Hôm nay,  

Hạnh Phúc Ở Đây

12/06/200400:00:00(Xem: 140828)
Người viết: PHAN ĐỨC MINH
Bài số 558-1096 VB3080604

Tác giả Phan Đức Minh 73 tuổi, cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá Phó Ủy Viên Chính Phủ Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I, Cố vấn pháp Luật Nghiệp Đoàn Ký Giả miền Trung Việt Nam, đi tù cải tạo trên 12 năm, định cư tại Mỹ 1992. Tại quê nhà, ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng lớn nhỏ của Việt Nam Cộng Hòa. Tại hải ngoại, ông được 3 giải thưởng xuất sắc về Thi Ca (Outstanding Poetry Prizes) viết bằng Anh Ngữ, của các Hội Nhà Thơ Hoa Kỳ và Quốc Tế. Hiện ông là Hội viên Hội các Nhà Thơ Quốc Tế - Member of the International Society of Poets" từ năm 1997. Ông đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài sưu khảo đặc biệt. Sau đây là bài viêùt mới nhất của ông.
*

Hôm nay, có chút thì giờ rảnh rang, tôi quyết tâm làm một chuyện trọng đại là dọn dẹp căn phòng cuả chúng tôi. Nó không rộng rãi chi cho lắm mà riêng mục sách báo không thôi, trông cũng đã muốn mệt xỉu mất rồi.
Do cái vụ dọn dẹp nhà cưả nàý mà tôi có dịp đọc thấy một chuyện hay hay, kèm theo nhiều hình ảnh, trên tờ báo Mỹ The San Diego Union Tribune, cũ mèm, đã đổi từ mầu trắng sang mầu cà phê sữa, vì nó được cho ra đời từ ngày 10 tháng 4 - 2000 lận.
Nhờ trang báo cũ mà có câu chuyệnnày.

*
Cách đây hơn 30 năm, Gail và Lee Phipps ở vùng Nam California, tổ chức đám cưới ngay trên tầng lầu thứ 9 đang xây dở dang cho một khách sạn thuộc vào loại … 4,5,6,7 sao chi đó. Đám cưới gì mà tổ chức ngay trên một khu vực đang xây dựng, ngổn ngang sắt, thép, si măng, gạch đá này nọ, mà lại ở trên cao lộng gió, công nhân đang làm việc hùng hục như điên thì nhất định là ít có ai dám chơi đám cưới kiểu này…
Một làn gió từ ngoài Vịnh San Diego thổi vào, làm lật tung chiếc khăn voan che mặt cô dâu trong bộ đồ cưới trắng tinh theo đúng nghi thức thời đại. May mà cô dâu không đến nỗi hốt hoảng, mất bình tĩnh trước bao nhiêu con mắt đang chăm chú nhìn vào mình vì cô đang khoác tay chú rể, một nhân viên ngành xây dựng, to con, đẹp trai, khoẻ mạnh, trong bộ đồ cưới Tuxedo đúng mốt thời trang: quần đen, áo trắng, nơ đen, nhưng trên đầu lại là cái mũ nhựa mầu trắng cuả … giai cấp công nhân xây dựng nhà ta.
Đôi bạn trẻ, sắp chính thức thức trở nên vợ chồng, đi tới địa điểm cử hành Hôn Lễ, trong tiếng nhạc vui tươi cuả mấy cây Guitars điện do một ban nhạc tài tử bạn thân góp vui. Đi ngay bên cạnh, đằng trước, phiá sau là thân nhân, bạn bè cuả hai họ. Còn chung quanh, xa xa là những công nhân đang làm việc, nhưng cũng tạm dừng tay để nhìn về cặp vợ chồng mới, để chia sẻ niềm vui.
Lễ cưới được cử hành theo nghi thức tôn giáo, do một vị Mục Sư đảm nhiệm. Vị Mục Sư thông cảm cho đôi bạn trẻ này, trong hoàn cảnh đặc biệt, chú rể không thể nghỉ việc dù là chỉ 1 ngày vì công trình xây dựng đang ở vào giai đoạn thiên hạ kêu bằng… khẩn trương cao độ. Vì thế Hôn Lễ mới được cử hành trong một khung cảnh hoàn toàn không giống ai, và có lẽ ít thấy trên cõi đời này.
Vì ở trên cao, gió lộng cho nên xấp tài liệu, giấy tờ trong tay vị Mục Sư, dùng trong việc cử hành Hôn Lễ (không được đóng kẹp lại với nhau) bất thình lình bị gió giật mất 1 tờ, bay tung lên cao, lơ lửng trên không trung…
Mọi việc rồi cũng kết thúc trong vui mừng, tốt đẹp trong bầu không khí tràn đầy yêu thương. Khi đôi bạn trẻ được long trọng công bố chính thức nên vợ thành chồng, thì nhóm phóng viên quay phim, nhiếp ảnh cuả một số báo chí, truyền hình cũng rộn ràng làm việc. Những công nhân khác đang tạm ngưng tay làm việc để reo hò vang dậy và tung những chiếc mũ nhựa mầu trắng cuả giới công nhân xây dựng lên trời như để chia sẻ niềm vui nồng nhiệt cuả cặp vợ chống mới cưới cũng như những người chung quanh.


Mọi nghi thức xong xuôi, đoàn người tham dự đám cưới kéo nhau xuống tầng dưới cùng để dự tiệc cưới, tục kêu là "Wedding Party". Khi xuống tới nơi, người ta thấy chỉ có một Cụ Lão Ông chờ sẵn ở đó. Thì ra đó là Ông Nội cuả chú rể, vì đã cao tuổi, lại nghe nói phải lên tận tầng lầu thứ 9, còn đang xây dựng dở dang, vật liệu xếp đống tùm lum, mới có thể tham dự cái " Wedding Ceremony" thì Cụ ngán quá. Cụ bèn xin được… miễn lễ, để Cụ ngồi chơi một mình ở tầng dưới.
Chú rể, trước đây đã định tổ chức đám cưới trong khung cảnh rất chi là thơ mộng bên cạnh Hồ Tahoe, nhưng khi ý định được nêu ra thì bị giới chức có thẩm quyển trong công trình xây dựng trả lời rằng việc xây dựng đang trong đà tiến hành khẩn trương dễ sợ lắm, mà chú rể lại thuộc vào loại nhân viên không thể vắng mắt được.
Thế là đám cưới được thay đổi kế hoạch, thay vì tổ chức ở bờ hồ thơ mộng, với cảnh thiên nhiên tuyệt vời, lại được mần ngay ở trên tầng lầu thứ 9 cuả một khách sạn 4,5,6,7… sao, đang xây dựng, ngổn ngang dụng cụ, máy móc, vật liệu, tùm lum đủ thứ trên đời...
Trông trên trang báo, tôi thấy tấm hình chụp cảnh vợ chồng Gail và Lee Phipps, hơn 30 năm sau, sống rất êm đềm hạnh phúc, trong ngôi nhà khang trang đẹp đẽ.
Họ đã có 2 người con trai: Steven 27 tuổi và Patrick 20 tuổi, cùng 2 cháu nội, một trai và một gái.
Lúc này, tức là 30 năm sau, chú rể Lee Phipps, mái tóc đã điểm mầu muối tiêu, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh và đầu óc vẫn vui tươi với hạnh phúc gia đình, bên cạnh nàng tiên của chàng là Gail Phipps. Chàng đã ngoài 50 tuổi, có job an nhàn hơn, không còn làm việc trong ngành xây dựng vất vả nưã. Còn nàng, cô dâu Gail Phipps nay cũng đã 48 tuổi, làm công việc phục vụ việc ăn uống cuả học sinh tại trường Trung học Miguel.
Họ hạnh phúc tới mức ba mươi năm sau ngày cưới, trên từng lầu thứ 9 cuả cái khách sạn đang xây dở dang, chàng Lee Phipps vẫn còn tính tới chuyện làm cho Bà Xã ngạc nhiên một cái chơi, bằng cách tổ chức một chầu kỷ niệm 30 năm kết hôn ở chính từng lầu thứ 9 cuả cái khách sạn xây dựng hồi xưa, nay đã mang tên Holiday Inn. Bây giờ thì cái khách sạn đó có tới 14 tầng, và từng lầu thứ 9 nơi họ đã làm đám cưới, lại là một từng đặc biệt, có sân thượng với mái che. Tổ chức kỷ niệm 30 năm kết hôn ở đây thật là tuyệt vời và đúng là món quà vô giá của ông chồng tặng vợ.
Chính từ buổi kỷ niệm 30 năm hôn lễ trên tầng lầu 9 này, đôi vợ chồng được sống lại với hình ảnh cô dâu chú rể ngày nào đi cạnh nhau trên từng lầu 9 xây dựng dở dang.
Ai cũng biết xã hội chúng ta đang sống có nhiều tự do, đời sống vật chất đầy đủ, sung sướng nhất thế giới, nhưng riêng về hạnh phúc cuả hôn nhân gia đình rất dễ dàng tan vỡ. Ra Tòa ký giấy: anh đi đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ có rứa thôi, là điều chẳng ai muốn thấy, nhất là trường hợp đã có con cái.
*
Ba mươi năm hạnh phúc, chung thủy, dầu cho cuộc sống thăng trầm, dâu biển, quả thực đôi vợ chồng Gail và Lee Phipps đáng được quý trọng và đáng làm gương cho người khác.
Mong rằng xã hội chúng ta đang sống, ngày càng có thêm thật nhiều những kẻ yêu nhau và sống với nhau chung thuỷ, như cặp vợ chồng Gail Phipps và Lee Phipps trong ngày kỷ niệm 30 năm chung sống, với nhiều yêu thương, hạnh phúc, cho chính họ cũng như con cháu họ sau này...
San Diego, California
Phan Đức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,307,212
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.