Hôm nay,  

Nhật Ký Lính Cho Ngày Tạ Ơn

28/11/200100:00:00(Xem: 153114)
Người viết: Huỳnh Phương Lộc
Bài tham dự số: 02-404-vb61123

Đây là bài viết của người lính. Người lính Mỹ gốc Việt. Tác giả không kèm theo tiểu sử, chỉ cho biết chàng là một người “tứ cố vô thân”. Bài được ghi viết từ Irvine, cho thấy tình huynh đệ chi binh đầy xúc động. Ước mong tác giả sẽ còn tiếp tục viết, về đời lính, chuyện lính.

Great Lakes ngày…tháng …năm…
Gió mùa lạnh ngắt. Một cơn gió rất khô và cóng đến xương tủy, một đôi vai rút lại, đôi bàn tay thọc sâu vào túi áo khoác...run run…
Mùa tạ ơn ở đây trông êm đềm và thân ái như những ngày tết quê nhà. Ở qua đêm nhà thằng bạn cùng đơn vị nơi khu gia binh. Đời lính nghèo rách mồng tơi, xác xơ như giẻ mướp nhưng tình thân thì không thiếu. Một chai rum hai lít, một con gà tây bự xư, một mớ nụ cười, vài ba câu chúc tụng… tất cả cho ngày tạ ơn thánh năm nay.
Thằng Gains và vợ hắn thức dậy từ lúc sáng sớm để chuẩn bị nấu nướng. Gains làm gà một cách thành thạo bởi lúc lên mười hắn đã từng nấu ăn cho cả gia đình hơn tám anh em, một gia đình nghèo, đông con vất vả. Vợ hắn đứng xem cười hồn nhiên, ngây thơ. Nàng Joly trông phục chồng đáo để. Thằng con lên bốn của hắn cũng lóp ngóp dậy theo, hắn thập thò lên xuống nhà bếp, ngắm con gà tây béo bở. Chao ôi! Chắc là được một bụng no say! Có lẽ thằng bé đang ngẫm nghĩ như vậy.
Tối qua đánh chén với Gains nên choáng hơi men. Trong lúc ngà say thấy thương gia đình hắn lạ lùng, thương đứa con kháu khỉnh của hắn. Chắc đến giáng sinh phải biếu thằøng nhỏ đôi giày. Áo quần của hắn cũng thảm tệ.
Thảo nào có thời gian Gains dễ khùng như con rối. Mà nghe nói sóng gió tài chánh của gia đình hắn đã qua rồi. Thế nhưng vợ hắn lúc nào cũng nở nụ cười hiền như thánh mẫu Maria.


Buổi chiều ăn tiệc, có mấy anh em cùng đơn vị. Kiếp xa nhà buồn vui lẫn lộn. Đời trẻ tung hoành ngang dọc, coi hiểm nguy như trò chơi hào hứng. Gặp nhau hôm nay trong không khí ấm cúng như gia đình. Ngày mai, biết đâu câu biệt ly vợ hiền con thơ đang đón chờ vì một chuyến đi xa bất ngờ gai góc. Ta về đây, trong buổi lễ này, từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, Alaska băng giá, Seatle mưa bay, Cali nắng ấm, Montana hữu tình…thêm một chàng Việt Nam tứ cố vô thân, sinh ra trong thời kỳ mịt mù khói súng chiến tranh. Tất cả đều là anh em. Thằng Jason, to lớn như ông thần hộ pháp được phân bổ về đơn vị người nhái sau thời gian huấn luyện khó nhọc nhất trần gian. Hắn lầm lì, nhưng vui tính, hắn là ngôi sao sáng trong buổi tiệc hôm nay.
Đời lính ở đâu cũng nghèo nàn mà hy sinh thì vô bờ bến. Ngày tạ ơn ta chúc nhau một mùa êm ấm khác, một chuyến ra khơi bình yên, ta chúc nhau trong men say, tự đáy sâu của một vùng mật ngọt nhất trong tâm hồn. Ta chúc nhau từ những trái tim nhiệt thành của tuổi trẻ hồn nhiên, vui tận cùng, sống hiên ngang. Ta chúc nhau trong niềm kiêu hãnh không nguôi của những người cầm súng, tiến lên vì lãnh thổ bình an, một chân trời tự do, hạnh phúc mà không ai có quyền tước đoạt. Ta chúc nhau trong nỗi nhớ không nguôi về những người thân xa xôi, cha mẹ, anh em, người yêu, về những thành phố ta đã sinh ra và lớn lên….
Một vòng đi thăm anh em trong khu gia binh. Gõ cửa, chúc mừng, nở nụ cười vui-một thủ tục gần như qui lệ, thế nhưng không chán. Buổi tối chia tay. Thằng bé quyến luyến, vợ hắn bùi ngùi. Cám ơn thượng đế đã cho ta một mùa tạ ơn đầy ý nghĩa.
Rồi nghĩ đến ngay mai sau, khi có vợ và con ta bên cạnh. Ta cũng sẽ cử hành một mùa tạ ơn như năm nay. Sẽ không quên những gia đình lính nghèo nàn, những thủy thủ không nhà, những chàng trai trẻ đang hy sinh âm thầm, không mệt mỏi cho nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ biển trời.
Xin một vinh danh tình nghĩa cho những người lính chiến đấu.

Huỳnh Phương Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,119,180
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.