Hôm nay,  

Màn Sương Đêm

27/12/202400:00:00(Xem: 895)
 
MTTN-Màn Sương Đêm
 
Tác giả tên thật là Nguyễn thị Minh Thúy, sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải Vinh danh Tác giả 2023. Bài viết tự sự dưới đây chứa chất tâm trạng và hoàn cảnh chung của nhiều người phụ nữ hiếm muộn với lòng khao khát được làm mẹ.
 
***
 
Tiếng đứa con nít khóc thét làm tôi giật mình thức dậy. Bóng tối trước mắt, tôi nhìn quanh ngơ ngác, nằm yên để định tĩnh nhận biết quang cảnh chung quanh. Chiếc “sofa” tôi đang nằm, chẳng có đứa trẻ nào khóc, vò đầu lẩm bẩm “Lại là giấc mơ, lại là đứa trẻ quen thuộc”. 
 
Tôi vùng dậy bật đèn sáng bước qua chiếc bàn gần đó, chiếc bàn gần gũi bày đủ thứ giấy tờ bề bộn thân thương. Ngồi nhìn ra khung cửa kính rộng, màn đêm dày đặc, có lớp sương mù đang bao phủ. Thở dài! Khó dỗ lại giấc ngủ, nhìn đồng hồ 2 giờ sáng. Căn bệnh mấy mươi năm vẫn không thay đổi tốt đẹp hơn, vẫn hằng đêm thức giấc. Tiếp tục đùa giỡn với thơ văn, dù không dám mơ mình là nhà thơ, nhà văn vì chữ “nhà” lớn quá, nhưng ít nhất trong máu tôi có sự đam mê, thì đó cũng là cứu cánh, là lối thoát cho tôi bớt đau khổ nỗi bất hạnh trong cuộc sống để tập viết văn, tập làm thơ.
 
Đêm tối tĩnh lặng, nó là người bạn thân thiết nhất, gần gũi nhất của tôi trong lúc này. Có lúc viết thật nhiều, có lúc chỉ ngồi nhìn ra bóng đêm suy nghĩ mông lung qua cái dáng bất động. Tôi nhìn sâu ngoài khu vườn, ánh đèn sáng hắt ra vừa đủ thấy những chậu lá quỳnh xanh tươi sau mùa hoa nở, giàn lá mồng tơi dày đặc, cây phượng vàng la đà trước gió, tất cả đều được phủ một màn sương trắng mờ. Và đêm hình như đang sẵn sàng chờ đợi tôi trút bầu tâm sự.
 
Tôi đến Mỹ đã 30 tuổi, cái tuổi hơi muộn màng nhưng phải bắt tay gầy dựng cuộc sống thực tế trước, vợ chồng cùng hẹn hai năm sau sẽ tính chuyện con cái. Nhưng rồi sau hai năm vẫn chưa thấy gì. Chúng tôi bắt đầu nóng ruột tìm đến bác sĩ Hải Văn Phạm có phòng mạch trên San Jose. Ban đầu cũng từng bước: thử máu, khám phụ khoa, hướng dẫn những việc cần thiết tính ngày gần nhau. Hơn nửa năm chưa có kết quả, bác sĩ nghi tôi bị nghẹt ống dẫn trứng, ông mổ trên phần rốn, chuyền ống được bơm vào chất nước lỏng pha màu đỏ gọi là thông ống. Tuần sau ông hẹn gặp cho biết tình trạng một bên thông, một bên nước trào ngược lên, ông chẩn đoán lý do bị nghẹt ống và kết luận tôi khó có con. Lúc ấy chồng tôi ngồi phòng đợi, gặp tôi hỏi dồn dập. Cả hai cùng ra về, ngồi trên xe tôi kể lại, nét mặt anh ngẩn ngơ im lặng suốt quãng đường dài.
 
Anh chở tôi tới tiệm phở nói “ăn cái đã, lo bao tử trước.” Tôi không nuốt xuống, ngồi nhìn anh ăn mà thừ người, làm sao tôi quên được cảm giác tuyệt vọng đau khổ lần đầu tiên của buổi sáng hôm đó. Lời bác sĩ như phán tên tử tội sắp bị ra xử bắn, người tôi run lên, mắt ráo hoảnh không khóc được. Nhìn anh ngồi im lặng ăn mà lòng tôi tê đắng. Tôi cũng không biết anh đang nghĩ gì, riêng tôi cảm tưởng như có khoảng cách giữa hai người.
 
Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi, sống như bộ máy di động, riêng tôi hễ nghĩ tới là bị nhức đầu kinh khủng. May có ngôi Chùa vừa mở gần nhà, tôi như người chết đuối cần níu tấm phao trấn tĩnh lại tinh thần. Mỗi tối thứ Sáu, tối xả trại báo hiệu cuối tuần, tôi tới tụng kinh nghe pháp, nhìn lên Đức Phật thì thầm cầu nguyện những điều đang mong ước mà ứa nước mắt tủi phận. 
 
Một tối chị Phật tử dẫn ba đứa con trai khoảng tuổi rưỡi lên Chùa. Trong lúc thầy giảng pháp, ba cháu bò quanh chánh điện, chị nhờ tôi giữ một đứa, người khác giữ một đứa, chị ôm một đứa than thở:
 
- Biết vậy trước kia đừng cấy con, mở mắt không ra cực quá đi. Lần sau không dám tới chùa nữa, làm phiền thầy và đạo hữu quá. 
 
Tôi hỏi dò thì chị cho biết cấy con trên bệnh viện Stanford một đứa ra ba đứa. Tôi xin số phone ông Milki, tâm trạng hồi hộp của kẻ vừa tìm ra ánh sáng cuối đường hầm. 
 
Dù công việc bề bộn, chủ còn yêu cầu làm “overtime”, nhưng lòng tôi ấm ức chẳng ham muốn, tiền bạc đối với tôi chỉ vô nghĩa lúc ấy. Tôi được biết một lần cấy con, dù đậu hay rớt phải trả mười ngàn. Bạn tôi cũng đồng bệnh nhưng không dám tính chuyện cấy con, lớp công việc vùi đầu, lớp sợ tốn tiền. Tôi thì lại suy nghĩ khác “y học ngày càng văn minh tiến bộ, phải khám tận cùng để biết lý do, phải xoay sở nếm trải dù không được thì cũng xuôi tay mãn nguyện khi nhắm mắt, còn hơn cứ ấm ức suốt đời mà không hiểu nguyên nhân.”
 
Chúng tôi lên bệnh viện Stanford gặp bác sĩ Milki, quy luật nơi đây mỗi lần gặp bác sĩ dù chỉ nói chuyện tham khảo đều phải trả hai trăm. Cũng trở lại như bác sĩ Hải từng bước một: thử máu, lấy tinh trùng đàn ông bỏ ống kính hiển vi. Điều làm tôi nhói lòng, ray rức nhất là nhìn vào kính thấy những con tinh trùng của chồng bò ngang dọc. Nói chung là họ khám tôi nhiều hơn, theo dõi có rụng trứng, xem xét nhiều thứ khác.
 
Buổi hẹn khác bác sĩ đẩy tôi nằm trên băng ca, lên tầng lầu cao chuẩn bị súc ống dẫn trứng. Trong lúc chờ tới phiên, y tá đẩy tôi vào nằm chung dãy với nhiều bệnh nhân đang nằm, mỗi giường được che tấm màn kéo ngăn lại. Tôi nghe tiếng y tá chúc mừng giường cạnh “Chúc mừng bạn, bạn cấy lần này là thứ mấy? “, tiếng bệnh nhân trả lời yếu ớt “Lần thứ ba, hai lần kia hỏng ...” Tôi giật mình, thì ra không phải cấy một lần là đậu thai, mà đến lần thứ ba bà kia mới đậu thai, như vậy tốn ba mươi ngàn, tôi vừa hồi hộp chen lẫn sự lo âu.
 
Đến phiên tôi bác sĩ mổ như lần trước, đẩy ống bơm nhuộm đỏ vào thông đường dẫn trứng. Dù có thuốc tê nhưng tôi vô cùng đau đớn tưởng như chết mất, tôi đuối sức nửa tỉnh nửa mê. Bác sĩ sau một thời gian loay hoay rất lâu, không như ông BS trước chỉ thời gian ngắn và cũng không đau. Ông nhìn tôi lả người, ngưng công việc, các y tá phụ giúp đẩy xuống phòng khám của ông ở tầng hai, nhưng ông cám ơn và tự một mình đẩy tôi xuống mấy tầng bằng thang máy. Vẻ mặt ông nhìn tôi như chia sẻ nỗi đau, đúng là hình ảnh của một vị “lương y như từ mẫu”. Ông nắm tay tôi an ủi, nét mặt đầy nhân ái luôn miệng “that ok, that ok!” Sau mấy tiếng nằm bớt mệt nơi phòng mạch ông, tôi về nhà nhưng cơn đau còn làm người tôi run rẩy mềm như con bún.
 
Hai tuần tiếp tôi có cuộc hẹn để ông cho biết kết quả, ông mở màn hình được chụp X-quang trong bụng tôi. Màn hình đen tuyền nổi lên một ống trắng như ánh đèn điện. Bác sĩ giải thích: 
 
Trong khoang bụng có hai ống dẫn trứng thông xuống buồng tử cung, nhưng cấu tạo trong tôi chỉ có một ống, còn lại một ống bị thịt nằm bít lối, ông cố nông ra nhưng không được, đó là lý do khiến tôi bị đau quằn quại suýt chết. Ông ví dụ như sóng mũi, có nhiều người nhìn bên ngoài bình thường nhưng bên trong bị thịt lấp kín nào ai biết. Đó là trường hợp bị tật bẩm sinh, và trường hợp tôi cũng xem như bị tật nguyền bẩm sinh không được cấu tạo bình thường như mọi người. Bác sĩ cho biết có thể cho thụ tinh đặt vào giữa, nhưng trường hợp tôi không có đủ hai ống để giữ bào thai. Đứa bé sẽ không ở trong bụng mẹ chín tháng mười ngày, mà sẽ chào đời sớm khoảng năm hoặc sáu tháng. Ông đã gặp trường hợp này trong nghề nghiệp, đứa bé sẽ không được bình thường. Ông nói:
 
- Nếu tôi muốn kiếm nguồn lợi tức sẽ im lặng hành nghề để nhận tiền, nhưng lương tâm tôi không cho phép khi nghĩ đến những trẻ em bị bệnh “Down”. Tôi nghĩ ông bà không nên cấy, cho đứa bé bệnh tật chào đời sẽ khổ cả cha mẹ lẫn con, thà xin con nuôi.
 
Sau buổi nói chuyện ông đưa hai tay ra dấu cản chúng tôi “Don’t pay anything today.” Chúng tôi vô cùng cảm kích người bác sĩ đã đặt lương tâm lên trên quyền lợi và có tấm lòng nhân hậu biết an ủi bệnh nhân. Ông còn khiêm nhường bảo chúng tôi có thể lên San Francisco thử nghiệm thêm biết đâu gặp bác sĩ giỏi.
 
Chúng tôi nghĩ bệnh viện Stanford từ lâu nổi tiếng nhất về mọi mặt, nên không cần tìm nơi khác. Về nhà tôi tìm tài liệu đọc để hiểu thêm 

“Ống dẫn trứng (vòi trứng)
Ống dẫn trứng nằm ở khoang bụng, được cấu tạo bởi 2 ống dẫn dài và hẹp. Thông thường, 2 vòi trứng của nữ giới sẽ thông với buồng tử cung. Chức năng chính của nó là giúp trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo nên quá trình thụ tinh. Nếu vòi trứng bị tắc thì khả năng hiếm muộn và vô sinh của chị em sẽ tăng lên rất cao.”
 
Tôi đã bị kết án là tuyệt tự, lòng tức tối muốn gào thét lớn rằng ông trời bất công. Tại sao cặp vợ chồng kia đi chích để trục bào thai vì bận làm ăn, vì đang ngồi trên lưng cọp. Tin tức chiếu hàng ngày thiếu nữ tuổi mới lớn lỡ dại dính bầu, chưa muốn có trách nhiệm, sinh ra rồi bỏ con lại nơi bệnh viện, hoặc khổ hơn là những phụ nữ làm nghề mại dâm, sinh con rồi dụt thùng rác. Khi còn ở VN, có lần tôi đến nhà bạn, nó đi khám bác sĩ về ngồi than vắn thở dài, khóc lóc:
 
- Đã ba đứa rồi, thiếu ăn thiếu mặc, giờ có nữa lấy gì nuôi con đây, bị vỡ kế hoạch ngoài ý muốn.” 
 
Trong khi chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng để đứa nhỏ chào đời. Uất ức rồi lại đâm ra trách móc các thai nhi vụng tu, không tìm nơi sáng sủa chào đón mà lại đầu thai vào những chỗ người ta muốn hất hủi. Một đứa bé chào đời là như thiên thần, biết cười, biết khóc, biết lật, biết bò, biết chập chững đi rồi chạy... Tôi khao khát muốn gởi thông điệp đến những người mẹ có con, phải biết quý như vàng ngọc, nâng niu dạy dỗ nên người.
 
Ngày tháng qua đi trong nỗi điên loạn tuyệt vọng, nghĩ đến chỉ tức tối nghẹn ngào. Chồng tôi vẫn tỏ ra bình thản như lần đầu tôi đi khám. Tôi tìm sự khuây khỏa chỉ muốn lái xe đến chùa, dành thêm ngày Chủ Nhật sinh hoạt. Có những buổi trưa tan lễ, nhưng tôi chẳng muốn về, ra ngồi trước tượng Phật Quan Âm lộ thiên ngoài vườn, ngồi hàng giờ nghe chim hót, nhìn trời đất, hoa cỏ mọc tươi đẹp sắc, lòng an tĩnh nguôi ngoai phần nào. 
 
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy đứa bé nét rất quen luôn về trong giấc mơ của tôi, giấc mơ không rõ rệt, mơ hồ có khi nó cười, có khi nó khóc, có khi nó nằm ngửa đưa ngón tay vào miệng mút say sưa. Tình cờ một hôm tôi dọn dẹp sách báo, các quyển Album, để mắt nhìn số hình xưa của chồng. Tôi thấy tấm hình đã ố vàng theo thời gian, đúng là nét đứa bé tôi thường gặp trong giấc mơ. Sực nhớ tấm hình này có lần chồng tôi khoe lúc mạ sinh được hơn một năm. Có phải tấm hình đã nằm trong tiềm thức của tôi vì nhìn kỹ nó rất giống nét mặt chồng tôi, tại sao lại luôn trở về trong giấc mơ của tôi, nó luôn ám ảnh tôi, từ đó tôi nuôi dưỡng cho nó lớn theo ngày tháng...
 
Khi các em gia đình Phật tử Chánh Hòa sinh hoạt trước sân chùa, tôi đứng nhìn thấy nó lớn độ năm, sáu tuổi mặc quần xanh, áo lam đang chạy theo trò chơi anh huynh trưởng hướng dẫn. Cả mấy chục em sau thời các ông bà nghe pháp tụng niệm tan hàng, thì các em được các anh chị huynh trưởng hướng dẫn vào chánh điện lễ Phật. Các em đều bỏ sách cặp ngoài sân có thứ tự theo hàng lối, mắt tôi mờ dần theo đứa bé cũng có động tác y như các bạn. Rồi chúng ra sau các lều được mấy phụ huynh lo buổi cơm chay có khi là pizza, có khi Spaghetti, có khi mì hoặc phở, và đứa bé ấy cũng ngồi ăn chay thích thú như tôi vẫn thường ăn. Ngày các cháu bên chồng ra trường, tôi lại phóng đại nét mặt đứa bé thành cậu thanh niên khoác áo mũ xênh xang tốt nghiệp. Cứ vậy mà tôi tự ru tôi trong ảo giác từng sinh hoạt mình chứng kiến.
 
Một lần chồng tôi nói “con cái là trời cho, biết bao cặp vợ chồng sinh nhiều con rồi cũng ly dị không hạnh phúc, thôi thì mình vui vẻ sống tới già, người nào mất trước thì khỏe hơn người còn lại.” Từ đó hình như không có chuyện gì để nói với nhau, cả hai cùng thi đua làm hai “Jobs”. Tôi muốn vùi đầu vào công việc để quên tất cả, tránh suy nghĩ tránh nỗi buồn ấm ức.
 
Thời gian vẫn trôi đều lặng lẽ trong ngôi nhà của một cặp vợ chồng sống như người máy, sống gần như lạnh cảm. Thế rồi một hôm có người chỉ mách muốn xin con nuôi có dịch vụ nơi văn phòng luật sư. Chúng tôi lên văn phòng luật sư Robert Mullins International gặp anh Lê Minh Hải gắng gượng tìm cứu cánh. Anh hỏi tiêu chuẩn đứa bé chúng tôi muốn tìm là trai hay gái, độ khoảng bao nhiêu tuổi, chúng tôi điền thủ tục đón nhận cảm giác mới lạ như vườn hoa lâu ngày bị khô héo nay được tưới ít nước vào. Chờ khoảng mấy tháng, anh Hải gọi chúng tôi cho biết nguồn tin mới:
 
- Hiện nay chính phủ tạm thời ngưng trình trạng gia nhập con nuôi vào Hoa Kỳ vì sợ trẻ em bị lợi dụng làm những việc xấu.
 
Tai tôi lùng bùng chỉ biết đại khái như vậy, chút niềm an ủi vừa sáng lên thì lại vụt tắt, còn điều gì tha thiết trên cõi đời này nữa. Năm tháng dần tăng tuổi, tôi cũng bớt nghe những câu nói làm đau buốt tâm can:
- Sao gà nhà người ta gáy rồi mình chưa gáy
- Lo chạy chữa đừng để mang tiếng “cây độc không trái, gái độc không con.”
 
Có người còn tra hỏi như luật sư:
- Lỗi của ai? 
Những khi có chồng tôi nghe, thì được trả lời: 
- Lỗi cả hai người 
 
Làm chung chị bạn ngồi cạnh bàn, chị cũng có nỗi khổ muốn điên đầu. Sáng sớm nào đến cũng có câu chuyện mới để thả rác qua tôi, để giải tỏa phần nào. Chị than: 
 
- Chồng dẫn con trai đầu đi vượt biển, gần mười năm sau mình mới qua, tội nghiệp ông chồng đi cày vừa lo con bên này, vừa gởi tiền nuôi vợ con còn kẹt bên Việt Nam. Qua đây đoàn tụ thấy tâm tánh đứa con trai buồn quá... Nó mua Hamburger hai cái ngồi ăn, chẳng cho đứa em trai mới qua, mình giả bộ đến gần “cho mẹ xin chút xíu thử xem ha” nó vênh mặt trả lời “con ăn còn chưa đủ có đâu tới phiên mẹ”. Có lần nó ngồi vặn đài tivi tình cờ đang xem chiếu chiến tranh Việt Nam, mình lại gần nói “Việt Nam mình khổ lắm con, như con còn các dì các cậu rất nghèo,” nó đỏ mặt tắt tivi hét lên “Ngu ngốc, tại sao không trốn đi!” Hết tiền tiêu nó đòi, ông chưa kịp cho, nó chưởi ông, thấy nó tiêu xài dữ quá. Tết mình xin $50 gởi về cho ngoại, nó không cho lạnh lùng nói “Con đâu biết mấy người đó là ai” mình chỉ biết thở dài không làm sao dạy dỗ nó được.
 
Bạn tôi mở tiệm làm ăn quá bận rộn ngày đêm nơi tiệm, con đi học bị đám học trò dụ hút ma túy, bạn khổ trăm điều. Mỗi lần tôi ghé tiệm thăm, bạn than thở và nhìn tôi nói “Mi đừng có con nghe chưa, Phật đã nói “con là nợ”, “tao nợ triền miên theo nó.”
 
Sao lạ quá, người nói ngược, kẻ nói xuôi, tinh thần tôi đã bị xáo trộn không ổn định, tôi chỉ muốn nghe giáo lý nhà Phật để xoa dịu bớt cuộc sống tâm thần đang rối loạn. Công việc bận rộn giúp tôi bớt suy nghĩ về sự bất hạnh của mình.
 
Tin tức mỗi tối ngồi ăn cơm xem tivi nghe được: Bà người Liên Xô xin con nuôi khoảng bảy tuổi, một hôm nó nghịch phá thứ gì quan trọng lắm, mẹ nuôi giận quá chỉ đánh một cái, gặp lúc đứa bé lên cơn suyễn thở không được bị tắt hơi chết, mẹ nuôi phải vào tù. Chuyện khác: con nuôi lớn lên hư hỏng về tra khảo, đánh đập cha mẹ lấy tiền. Chuyện nọ: con nuôi giết mẹ… v..v... những chuyện xấu về con nuôi khiến tôi lo âu sợ hãi. Có chú em sinh hoạt trên chùa làm việc nơi sở xã hội diện adoption muốn giúp, nhưng tôi bị nhập tâm các tin tức xấu về con nuôi, nên mệt mỏi từ từ. 
 
Dần dần tôi cố gắng trấn tĩnh ảnh hưởng qua giáo lý nhà Phật, “kiếp trước mình gieo ác không thích trẻ thơ, nên kiếp này trời không cho. Thôi thì kiếp này cố gắng tu tập, gieo nhiều nghiệp thiện, nếu kiếp sau được tái sinh làm người sẽ gặp nghiệp tốt.” Tôi suy nghĩ những người tu đã buông bỏ hạnh phúc niềm vui của thế gian tìm vào chốn thiền môn, sống kham khổ chay tịnh, tìm chân lý tuyệt mỹ của đạo qua Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo ngày ngày truyền đạt đại chúng giúp người bớt khổ, thảnh thơi sống khỏe sống vui. Nhìn xuống thêm nữa là những người tàn tật, bại liệt, mù loà vẫn lết một kiếp người. Tôi cảm thấy thẹn vì mình đã chấp cái tôi, nghĩ đến “cái tôi” của mình tham quá và tự nhủ lòng đời là vô thường, không có thứ gì là của mình, hãy buông bỏ để rèn luyện “Khổ, Tập, Diệt, Đạo.”
 
Từ đó tôi cảm thấy nhẹ hẫng tinh thần hơn, cố gắng un đúc những việc tốt, cố gắng giữ thân, khẩu, ý thanh tịnh. Tôi liên lạc với Sư Bà Minh Tú, chùa Đức Sơn ở Huế nuôi cô nhi, liên lạc với Sư Cô Liên Bình thân mật. May mắn bạn bè, chị em trong gia đình đã ủy nhiệm cho tôi việc gởi tiền giúp cô nhi cũng như hội người mù, nhờ Sư Cô đảm trách. Nhận những tấm hình các trẻ ngồi ăn, đi học, sinh hoạt vui chơi từ cô Liên Bình, hoặc hội người mù tập họp nhận tiền, truyền cho tôi cảm giác thật ấm áp và niềm vui vô tận.
 
Nhưng rồi tôi lại có bệnh mất ngủ, hễ khoảng từ 2 giờ đêm trở về sáng tôi thường hay thức giấc. Đêm là bóng tối dễ chịu nhất khi tôi ngồi đối diện khung cửa sổ nhìn ra vườn. Mùa đông bóng đêm dày đặc, mùa hè in lá cây loang loáng hoặc sáng hơn dưới ánh trăng xuyên qua cành lá, và hình như mùa nào cũng có màn sương mờ mờ bao phủ. Tôi bày thơ Đường luật ra học, tập làm các thể khó nhất như Ngũ Độ Thanh, Song Thanh, Song Điệp, Toán Thi, Sắc Thi, Tập Danh, Tung Hoành Trục Khoán, v..v... rồi gia nhập các hội thơ chơi xướng họa, hoặc viết theo nguồn rung cảm các thể thơ Song Thất Lục Bát, Trường Thiên Tứ Tuyệt.
 
Khoảng 4 giờ sáng tôi ngủ lại để lấy sức đi cày, riết lâu ngày thành thói quen, tôi tìm ra sự dễ chịu bù đắp cảm giác cô đơn. Rồi thì tôi lấn sang viết văn, nó là người bạn hiền giúp tôi được nói, được bày tỏ buồn vui, có phải đó là món quà của Thượng Đế dành tặng ngòi bút cho những kẻ muốn viết. Khi cái Không có sẽ cho Có, cái mất sẽ cho bù. Tha hồ khóc cười theo cảm xúc, sống với những nhân vật có thật, chuyện có thật rồi đi theo họ tới chân trời góc bể, chia buồn chung khổ. Một thế giới bao la nhiều nhân vật vây quanh, chân thành dễ chịu, an ủi như những người bạn tri âm tri kỷ tôi được gặp qua màn sương đêm ngoài khung cửa. Dù không phải là nhà văn, nhưng viết cũng là lối thoát giúp rèn luyện trí nhớ, giải tỏa nỗi niềm riêng
 
Duyên Nợ 

Có phải anh ơi chuyện chúng mình 
Duyên hòa với nợ kết đời xinh
Đau nhòa số hẩm cài câu nghĩa
Khổ đẫm nhà đơn níu chữ tình 
Lặng lẽ từng thu chờ ánh nắng 
Âm thầm những hạ đợi bình minh 
Tàn đêm lệ tẩm niềm mơ ước 
Cố vịn dìu nhau bóng cạnh hình.
 
Giờ đây chiếc bóng thời gian đã vụt nhanh, chúng tôi nghỉ hưu. Hằng ngày trộm nhìn mái tóc pha sương của nhau, đón bệnh vác tủ thuốc và thi nhau uống. Chồng tôi đón bệnh Parkinson, tôi bao dàn việc nhà, cả hai cùng có dấu hiệu Alzheimer’s. (nhớ nhớ quên quên). Dù người bệnh chăm sóc người bệnh, nhưng chúng tôi cố gắng vui từng ngày, tham gia những sinh hoạt cộng đồng, đi chùa, ghi lớp học Phật Pháp trên Zoom, dự tiệc cơm chay, v..v...
 
Dầu sao tôi vẫn cám ơn những đêm mất ngủ, thức dậy đối diện với màn sương đêm ngoài khung cửa kính, tôi được viết văn làm thơ với niềm đam mê, ví như đang cố gắng trồng những bông hoa thật đẹp cho cuộc đời, cho mình…
 
Minh Thúy Thành Nội
            

Ý kiến bạn đọc
05/01/202521:55:49
Khách
Cảm ơn Tac Giả chia sẽ một bài viết hay. Chúc Cô Chú sức khỏe, thân tâm an lạc🙏
31/12/202423:28:29
Khách
Đọc tâm trạng của người không con thật cảm động!qua lối viết văn hay ,Phật đã nhìn thấy đời là bể khổ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,168
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến