Xa Mặt Cách Lòng
Tác giả:Lê Thuận An
Bài số 3072-28372-vb4122210Lê
Tác giả là cư dân quận Cam, bài viết về nươc Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đã xẩy ra cho nhiều gia đình, chồng vượt biển trước, bỏ rơi vợ con.
Phần kết truyện cho thây tấm lòng vợ con khi người chồng, người cha tàn tạ.
***
Bao năm qua, cả khu xóm rất "nể" chị Oanh. Một phần, chị là người ăn ở tử tế, một phần, hàng tháng đều đặn chị nhận thùng quà do người chồng gửi về. Trong thùng đồ chị lãnh, lúc nào cũng có hai ba lố dầu gió xanh. Chị không bán mà đem tặng những người già cả, bệnh hoạn quanh xóm. Ba mẹ con, trong căn nhà nhỏ, bao quanh khu vườn đầy cây trái ở ngoại ô, ngôi nhà này như ngôi nhà trong truyện cổ tích của câu chuyện vợ chồng chị.
Chị lấy chồng sớm, mười chín nên dang dở việc học, chị nhớ, năm đó là 1971. Năm sau sinh con đầu lòng. Thời loạn lạc, người chồng là lính bộ binh. Anh ít khi ở nhà, và lần thứ hai về phép, thêm một đứa nữa, vào cuối năm 1973. Hai đứa con trai, cách nhau một năm tuổi. Ở xa, anh vẫn gửi những lá thư về cho chị, lời lẽ tình tứ, thủy chung. Chị xếp những lá thư có ép những hoa sim dại, lá non, phảng phất mùi rừng núi nơi anh ở. Có lần, chị nhớ anh quá, dám vác cái bụng bầu đi thăm chồng. Đơn vị anh đóng ở gần vùng biên giới. Đêm, sương núi mờ mịt, khí lạnh ngút ngàn. Trại binh là một đường hầm dài đào sâu dưới đất. Anh đắp cái áo lính dày cho chị, thì thầm:
"Vài năm nữa anh xin đổi về gần thành phố, vợ chồng mình không còn xa cách như thế này nữa."
"Ba má rất lo, nói em lấy chồng nhà binh nay đây mai đó, đi đến đâu con gái nó đeo. Em biết nhiều ông đèo bòng mỗi nơi một người vợ..."
"Người ta khác. Anh khác. Anh một vợ thôi."
"Đừng nói trước, bước không rời nghe anh."
"Anh thề. .."
Chị bịt miệng anh lại, không cho nói tiếp. Giữa rừng núi thiêng liêng, chị không muốn anh vướng mắc lời thề nguyện, nhưng chị yên tâm, cảm thấy niềm tin càng vững vàng.
Anh vuốt lên bụng chị:
"Anh sắp có đứa con thứ hai rồi. Anh phải làm một người cha đàng hoàng để dạy dỗ con cái. Tội nghiệp em, anh cứ ở xa em hoài. Ở xa nhưng lúc nào anh cũng nghĩ tới mẹ con em, lòng dạ anh không thay đổi."
Chị nép vào người anh. Vòng tay vợ chồng, ấm áp biết bao, thân thuộc biết bao. Bào thai trong bụng chị cựa quậy, những đứa con của hạnh phúc.
Những ngày cuối tháng Tư, chị gần điên loạn trong cảnh miền Nam sụp đổ. Đêm không ngủ, ngày không ăn, chị vò võ trông chồng. Cuối cùng, anh cũng về được thành phố. Vợ chồng gặp nhau vào ngày cuối thì đã muộn. Không còn một phương tiện nào để ra đi, chị dành gửi anh về quê với ba má, trốn kín trong nhà, trong vườn để tìm một con đường thoát mà không vướng cảnh tù tội.
Chị đi làm thuê, bán chợ trời, vay mượn, cầm thế ngôi nhà đang ở cho một người bà con, kiếm đủ tiền để anh đi vượt biên. Bốn tháng sau khi anh trốn được xuống tàu thì chị sinh đứa con trai thứ hai. Thằng bé èo ột, thiếu ký, chị lại không đủ ăn, thiếu sữa. Nó sống và lớn lên được chỉ còn có thể nói là trời nuôi.
Anh đi thoát. Chị vừa nuôi con vừa tự kiếm sống. Ba năm qua, có tin tức của anh và có thùng đồ gửi về. Lần đầu tiên nhận được thùng đồ, cả xóm mừng. Mọi người xúm lại coi, trầm trồ. Phần thì bán, phần chị chia biếu cho những người tốt bụng với chị.
Căn nhà vẫn còn đó. Hàng ngày, chị ra vào với hai đứa con, vẫn đầy ắp hình ảnh của người chồng, người cha ở xa.
.
Anh vẫn gửi đều đặn về những thùng quà, dù càng về sau, thùng quà càng thưa, càng nhỏ đi. Lâu lâu kèm một lá thư ngắn ngủi hỏi thăm mấy mẹ con có khỏe mạnh không. Chị viết thư trả lời, đem hai đứa con đi chụp ảnh. Chị sửa soạn quần áo, trang điểm mặt mũi để có một tấm hình ba mẹ con thật ưng ý rồi gửi sang cho anh. Lúc nào chị cũng viết: "Em vẫn đưa ảnh của anh cho các con xem. Thằng Hai lúc nào cũng nói: "Con nhớ Bố, con muốn gặp Bố.". Chị chỉ dám viết như thế, mượn lời con để nhắc nhở, vào những năm đó, người ra đi đã bắt đầu làm bảo lãnh để đưa thân nhân sang Mỹ, diện được ưu tiên nhất là vợ con.
Anh cũng viết về:
"Anh cũng nhớ em và nhớ con. Nhưng đời sống ở Mỹ khó khăn lắm, anh còn phải làm việc kiếm tiền. Bây giờ anh chưa lo được cho mẹ con em."
Chị cũng viết qua:
"Anh đừng lo cho mẹ con em mà gửi quà nhiều. Em đi làm, tuy không khá nhưng cũng đủ nuôi con. Thằng Hai đã đi học."
Đi học được không phải dễ. Thời mà vợ của ngụy không thể xin được việc làm, con của ngụy bị đuổi học. Trong hồ sơ, hai đứa bé có điểm đen là con của Trung Úy ngụy, đã trốn thoát đi nước ngoài. Sỡ dĩ chị ở yên được là nhờ có thùng quà, nhờ có hàng xóm tử tế, con chị đi học được cũng nhờ móc ngoặc biếu xén từ trên xuống dưới.
Thư chị viết qua càng ngày càng dài, những lời tha thiết nhớ mong, những ân nghĩa vợ chồng, hai đứa con là tình yêu thủy chung chồng vợ. Chị không cần mong gì hết, đời sống bên Mỹ cực khổ, khó khăn cũng được, sướng chị cũng không màng, chỉ sao cho vợ chồng sum họp, cho hai đứa con có cha.
Hàng xóm cũng có người thắc mắc:
"Sao thằng hổng làm giấy tờ bảo lãnh. Ở xóm đã có người rục rịch chờ xuất cảnh rồi đó. Bây sao, thấy im re dzậy""
Chị cũng phải nói:
"Dạ, ảnh đang làm, nhưng chắc tại thiếu giấy tờ nên còn kẹt."
"Giấy tờ" Thiếu giấy gì. Muốn khai sinh thì có khai sinh, muốn giấy hôn thú, vợ chồng sống chung, bằng lái. .. Tiền. Tiền là có hết. Bây muốn để qua tìm chỗ chỉ cho. Người ta làm xong mới chung tiền, mấy chỗ lấy tiền trước gạt hông à."
Qua năm sau, mỗi năm chỉ còn một thùng quà. Thư cũng không có.
Chị cũng bắt đầu chột dạ. Thôi thì viết một lá thư, không úp úp mở mở nữa, để coi anh trả lời sao. Thư chưa viết thì có một việt kiều, trước là người trong xóm trở về thăm. Người này trước cũng là bạn của anh, chị mừng rỡ dắt hai đứa con đến thăm, may ra biết được tin chồng.
"Mèn ơi, chị Oanh đây sao. Bao năm mà thấy chị cũng hổng thay đổi nhiêu. "
"Thay đổi nhiều chớ anh, bị cực quá là cực, nuôi hai thằng này. .."
Một thằng đã lên mười bốn, một thằng mười một. Thằng Hai cao hơn em cả cái đầu. Có bầu thằng em còn mang thêm một cái bầu lo, hai cái bầu lấn nhau, thằng lớn không nổi, lẹt đẹt.
"Bên đó, anh có gặp ba mấy đứa hôn""
Người bạn chồng cắn môi, có chút bối rối.
"Ảnh khỏe hôn""
"Anh vẫn viết thư, gửi quà về cho chị chớ""
"Có, đều lắm. Nhưng thư thì lá nào cũng có mấy chữ. Chắc ảnh bận dữ. Nghe bên đó muốn có tiền cũng phải làm việc dữ thần phải không anh."
"Thì cũng vậy."
Ông già hàng xóm gật gật đầu: