Tác giả bài Viết Về Nươ’c Mỹ lần này là một trường hợp đặc biệt, không phải là một người tị nạn cộng sản mà còn là một “ca’n bộ lão thành” của Cộng sản, từng là thông dịch viên giữa công an và tù binh Mỹ trong thời chiến. Ngay sau ngày Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn thương ước Việt Mỹ, ôÂng Hoài Tân có dịp đến thăm nước Mỹ và viết bài này. Bản thảo ộng gửi cho Việt Báo được viết tay ngay ngắn, nét chữ nắn nót, dễ đọc, chuyện kể gọn gàng có nội dung cổ võ quan hệ Việt Mỹ hậu thương ước.
Thấy bài viết chưa được phổ biến, trước ngày rời nước Mỹ để trở lại Hà Nội, ông cho mang đến Việt Báo một lá thư yêu cầu “nếu đăng bài xin đăng nguyên văn, đừng bỏ hay sửa chữa.” Ông cũng yêu cầu cô thư ký Việt Báo “ký nhận” văn thư của ông.
Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ vốn có ghi rõ “Việt Báo dành quyền biên tập, sửa chữa nội dung hoặc tựa đề bài viết.” Các tác giả gửi bài tham dự, đương nhiên đều đã đọc thể lệ.
Dù sao, việc một cán bộ thông dịch của Cộng Sản trong lúc du lịch Mỹ trực tiếp gửi bài cho Việt Báo, lại gửi cho trang Viết Về Nước Mỹ, nơi được coi là một diễn đàn chung của những người tị nạn cộng sản- cũng vẫn là trường hợp hiếm có. Sau khi gửi, tới ngày trở lại Việt Nam để sẽ viết bản tự khai hoặc tự kiểm, bỗng thấy bất an về bài lỡ viết, lỡ gửi là điều có thể hiểu được.
Vì lẽ đó, Việt Báo quyết định phổ biến nguyên văn bài viết của ông Hoài Tân, không hề biên tập lại, ngay cả những hàm ý tuyên truyền trong đoạn kể chuyện thông dịch giữa công an và tù binh Mỹ cũng được giữ nguyên.
Ước mong tác giả bài viết này được bình an sau chuyến du lịch Mỹ và sau bài Viết Về Nước Mỹ của ông.
Nhận lời mời của anh Thâu, một người bạn thân từ ngày học tiểu học ở trường làng, tôi và anh Siêu, anh ruột anh Thâu tạm biệt Hà Nội bay sang Đài Bắc rồi chuyển sang máy bay của China Airline cất cánh từ phi trường Đài Loan lúc 23 giờ đêm (giờ VN) ngày 4/10 và hạ cánh sân bay Los Angeles đúng 21 giờ cùng ngày (lúc này ở VN đã là 10 giờ sáng ngày 5/10/2001).
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh chúng tôi xếp hành lý lên chiếc xe đẩy của sân bay để sang địa điểm đăng ký máy bay đến Salt Lake City cách xa khoảng 300 mét.
Vừa trải qua trên 10 giờ ngồi trên máy bay liên tục, hai anh em chúng tôi đã thấm mệt, lại chưa quen điều khiển chiếc xe đẩy chở hành lý nên đẩy một đằng xe lại đi một nẻo, lúc quẹo bên trái rồi lại sang bên phải như con ngựa bất kham, chốc chốc mấy chiếc vali trên xe lại rơi xuống đất phải dừng xe xếp lại. Vừa lúc đó, một chị da màu, quần bò, áo bò, tươi cười chạy đến vừa đở chiếc xe vừa cười ngạt nghẻo:
• Các ông chưa quen rồi! để tôi giúp một tay! Các ông đưa hành lý ra taxi phải không"
- Không! chúng tôi chuyển máy bay từ đây về Salt Lake City.
- À! Phải đến cửa sổ số 5, các ông yên tâm tôi sẽ dẫn các ông đến tận nơi…
- Cám ơn chị, nhưng như vậy phiền chị quá.
- Không sao, nào đưa xe đây, tôi đẩy một mình thôi, hai ông không cần bám vào…
Vừa nói chị vừa nắm cần xe và đẩy chiếc xe đi ngon lành. Đến cửa số 5 chị nhanh nhẹn vào nơi giao dịch. Chúng tôi vừa giữ chiếc xe, đang sắp xếp lại hành lý thì chị đã quay trở lại:
- Đáng tiếc là giờ này không còn máy bay đi Salt Lake City nữa. Đại lý hàng không yêu cầu các ông phải có mặt đúng 5 giờ sáng mai để làm thủ tục đi chuyến 6g 25 sáng. Chúng tôi chưa kịp nói gì thì chị đã nhanh nhẩu:
- Bây giờ đã gần đến nữa đêm rồi, ở đây lạnh mà đói, tôi mời hai ông đến nhà tôi nghỉ, uống ly cà phê và ăn chiếc bánh cho ấm bụng…..
Tôi vội ngắt lời chị:
- Chúng tôi hết sức cám ơn chị, thôi chị về đi kẻo muộn, chúng tôi ngồi đây chờ 4, 5 tiếng đồng hồ chả mấy chốc mà đến giờ đăng ký…
- Các ông không ngại gì đâu! Nhà tôi cách đây không xa, nhà nhỏ nhưng cũng đủ chỗ cho các ông nghỉ ngơi…vả lại, chồng tôi anh ấy cũng là người rất mến khách. Aø, xin lỗi các ông là người Châu Á, Tàu hay Nhật nhỉ"
- Chúng tôi là người Việt Nam chị ạ.
- Ồ Việt nam à" Chồng tôi và cả tôi rất quý người Việt Nam, dân tộc Việt Nam…
- Nghìn lần cảm tạ tấm lòng của anh chị. Chị vui lòng cho phép chúng tôi chờ ở đây vì thời gian chả còn bao lâu nữa. À chị cho biết tên và địa chỉ của chị, có dịp chúng tôi sẽ đến thăm….
- Tôi là Mary, thường gọi là "Mary béo" còn chồng tôi là Smith, cả hai chúng tôi cùng làm công nhân môi trường ở sân bay Los Angeles, các ông cứ hỏi "Mary béo" hay Smith chồng Mary béo là gặp chúng tôi vì ngày này qua ngày khác vợ chồng chúng tôi cùng hàng chục công nhân khác làm vệ sinh, chăm sóc cho mặt sàn, cầu thang của phi trường cho sạch bóng…
- Một lần nữa cám ơn chân thành của Mary, hẹn gặp lại Mary và Smith! Mary hồn nhiên nói:
- Tôi thật vui vẻ vì đêm nay tôi có 1 kỷ niệm đẹp với những người bạn Việt Nam.
Chia tay Mary, tự nhiên chúng tôi thấy lòng thư thái và như khỏe hẳn ra. Hai anh em cùng cảm thấy ngày hôm nay gặp toàn chuyện may, như lúc làm thủ tục nhập cảnh hai người đã toát mồ hôi vì khai báo nhầm vào tờ khai của công dân Mỹ trong khi đứng ra phải khai vào tờ khai theo mẫu khác, mẫu khai của người nước ngoài. Giá như ở một nước khác thì những chuyện khai không đúng mẫu quy định như vậy rất là rắc rối: nhân viên có trách nhiệm của phi trường có thể đặt vấn đề đó là một ý đồ nan trá, hoạch học đủ điều và có khi còn bị phạt và phải chờ đợi quyết định phán xử của thượng cấp mới được hoàn lại hộ chiếu (trong một trường hợp tương tự, tại một phi trường Châu á, chính tôi đã bị giữ lại hộ chiếu, khai lại theo mẫu quy định và chờ từ sáng đến tối mịt mới được giải quyết sau khi đã "tế nhị" quà cáp cho nhà chức trách). Nhưng thật bất ngờ ở phi trường Los Angeles tối qua chúng tôi không hề bị phiền hà do sơ suất trong việc khai báo. Người phụ trách nhập cảnh, một người to béo có ria mép mới trông có vẻ nghiêm khắc ngước nhìn chúng tôi không nói năng gì, rút ra 2 tờ giấy trên chiếc ngăn gỗ, viết lia lịa….
Tôi nghĩ thầm: Chắc là biên bản vi phạm gì đây và rất lo lắng, hồi hộp. Nhưng lạ chưa" Mấy phút sau, ông ria mép ngẩng đầu lên, mấp máy bộ ria, mắt mở to, tươi cười đưa chúng tôi hai tờ giấy:
HOÀI TÂN