Hôm nay,  

Tôi Yêu Thích Tiếng Nước Tôi

27/08/202405:00:00(Xem: 1191)
TG Nguyen Khanh Vu
TG Nguyễn Khánh Vũ (ngoài cùng bên trái) tham dự khóa Tu Nghiệp Sư Phạm 2024 do Liên Hiệp các Trường Việt Ngữ Hải Ngoại tổ chức

 

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi. Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Bài viết dưới đây là lời chia sẻ chân tình về  tấm lòng quý yêu tiếng Việt và lời nhắc nhở “Tiếng Việt còn, Nước Ta còn”.
 
Ngày còn là học sinh-sinh viên tại Saigon, tôi vốn dĩ chỉ mê những môn khoa học tự nhiên mà không hề quan tâm đến văn chương, thi phú. Tôi yêu thích đối mặt với những thử thách khi giải các bài toán khó, tìm ra lời giải thích cho các thắc mắc, các câu hỏi về tự nhiên qua những định luật Vật Lý hay những thí nghiệm trong môn Hóa Học. Và rồi sau này, bất kỳ những gì liên quan đến ngành Điện Toán đều gây cho tôi sự thích thú để học hỏi, tìm tòi.
 
Có lẽ, trong nhiều lý do khiến văn chương đã không tạo ra sự hấp dẫn với tôi, lý do quan trọng nhất, tôi không thể nào ép mình yêu thích những vần thơ sặc mùi chính trị, những tư tưởng hủ bại, lỗi thời, những bài văn ca tụng trơ trẽn cái kẻ mà nhân cách còn thua xa phường du thủ, du thực, được nhồi nhét đầy rẫy trong sách vở mà tôi phải học trong suốt thời trung học.
 
Rồi tôi theo cha mẹ rời khỏi Việt Nam đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Trong những năm tháng đầu sống tại quê hương mới, bận rộn với công ăn chuyện làm, việc đèn sách, tôi cũng chỉ có đủ thời gian xem vội một vài tờ báo Việt Ngữ, được phát hành trong vùng Little Saigon, để không quá lạc hậu với tình hình thời cuộc cũng như làm quen dần với những sinh hoạt trong cộng đồng.
 
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua.
 
Và dù vốn không mấy yêu thích chuyện văn chương, nhưng việc viết văn lại đến với tôi rất tự nhiên, chẳng những không một chút gượng ép hay khó khăn, mà còn dần tìm thấy niềm vui, có lẽ do tôi may mắn thừa hưởng một chút từ song thân. Mẹ tôi vốn dĩ là một cô giáo suốt đời chỉ quen với phấn trắng, bảng đen, còn tham gia cộng tác với tuần báo Thiếu Nhi với bút danh Ái Thơ. Ba tôi từng là một sĩ quan của Cục Chính Huấn, phụ trách chương trình Tiếng Chim Gọi Đàn, thảo ra những kêu gọi và hướng dẫn các cán binh Cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia.
 
Và rồi kể từ năm 2004, khi ghi danh học Việt ngữ cho cô con gái đầu lòng, tôi bắt đầu tham gia ban giảng huấn, đáp lại lời kêu gọi của nhà trường. Thấm thoát, mới đó mà đã tròn 20 năm. Thời gian quả như bóng câu qua cửa, như lời tiền nhân đã dạy vậy.
 
Điều lạ lùng là, càng dạy, càng đọc, tôi lại càng nhận ra tiếng Việt sao hay quá, đẹp quá, khác xa với những gì tôi phải học ngày trước tại quốc nội. Tôi cũng nhận ra kiến thức của tôi sao quá yếu kém. Điều đó đã luôn thôi thúc tôi tìm về vẻ đẹp nguyên thủy của tiếng Việt. Tôi như người ngủ mê, được đánh thức sau một thời gian rất dài. Tôi nhận ra tôi và tất cả bạn bè cùng trang lứa đã là những nạn nhân đáng thương của một chế độ ngu dốt, chỉ biết cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù Bắc phương, sẵn sàng phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tiền nhân đã dầy công xây dựng, để lại cho cháu con.
 
Trong vai trò giám học cho nhà trường, tôi phụ trách việc viết Bản Tin Sinh Hoạt hàng tuần để gửi cho thầy cô trong ban giảng huấn. Trong bản tin, phần tôi yêu thích nhất là mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt. Tôi luôn phải dành thời gian đọc những tài liệu khả tín, sưu tầm những chữ đã bị dùng sai, những chữ đã bị Cộng sản làm cho hư hỏng để chia sẻ lại với bạn đọc. Thế hệ của tôi đã như thế này, vậy thời làm sao trách được các thế hệ đi sau. Tuy vậy, dẫu có phần nào muộn màng nhưng không thể thấy sai mà không sửa, thấy hại mà không tránh. Tôi học được rất nhiều điều hay, mới mẻ mà trước đây tôi những tưởng tôi đã rất thông thạo tiếng Việt.

Và tôi rất may mắn được nhà trường gửi đi tham dự các khóa Tu Nghiệp Sư Phạm thường niên. Chỉ trong ba ngày ngắn ngủi của các khóa Tu Nghiệp, tôi như con cá, vốn dĩ đang sống trong ao tù của kiến thức, được thả về với sông lớn, hồ to, ngụp lặn trong bể kiến thức mênh mông, được thưởng lãm nét đẹp của văn hóa Việt qua sự tận tâm, cũng như kiến thức uyên bác của các vị thân hào nhân sĩ, các vị giáo sư khả kính. Ngoài các bài học về văn chương, thơ phú, tôi còn được dạy về lịch sử của nước tôi. Tôi nay biết được người Tàu từ ngàn năm trước, sau khi xua quân xâm chiếm nước tôi, họ đã không ngừng xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và cố gắng thay vào đó những thứ đem đến từ phương Bắc.
 
Ngày nay nhiều vị trí thức hải ngoại đang cố gắng gầy dựng hệ thống chữ viết nguyên thủy để làm sáng tỏ về nền văn minh cổ đại của dân Việt, chứng minh cho thấy giặc Tàu đã ăn cắp của chúng ta những gì và mang theo những gì để dạy lại cho chúng ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng mà đem lòng thần phục. Sự khôn ngoan của cha ông chúng ta đã tạo cho dân tộc Việt một lối thoát kỳ diệu, tránh bị đồng hóa, dẫu bị giặc đô hộ trên một ngàn năm.
 
Cả đời học và sử dụng Việt Ngữ đã khiến tôi nhầm tưởng tôi đã giỏi tiếng Việt, mà quên rằng tôi đã từng là nạn nhân của một nền giáo dục mang tư tưởng nô lệ Tàu của Việt cộng trong một thời gian dài. Tội ác của Việt cộng trong việc tiếp tay Hán hóa, phá nát nền văn chương phong phú của tiền nhân, thật không bút mực nào tả hết. Cứ dành chút thời gian xem lại những áng văn, nghe lại những nhạc phẩm với lời nhạc nên thơ, phong phú, đẹp đẽ trước 1975 thì rõ. Trong cách cư xử, lời ăn tiếng nói của người xưa sao mà lịch thiệp, đầy tính nhân văn, thể hiện sự tương kính đến làm vậy.
 
Qua những chia sẻ trong mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt, nay tôi muốn các thầy cô trường tôi sử dụng từ viện bảo sanh thay vì xưởng đẻ, từ liên lạc một cách phù hợp thay vì chỗ nào cũng đem chữ liên hệ vào, từ tòa Bạch Cung thay vì chữ Nhà Trắng thô thiển. Tôi chia sẻ với thầy cô trường tôi những gì tôi được học, về lẽ thuận theo tự nhiên trong ngôn ngữ Việt, tại sao chúng ta dùng từ khai triển thay vì triển khai như cách Việt cộng học theo Trung cộng. Tôi được biết tại sao cha ông dùng từ phụ tá trong khi Việt cộng sao chép một cách máy móc từ trợ lý từ Trung cộng.
Theo thiển ý của tôi, tiếng Việt là một viên ngọc quý, chỉ bị bụi thời gian tạm thời phủ mờ vì nhiều lý do, tại quốc nội do sự thần phục hèn hạ của Việt cộng mà trở nên biến dạng, tại hải ngoại do nhân tài phân tán, chưa hình thành được một viện hàn lâm về ngôn ngữ khiến cho tiếng Việt đẹp đẽ xưa trở nên tam sao thất bổn. Do đó sự dấn thân của các quý vị thân hào nhân sĩ, của các vị giáo sư rất quan trọng, và tất nhiên cần có sự chung tay của biết bao tấm lòng vẫn muốn gìn vàng giữ ngọc.
 
Qua bài viết này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô đã dạy bảo tôi trong các khóa Tu Nghiệp. Sau lần đầu còn đôi chút bỡ ngỡ, tôi nay háo hức chờ đợi các khóa học khi hè về, để tôi được tìm về những thời khắc còn được ngoan ngoãn ngồi làm học trò của ngày xưa. Từ một kẻ thờ ơ với văn chương, chữ nghĩa của tiền nhân, tôi nay rất yêu thích Tiếng Nước Tôi, và cũng bắt đầu tập tành viết vài câu thơ khi cảm xúc tìm về.
 
Xin phép được chia sẻ một vài câu trong một bài thơ, ghi lại những suy nghĩ đơn sơ khi nhìn vào đống gạch ngổn ngang trong lúc sửa sang lại mảnh vườn nhỏ sau nhà.
Gạch kia vốn dĩ vẫn vô tri,
Vòng tay tạ ơn người quân tử.
Thổi hồn thi sĩ, tình tri kỷ,
Nay biết vui buồn chuyện thế nhân.
Và xin cùng nhắc nhau, “Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn”, thay cho lời kết của bài chia sẻ này.
 
Viết xong ngày 15 tháng 6 năm 2024,
Brian Nguyễn Khánh Vũ
 

Ý kiến bạn đọc
01/09/202423:36:57
Khách
( Trích )Tiếng Việt :

Có vợ đẹp là bất an. Có vợ xấu là bất hạnh.
Có vợ giỏi là bất xứng. Mình ở nhà mà để vợ đi làm là bất ổn.
Mình đi làm mà để vợ ở nhà là bất tiện. Không nuôi nổi vợ là bất tài.
Quyến rũ vợ bạn là bất nghĩa. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn.
Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi.
Nhậu không mời vợ là bất công. Nhậu về đánh vợ là bất nhân.
Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng.
Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi.
Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại.
Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch.
Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất.
Vợ giận đi ngủ riêng là thể hiện sự bất hợp tác. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến.
Được vợ khen là điều bất ngờ. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,955
Đến Mỹ, chúng tôi ấn tượng với thiên nhiên hùng vĩ , hệ thống công viên quốc gia rộng khắp đất nước và khả năng tiếp cận cho các tầng lớp. Nhiều người nói, người Mỹ ít du lịch ra nước ngoài, kỳ thực có thể do họ sở hữu hệ thống các công viên quốc gia với các phương tiện đầy đủ. Hệ thống đường sá của Mỹ cũng khoa học, tiện nghi cho nhu cầu du lịch của đủ mọi lứa tuổi và sở thích. Người dân Mỹ do đó đã dành khá nhiều thời gian cho du lịch trong nước và họ tận hưởng những tiện nghi tiện ích trên khắp các nẻo đường đất nước này.
Trước đó, phim ngoại quốc về là người ta Phụ Đề Việt Ngữ, nhưng nhiều khi các vai trò nói mau quá, khán giả đọc chữ theo không kịp, vừa coi hình vừa đọc chữ thì bị thiếu sót, làm phim bớt hay, cho nên mấy hãng phim tạo ra một đột phá lớn là cho nhân vật chuyển qua nói tiếng Việt, bởi vì chính các phim Việt Nam cũng vậy, có khi tài tử minh tinh mặt đẹp diễn hay nhưng tiếng nói thì không thích hợp nên cần mượn tiếng nói của người khác. Nghề chuyển âm ra đời, rất được ưa chuộng.
Mùa hè năm 2023, tôi hộ tống gia đình người bạn thân đến thăm trường võ bị West Point (gọi tắt là West Point) vào ngày các tân sinh viên được chính thức nhận vào học sau khi hoàn thành 6 tuần lễ huấn luyện cơ bản. Trường này cách thành phố Nữu Ước khoảng 80 cây số về hướng bắc. Từ phi trường LaGuadia, chúng tôi thuê xe chạy hơn một tiếng đồng hồ mới tới trường. Ra khỏi phi trường, xe chúng tôi lao vào vùng ngoại ô, hai bên đường một màu xanh ngút ngàn. Chúng tôi lái xe men theo triền núi của cung đường dẫn đến chiếc cầu treo tuyệt đẹp: cầu treo Bear Mountain dài khoảng 6 kilômét bắc qua sông Hudson nổi tiếng. Cung đường trước khi đến chiếc cầu này rất đẹp, một bên ngó lên là vách núi, bên kia nhìn xuống là dòng sông Hudson uốn lượn hiền hòa ôm ấp một vùng thung lũng mênh mông. Vượt qua chiếc cầu treo Bear Moutain chúng tôi chạy về hướng thị trấn Highland Falls. Đây là một thị trấn nhỏ có khoảng 4 nghìn dân cư và cũng là thị trấn dẫn đến cổng chính vào khuôn viên trường.
Thế nào cũng có người thắc mắc khi đọc thấy cái tựa của bài viết này: Cao tuổi mà nói là chưa già thì chừng nào mới gọi là già? Một thắc mắc chánh đáng về vấn đề đặt ra tưởng chừng như nghịch lý. Mặc dầu không có chuẩn mực nào để làm thước đo cho biết tuổi như thế nào thì gọi là cao, như thế nào thì gọi là già. Các nhà khoa học có phân biệt giữa tuổi thật và tuổi sinh học. Thí dụ cùng là 40 tuổi theo ngày tháng năm sinh nhưng một người trông rất trẻ như mới 30 còn một người thì trông già như tuổi 60. Tuổi 30 hay 60 này chính là tuổi sinh học. Do hoàn cảnh sống, lối sống, kể cả yếu tố di truyền tác động vào, khiến cho một người có thể già đi hay trẻ ra so với tuổi thật của mình. Ngoài ra tâm lý là một yếu tố rất quan trọng dự phần vào việc hình thành cái tuổi sinh học của mỗi người. Một người cao tuổi nhưng tâm hồn họ thoải mái, trẻ trung, yêu đời thì họ vẫn trẻ như thường. Do đó khi nói tuổi cao chưa phải là già không phải là cách nói cho vui mà là nói theo khoa học, theo qui luật sinh
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất về chuyện người già đãng trí.
Tôi vừa nhận được thư con gái báo cháu trai ngoại của tôi sẽ dự lễ tốt nghiệp đại học vào tháng sáu, mời mẹ và bố dượng về tiểu bang Cali dự lễ, con sẽ mua vé máy bay và bố mẹ sẽ về nhà con ở hai tuần chơi với cháu trước khi cháu tiếp tục đi học xa. Cầm trong tay tấm thiệp mời màu xanh lá cây nhạt, mắt tôi nhòa lệ nhìn hình cháu trai hai mươi bốn tuổi trong y phục sinh viên tốt nghiệp; sau thảm kịch trên biển năm 1975, tôi không bao giờ hình dung ra được tôi có được cái hạnh phúc như hôm nay. Ấn tượng của thảm kịch hằn sâu trong tâm khảm tôi, giống như vết bánh xe xích sắt lún trong mặt đất mềm.
Người Việt hải-ngoại hãnh-diện về “thủ-đô tỵ-nạn” Little Saigon. Sau 49 năm từ 1975 Miền Nam bị mất nước đến nay đã có 5.4 triệu Việt hải ngoại, trong đó 2.4 triệu ở Mỹ gồm 1.2 triệu ở California trong đó 300.000 quanh “thủ-phủ” Little Saigon gồm năm thành-phố Garden Grove, Stanton, Westminster, Fountain Valley, và Midway. Nghe Little Saigon là nghĩ ngay tới Bolsa Ave, một trong những đại lộ đông người Việt nhất Quận Cam, nhất là từ khúc đường Magnolia đến Brookhurst, và cũng lắm người Việt vô gia cư “homeless” nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO | * Khi đưa bố mẹ già đi bác sĩ, tôi thấy tờ giấy để ở kệ sách, ghi tiêu đề hay quá: How to be a parent to your parents. Tôi cầm tờ giấy đó, và cất ngay vào hồ sơ giấy tờ. Coi như của “gia bảo“. Chúng ta khi phàn nàn, than phiền, quở trách, bắt lỗi, mắng chửi…tóm lại khi chúng ta ở vị trí người buộc tội, phê phán, quy trách… chúng ta luôn luôn chủ quan, nghĩ rằng những gì mình than phiền là đúng, gây “trở ngại cho mình”. Có bao giờ bạn tự đặt mình vào vị trí của người khác. Chắc chẳng ai nghĩ đến điều đó. Chuẩn bị là vừa. Đó là sự thật không ai nghĩ đến, khi trí nhớ bắt đầu có chuyện: nhớ nhớ quên quên.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới nhất của Ông.
Trời bên ngoài đã chuyển thu hơi lạnh, Nguyên quấn chiếc khăn choàng cổ và đội mũ len ra khỏi nhà cùng với Jim. Nàng níu tay Jim tránh sự vấp ngã đi ra con suối Cherry Creek ngay dưới chân dãy núi Rocky. Qua màn mờ của con mắt, nàng vẫn cảm nhận được ánh nắng đang len lỏi qua hàng cây lá, trời trong xanh bao la xuống gần vây con suối. Dạo quanh những bước chậm rãi, Nguyên nhìn con vực và dòng suối đang chảy như nhìn xuống những thương đau của đời nàng...
Nhạc sĩ Cung Tiến