Hôm nay,  

Người Tị Nạn Buồn

14/03/202500:10:00(Xem: 3106)
 
TG Thao Lan đứng thứ ba từ trái
hình trên :  Tác giả Thảo Lan đứng thứ hai từ trái.
 
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, Thảo Lan đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21. Bài viết kỳ này là những dòng tâm sự chân thành của một người di dân khi nghĩ về tình trạng của những người di dân hiện nay trên đất nước Hoa Kỳ.
 
***
 
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
 
Nhưng việc đem tình trạng di trú của bạn bè mình ra làm lý do để bắt nạt thì có lẽ là điều chỉ xuất hiện vào thời gian gần đây ở Mỹ cùng với làn sóng kỳ thị những người di dân bất hợp pháp. Chúng ta, những người Việt Nam di dân đến Mỹ một cách hợp pháp liệu có thể thông cảm được với hoàn cảnh của những người di dân, mà phần lớn là gốc Mỹ La Tinh đó hay không?
 
Năm 1975 nhạc sĩ Nam Lộc viết nhạc phẩm Người Di Tản Buồn khi theo dòng người di tản đặt chân đến Mỹ. Ông viết trong tâm trạng của một người vừa mất quê hương, chiều chiều nơi đất khách ngóng về một nơi chốn xa xăm, nơi có bao nhiêu kỷ niệm cùng những người thân thương của mình.
 
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhoà
 
Đến những năm cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 khi phong trào vượt biên rộ lên thì từ những buổi tối ôm radio ngồi cạnh ba mình bắt đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để nghe (một cách lén lút), tôi được biết đến tác phẩm Người Vượt Biển Buồn mà nếu tôi nhớ không lầm thì tác giả là nhạc sĩ Trường Hải. Ông sáng tác bài này khi vừa đặt chân được đến bến bờ tự do. Rất tiếc là sau này trên internet tôi lại không tìm kiếm được thông tin nào về tác phẩm đó nên chỉ còn biết dựa vào trí nhớ của mình lúc được nghe từ radio nhiều năm về trước.
 
Có những đêm về sáng
Người vượt biển u buồn
Nhớ dáng yêu ngày xưa
Đợi chờ nhau dưới mưa  
Để chấm dứt thảm cảnh bao nhiêu người Việt bỏ xác nơi biển Đông, chương trình ra đi có trật tự ODP (Orderly Departure Program) được thành lập. Gia đình chúng tôi sau một thời gian dài theo đuổi việc vượt biên, mất bao nhiêu vàng bạc mà vẫn thất bại thì đã yên phận để chờ ra đi bằng con đường xuất cảnh chính thức.  
 
Lúc ấy tôi đã nói giỡn chơi với bạn bè rằng sau khi qua Mỹ, để tiếp nối theo chân các nhạc sĩ đi trước tôi sẽ cho ra đời bài Người Xuất Cảnh Buồn. Nhưng rồi vì bất tài vô dụng nên sau vài chục năm tôi vẫn không thực hiện được điều mà mình đã “nổ” với bạn bè trước kia. Để rồi cho đến hôm nay tôi tự hỏi rằng tại sao mình lại phải phân biệt giữa di tản, vượt biển hay xuất cảnh? Cho dù là di tản, vượt biển, hay xuất cảnh thì tất cả đều qua Mỹ (và nhiều nước khác) vào thời gian ấy theo quy chế người tị nạn.
 
Năm đầu ở Mỹ giấy tờ tùy thân của tôi chứng minh mình có mặt hợp pháp tại Mỹ chỉ là cái thẻ nhập cảnh I-94 có ghi rõ chữ Refugee. Như vậy nếu muốn viết về tâm trạng của mình tại mảnh đất mình đã nhận làm quê hương thứ hai này, có lẽ tôi chỉ nên nhận mình là một người tị nạn buồn.
 
Tôi dám cá chắc đại đa số người Việt Nam sống tại Mỹ đều giống tôi là khởi đầu bằng kiếp người tị nạn này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những người trực tiếp sống kiếp tị nạn là những ai theo dòng người di tản vào năm 1975 như nhạc sĩ Nam Lộc, những người đến Mỹ từ các trại tị nạn trên các hòn đảo khắp vùng Đông Nam Á sau khi trải qua một cuộc hải hành đầy bất trắc như nhạc sĩ Trường Hải, hoặc những người may mắn hơn được bước lên máy bay rời Việt Nam theo chương trình ODP như gia đình chúng tôi, cũng như các gia đình được đi theo diện nhân đạo HO dành cho các cựu quân nhân công chức sau này. Những người gián tiếp mang danh tị nạn là những ai được bảo lãnh qua sau này như hôn phu, hôn thê, vợ chồng, v.v… Họ không qua Mỹ trên danh nghĩa người tị nạn nhưng những người đứng tên bảo lãnh họ qua Mỹ chắc chắn cũng đã từng khoác trên vai chiếc áo của người tị nạn.
 
Để đến được bến bờ tự do chúng ta đã phải đánh đổi bằng nhiều thứ kể cả đem mạng sống của mình ra để đánh cược. Giữa biển khơi bao la, hay rừng sâu nước độc; trước hiểm họa đối mặt với bão tố hay cướp biển nếu không có tấm lòng nhân đạo của chính phủ và người dân Mỹ cùng các nước tự do khác thì làm sao chúng ta dám liều mạng để ra đi. Các bậc phụ huynh làm sao dám đẩy con mình ra khỏi vòng tay gia đình như thế. Tất cả chúng ta ra đi đều cùng một mục đích là để tìm một tương lai tươi sáng hơn. Để tìm đến một vùng đất hứa có thể bảo đảm những quyền tự do tối thiểu cho chúng ta và cho con cháu chúng ta.
 
Giờ đây khi đã thành công nơi xứ người, một số người Việt chúng ta lại bắt đầu quay mặt làm ngơ, chê bai, chỉ trích, thậm chí có những lời lẽ khinh miệt làn sóng những người tị nạn khác muốn đến nước Mỹ. Họ đã quên đi hình ảnh những khuôn mặt thất thần, những giọt nước mắt hạnh phúc của những người khi được cứu vớt từ những con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh giữa đại dương bao la mà có thể là hình ảnh của chính bản thân họ hay những người thân của họ vài chục năm về trước.
 
Tôi không phủ nhận có rất nhiều thành phần tội phạm trong số những người muốn đến nước Mỹ trong thời gian gian gần đây. Nhưng đó cũng không phải là điều hiếm hoi trong trường hợp của chúng ta vào vài chục năm về trước. Vì tôi biết, và đã chứng kiến những trại tù giam giữ các thành phần bất hảo người Việt Nam ở các trại tị nạn năm xưa. Những năm đầu thế kỷ 21 khi phải thường xuyên xuất nhập cảnh Hong Kong vì công việc thì cái họ Nguyễn của tôi luôn khiến tôi phải chờ đợi lâu hơn các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật. Đơn giản chỉ vì nhân viên di trú phải kiểm tra tên tôi trong danh sách dài lê thê những người có cùng họ Nguyễn trong danh sách đen của sở cảnh sát Hong Kong.
 
Điều này tôi chỉ biết được khi một lần lên tiếng thắc mắc hỏi nhân viên di trú vì phải chờ đợi khá lâu. Hãy tưởng tượng tất cả các nước khi ấy chỉ nhìn vào thành phần xấu đó mà xua đuổi hết người Việt trên con đường tìm kiếm tự do thì thử hỏi giờ đây số phận chúng ta sẽ ra sao. Tất nhiên sẽ không có một cộng đồng Việt Nam mạnh mẽ, thành công để có thể xuất hiện một số người ngồi trước bàn phím lên tiếng bài bác và chia sẻ những hình ảnh xấu về dòng người đang tìm kiếm tự do giống như bản thân họ trước kia.
 
Đôi khi tôi nghĩ chúng ta thật may mắn vì vào thời điểm chúng ta ồ ạt đào thoát khỏi Việt Nam chưa có mạng xã hội, chưa có những tổ chức hay cá nhân chuyên chế ra các mẩu tin giả giật gân cho những người suy nghĩ nông cạn chia sẻ chuyền tay nhau. Nếu không thì hình ảnh thuyền nhân Việt Nam ngày trước đã bị xấu đi rất nhiều.
 
Và có thể nói một may mắn khác của người Việt chúng ta khi ấy đó là do địa lý cách biệt, để đặt chân được đến Mỹ hay các nước tự do phát triển khác, chúng ta đã không thể đến trực tiếp mà chỉ có thể cặp bến đến những nước lân cận. Đã có biết bao nhiêu chuyến tàu đến được đảo còn bị xua đuổi kéo trở lại ra biển khơi. Số còn lại may mắn được sống tụ tập tại các trại tị nạn để chờ đợi thanh lọc cho đi định cư. Và cũng có rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện để Mỹ và các nước Tây phương chấp nhận. Họ phải sống lây lất năm này qua tháng nọ tại các trại tị nạn đến khi trại đóng cửa và bị đưa trở về Việt Nam. Tuy mộng ước đặt chân đến bến bờ tự do của họ không thành hiện thực thì ít ra họ đã không bị chính quyền các nước sở tại đối xử như những kẻ tội phạm trục xuất về nước.
 
Ngược lại có thể nói điều mà trước kia tôi nghĩ là sự may mắn nhưng mà giờ đây lại cũng có thể nói là cái xui xẻo lớn nhất cho những người dân Mỹ La Tinh là khác với trường hợp người Việt chúng ta, họ có thể đến Mỹ một cách trực tiếp và có thể hòa nhập vào xã hội Mỹ một cách dễ dàng, tuy là bất hợp pháp. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi khi ta đặt chân lên những hòn đảo của Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, hay Phi Luật Tân năm xưa có ai là người đến đó một cách hợp pháp?
Cũng như người Việt tị nạn năm xưa, đâu phải đa số những người Mỹ La Tinh đó là thành phần tội phạm, trộm cắp hay đĩ điếm. Họ là những người mà chúng ta có thể chỉ cần phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ để trả công cho những công việc nặng nhọc mà người dân bản xứ không ai muốn làm. Hoặc cùng lắm những người bản xứ sẽ chấp nhận làm nhưng với cái giá cao nhiều hơn gấp mấy lần như thế.
 
Hãng đóng hộp thịt cua tại thành phố tôi ở là nơi cung cấp công ăn việc làm cho những người dân tị nạn từ bán đảo Đông Dương năm xưa, là nơi mà tôi lãnh những check lương đầu tiên của những ngày chân ướt chân ráo đặt chân đến Virginia. Sau này hãng đã không còn hoạt động mạnh mẽ được như cái thời tôi mới đến. Ngoài lý do số lượng cua xanh (blue crab) của vùng vịnh Chesapeake giảm sút còn có một lý do quan trọng nữa đó là hãng đã không kiếm được đủ nhân công khi đến mùa đánh bắt cua. Lúc những người tị nạn của các thập niên từ 1990 trở về trước như trường hợp của tôi đã có chân đứng vững chắc ở vùng đất hứa thì không ai còn muốn quay lại làm tại đây và ngay cả con cái họ vào dịp hè khi bãi trường cũng không muốn kiếm thêm tiền ở nơi làm việc ướt át hôi hám như thế. Vài năm trước tôi được biết hãng này đã phải dựa hoàn toàn vào những người di dân Mỹ La Tinh làm theo hợp đồng hết mùa cua (thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11) để duy trì việc cung cấp thịt cua ra thị trường.
 
Như vậy nếu kết tội những người di dân, hợp pháp cũng như bất hợp pháp, là những người góp phần cướp mất công ăn việc làm của người dân bản xứ và làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Mỹ thì liệu có chính xác hay không? Mỗi người chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn để đi theo lý tưởng chính trị của mình, được tự do theo một đảng phái mà mình thích, thậm chí có quyền sùng bái bất cứ một lãnh tụ nào nhưng điều quan trọng là chúng ta hãy ráng đừng để mất đi tấm lòng nhân đạo, thứ mà ngày xưa những người tị nạn như chúng ta hằng mong đợi ở chính phủ và người dân Mỹ cũng như ở các nước tự do khác.
 
Thảo Lan

Ý kiến bạn đọc
29/03/202515:27:09
Khách
Nguời tị nạn VN có nhiều ly do để buồn. Nuớc Mỹ nay không còn là nuớc Mỹ truớc năm 2000, đạo đức suy đồi, scam luờng gạt dối trá khắp nơi, giấc mơ Mỹ đi làm mua nhà nay xa vời vì giá nhà cao quá, ngày nay sinh vien phải học đại học top 50 mới có hy vọng kiếm đuợc việc tốt trong khi hồi 1980 học xong trung học là có thể đi làm mua nhà. Năm 1975 dân miền Nam sợ hãi khi thấy cảnh công an bắt bớ nguời dẫn đi biệt tích không toà xét xử, qua đến Mỹ năm 2025 cũng thấy công an liên bang chận bắt nguời ngoài đuờng bắt đi qua các nhà tù xa xôi mà không có bằng cớ, không toà xét xử. Năm 1975 nguời cuả chế độ cũ miền Nam VN bị sa thải tập thể thì năm 2025 công chức chế độ cũ trong các ngành USAID, VOA, RFA, Bộ Giáo Dục, vv... cũng bị sa thải tập thể. CSVN ca tụng các lãnh tụ Nga vĩ đại, nay chánh phủ Mỹ cũng ca tụng lãnh tụ Nga vĩ đại, xuất sắc thông minh. Chữ Deja Vu là tiếng Pháp để nói về những gì xảy ra cho nguời tị nạn CSVN nam 1975 nay lại xảy ra bên Mỹ. Với một số nguời tị nạn VN thì Cộng Sản đang tái sinh tại Mỹ. Ðáng buồn vì tránh vỏ dưa gặp vỏ dưà . Ða số dân vuợt biên tuổi đã già rồi không lẽ bỏ nhà cửa về lại VN?
26/03/202513:42:28
Khách
Cái gì cũng có cái mặt trái nên vấn đềchống tị nạn gian dối cũng có lý do. Vấn đề di dân bất hợp pháp là vẩn đề nhức nhối của dân Mỹ và nguời VN tị nạn và là một lý do để Trump thắng cử 2024. Những nguời VN tị nạn tuy đến Thái Lan, Mã Lai bất hợp pháp nhưng phải qua thanh lọc trong các trại tị nạn, đuợc Mỹ phỏng vấn chấp nnhận vào Mỹ hợp pháp. Tuy vậy dù thanh lọc cũng có những lổ hổng và cán bộ CS dù không có lý do để đi tị nạn vẫn đuợc nhận tị nạn, chiếm chổ của những nguời đáng lẽ phải đuợc ra đi. Dân nhập cư bất hớp pháp Nam Mỹ không phải qua các trại tị nạn để thanh lọc hay phỏng vấn, chỉ việc chui rào hay vuợt sa mạc nên thành phần băng đảng và trùm ma tuý đến Mỹ gây trộm cuớp tại các địa phuơng. Ở Canada có cộng đồng nguời Việt của phe thắng cuộc từ miền Bắc đuợc Canada nhận cho tị nạn lại tổ chức ăn mừng ngày 30 tháng 4 hay 2 tháng 9. Hồi thập niên 1990 có ông Trần Truờng ở Bolsa lập bàn thờ Hồ Chí Minh treo cờ đỏ trong tiệm của ông. Buì Ðình Thi cũng là thí dụ nguời tị nạn cộng tác với CS mà lúc đó Mỹ không trục xuất về VN đuợc. Gần đây Phan Nhật Nam có viết bài Cộng sản nằm vùng co nêu đích danh hai sĩ quan Dù mang quân hàm thuợng úy VC qua Mỹ theo diện HO. Ông Duơng Văn Minh cộng tác với CS ra lệnh quan VNCH đầu hàng cũng định cư ở Mỹ. TS Nguyễn Văn Hảo giữ lại 16 tấn vàng giao cho CS nay cũng định cư ở Florida. Thành ra nguời VN tị nạn có lý do để chống nguời từ phe thắng cuộc khai gian để nhập cư bất hợp pháp như nguời mua con lai, nguời cộng tác hay nằm vùng cho CS, hay cán bộ CS khai gian giả mạo hồ sơ để đi tị nạn.
24/03/202514:15:15
Khách
Nhìn vào việc Mỹ bắt một số di dân hợp pháp và bất hợp pháp bị gán vào tội băng đảng, mà nhiều nguời bị bắt oan không có bằng cớ đưa sang nhà tù El Salvador, mang xiềng đi lên máy bay đầu bị cạo trọc, ép cuí gập xuống mà không qua due process cho thấy Mỹ vi phạm nhân quyền mà không bị ai phản đối. Như vậy VN, TQ, Nga và các nuớc độc tài trên thế giới sẽ bắt chuớc Mỹ bắt nguời đối lập kể cả Việt kiều có quan điểm chống CS, gán cho tội băng đảng ma tuý không cần bằng cớ đưa qua các nhà tù ở Lào, Tây Tạng, hay Bắc Hàn, mà các hội nhân quyền không ai phản đối. Chắc chắn CSVN sẽ bắt chuớc Mỹ bắt bớ những Việt kiều có tư tuởng chống đối đưa vào tù nuớc ngoài. Ðây là buớc thụt luì của nhân loại.
23/03/202513:53:43
Khách
Sphepen Fox, LAP Progressive viet: Biden Turned Back on Vietnamese Refugees
"President Gerald Ford and his government evacuated thousands of families who had worked with U.S. troops during that infernal war, but the arch Senate spokesman The leading voice in the Senate opposing this rescue effort was Joe Biden.
From a Washington Examiner article by Jerry Dunleavy, July 4, 2019:
"Hundreds of thousands of South Vietnamese allies were in danger of recriminations from the Communists, but Biden insisted that the United States has no obligation to evacuate one or 100,001 South Vietnamese.”
Republican President Gerald Ford said: The United States has had a long tradition of opening its doors to immigrants of all countries. We've always been a humanitarian nation. We felt that a number of these South Vietnamese deserved an opportunity to live in freedom.”
Biden objected and called for a meeting between the president and the Senate Foreign Relations Committee to voice his objections to Ford's funding request for these efforts. Secretary of State Henry Kissinger, who led the meeting, told the senators that the total list of the people endangered in Vietnam is over a million and that the irreducible list is 174,000.”
Biden said U.S. allies should not be rescued: We should focus on getting them [the U.S. troops] out. Getting the Vietnamese out and military aid for the GVN [South Vietnam's government] are totally different.”
Kissinger said there were Vietnamese to whom we have an obligation, but Biden responded: I will vote for any amount for getting the Americans out. I don't want it mixed with getting the Vietnamese out.”
Ford was upset with Biden's response, believing that failing to evacuate the South Vietnamese would be a betrayal of American values: We opened our door to the Hungarians. Our tradition is to welcome the oppressed. I don't think these people should be treated any differently from any other people the Hungarians, Cubans, Jews from the Soviet Union.”
The Senate Foreign Relations Committee recommended that the bill be passed by the full Senate by a vote of 14 to 3. Biden was one of just three senators on the committee who voted nay. The conference report also passed the Senate as a whole by a vote of 46-17, where Biden again voted against it.
Despite Biden's objections and from other leading Democrats, U.S. military evacuated 130,000+ Vietnamese refugees in the immediate wake of the collapse of South Vietnam, 100,000+ more to be resettled in the U.S."
23/03/202501:52:39
Khách
Biden không hề chống tiếp nhận người tỵ nạn Việt :

*Vào trang mạng của tạp chí Luật Khoa
luatkhoa.com
“Joe Biden chống người tị nạn Việt Nam năm 1975?”
29/8/2020
Luật Khoa đã cố gắng lục tìm nhiều tài liệu liên quan nhất có thể nhưng không thấy có cơ sở để khẳng định Joe Biden phản đối việc tiếp nhận người tị nạn Việt Nam.
Trên thực tế, Biden đã bỏ phiếu ủng hộ hai đạo luật tiếp nhận người tị nạn Đông Dương (trong đó có Việt Nam) vào năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc.

*Vào trang mạng của pivotnetwork.org đọc bài :
pivotnetwork.org
“Biden đã tận tình giúp tỵ nạn VN và cam kết tiếp tục chính sách đón người tỵ nạn và di dân ”

*Vào trang mạng Việt Báo đọc bài :
vietbao.com
“Joe Biden Không Hề Chống Tị Nạn Việt Nam”
17/06/2020

* Vào trang mạng Người Việt đọc bài:
nguoi-viet.com
“Tài liệu giải mật cho thấy TNS Biden không chống di tản người Việt năm 1975”

v.v…
22/03/202517:37:08
Khách
Thời VNCH, nhờ quy chế đại học tự trị cac GS Châu Tâm Luân, Vũ Văn Mẫu, vv... lãnh đạo sinh viên học sinh biểu tình chống chánh phủ VNCH. Một nhóm sinh viên còn đuợc ông N C Kỳ cung cấp lựu đạn không miểng MK3 để đi phá thùng phiếu trong kỳ bầu cử. Việc đàn áp, truc xuat, bắt giam sinh viên không toà án xét xử, và sửa đổi giáo dục tại đại học Columbia làm cho thế giới không còn nhìn Mỹ là biểu tuợng của tự do. Nghị Sĩ đại diện Pháp tại Âu châu nay lên tiếng đòi lại bức tuợng Nữ Thần Tự Do trả lại cho Pháp vì nuoc Mỹ đã mất tự do, không xứng đáng với bức tuợng.
22/03/202515:19:33
Khách
Trump mở lời mời 3 triệu nguời da trắng Apartheid Nam Phi đến Mỹ tị nạn vì cho rằng họ bị đàn áp, cho rằng chó sói bị cừu ăn hiếp, và đã có 67 ngàn nguời da trắng Aparthied trong danh sách xin tị nạn. Trump không chống tị nạn di dân nhưng chỉ chống di dân da màu từ Nam Mỹ và Á châu. TT Biden hồi 1975 cũng chống lại nguời VN tị nạn CS định cư tại Mỹ nhưng lại mở cửa nhận nguời da trắng Ukraine định cư tại Mỹ dù Uraine chưa mất vào tay Nga. Trump cắt giảm ngân sách sa thải nhân viên để tiết kiệm nhưng lại chủ truơng tăng viện trợ cho Do Thái mặc dù thế giới lên án Do Thái tội ác chiến tranh. Thành ra cắt giảm ngân sách chỉ là lý do giả dối. Trump nhìn vào thế giới thấy ai cũng là kẻ đối nghịch, Canada, Mexico, Âu Châu, Panama, Denmark, v.v ... chỉ có 3 quốc gia Do Thái, Nga, CSVN là bạn mà thôi . Nguời nhìn chung quanh thấy ai cũng toàn là kẻ thù phải là nguời có bệnh tâm thần.
Như Nguyễn Trãi nói: đem đạo nghĩa để thắng hung tàn đem chí nhân mà thay cuờng bạo. Làm chánh trị mà bỏ vuơng đạo đi theo bá đạo như kiểu Stalin, Lenin, Hilter là cái nguy cho thế giới. Nhiều nhân vật CH như John Bolton, John Kelly đã cảnh cáo dân Mỹ về Trump nhưng dân Mỹ vẫn chọn Trump làm TT, y hệt như TT Thiệu đã cảnh cáo đừng tin những gì CS nói mà dân chúng Nam VN năm 1975 ít nguời tin TT Thiệu nên sa vào cải tạo.
Nhìn vào Ðại Học Coulumbia phải tuân thủ bàn tay sắt của chánh phủ Mỹ cho thấy Mỹ đang đi thụt luì về tự do thua cả VNCH truớc năm 1975 khi chánh sách đại học tự trị của VNCH đuợc tôn trọng. Các giáo sư đối lập như Vũ Văn Mẫu, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn văn Thới, v.v. và các hội đoàn sinh viên đều đuợc tự do phát biểu hơn là sinh viên giáo sư đại học Columbia hôm nay.
22/03/202502:39:11
Khách
Vào ngày 24 tháng Tư này Trump sẽ hủy bỏ tình trạng pháp lý tạm thời của 530,000 người Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela.
Vào năm 2022, Biden cấp quy chế nhập cảnh tạm tha cho người Venezuela, và vào năm kế tiếp, mở rộng cho những người Cuba, Haiti và Nicaragua .
Và y cũng sẽ sớm có quyết định liệu có tước bỏ tình trạng ân xá cho khoảng 240,000 người Ukraine đã đến Hoa Kỳ trong cuộc xung đột với Ukrain-Nga hiện thời hay không.
21/03/202514:56:54
Khách
"Donald Trupm dùng những chữ “poisoning the blood” lấy từ cuốn Mein Kampf của Hitler"
Người trung thành với Do Thái như Trump lại là nguời tin theo Hitler.
21/03/202507:34:16
Khách
Donald Trump phát biểu rằng mười mấy triệu người di dân đến từ châu Á, châu Phi “đầu độc dòng máu của đất nước chúng ta ”- dịch phóng ra là mười mấy triệu người di dân đến từ châu Á, châu Phi làm ô uế dòng máu dân tộc Mỹ chúng ta .

Donald Trupm dùng những chữ “poisoning the blood” lấy từ cuốn Mein Kampf của Hitler, trong đó Hitler chỉ trích việc cho di dân từ các nước ngoài tới làm văn hóa chủng tộc Đức siêu đẳng bị pha trộn, “Tất cả các nền văn hóa vĩ đại trong quá khứ đều bị diệt vong chỉ vì những chủng tộc này sau đó đã bị nhiễm độc máu”.

*Vợ đầu tiên của Trump là Ivana Zelnickova sinh quán ở nước Czech. Ly dị Trump năm 1993 vì Trump ngoại tình với Marla Maples.
Trump cưới Marla Maples năm 1993. Rồi ly dị năm 1999.
Rồi lấy Melania Knauss- sinh trưởng ở nước Slovenia (Yugoslavia)- năm 2005.

Trump — who has been married three times — separated from his first wife, Ivana, after his affair with Marla Maples became widely known. Trump and Ivana finalized their divorce in 1992. Trump married Maples in December 1993, two months after she gave birth to a daughter. Trump divorced Maples in 1999 and married Melania Knauss in 2005.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 123,848
Ngôi nhà của họ nằm trên một làng nhỏ ven biển, nơi quanh năm chỉ có nắng và gió. Cuộc sống họ thật đơn sơ, bình yên như tiếng sóng biển rì rào bên ghềnh đá lở; ngày hai lần anh Hai vác tấm lưới cũ trên vai giong thuyền ra khơi vào sớm tinh mơ, rồi trở về lúc chiều tà với tôm cá nhảy lách tách trong thúng. Chị Hai ở nhà loay hoay với mớ hải sản khô, canh chừng thời tiết mưa nắng bất thường của ông trời. Chỉ cần sơ sẩy một chút là bao nhiêu công cán của hai vợ chồng bỏ sông bỏ bể. Cái ăn của con người ở đây luôn khó khăn vì phải phụ thuộc vào thiên nhiên, mà thiên nhiên nơi vùng biển khô cằn này đa phần là khắc nghiệt.
.Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam năm 1973. Bàn cờ thế cuộc đã thay đổi, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu trong đơn độc và tuyệt vọng. Trong những ngày cuối cùng 30 tháng Tư 1975, dân chúng gồm cả lính tráng hay nhân viên công sở của Việt Nam Cộng Hòa đã tiêu hủy, xé đốt hết những giấy tờ hình ảnh có liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” vì sợ Việt Cộng trả thù. Trong khi chồng Mai còn kẹt lại ở đơn vị chưa thấy tăm hơi, Mai đã thay anh đốt đi nhiều hình ảnh lính tráng từ lúc anh tốt nghiệp quân trường Thủ Đức KBC 4100 đến những hình ảnh khác, cứ hình nào anh mặc đồ lính là Mai nhắm mắt nhắm mũi cho vào ngọn lửa...
Chiếc xe bus “Greyhound” lăn bánh chầm chậm vào bến ở Sacramento, miền Bắc của tiểu bang California vào một buổi chiều thu năm 1999 rồi từ từ dừng lại. Tôi bừng tỉnh khi đang ngồi quan sát cảnh vật bên ngoài, bởi mọi thứ, mọi người ở đây đều lạ lẫm đối với tôi vì tôi chỉ mới tới định cư tại quốc gia này có hai tháng thôi! Đứng dậy, vác chiếc ba lô đang để dưới gầm ghế lên vai tôi bước theo những người đi trước rời khỏi xe.
Ba thế hệ gồm có ông bà, cha mẹ và các cháu nội, ngoại cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà là chuyện bình thường, cũng có thể xem là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng phần nào nền văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc hơn ngàn năm trước. Tên gọi bằng chữ Hán Việt TAM ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG nói lên được ý nghĩa cùng sự trân quý của giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong cùng một gia đình với nhau. Sau biến cố ngày 30/04/1975, nhiều gia đình Việt Nam rơi vào cảnh tan đàn, xẻ nghé, trôi dạt khắp nơi trên thế giới, hình thành những cộng đồng người Việt ở từng quốc gia khác nhau. mà lớn nhất là cộng đồng người Việt ở Mỹ, nơi tôi đang sống. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2025 là tròn 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua tưởng chừng như là giấc mộng. Nghĩ gì đây và làm gì đây để đánh dấu 50 năm ngày mà có “cả triệu người vui thì cũng có cả triệu người buồn”?
Tất cả mọi người miền Nam Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất đang định cư trên đất nước Hoa Kỳ hay các Quốc gia tự do khác, đã từng sống sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không ai khỏi kinh hoàng giai đoạn ngập đầy nước mắt, sau ngày giải phóng miền Nam. Rồi cách này hay cách khác đồng bào thân yêu của chúng ta lấy sinh mạng đi tìm Tự Do. Những gia đình may mắn đến được bến bờ mong ước. Vùng đất hứa dang rộng vòng tay yêu thương chào đón mọi người, là những người thế hệ thứ nhất, lót đường cho thế hệ kế thừa vươn lên, sau năm mươi năm gieo giống, cánh đồng của người Việt tỵ nạn đã bội thu trong mọi lĩnh vực, Chính Trị, Khoa học, Quân Đội, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, và nhiều ngành nghề khác, đã làm vẻ vang người Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ.
Lắm lúc, trong cuộc sống xa quê, có những mùi vị đặc thù của tuổi thơ tự nhiên ập về, đi kèm với bóng dáng của những người thân làm ra món ấy. Ví dụ như khoai lang lùi tro, bánh ít ngọt nhân đậu, bánh ít lá dứa nhân dừa, bánh tét nhân ngọt, nồi thịt kho tàu, xôi vò của bà Ngoại làm là ngon nhất; Bánh bèo, bánh bò hấp, bánh da lợn ăn với nước cốt, bánh ít trần, bánh bèo mặn ăn với nước mắm hay món giò heo giả cầy thì chỉ có Nội-Bà Bảy là số một. Ổi xá lỵ Florida cũng không thơm ngon bằng vườn ổi của Bà cô. Còn nữa, món cháo lòng của bác Tư Nhỏ cũng làm tôi nhớ đời. Tất cả những mùi vị món ăn của tuổi thơ luôn tồn đọng trong ký ức...
Sinh, Lão, Bệnh và Tử là lẽ thường tình của con người. Giàu, nghèo, sang, hèn, vua chúa, quyền cao chức trọng đến đâu, tất cả mọi người đều không thoát khỏi định luật này. Nói về bệnh hoạn thì bất cứ ai cũng đều phải gặp. Có nhiều loại bệnh. Nhưng bệnh ung thư có lẽ người ta sợ nhất. Vì đây là một căn bệnh hiểm nghèo, việc chữa trị tốn kém, khó khăn, mất rất nhiều thời gian và bệnh nhân ung thư chiếm tỷ lệ tử vong khá cao. Xin được viết vài hàng kể về việc chẩn đoán và chữa trị ung thư gan của tôi.
... Cả bàn cà phê sáng cuối tuần đồng thuận về việc vợ chồng càng già càng khó trò chuyện với nhau nhưng lại giỏi chuyện bé xé ra to. Ông bức xúc nói toạc móng heo ra cho rõ, “Hồi nhỏ gặp nhau trong trường, lớn hơn gặp nhau nơi làm việc cả ngày, nói hết chuyện trên trời dưới đất nhưng lời trái tim muốn nói lại không thốt ra được nên đêm về viết thư; viết cũng ta bà trang này sang trang khác mà ý chính vẫn không thành chữ được. Bởi thế mới có lời thơ, lời nhạc được nhiều người yêu thích “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Tôi kiên nhẫn, kiên trì đến cuối cùng cũng hiểu là họ giả vờ, kẻ ngu đần không hiểu không ai khác là mình. Chỉ khác nhau khi không thích nữa thì tên con trai hô biến, nhưng con gái họ không như thế, vẫn giữ quan hệ như bạn bè vì chưa hết giá trị lợi dụng cho đến khi tên con trai tự hiểu, tự rút lui. Tôi thất bại bao tập nhiêu rồi mới biết thất bại toàn tập là gặp bà xã tôi…”
Sương mù sáng nay khiến bầu trời như bầu sữa mênh mông. Tôi gọi người bạn trẻ đi câu cá, anh ấy trả lời mù mịt như sương, “Trời này ở nhà cho nó lành đi đại ca…” Anh bạn trẻ nói rồi cười hì hì. Tôi không quen ép người khác nên đi ra đi vào garage và cõi sương mù ngoài sân trước nhà. Nghĩ đến cuộc sống Mỹ là mơ ước của vạn người trên hành tinh, nói cụ thể hơn về giấc mơ Mỹ của vài năm trước, có năm trăm ngàn đô la đầu tư vào nước Mỹ là có thể đi Mỹ định cư, có thẻ xanh cho cả gia đình. Nhưng bây giờ lên năm triệu với cái thẻ vàng thời Trump-dát-vàng. Nói cách khác bây giờ là triệu phú đô la hãy nói tới chuyện nhập cư Mỹ, cách nhập cư lậu đã lỗi thời.
Tôi đi dự đám cưới con của một người quen, nhưng lòng không vui lắm vì bị xếp ngồi chung bàn với những ông bà lớn tuổi. Đối với tôi đó là một cơn ác mộng vì đa phần thời gian buổi tiệc, toàn là nghe những lời than của các cụ. Người già được tôn trọng nên được sắp xếp ngồi gần sân khấu. Vừa ăn các cụ vừa than vãn về âm thanh lớn quá, về con cái ít quan tâm đến cha mẹ, về đã qua rồi cái thời đám cưới làng quê, tuy các món ăn không cao lương mỹ vị như đám cưới ở Mỹ này, nhưng gần gũi, đầm ấm tình nghĩa bà con họ hàng, xóm giềng... Các cụ chỉ mong cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nhanh chóng đến chào bàn, để tặng quà và kết thúc ra về. Chịu không nổi sự tra tấn của âm thanh, dù tiệc mới hơn nửa chừng mà các cụ đã lần lượt bỏ ra về sau khi tặng quà, chỉ còn mình tôi ngồi với “một cõi bơ vơ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến