Hôm nay,  

Đám Cưới Việt, Đám Cưới Mỹ

13/03/200100:00:00(Xem: 155544)
Gần một thập niên sống ở Mỹ, tôi đã có dịp tham dự một vài đám cưới Mỹ và nhiều đám cưới Việt nhưng kiểu Mỹ và kiểu Việt hoàn toàn khác nhau.

Nhìn chung đám cưới Mỹ không quá rườm rà về nghi thức và tốn kém như đám cưới Việt. Đám cưới Mỹ rất tôn trọng thời gian. Việc ẩm thực cũng đơn giản không có dáng vẻ của một dĩ thực vi tiên từ 9 đến 10 món ăn như đám cưới của người mình tại các nhà hàng Tàu.

Lần đầu tiên tôi đi đám cưới Mỹ là tôi được cô phụ giáo người Mỹ mời. Đám cưới của cô không lớn, thực khách chưa đến trăm, được tổ chức tại một câu lạc bộ thuộc thành phố tôi ở. Cô trao cho tôi một phong bì dày gồm thiệp cưới, thiệp mời và thiệp phúc đáp trước ba tuần lễ. Tôi được cô mời vì tình cảm: cô hiểu hoàn cảnh đau buồn của tôi qua bài luận văn có nhiều lỗi là about me và more about me. Cô thương và tận tình giúp đỡ 3 mẹ con tôi trong bước đầu hết sức khó khăn. vả lại tôi cũng muốn đi đám cưới Mỹ để xem họ tổ chức như thế nào. Đám cưới Mỹ thì nhà gái đài thọ mọi chi phí nên thường khách nhà gái đông hơn. Tôi không thể mừng cô bằng bao thư tiền mà tôi phải mua quà nhưng cũng chưa biết chọn quà gì cho thích hợp. Một cô giáo khác đọc được nỗi ưu tư của tôi và cho tôi hay là cô dâu và chú rể đã "đăng ký" tại cửa hàng Sear. Tại đóï sẽ có một danh sách những món đồ mà đôi tân hôn cần. Tôi chỉ đến chọn món quà vừa túi tiền đã được mua hết. Các món đắt giá còn lại tôi không quen ai để share cost cả. Cuối cùng tôi nghĩ đến cuốn album đang nằm trong Hallmark rất thực dụng ai cũïng cần để gắn hình.

Thiệp cưới của cô giáo có một mẫu giấy đính kèm chương trình hôn lễ hầu hết thực khách đều tôn trọng giờ giấc. Quá giờ khai tiệc một chút không còn ai đến nữa. Tôi không dám hiện diện trong giờ tiếp tân khi mà khả năng Anh Ngữ còn rất hạn chế. Tôi đến trước giờ khai tiệc chừng 10 phút phút để cùng vợ chồng cô chụp một tấm hình lưu niệm rồi chọn một chỗ gần các cô giáo dạy Anh Ngữ khác cùng trường để bốt lạc lõng. Các thầy cô giáo dạy ESL rất có kinh nghiệm với giọng lạ (strange accents) nên tôi có phát âm sai cỡ nào thì họ cũng hiểu.

Đến giờ khai tiệc, ông MC giới thiệu đôi tân hôn, phu dâu, phụ rể cùng cha mẹ đôi bên và họ hàng, bạn bè rất ngắn gọn không hoa lá cành như các MC người mình. Cách ăn uống của Mỹ là tự phục vụ, không có nhiều món, được order từ các nhà hàng Mỹ. Khối roasted beef đựng trong vĩ nhôm lớn có dao nĩa lớn ăn với xà lách trộn. Kế đến những khay tròn có nắp đậy bằng plastic bên trong có các loại rau cải cắt dài xếp chung quanh, ở giữa các loại thịt nguội ánh khí (smoked ham), paotram thái mỏng cuộn tròn ghim vào một đầu tăm, đầu tăm kia được quấn một sợi dây màu trông khá đẹp. Rồi đến món gà chiên, khoai tây chiên, nghiền ăn với bánh mì mềm tròn hay dài. Các loại xốt (sauce) màu trắng, hồng, tím, béo béo, chua chua mà tôi chưa nếm bao giờ. Tráng miệng vẫn là pumpkin pic bốn mùa, dưa mật, dưa gan. Bánh cưới ngọt đến nhức đầu. Bụng đói nhưng ăn ít mà lại no dai. Nước Mỹ thức ăn thừa chất béo, chất ngọt làm cho con người béo phì, dễ bịnh. Ăn uống kiểu Mỹ thì không sợ D.U.I. (driving under influence) vẫn sáng mắt sáng lòng dể lái xe về vì không có rượu mạnh. Ăn xong mỗi người tự dọn dẹp. Đúng 8 giờ rưởi thì dạ vũ bắt đầu. Tôi cảm thấy mình quê khi được mời vì không biết nhảy. Tôi trở thành một wall flower (bông hoa dựa vào tường) một từ lóng của Mỹ để chỉ những người không biết khiêu vũ trong các buổi tiệc. Tiếng nhạc êm dịu của các bài wedding songs vọng ra từ dàn âm thanh hiện đại vừa đủ nghe đã đưa từng cặp dìu nhau trên sàn nhảy trông rất đẹp. Cô dâu chú rể thật nổi bật giữa đám đông. Các cô giáo tôi người nào cũng như hòa điệu sống cả. Đúng 10 giờ, dạ vũ chấm dứt. Đôi tân hôn cám ơn khách tham dự. Tôi chúc cô phụ giáo enjoy honey-moon rồi từ biệt.

Sống nhiều năm ở Mỹ, người Việt mình chịu ảnh hưởng nếp sống Mỹ và vẫn giữ phong tục cổ truyền nhưng phần đông chọn những cái nên theo và nên giữ vì vậy mà hôn lễ của người Việt mình càng rình rang và tốn kém. Phú quí sinh lễ nghĩa thì không nói làm gì. Đằng này với mức lương hạn hẹp mà cũng cố gắng xâm mình để làm cho lớn chuyện vì ai cũng nghĩ đời người có một lần, mà có chắc một lần không" Có những cái lố bịch trong đám cưới viết ra cũng không hết được: Biết trước chi phí nhiều nên có sự gợi ý xin nhận tiền mừng trước, xe hoa phải là li-mu-sin tài xế Mỹ lái mới sang, thậm chí có đôi tân hôn còn mướn trực thăng dạo chơi vùng trời Los. Trước ngày đám cưới, các nhiếp ảnh gia kiêm đạo diễn và là "nhà rể kiểu thời trang" đầy sáng tạo. Họ dựng lên lịch sử một chuyện tình: chàng và nàng quen và yêu nhau từ bãi biển thơ mộng, rồi đời hết vui khi đã vẹn câu thề là khi họ dạo bước vào mùa mà rừng thu thay lá! Chàng áo dài khăn đóng sử dụng đàn bầu hoặc đọc sách Nho nhưng "Hán tự chẳng biết Hán". Nàng mặc áo tứ thân chít khăn mơ quạ đang đàn tranh hay đàn nguyệt. Rồi chàng lại thắng bộ Âu phục đuôi tôm ngồi trước chiếc dương cầm Yamaha, nàng cạnh kề soireé trắng như đang mơ màng đến thành Vienna xa xôi bến nước Áo. Thế vẫn chưa đủ: Một tấm hình lớn của tài tử, giai nhân in trên canvas lớn để thực khách chiêm ngưỡng trước khi vào phòng ăn, rồi ảnh chụp trong studio rồi ngoài trời, đón dâu, đưa dâu, trong bàn tiệc, cắt bánh, lưu niệm... nghe nói không dưới hai tháng lương của một người làm điện tử lắp ráp có overtime...Còn không biết bao nhiêu cái lố bịch và tốn kém cần phải nói. Đến nổi có nhiều cặp vợ chồng sau một thời gian chung sống, cũng có lúc cơm không lành cơm không ngọt phải thốt ra: Sợ đám cưới nên chúng tôi không dám ly dị, nghe thật chí lý!

Mùa tạ ơn năm nay là ngày lành tháng tốt cho nhiều gia đình nên tôi nhận được ba thiệp cưới. Đúng là cái tháng tôi bị sao Thái Bạch chiếu. Tôi chỉ đi có một đám là con gái của người bạn thân và bà ta đã đơn giản hóa thủ tục khá nhiều.

Bạn tôi sợ bị mang tiếng là mời nhiều để thâu "lợi nhiều" nên khách mời chưa đến 20 bàn đa số là bạn bè và họ hàng thân gần. Tôi đã từng dự những đám cưới 50, 60 bàn tiệc. Đôi tân hôn và tứ thân phụ mẫu không còn thì giờ nói gì nữa mà chỉ còn có việc thâu bao thư rồi đi ngay. Khách tham dự hiểu ý nên gom trước rồi đưa nhanh một lần cho tiện. Chúng tôi có cảm nghĩ mình nhờ nhà trai hay nhà gái trả giùm bữa ăn. Bạn tôi có cái biên một chút là để một cái hộp cạnh bàn ghi tên ở cửa và ra vào để khách bỏ bao thư trước khi ký tên và tìm chổ ngồi. Nhờ vậy mà đôi tân hôn và tứ thân phụ mẫu có thì giờ gặp bạn bè và nghỉ mệt chứ không phải gặp khách là để nhận bao thư, không có chút gì tình cảm cả.

Lại có người bực mình khi nhận thiệp cưới rồi trách người bạn mời mình: Cả năm không gọi hỏi thăm đến ngày gả con "tống" cho một cái thiệp để "câu"tiền. Nghĩ như vậy cũng quá đáng! Bên Mỹ nầy ai cũng bận rộn nên phải hiểu không tin tức là tin tức tốt (no news, good news) bạn bè và họ hàng chỉ thông báo cho nhau những dịp hôn, quan, tang, tế. Người ta nhớ đến mình mời mình vì tình cảm chứ không phải trục lợi. Tiền mừng "qui ước" trong gần một thập niên vẫn như cũ nhưng vật giá hiện nay cũng ngang với một bữa ăn, cũng fairplay, cũng cho và nhận, thì có gì đâu mà trục lợi! Vả lại sẵn có một thư phúc đáp đã được lịch dán tem, mình có quyền từ chối không đi. Không mợ chợ vẫn đông khi mà! Tôi góp ý với bạn tôi tại sao không đặt tiệc cưới tại nhà hàng Vietnam có nhiều đầu bếp Việt nổi tiếng nấu thức ăn ba miền rất độc đáo mà lại tìm cho được nhà hàng tàu lại phải đặt trước 6 tháng đến một năm. Thời gian dài biết bao nhiêu "sự cố" xảy ra: có đám từ hồn mà chỉ còn một vài hôm là đến ngày cưới. Rút cục chỉ có chủ nhà hàng người Tàu thủ lợi. Một người bạn ngoại quốc đã có nhận xét mà tôi cho là đúng là người Việt mình nhiều lúc không sống cho mình. Cái thành ngữ "sợ người ta cười" đã ám ảnh họ khiến họ quên mình mà nghĩ đến người ngoài sao cho nở mày, nở mặt với làng trên xóm duới: phải mặc quần áo hiệu, đi xe đời mới, ở nhà mới, đám cưới phải to, phải lớn mà quên sức mình có hạn. Có lẽ thế hệ thứ hai sẽ "đổi mới tư duy chăng"" Được biết người Việt mình rất thích thì giờ dây thun nên trong thiệp mời bạn tôi đã in đậm câu: chúng tôi khai tiệc đúng 7 giờ. Thế mà đúng 7 giờ "hội trường" mới đông đến một nửa. Nhưng tiệc vẫn phải khai 7 giờ và 8 giờ khách vẫn còn lai rai đến. Dù sao thì buổi tiệc hôm đó có phần tiến bộ hơn nhiều đám khác mời 6 giờ mà 8 giờ vẫn chưa "mở hàng". Việc xếp chỗ ngồi và "bị nghe nhạc" cũng được cải tiến. Bạn bè thân tình lâu ngày gặp nhau ai cũng muốn hàn huyên tâm sự. Đi đám cưới không chỉ có ăn mà còn được nói cũng không ai mong được gói đem về. Thế mà có thực khách lại bị "moving sale" đến lạc lõng một vùng đất xa lạ. Muốn có được một bầu không khí thoải mái như vậy bạn tôi đã "bỏ nhỏ" ông MC trước: Xin đừng xử dụng các nhạc cụ long trời, lỡ đất như ở vũ trường để chị em chúng tôi có dịp giải tỏa ấm ức. MC nên chọn nhạc vui, êm dịu kiểu "anh dệt tơ, em làm thơ". Nghe nói có nhiều người chọn những bản phản tác dụng: Tôi đưa em sang sông hay ngoài kia pháo nổi, anh giạn mình trong chăn hay I went to your wedding. Đâu có phải bài nào liên quan đến đám cưới là cứ việc hát lên! Cô dâu chú rể ai cũng đẹp cả. Từ đầu đến cuối cả hai đều mặc Âu phục nói tiếng Việt khá chuẩn. Đâu có cần phải thay nhiều áo quần, mặc Việt phục trông có vẻ quốc hồn, quốc túy nhưng lại phát âm hai từ cám ơn thành ra common. (có cái gì chung chung đâu!)

Tôi phân bì với một người bạn qua năm 75. Bà ta không có nhiều bạn Việt Nam nên đỡ tốn tiền ăn đám cưới. Mà có đi đám cưới Mỹ không tốn bao nhiêu. Coi vậy mà không phải vậy. Bà ta đã ăn đám cưới một bạn đồng nghiệp Mỹ ba lần. Thấy tôi trố mắt ngạc nhiên thì được giải thích thêm: Hai lần lấy cùng một người (lấy rồi ly dị, lấy lại rồi lại ly dị đến lần thứ ba mới thay người mới). Không biết sự bất qua tam chưa. Tôi nói: Đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra ở Mỹ cả. Tôi xin chấm dứt việc đi đám cưới ở đây. Thiết nghĩ không cứ gì trong việc cưới hỏi mà trong mọi lễ lạc nếu chưa phú quí, chưa nên sinh ra lễ nghĩa để tự bào chửa bằng một lý do không mấy vững là đời người chỉ có một lần. Càng bày vẻ nhiều thì cô dâu và chú rễ là người trực tiếp gánh chịu. Sống ở Mỹ con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Dù sao tôi cũng cảm thấy mình con may mắn vì chỉ có hai con trai. Nếu chúng nó chịu tổ chức đám cưới như Mỹ nghĩa là nhà gái đài thọ chi phí (nhưng lấy người Việt) là tôi thật nhẹ gánh!

Xuân Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,081,984
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.