Hôm nay,  

Mặt Trời Sắp Tắt

11/10/200700:00:00(Xem: 133735)

Bài số 2119-1911-687vb5111007

*

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với một tự truyện, cho biết ông là một cưu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện HO. Mong ông sẽ góp thêm bai mới và bổ túc ít dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

*

Ngày xưa lúc mới yêu nhau, vợ Ông vẫn thường gọi Ông là Mặt Trời ...  

Mặt trời đang ngấp nghé bên kia dãy núi. Buổi sáng đang bắt đầu ư"

Không! Buổi sáng đã bắt đầu từ lâu rồi, ban mai nhoè nhoẹt từ mấy chục năm qua và bây giờ là giây phút của hoàng hôn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày vàng úa hoi hóp như những chiếc lá đầu mùa thu, lác đác rơi rụng.

Từ ngày Ông bị mất việc, Ông hay ra ngồi tựa gốc thông gìa nhìn trời hiu quạnh. Ông vừa chợt rướn người lên dưới sức đẩy của chiếc lò xo đã yếu dần tính đàn hồi, nhướng mắt nhìn về phía chân trời xa khuất sau ngọn núi. Nơi đó có quá khứ lảng vảng một thời cứ ẩn, cứ hiện. Ông muốn một lần được nhìn lại cho rỏ những bước chân mình đã bước đi như thế nào ở cõi tạm trần gian, nếu đúng như lời người xưa thường nói:" sinh ký, tử qui.". Sống gởi, thác về. Ông đang ở đoạn cuối của con đường về. Ngày mai, hay ngày mốt tới đích thì chưa biết ...  Bạn bè ông cũng có dăm người đã đỗ bến rồi.

- Ông ơi. Mời ông vào dùng cơm ạ .

Đứa cháu gái bé nói tiếng Việt ngọng đơ đã làm chạm mạch sợi dây nhớ của Ông.

- Đã tối rồi ư" Nhanh nhỉ!

Đứa cháu gái bé đó không để ý tới câu hỏi của Ông nó vì nó đã quá quen với những điều lẩm cẩm ấy. Ông lờ lững bước vào nhà, những bước chân chậm, nặng như trong một cơn mộng du. Ông đang cố nối lại cái dây nhớ mà đứa cháu của Ông đã chợt vô tình làm đứt lúc nãy, nhưng Ông bất lực không thể nào mường tượng được mình đã nghĩ gì, nói gì và làm gì .

-  Bố cháu đâu rồi, sao chưa ra ăn cơm "

Đứa cháu cười to tiếng :

-  Ông thiệt tình ...  Ông quên là Bố cháu đi làm tới khuya mới về sao " Ông dùng cơm trước đi ạ .

-  Ờ, đúng là Ông quên thật ... 

Người ta thường gọi nước Mỹ là Thiên Đường. Ở cái thiên đường này, chả mấy khi cả gia đình cùng nhau ngồi ăn cơm chung, thường thì mạnh ai người nấy ăn. Ăn xong là đi biệt, chồng đi làm, vợ tới sở, con cái tới trường. Căn nhà đóng cửa im lìm hết ngày này qua ngày nọ. Ai mới tới đây thì cứ tưởng là những căn nhà bỏ hoang. Những căn nhà dường như không có sức sống. Những căn nhà chết. Đối với Ông điều nhận xét đó thiệt đúng. Rất nhiều người mơ ước được đặt chân tới xứ sở Thiên Đường. Còn Ông, khi đã tới được thiên đường, Ông lại nghĩ là mình đã chui vào một nấm mồ, buồn quanh năm suốt tháng. Nấm mồ âm u với những bóng mây xám phủ đầy, với những lo toan bất ổn tạo ra những cơn điên loạn hay những con bệnh trầm kha. Với Ông quá khứ và tương lai đều là những bóng dáng kinh dị đã nhiều lúc làm Ông rùng mình khiếp sợ .

Sau những năm tháng đốt cháy tuổi trẻ trên chiến trường vùng Tây nguyên, luồn lách qua những kẽ hở cùa lưỡi hái tử thần, Ông còn sống sót mặc dù trên thân xác cũng vương đầy vết cắn của đạn bom. Cuộc đời tưởng như thế đã là đủ cho một số phận nhưng thật ra đường thập giá mới lại bắt đầu với những năm tù khổ sai, bị đầy ải nơi rừng thiêng nước độc vùng Việt bắc xa xôi. Những oan khiên của thù hận lại trút xuống trên thân thể gầy còm, những cơn đói kéo dài và những trận rét mùa đông đã từng quật Ông té ngã., sức lực hao mòn, yếu đuối, bệnh hoạn đã biến Ông thành một cụ gìa mặc dù tuổi đời còn rất trẻ. Cuối cùng trải qua gần mười năm khổ sai, sống nhờ châu chấu, cào cào, rắn ngoé, Ông cũng còn lê lết được cái thân tàn về với gia đình để mồ hôi mẹ, mồ hôi con lại tiếp tục tuôn chảy cho ngôn từ "lao động là vinh quang"trên mảnh đất khô cằn. Vinh quang đâu chẳng thấy nhưng thật tội cho người vợ trẻ và đứa con thơ. Dung nhan đã tàn tạ. Má đào đã nhạt phai. Đôi bàn tay đã trở thành chai cứng. Đứa con thơ đã phải bỏ học để phụ Mẹ công việc nương rẫy, bữa đói, bữa no. Nhìn trong con mắt u trầm mất đi vẻ tinh anh ngày nào của vợ lòng Ông quặn thắt như đứt ra từng khúc ruột. Ngày nào Ông đã từng hứa rằng Ông sẽ mang tới hạnh phúc cho nàng, thế mà lời hứa ấy bao lâu nay đã như mây bay... 

Ông ngồi vào bàn ăn, cầm chén cơm lên. Nước mắt Ông nhỏ giọt. Ông không thể nào nuốt được miếng cơm khi nhớ tới vợ. Người vợ đã vất vả kiệt sức trong những năm tháng Ông vắng nhà. Người vợ đã bị cuộc đời mới sau 1975 ruồng bỏ, bị đá ra bên lề xã hội, đã từng bị đem ra bêu xấu như một hình thức đấu tố của phường khóm. Người vợ bất hạnh ấy đã chết sau vài năm được đoàn tụ với chồng.

"Được nhìn thấy anh còn sống trở về là em mãn nguyện lắm rồi. Hãy ráng sống mà nuôi con. Em chết đi, có nghĩa là Anh sẽ phải vừa là cha và vừa là mẹ ...  Anh biết không". Cứ mỗi lần Ông nhớ tới câu dặn dò cuối cùng ấy của vợ là Ông lại bật khóc. Ông bỏ chén cơm xuống bàn, bước lảo đảo về phòng, nằm ôm mặt khóc rấm rứt như một đứa con nít.

Ông ân hận khi nghĩ tới hạnh phúc của đứa con trai duy nhất. Chắc vợ Ông cũng buồn lắm ở chỗ nào đó bên kia cuộc đời. Ông lại một lần nữa đã chào thua trước sự đổ vỡ tình duyên của con trai mình. Một lần nữa đã phụ lòng người vợ thân yêu khuất núi ngăn sông.

Khi được tin đi Mỹ với diện HO, Ông hy vọng biết bao. Chắc là cuộc đời sẽ sáng sủa, bình minh ló dạng phía chân trời. Ông tiếc rằng vợ Ông đã không còn để hưởng phúc thiên đường. Cha con Ông dìu dắt nhau đi vào một ngày nắng đẹp. Cảnh vật chung quanh hình như cũng sinh động, vui tươi hơn mọi ngày. Tình người dường như cũng ấm áp hơn khi mọi người trong xóm ào ra tay bắt mặt mừng tiễn Ông đi,và mong ngày Ông trở lại thăm cảnh cũ người xưa. Thế mà đã mười bảy mùa thu qua rồi, đường về quê vẫn không có lối ... 

Ông vươn vai hít thở thật sâu cái không khí tự do khi bước chân xuống phi trường Portland. Ông mỉm cười nói nhỏ như trong một giấc chiêm bao: "Chào nước Mỹ. Chào nữ thần tự do. Chào người bạn đồng minh đã một thời chiến đấu cho tự do của đất nước tôi. Xin chào và tri ân những tấm lòng hào phóng của các bạn".

Người bảo trợ Ông đưa Ông về căn nhà mà họ đã thuê sẵn. Lúc đó niềm vui đang rạo rực trong lòng nên Ông chưa nhận ra là Ông đã bắt đầu bước vào một huyệt mộ. Huyêt mộ mênh mông rộng khôn cùng và Ông sẽ lạc lõng bơ vơ trong đó như con thuyền nan giữa biển trời bao la.

Sau vài tháng hưởng trợ cấp rồi người ta xin việc làm cho Ông, Ông tự lo cho cuộc sống của mình. Làm việc ở xứ sở này thật đáng đồng tiền bát gạo. Hoặc làm cật lực, hoặc nghỉ việc, không có chuyện làm à ới. Và Ông hiểu ra rằng tại sao nước Mỹ phát triển mạnh và giàu có hơn người. Cuộc sống của Ông nơi đây như một cỗ máy. Sáng thức dậy vội vã đi làm. Chiều về nhà lo cơm nước. Ăn tối. Đi tắm. Đi ngủ. Thứ bảy nghỉ ở nhà. Ngủ nướng...  Chiều đi chợ mua thực phẩm cho một tuần. Chúa nhật đi nhà thờ...  Ngày nào cũng như thế và tuần nào cũng y chang.

Dần dà rồi Ông bỏ cả hút thuốc vì không có thì giờ và thật là phiền phức. Cái thú "ăn chơi" này đã có từ ngày còn là cậu học sinh lớp đệ tứ, dấu cha, dấu mẹ tập tành phì phà điếu thuốc cho ra vẻ người nhớn. Ông cũng bỏ luôn cà phê. Uống cà phê mà không hút thuốc thì thật là...  vô duyên. Ông lại nghiệm ra rằng ở thiên đường cũng không nên uống rượu, nhiều người đã bị rượu vật tán gia bại sản khi lái xe ngoài đường mà bị mấy Ông bạn dân hỏi thăm. Và rồi thế là hết, chẳng còn gì "khoái " nữa ở chốn phồn hoa đô hội này.

Nằm nhớ vợ, khóc một lúc. Những giọt nước mắt ào ra như xoa dịu được nỗi u uẩn trong lòng phần nào. Ông cảm thấy đói bụng, uể oải bước ra phòng ăn. Những món ăn nằm bất động, lạnh tanh. Ông thở dài. Đứa cháu gái nhỏ chắc đã đi ngủ. Tội nghiệp nó, bé tí tẹo mà phải tự ăn tự ngủ không như Ông ngày xưa được Mẹ lo cho từng miếng ăn, giỗ từng giấc ngủ với lời ru à ơi con cò lặn lội bờ sông ...  Ông lại nhớ Mẹ, tự trách mình chưa một lần được đền đáp công ơn. Có tiếng xe nổ máy bên ngoài. Chắc con trai Ông về .

-  Hi ...   Ba chưa đi ngủ ... "

Ông chán với những lời chào hỏi như thế. Nó là công dân của thiên đường, trưởng thành trong môi trường thiên đường hiện đại, tân tiến, vô tư, thoải mái trong mọi sinh hoạt. Ngay cả chuyện li dị của vợ chồng nó, nó cũng coi như là một sinh hoạt bình thường. "Không hợp, không ưa nhau nữa thì ly dị thôi Ba. Đâu phải chuyện gì lớn lao. Mai một gặp ...  sẽ cưới cô vợ khác. " ...  Hì hì ...  Tiếng nó cười dòn tan không mảy may chua chát. Nó vẫn hồn nhiên chẳng gợn chút buồn phiền. Hình như mọi buồn phiền của nó Ông đã gánh hết oằn vai. Con vợ nó người Mỹ chính cống, ăn ở với nhau được một mụn con là đứa cháu gái nhỏ đang sống với Ông. Một hôm nó tổ chức sinh nhật cho vợ, mời một số bạn bè cùng sở của vợ nó. Ăn nhậu, ca hát ầm ĩ, nó quên phéng cô vợ, đến nửa khuya, ngà say mới chợt nhớ tới vợ, không thấy vợ đâu, nó đi tìm trong nhà tắm, dưới nhà bếp cũng không thấy. Nó chạy lên gác đẩy cửa phòng ngủ thì hỡi ôi, vợ nó đang trần truồng vật lộn với một thằng bạn trên giường, miệng rên ứ ự...  Chắc đó là quà birthday của thằng chết tiệt tặng cho cô ả. Thằng con Ông giận lắm đóng xầm cửa lại ra hiên nhà ngồi hút thuốc một mình.

Những ngày sau đó con vợ nó mặt cứ tơn tơn như chả có chuyện gì xảy ra. Thằng con trai Ông cũng chẳng dám làm gì. Thế mới lạ, Ông thì lại nghĩ chuyện lớn sẽ xảy ra, phong ba bão táp cuồn cuộn như sóng thần sẽ đổ ập xuông gia đình này, nhưng không, im lặng hoàn toàn cho tới khi chúng đưa nhau ra toà rã đám. May cho thằng con Ông là vợ nó khước từ nuôi đứa con, thế là Ông không bị mất đứa cháu nội và Ông hy vọng sẽ dạy nó lớn lên hiểu biết phần nào cái văn hoá của người Việt mình.

Có lần Ông nói với thằng con: "Con hiền quá hoá ngu, con không nhớ lời ba dặn là...   phải dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về ...  để con vợ nó hỗn, nó cắm sừng ... ". Con Ông ngắt ngang: "Phải chịu ngu vậy thôi Ba à...  Đụng vô nó là đi tù đó Ba ... ". Ông chợt nhớ lại lúc còn đi làm vợ thằng Jack Tom, nó ôm Ông hôn chùn chụt trước mặt chồng nó, chẳng nể nang gì, làm Ông sợ tái mặt. Người ta bảo gái Mỹ nó thích ai là nó sẵn sàng dâng hiến cái ngàn vàng, vô điều kiện. Ông ngán ngẩm lúc lắc cái đầu.

Sáng hôm sau thức giấc như thường lệ. Ông ngồi bật dậy lẩm bẩm đọc mấy câu kinh nguyện buổi sáng. Ông vẫn còn giữ được niềm tin vào Đấng tối cao. Ông luôn cầu xin cho con Ông và cháu Ông sau này cũng sẽ còn giữ được niềm tin ấy. Ông luôn sợ hãi sẽ có một ngày chúng nó quên mất con đường tới nhà thờ. Chúng nó sẽ không còn nhớ là có Chúa ở trên cao. Chúng sẽ quên cả tổ tiên Ông bà nội, ngoại...  Chúng quên tất tật. Lúc ấy Ông mặt mũi nào mà đoàn tụ với giòng tộc nơi nước Chúa.

Đọc kinh xong Ông thay quần áo, mang giầy thể thao, bước ra khỏi nhà bắt đầu cho cuộc chạy bộ buổi sáng. Cuộc chạy bộ bị ngưng lại giữa đường khi Ông gặp người bạn già cũng quần quật tập chạy marathon như Ông. Gặp nhau tay bắt mặt xệ xuống, cười mếu máo: "Sao khoẻ không" Dạo này thế nào"". "Thì cũng vẫn vậy thôi. Ráng lết cho hết một kiếp chim di".

Ông bạn gìa của Ông cũng chẳng khá gì hơn Ông. Năm 1982, ông ta gom góp được một ít vàng sau khi bị đánh tư sản tơi tả, đưa gia đình vượt biên. Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, đói khát, bão giông, rồi gặp hải tặc. Chúng thay nhau hãm hiếp vợ ông cho đến chết trước mặt ông và hai đứa con nhỏ, rồi chúng quăng xác xuống biển. Một số người đàn bà khác cũng bị làm nhục như vậy, nhưng không biết là họ may mắn hơn hay bất hạnh hơn, họ đã không chết. Họ còn sống với vết nhơ không có cao đơn hoàn tán nào chữa sạch. Qua tới thiên đường hai đứa con ông hội nhập ngay cái lối sống du thử, du thực, kết bè, kết đảng, bỏ học. Chúng chẳng thích làm kỹ sư bác sĩ chỉ thích đàn đúm bụi đời. Ông cũng đã khóc khô cạn nước mắt.

Hai Ông kéo nhau vào quán ăn sáng:

-  Tình hình đấu tranh dạo này thế nào"

-  Thì Ông cũng biết đấy. Chúng ta lại thua ... 

-  Xuỵt! Đừng nhắc tới cái từ "thua", hay "thất bại". Sách tự điển tiếng Việt trong nước cũng như hải ngoai, thời nay không có những từ ấy. Nói tới nó là ...  coi như phạm húy... 

-  Ấy ! người ta bảo thất bại là mẹ thành công ... 

-  Ai chả biết là vậy, nhưng chỉ biết thôi chứ không tin vào chân lý đó... 

-  Ta tranh đấu, gởi kiến nghi, thỉnh nguyện thơ cho chính phủ Huê Kỳ, chính phủ nước này, nước nọ...  Rồi Quốc hội Âu Châu ra nghị quyết lên án CSVN...  nhưng chẳng ăn thua gì. Cuối cùng chúng vẫn cứ ung dung ra khỏi danh sách CPC,mở đường cho chúng vào WTO. Vào được rồi chúng đàn áp những nhà dân chủ dữ dội hơn ,kết án tù nhiều người hơn. Chúng chả coi cái anh Huê Kỳ ra cái thớ gì cả...  Rồi chúng sẽ lại được vào cái chân Đại hội đồng LHQ bây giờ cho mà xem. Anh Mỹ lại vẫn cứ chiều theo cái bọn vẹm ấy thế mới lạ... 

-  Chán bỏ mẹ cái anh đồng minh này. Cái anh này không xứng đáng là con chim đầu đàn của tự do, dân chủ, nhân quyền thế giới. Anh ta luôn đặt chính sách kinh tế lên hàng đầu...  Hỏng bét, chả trông mong gì.

Hai Ông chia tay nhau ra về, lòng chẳng buồn mà cũng chẳng vui. Thời thế mà! Về tới nhà, đứa cháu gái đang sụt sùi khóc. Nó đưa tay áo quệt ngang mắt: "Ông đi đâu mà lâu quá. Cháu chờ mãi..." Thì ra mải nói chuyện với ông bạn gìa mà Ông đã quên mất đứa cháu bé nhỏ đang chờ Ông dẫn đi học. Ông thường dẫn cháu ra trạm xe bus buổi sáng và đón cháu cũng ở trạm xe bus buổi chiều.

-Ông xin lỗi...  Thôi Ông cháu mình đi .. 

Con bé phụng phịu ngùng ngoằng. Ông dỗ dành: "Thôi đi học đi kẻo trễ...  Tối nay về Ông kể chuyện cổ tích xích cổ lọ cho mà nghe. .  ". Con bé sáng cặp mắt long lanh: "Ông hứa nhá."

 "Ừ. ..  Ông hứa."

Tối hôm đó Ông kể câu chuyện về gia đình của cố Tổng thống Kenedy. Là một gia đình di dân như Ông cháu ta, nhưng người cha của Tổng thống Kenedy luôn mong muốn con trai mình sau này sẽ là Tổng Thống nước Mỹ. Và điều mong ước đó đã thành sự thật. Ông ngừng lại một chút, ôm con bé vào lòng như muốn truyền hết chút "nội lực" ít oi còn sót lại trong người cho nó.

"Bây giờ Ông cũng có một ước vọng như thế. Ông ước là trong tương lai cháu cũng sẽ là một nữ Tổng Thống Hoa Kỳ, và cháu nhớ rằng lúc đó cháu sẽ phải tỏ ra xứng đáng là người dẫn đầu phong trào tự do, dân chủ, nhân quyền toàn cầu. Không vì một tài lợi nào mà bỏ đi lý tưởng cao cả đó. Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên hết mọi sự. Tương lai đang ở trước mặt, cháu phải cố gắng phấn đấu học hành".

Đứa bé tròn xoe đôi mắt: "Tương lai ở sau lưng chứ...  Ông vẫn thường nói như vậy.  Ông cười hiền hoà: "Đúng như thế. Nhưng...  chỉ đúng cho Ông thôi. Với Ông tương lai nằm phía đằng sau. Quá khứ đang ở trứơc mặt. Ông già rồi, gần đất xa trời...   tuơng lai tương liếc gì nữa, chỉ có qúa khứ. Tuổi gìa người ta thường mơ về dĩ vãng...  Còn tuổi trẻ thì ngược lại... 

Rồi Ông kể chuyện Phù Đổng Thiên Vương cho đứa bé nghe. Đứa bé chìm dần vào giấc ngủ khi tiếng Ông vẫn đều đều...  Ông bế cháu đặt vào giường, rồi bước về phòng. Ông thắp nhang đứng trước bàn thờ của người vợ. Nhìn tấm ảnh xinh xinh, miệng mỉm cười thật tươi của vợ làm xôn xao trong Ông một nỗi nhớ. Ông thì thầm tâm sự: "Mình ơi! Mặt trời của mình sắp tắt rồi! Anh nghe trong người rệu rạo khắp nơi."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến