máy để may khẩu trang N95.

Hàng triệu mặt nạ bảo vệ dự định tới California trong tuần này như một phần của cuộc mua bán trị giá 1 tỉ đô la của tiểu bang với một công ty TQ đã bị đình hoãn, theo Thống Đốc Gavin Newsom cho biết hôm Thứ Tư, 6 tháng 5, theo bản tin AP. Thống đốc nói rằng các mặt nạ N95 được làm bởi công ty BYD, một công ty sản xuất xe hơi điện .
Tiểu bang đã thực hiện bước bất thường để trả khoảng một nửa số tiền trong hợp đồng gồm khoảng 300 triệu mặt nạ N95 với giá $3.30 mỗi cái. Tiền trả gửi cho Global Healthcare Product Solutions, một chi nhánh của BYD.
[Home Depot Milwaukee N95 $2.497 each. Professional Multi-Purpose Valved Respirator (10-Pack Model# 48-73-4014 $24.97)]
06/05/202015:37:31
Khách
Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,671,191
Ngày 6 tháng 1, 2021, cả nước Mỹ sững sờ theo dõi một cảnh tượng không thể ngờ: một đám đông mang vũ khí tràn chiếm và đập phá Điện Capitol -- trụ sở của ngành lập pháp Hoa Kỳ, đòi treo cổ Phó Tổng Thống Mike Pence và “trừng trị” các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ trong khi họ đang làm một nhiệm vụ quan trọng theo hiến pháp là xác nhận kết quả bầu cử Tổng Thống. Hầu hết người dân Hoa Kỳ lo lắng, buồn phiền, tức giận, xấu hổ. Trong khi đó, rất nhiều người Mỹ gốc Việt tị nạn Cộng Sản phải đối mặt với nỗi đau nhân đôi, bởi vì nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ đã xuất hiện trong đám bạo loạn.
Cô bé tẻo teo mà giết cả triệu người trong một năm; nạn nhân và thân nhân của họ không hề nhìn thấy hình dạng cô thế nào; cô là một hung thủ vô hình vô ảnh, biến hóa lợi hại còn hơn triệu lần sợi lông của Tôn hành giả. Mỗi nạn nhân của cô kéo theo nỗi đau khổ của cả chục thân nhân, bằng hữu.
Niềm mơ ước và mong chờ nhất của tất cả người dân đã trở thành sự thật, Hoa Kỳ đã có những loại thuốc chủng ngừa Covid-19 của Pfizer và Moderna. Cả hai loại vaccine này đều chích 2 mũi. Vaccine Pfizer cần nơi có nhiệt độ rất lạnh, -94 độ F, còn vaccine của Moderna có thể giữ trong tủ lạnh. Qua sự giải thích của những vị Bác Sĩ trong Youtube, tôi hiểu rằng, vaccine là một vật thể, được đưa vào cơ thể chúng ta, để kích thích hệ miễn dịch, dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta khoẻ hơn.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.. Sau đây, là bài viết mới.
Hôm nay trời trong, nắng đẹp, không âm u như mọi hôm. Mùa Thu mát mẻ dịu dàng. Một số lá vàng còn sót trên cành từ từ rơi theo từng cơn gió nhẹ. Đám cúc nhiều màu: vàng, tím trước sân đang nở rộ. Vài con sóc nhanh nhẹn chạy qua lại rồi leo lên cây, con trước con sau như đùa nhau. Sân sau họ hàng nhà nai, ba con lớn hai con nhỏ thong thả, nhơn nhơ ăn cỏ non. Hai con nai nhỏ này thật mau lớn. Tháng trước chúng còn lẽo đẽo theo gần mẹ, nay đi cách khoảng xa xa. Chúng rất dạn, chẳng hề sợ hãi khi thấy bóng người.
Rời xa quê nhà đã rất lâu nhưng tôi vẫn nhớ những củ khoai ngày cũ mà mình ưa thích! Mỗi lần đi vào tiệm thực phẩm hay để ý tìm nhưng tuyệt nhiên không thấy! Cách đây khoảng hơn năm, rất tình cờ tôi nhìn thấy những củ khoai lang tím nằm bên cạnh những loại khoai khác trong một tiệm bán thực phẩm gần nhà! Ôi, xa xôi ngộ cố tri! Vui gì đâu! Mua ngay một mớ mang về, mặc dù họ bán không rẻ, $3.99/1 pound, trong khi các loại khoai khác chỉ $1.49 hoặc $1.99/1pound! Bán mắc như thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng hiện diện trên quầy hàng! Hên thì tuần nào cũng có, không hên thì 2, 3 tuần mới có một lần!
Tác giả là cây viết quen thuộc của chương trình VVNM, được nhận giải “Danh dự” và giải chung kết “Vinh danh tác phẩm”. Ông về hưu và đang định cư tại Orange County.
Tuổi mới lớn và mối tình đầu với nhiều say đắm, hai đứa lén lút trong mỗi lần hẹn hò vì gia đình em khe khắt, ngăn cấm cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối này, loay hoay thế nào thì em có thai trước ngày cưới, Mẹ em giận dữ biết bao nhiêu, nhưng cũng ép lòng cho tổ chức đám cưới, chính xác là bên nhà em đình đám để khỏi tai tiếng với họ hàng, đàng trai không có ai đến vì mặc cảm, tôi nghèo đến độ phải mượn bạn bộ đồ vest cho tươm tất để làm chú rể, không có rước dâu hay quà cáp linh đình, tôi biết em không vui nhưng vì yêu tôi , em chấp nhận mọi thiệt thòi trong ngày thành hôn trọng đại của một thời con gái. Tôi cảm kích tình yêu của em và thấy như mình có tội, cái tội quá nghèo không xứng tầm với em.
Đôi dòng về tác giả: -Tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966 - Là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam -Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993 -Định cư tại Canada từ 1994 đến nay.
Nhớ lại lúc mới qua Mỹ, đám cưới kỷ niệm đúng ngày Noel để tiện con cháu về nhà nghỉ lễ, và bà con từ xa đến. Lúc đó gia đình chỉ khoảng 20 người vì còn nhiều em chưa lập gia đình. Các cô các chú lấy chồng lấy vợ tăng dần thêm nhiều cháu, hiện tại đại gia đình đã vượt hơn bốn mươi người, điều may mắn con cái ở gần ngôi nhà của ba mẹ chỉ khoảng 10 phút, 15 phút hay xa lắm chỉ mất 30 phút lái xe. Ba mẹ chồng tôi luôn nhớ người đã khuất, hạnh phúc của ông bà mong có ngôi nhà Từ Đường thờ cúng từ vế Cố Ngoại Nội trở xuống, ngoài ra còn thêm cậu, cô, dì...v...v... Nhập gia tùy tục… Ngoài những buổi kỵ giỗ, con cái họp lại vào dịp lễ Thanksgiving, Noel, Newyear countdown và Tết Việt Nam .