Hôm nay,  

Tôi Yêu Thích Tiếng Nước Tôi

27/08/202405:00:00(Xem: 1190)
TG Nguyen Khanh Vu
TG Nguyễn Khánh Vũ (ngoài cùng bên trái) tham dự khóa Tu Nghiệp Sư Phạm 2024 do Liên Hiệp các Trường Việt Ngữ Hải Ngoại tổ chức

 

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi. Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Bài viết dưới đây là lời chia sẻ chân tình về  tấm lòng quý yêu tiếng Việt và lời nhắc nhở “Tiếng Việt còn, Nước Ta còn”.
 
Ngày còn là học sinh-sinh viên tại Saigon, tôi vốn dĩ chỉ mê những môn khoa học tự nhiên mà không hề quan tâm đến văn chương, thi phú. Tôi yêu thích đối mặt với những thử thách khi giải các bài toán khó, tìm ra lời giải thích cho các thắc mắc, các câu hỏi về tự nhiên qua những định luật Vật Lý hay những thí nghiệm trong môn Hóa Học. Và rồi sau này, bất kỳ những gì liên quan đến ngành Điện Toán đều gây cho tôi sự thích thú để học hỏi, tìm tòi.
 
Có lẽ, trong nhiều lý do khiến văn chương đã không tạo ra sự hấp dẫn với tôi, lý do quan trọng nhất, tôi không thể nào ép mình yêu thích những vần thơ sặc mùi chính trị, những tư tưởng hủ bại, lỗi thời, những bài văn ca tụng trơ trẽn cái kẻ mà nhân cách còn thua xa phường du thủ, du thực, được nhồi nhét đầy rẫy trong sách vở mà tôi phải học trong suốt thời trung học.
 
Rồi tôi theo cha mẹ rời khỏi Việt Nam đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Trong những năm tháng đầu sống tại quê hương mới, bận rộn với công ăn chuyện làm, việc đèn sách, tôi cũng chỉ có đủ thời gian xem vội một vài tờ báo Việt Ngữ, được phát hành trong vùng Little Saigon, để không quá lạc hậu với tình hình thời cuộc cũng như làm quen dần với những sinh hoạt trong cộng đồng.
 
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua.
 
Và dù vốn không mấy yêu thích chuyện văn chương, nhưng việc viết văn lại đến với tôi rất tự nhiên, chẳng những không một chút gượng ép hay khó khăn, mà còn dần tìm thấy niềm vui, có lẽ do tôi may mắn thừa hưởng một chút từ song thân. Mẹ tôi vốn dĩ là một cô giáo suốt đời chỉ quen với phấn trắng, bảng đen, còn tham gia cộng tác với tuần báo Thiếu Nhi với bút danh Ái Thơ. Ba tôi từng là một sĩ quan của Cục Chính Huấn, phụ trách chương trình Tiếng Chim Gọi Đàn, thảo ra những kêu gọi và hướng dẫn các cán binh Cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia.
 
Và rồi kể từ năm 2004, khi ghi danh học Việt ngữ cho cô con gái đầu lòng, tôi bắt đầu tham gia ban giảng huấn, đáp lại lời kêu gọi của nhà trường. Thấm thoát, mới đó mà đã tròn 20 năm. Thời gian quả như bóng câu qua cửa, như lời tiền nhân đã dạy vậy.
 
Điều lạ lùng là, càng dạy, càng đọc, tôi lại càng nhận ra tiếng Việt sao hay quá, đẹp quá, khác xa với những gì tôi phải học ngày trước tại quốc nội. Tôi cũng nhận ra kiến thức của tôi sao quá yếu kém. Điều đó đã luôn thôi thúc tôi tìm về vẻ đẹp nguyên thủy của tiếng Việt. Tôi như người ngủ mê, được đánh thức sau một thời gian rất dài. Tôi nhận ra tôi và tất cả bạn bè cùng trang lứa đã là những nạn nhân đáng thương của một chế độ ngu dốt, chỉ biết cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù Bắc phương, sẵn sàng phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tiền nhân đã dầy công xây dựng, để lại cho cháu con.
 
Trong vai trò giám học cho nhà trường, tôi phụ trách việc viết Bản Tin Sinh Hoạt hàng tuần để gửi cho thầy cô trong ban giảng huấn. Trong bản tin, phần tôi yêu thích nhất là mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt. Tôi luôn phải dành thời gian đọc những tài liệu khả tín, sưu tầm những chữ đã bị dùng sai, những chữ đã bị Cộng sản làm cho hư hỏng để chia sẻ lại với bạn đọc. Thế hệ của tôi đã như thế này, vậy thời làm sao trách được các thế hệ đi sau. Tuy vậy, dẫu có phần nào muộn màng nhưng không thể thấy sai mà không sửa, thấy hại mà không tránh. Tôi học được rất nhiều điều hay, mới mẻ mà trước đây tôi những tưởng tôi đã rất thông thạo tiếng Việt.

Và tôi rất may mắn được nhà trường gửi đi tham dự các khóa Tu Nghiệp Sư Phạm thường niên. Chỉ trong ba ngày ngắn ngủi của các khóa Tu Nghiệp, tôi như con cá, vốn dĩ đang sống trong ao tù của kiến thức, được thả về với sông lớn, hồ to, ngụp lặn trong bể kiến thức mênh mông, được thưởng lãm nét đẹp của văn hóa Việt qua sự tận tâm, cũng như kiến thức uyên bác của các vị thân hào nhân sĩ, các vị giáo sư khả kính. Ngoài các bài học về văn chương, thơ phú, tôi còn được dạy về lịch sử của nước tôi. Tôi nay biết được người Tàu từ ngàn năm trước, sau khi xua quân xâm chiếm nước tôi, họ đã không ngừng xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và cố gắng thay vào đó những thứ đem đến từ phương Bắc.
 
Ngày nay nhiều vị trí thức hải ngoại đang cố gắng gầy dựng hệ thống chữ viết nguyên thủy để làm sáng tỏ về nền văn minh cổ đại của dân Việt, chứng minh cho thấy giặc Tàu đã ăn cắp của chúng ta những gì và mang theo những gì để dạy lại cho chúng ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng mà đem lòng thần phục. Sự khôn ngoan của cha ông chúng ta đã tạo cho dân tộc Việt một lối thoát kỳ diệu, tránh bị đồng hóa, dẫu bị giặc đô hộ trên một ngàn năm.
 
Cả đời học và sử dụng Việt Ngữ đã khiến tôi nhầm tưởng tôi đã giỏi tiếng Việt, mà quên rằng tôi đã từng là nạn nhân của một nền giáo dục mang tư tưởng nô lệ Tàu của Việt cộng trong một thời gian dài. Tội ác của Việt cộng trong việc tiếp tay Hán hóa, phá nát nền văn chương phong phú của tiền nhân, thật không bút mực nào tả hết. Cứ dành chút thời gian xem lại những áng văn, nghe lại những nhạc phẩm với lời nhạc nên thơ, phong phú, đẹp đẽ trước 1975 thì rõ. Trong cách cư xử, lời ăn tiếng nói của người xưa sao mà lịch thiệp, đầy tính nhân văn, thể hiện sự tương kính đến làm vậy.
 
Qua những chia sẻ trong mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt, nay tôi muốn các thầy cô trường tôi sử dụng từ viện bảo sanh thay vì xưởng đẻ, từ liên lạc một cách phù hợp thay vì chỗ nào cũng đem chữ liên hệ vào, từ tòa Bạch Cung thay vì chữ Nhà Trắng thô thiển. Tôi chia sẻ với thầy cô trường tôi những gì tôi được học, về lẽ thuận theo tự nhiên trong ngôn ngữ Việt, tại sao chúng ta dùng từ khai triển thay vì triển khai như cách Việt cộng học theo Trung cộng. Tôi được biết tại sao cha ông dùng từ phụ tá trong khi Việt cộng sao chép một cách máy móc từ trợ lý từ Trung cộng.
Theo thiển ý của tôi, tiếng Việt là một viên ngọc quý, chỉ bị bụi thời gian tạm thời phủ mờ vì nhiều lý do, tại quốc nội do sự thần phục hèn hạ của Việt cộng mà trở nên biến dạng, tại hải ngoại do nhân tài phân tán, chưa hình thành được một viện hàn lâm về ngôn ngữ khiến cho tiếng Việt đẹp đẽ xưa trở nên tam sao thất bổn. Do đó sự dấn thân của các quý vị thân hào nhân sĩ, của các vị giáo sư rất quan trọng, và tất nhiên cần có sự chung tay của biết bao tấm lòng vẫn muốn gìn vàng giữ ngọc.
 
Qua bài viết này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô đã dạy bảo tôi trong các khóa Tu Nghiệp. Sau lần đầu còn đôi chút bỡ ngỡ, tôi nay háo hức chờ đợi các khóa học khi hè về, để tôi được tìm về những thời khắc còn được ngoan ngoãn ngồi làm học trò của ngày xưa. Từ một kẻ thờ ơ với văn chương, chữ nghĩa của tiền nhân, tôi nay rất yêu thích Tiếng Nước Tôi, và cũng bắt đầu tập tành viết vài câu thơ khi cảm xúc tìm về.
 
Xin phép được chia sẻ một vài câu trong một bài thơ, ghi lại những suy nghĩ đơn sơ khi nhìn vào đống gạch ngổn ngang trong lúc sửa sang lại mảnh vườn nhỏ sau nhà.
Gạch kia vốn dĩ vẫn vô tri,
Vòng tay tạ ơn người quân tử.
Thổi hồn thi sĩ, tình tri kỷ,
Nay biết vui buồn chuyện thế nhân.
Và xin cùng nhắc nhau, “Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn”, thay cho lời kết của bài chia sẻ này.
 
Viết xong ngày 15 tháng 6 năm 2024,
Brian Nguyễn Khánh Vũ
 

Ý kiến bạn đọc
01/09/202423:36:57
Khách
( Trích )Tiếng Việt :

Có vợ đẹp là bất an. Có vợ xấu là bất hạnh.
Có vợ giỏi là bất xứng. Mình ở nhà mà để vợ đi làm là bất ổn.
Mình đi làm mà để vợ ở nhà là bất tiện. Không nuôi nổi vợ là bất tài.
Quyến rũ vợ bạn là bất nghĩa. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn.
Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi.
Nhậu không mời vợ là bất công. Nhậu về đánh vợ là bất nhân.
Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng.
Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi.
Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại.
Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch.
Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất.
Vợ giận đi ngủ riêng là thể hiện sự bất hợp tác. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến.
Được vợ khen là điều bất ngờ. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,955
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến