Hôm nay,  

Tứ Quý Hội Ngộ

12/01/200800:00:00(Xem: 148513)

Tác giả: Nguyễn Lê

Bài số 2197-1989-763vb6110108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp.

*

Hôm nay thứ 7, tháng 7, năm 2007, một ngày đẹp trời, không nắng, không mưa, nhiệt độ thời tiết vào khoảng 77 độ F, một ngày lý tưởng gặp toàn số 7, là cái mốc để bốn chúng  tôi ghi nhớ làm kỷ niệm sau mấy năm không có dịp ngồi lại gần nhau trong 1 bữa tiệc gia đình.

Cơm Tàu, cơm Việt, cơm Ý, cơm Tây chúng tôi thưởng thức mỗi ngày, mỗi tuần,mỗi tháng. Chúng tôi có ý định trở về món ăn cổ truyền dân tộc là món tiết canh vịt, cháo lòng huyết heo và món bánh cuốn nhân thịt chấm nước mắm pha cà cuống.

Ở vùng chúng tôi xuất hiện nhiều tiệm giết gà, vịt sống như hoa nở rộ. Trong vòng bán kính 1 ki-lô mét, 4, 5 tiệm đua nhau phục vụ khách hàng thích ăn thịt gà đi bộ. Họ khen thịt gà thơm, tươi, giòn, hơi dai dai không bở như thịt gà bán tại siêu thị.

Nhà tôi mua hai con vịt chạy bộ lấy huyết làm món tiết canh. Lòng và huyết heo luộc thì đã có ông bạn từ sáng sớm thứ bảy đã vào lò heo mang thịt và lòng heo về để làm món cháo lòng. Bánh cuốn thì tới nhà một ông bạn sản xuất bằng máy phục vụ khách hàng đã gần 30 năm. Đặc biệt bánh của ông sản xuất mỏng không thua gì bánh cuốn tại vùng Thanh- Trì, Việt Nam.

Việc của tôi là mua rượu đỏ, rượu mạnh, bia và nước ngọt, rượu plum của Nhật cho các bà.

Đúng 5 giờ chiều thực khách từ từ tới nhập tiệc. Tay bắt, mặt mừng, hỏi thăm sức khỏe và chúng tôi ngồi vào bàn tiệc.

Ông bạn nhị quý sau khi về hưu bán nhà đi vùng tiểu bang lân cận mua nhà mới  an hưởng tuổi già, bên đàn con cháu đông đảo. Với lương hưu  dồi dào, ông bà đi du-lịch vòng quanh thế giới bù lại 30 năm đi cầy đều đặn trên đất Huê-Kỳ.

Ở Mỹ điện thoại viễn liên sau 7 giờ tối và cuối tuần miễn phí. Từ ngày ông dọn đi xa, chúng  tôi gần như mất liên lạc với nhau. Bệnh lười, bệnh ngại, bệnh "xa mặt cách lòng" thêm nhiều lý do linh tinh làm chúng tôi dần dần xa nhau.

Ông bạn nhất quý thì đặc biệt lúc nào cũng nhớ tới bạn. Cứ độ 2, 3 tuần ông lại điện thoại hỏi thăm sức khỏe bạn bè. Ông trân quý tình bạn. Ông vui thích gặp bạn bè. Ông coi tình bạn  như một phần trong tình gia đình của ông. Ông chia sẻ niềm vui, đôi lúc bộc lộ  tâm tình, tiết lộ bí quyết giữ gìn sức khỏe, nhiều khi lắng tai nghe bạn nói hơn mình nói, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi cần.

Từ ngày về hưu, công việc ưu tiên của ông là do bảo trì sức khỏe. Qua bạn bè, ông biết được bí quyết giữ gìn sức khỏe là uống nước xay sinh tố mỗi buổi sáng. Ông mua 4 loại rau và trái cây: ớt xanh, cần tây, khổ qua, trái táo, bỏ vào máy xay nhuyễn rồi uống. Ông lo cho sức khỏe của ông rồi ông khuyên bà vợ theo bước chân ông uống theo mỗi sáng. Được 1 thời gian, không biết vì lý do gì, bà vợ ông phải vào bệnh viện điều trị cả tháng vì bệnh ruột. Khi ở bệnh viện về, bà bỏ luôn không dám tiếp tục uống nước xay sinh tố còn ông vẫn tiếp tục uống đều đều hy vọng sống trăm tuổi để hưởng hưu sau gần 30 năm phục vụ chính phủ Hoa Kỳ.

Ông liên tục mời chúng tôi tới nhà trước là thăm ông bà, sau đi sòng bài nay đã mở ở tiểu bang Delaware, nơi ông cư ngụ. Ông thích ở tiểu bang này vì đặc biệt không phải trả thuế tiêu thụ khi mua bán từ vật nhỏ tới lớn  như T.V., xe hơi v.v...

Ông bạn tam quý tính tình điềm đạm, lời nói cân nhắc. Ông quý bạn, đến nhà ông lúc nào cũng có quà bánh nhậu nhẹt. Tuổi già ông bị bệnh cao máu, tiểu đường, cholesterol. Cả 3 căn bệnh ông đều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và lướt qua căn bệnh nhẹ nhàng. Trong câu chuyện, ông nhất quí tâm sự với ông là khi đo máu tại văn phòng bác sĩ, số đo là 140/90; bác sĩ thứ nhất bắt ông uống thuốc còn ông thứ hai bắt ông bỏ thuốc. Ông nghe lời ông bác sĩ thứ hai. Ông còn tâm sự là khi máu hơi cao, nhai hai cọng rau cần sống là áp suất máu xuống liền.

Thú vui của 2 ông bà bạn tam quí là mỗi cuối tuần tham quan chợ trời. Chiều chiều, 2 ông bà dắt tay nhau đi vòng quanh mấy khu phố cho khỏe đôi chân. Thì giờ còn lại, 2 ông bà lo săn sóc nhà cửa, cơm nước cho cô con gái cưng. Lâu lâu, 2 ông bà tham gia cùng hội cao-niên du lịch khi gần khi xa. Hết Toronto, Canada tới Los Angeles, Las Vegas rồi lại trở về Little Saigon quận Cam, California.

Ông nhất và tam quý, mỗi ông đưa ra một kết luận về bảo trì sức khỏe; 1 ông khuyên nên thỉnh thoảng nhịn đói cho bao tử nghỉ ngơi, 1 ông khuyên đôi lúc để đầu óc trống rỗng cho bộ óc được thư giãn.

Để trám chỗ cho ông bà bạn nhị quí nay đã ở xa, chúng tôi mời được ông bà bạn cùng lứa tuổi. Đặc biệt ông người miền Nam, quê quán tại Cần Thơ. Duyên trời đưa đẩy ông lại kết duyên với bà vợ xa xôi sinh quán tại Hà-Nội. Sau mười mấy năm tù dưới chế độ Cộng Sản, ông may mắn qua Mỹ theo diện HO. Thời gian trong tù ông không giúp gì cho bà vợ yêu quí với một nách 8 đứa con. Ông bất lực trước hoàn cảnh hoạn nạn của ông nên sau khi thoát nạn tù đầy, ông dành hết thời gian còn lại lo săn sóc sức khỏe cho bà vợ ông hết lòng yêu thương vì ông mà phải chịu bao vất vả, lo lắng, thương nhớ trong thời gian tù tội dài đằng đẵng.

Sau khi lo lắng sức khỏe cho bà xã, thú vui còn lại của ông là lo công tác từ thiện tham gia công việc hội đoàn, phục vụ bà con ở hội cao-niên. Lâu lâu hướng dẫn bà con trong hội du lịch xa, gần.

Mải miết nói về 3 ông bạn quý, suýt nữa tôi quên nói về mình. Sau khi nhìn nhận  những kinh nghiệm và hoàn cảnh của 3 ông bạn, 1 nhận xét chung chung là các ông bạn đều 1 lòng lo lắng phục vụ bà xã, ráng cố cùng nhau an hưởng những ngày còn lại bên nhau, trải qua những thăng trầm của cuộc sống, các ông bạn thấy hạnh phúc cuối đời là những báu vật cần bảo trì, thăng hoa và trân quí.

Một ông bạn già, bà vợ dứt gánh ra đi vĩnh viễn để lại ông một thân một mình trơ trọi. Trong các cuộc họp hội đoàn ông đều tâm sự nay tôi mồ côi vợ, rất lẻ loi mỗi khi gặp bạn bè. Một ông bạn nữa bà vợ hôn mê, nằm liệt giường đã 6 năm bỏ lại ông một mình bơ vơ với 2190 ngày dòng giã từ 9 giờ sáng tới 8 giờ tối đều đặn lúc nào cũng bên cạnh bà với cả 1 tấm lòng bền bỉ, chịu đựng, nhẫn nhục cầu xin chúa mỗi ngày cho bà một  ngày nào đó được tỉnh lại nói chuyện cùng ông.

Một cụ bà năm nay đã gần chín bó. Cụ ông bỏ ra đi rất sớm ở tuổi ngũ thập. Hạnh phúc của cụ bà là nhìn đàn con, cháu chắt khôn lớn, thành đạt nơi xứ lạ quê người.

Nhìn đi nhìn lại xung quanh mình toàn những tấm gương quý báu, ngẫm nghĩ lại quãng đời đã qua, nhiều lúc thiếu bổn phận với nội tướng, tôi rút ra được một bài học là từ nay trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải chiều lòng bà xã để bù vào những thiếu sót trong những quãng đường dài đã đi qua và hy vọng mình sẽ làm được những điều chính đáng mình phải làm trong những ngày sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,065
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.