Hôm nay,  

Tôi Yêu Thích Tiếng Nước Tôi

27/08/202405:00:00(Xem: 1189)
TG Nguyen Khanh Vu
TG Nguyễn Khánh Vũ (ngoài cùng bên trái) tham dự khóa Tu Nghiệp Sư Phạm 2024 do Liên Hiệp các Trường Việt Ngữ Hải Ngoại tổ chức

 

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi. Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Bài viết dưới đây là lời chia sẻ chân tình về  tấm lòng quý yêu tiếng Việt và lời nhắc nhở “Tiếng Việt còn, Nước Ta còn”.
 
Ngày còn là học sinh-sinh viên tại Saigon, tôi vốn dĩ chỉ mê những môn khoa học tự nhiên mà không hề quan tâm đến văn chương, thi phú. Tôi yêu thích đối mặt với những thử thách khi giải các bài toán khó, tìm ra lời giải thích cho các thắc mắc, các câu hỏi về tự nhiên qua những định luật Vật Lý hay những thí nghiệm trong môn Hóa Học. Và rồi sau này, bất kỳ những gì liên quan đến ngành Điện Toán đều gây cho tôi sự thích thú để học hỏi, tìm tòi.
 
Có lẽ, trong nhiều lý do khiến văn chương đã không tạo ra sự hấp dẫn với tôi, lý do quan trọng nhất, tôi không thể nào ép mình yêu thích những vần thơ sặc mùi chính trị, những tư tưởng hủ bại, lỗi thời, những bài văn ca tụng trơ trẽn cái kẻ mà nhân cách còn thua xa phường du thủ, du thực, được nhồi nhét đầy rẫy trong sách vở mà tôi phải học trong suốt thời trung học.
 
Rồi tôi theo cha mẹ rời khỏi Việt Nam đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Trong những năm tháng đầu sống tại quê hương mới, bận rộn với công ăn chuyện làm, việc đèn sách, tôi cũng chỉ có đủ thời gian xem vội một vài tờ báo Việt Ngữ, được phát hành trong vùng Little Saigon, để không quá lạc hậu với tình hình thời cuộc cũng như làm quen dần với những sinh hoạt trong cộng đồng.
 
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua.
 
Và dù vốn không mấy yêu thích chuyện văn chương, nhưng việc viết văn lại đến với tôi rất tự nhiên, chẳng những không một chút gượng ép hay khó khăn, mà còn dần tìm thấy niềm vui, có lẽ do tôi may mắn thừa hưởng một chút từ song thân. Mẹ tôi vốn dĩ là một cô giáo suốt đời chỉ quen với phấn trắng, bảng đen, còn tham gia cộng tác với tuần báo Thiếu Nhi với bút danh Ái Thơ. Ba tôi từng là một sĩ quan của Cục Chính Huấn, phụ trách chương trình Tiếng Chim Gọi Đàn, thảo ra những kêu gọi và hướng dẫn các cán binh Cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia.
 
Và rồi kể từ năm 2004, khi ghi danh học Việt ngữ cho cô con gái đầu lòng, tôi bắt đầu tham gia ban giảng huấn, đáp lại lời kêu gọi của nhà trường. Thấm thoát, mới đó mà đã tròn 20 năm. Thời gian quả như bóng câu qua cửa, như lời tiền nhân đã dạy vậy.
 
Điều lạ lùng là, càng dạy, càng đọc, tôi lại càng nhận ra tiếng Việt sao hay quá, đẹp quá, khác xa với những gì tôi phải học ngày trước tại quốc nội. Tôi cũng nhận ra kiến thức của tôi sao quá yếu kém. Điều đó đã luôn thôi thúc tôi tìm về vẻ đẹp nguyên thủy của tiếng Việt. Tôi như người ngủ mê, được đánh thức sau một thời gian rất dài. Tôi nhận ra tôi và tất cả bạn bè cùng trang lứa đã là những nạn nhân đáng thương của một chế độ ngu dốt, chỉ biết cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù Bắc phương, sẵn sàng phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tiền nhân đã dầy công xây dựng, để lại cho cháu con.
 
Trong vai trò giám học cho nhà trường, tôi phụ trách việc viết Bản Tin Sinh Hoạt hàng tuần để gửi cho thầy cô trong ban giảng huấn. Trong bản tin, phần tôi yêu thích nhất là mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt. Tôi luôn phải dành thời gian đọc những tài liệu khả tín, sưu tầm những chữ đã bị dùng sai, những chữ đã bị Cộng sản làm cho hư hỏng để chia sẻ lại với bạn đọc. Thế hệ của tôi đã như thế này, vậy thời làm sao trách được các thế hệ đi sau. Tuy vậy, dẫu có phần nào muộn màng nhưng không thể thấy sai mà không sửa, thấy hại mà không tránh. Tôi học được rất nhiều điều hay, mới mẻ mà trước đây tôi những tưởng tôi đã rất thông thạo tiếng Việt.

Và tôi rất may mắn được nhà trường gửi đi tham dự các khóa Tu Nghiệp Sư Phạm thường niên. Chỉ trong ba ngày ngắn ngủi của các khóa Tu Nghiệp, tôi như con cá, vốn dĩ đang sống trong ao tù của kiến thức, được thả về với sông lớn, hồ to, ngụp lặn trong bể kiến thức mênh mông, được thưởng lãm nét đẹp của văn hóa Việt qua sự tận tâm, cũng như kiến thức uyên bác của các vị thân hào nhân sĩ, các vị giáo sư khả kính. Ngoài các bài học về văn chương, thơ phú, tôi còn được dạy về lịch sử của nước tôi. Tôi nay biết được người Tàu từ ngàn năm trước, sau khi xua quân xâm chiếm nước tôi, họ đã không ngừng xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và cố gắng thay vào đó những thứ đem đến từ phương Bắc.
 
Ngày nay nhiều vị trí thức hải ngoại đang cố gắng gầy dựng hệ thống chữ viết nguyên thủy để làm sáng tỏ về nền văn minh cổ đại của dân Việt, chứng minh cho thấy giặc Tàu đã ăn cắp của chúng ta những gì và mang theo những gì để dạy lại cho chúng ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng mà đem lòng thần phục. Sự khôn ngoan của cha ông chúng ta đã tạo cho dân tộc Việt một lối thoát kỳ diệu, tránh bị đồng hóa, dẫu bị giặc đô hộ trên một ngàn năm.
 
Cả đời học và sử dụng Việt Ngữ đã khiến tôi nhầm tưởng tôi đã giỏi tiếng Việt, mà quên rằng tôi đã từng là nạn nhân của một nền giáo dục mang tư tưởng nô lệ Tàu của Việt cộng trong một thời gian dài. Tội ác của Việt cộng trong việc tiếp tay Hán hóa, phá nát nền văn chương phong phú của tiền nhân, thật không bút mực nào tả hết. Cứ dành chút thời gian xem lại những áng văn, nghe lại những nhạc phẩm với lời nhạc nên thơ, phong phú, đẹp đẽ trước 1975 thì rõ. Trong cách cư xử, lời ăn tiếng nói của người xưa sao mà lịch thiệp, đầy tính nhân văn, thể hiện sự tương kính đến làm vậy.
 
Qua những chia sẻ trong mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt, nay tôi muốn các thầy cô trường tôi sử dụng từ viện bảo sanh thay vì xưởng đẻ, từ liên lạc một cách phù hợp thay vì chỗ nào cũng đem chữ liên hệ vào, từ tòa Bạch Cung thay vì chữ Nhà Trắng thô thiển. Tôi chia sẻ với thầy cô trường tôi những gì tôi được học, về lẽ thuận theo tự nhiên trong ngôn ngữ Việt, tại sao chúng ta dùng từ khai triển thay vì triển khai như cách Việt cộng học theo Trung cộng. Tôi được biết tại sao cha ông dùng từ phụ tá trong khi Việt cộng sao chép một cách máy móc từ trợ lý từ Trung cộng.
Theo thiển ý của tôi, tiếng Việt là một viên ngọc quý, chỉ bị bụi thời gian tạm thời phủ mờ vì nhiều lý do, tại quốc nội do sự thần phục hèn hạ của Việt cộng mà trở nên biến dạng, tại hải ngoại do nhân tài phân tán, chưa hình thành được một viện hàn lâm về ngôn ngữ khiến cho tiếng Việt đẹp đẽ xưa trở nên tam sao thất bổn. Do đó sự dấn thân của các quý vị thân hào nhân sĩ, của các vị giáo sư rất quan trọng, và tất nhiên cần có sự chung tay của biết bao tấm lòng vẫn muốn gìn vàng giữ ngọc.
 
Qua bài viết này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô đã dạy bảo tôi trong các khóa Tu Nghiệp. Sau lần đầu còn đôi chút bỡ ngỡ, tôi nay háo hức chờ đợi các khóa học khi hè về, để tôi được tìm về những thời khắc còn được ngoan ngoãn ngồi làm học trò của ngày xưa. Từ một kẻ thờ ơ với văn chương, chữ nghĩa của tiền nhân, tôi nay rất yêu thích Tiếng Nước Tôi, và cũng bắt đầu tập tành viết vài câu thơ khi cảm xúc tìm về.
 
Xin phép được chia sẻ một vài câu trong một bài thơ, ghi lại những suy nghĩ đơn sơ khi nhìn vào đống gạch ngổn ngang trong lúc sửa sang lại mảnh vườn nhỏ sau nhà.
Gạch kia vốn dĩ vẫn vô tri,
Vòng tay tạ ơn người quân tử.
Thổi hồn thi sĩ, tình tri kỷ,
Nay biết vui buồn chuyện thế nhân.
Và xin cùng nhắc nhau, “Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn”, thay cho lời kết của bài chia sẻ này.
 
Viết xong ngày 15 tháng 6 năm 2024,
Brian Nguyễn Khánh Vũ
 

Ý kiến bạn đọc
01/09/202423:36:57
Khách
( Trích )Tiếng Việt :

Có vợ đẹp là bất an. Có vợ xấu là bất hạnh.
Có vợ giỏi là bất xứng. Mình ở nhà mà để vợ đi làm là bất ổn.
Mình đi làm mà để vợ ở nhà là bất tiện. Không nuôi nổi vợ là bất tài.
Quyến rũ vợ bạn là bất nghĩa. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn.
Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi.
Nhậu không mời vợ là bất công. Nhậu về đánh vợ là bất nhân.
Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng.
Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi.
Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại.
Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch.
Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất.
Vợ giận đi ngủ riêng là thể hiện sự bất hợp tác. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến.
Được vợ khen là điều bất ngờ. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,955
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến