Hôm nay,  

Lễ Cựu Chiến Binh và Lễ Tạ Ơn

22/11/202400:00:00(Xem: 2171)
 
MTTN nhan giai Vinh danh Tac Gia VVNM 2023 từ nhà văn Cung Tích Biền

Tác giả Minh Thúy Thành Nội nhận giải Vinh danh Tác Giả VVNM
2023

 
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thúy, sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải Vinh danh Tác giả 2023. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả ghi lại nhiều sự việc và ý nghĩ tốt đẹp về ngày lễ Cựu Chiến Binh vừa mới qua và ngày lễ Tạ Ơn sắp tới.
 
***
 
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story.
 
Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
 
Đến nơi tôi thấy các anh chị của hội AVVA (Hội Ái Hữu Cựu Chiến Sĩ Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Chapter 20) tập trung thật đông. Cũng cần nói thêm nhân duyên đưa tôi đến với sinh hoạt của nhóm “Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hoà” là từ em Nguyễn Hoa, người năng nỗ sinh hoạt bất cứ việc gì trong Cộng Đồng. Nguyễn Hoa có sinh hoạt chính là “Hội Ái Hữu Cựu Chiến Sĩ Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Chapter 201”, (gọi tắt là AVVA). Được biết hội AVVA có sinh hoạt như: Mỗi năm đi thăm hai Quân Y Viện Menlo Park / VA Medical Center, Palo Alto Medical và phát quà thăm hỏi những Thương Bệnh Binh, Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ. Vào dịp lễ Memorial Day, hội AVVA tham dự tại Oak Hill Memorial Park, được mời lên đồi danh dự bắn 21 phát súng, sau đó dâng hoa đài tưởng niệm, làm lễ cùng cựu quân nhân Hoa Kỳ. Lễ Veterans Day, hội tham dự diễn hành cầm cờ Mỹ, đoàn Hậu Duệ cầm cờ vàng nối theo. Trước đây hội còn lo công việc chôn cất những người mất không có thân nữa.
 
Chúng tôi dồn vào những xe trống người, được chở đến khu tập trung của downtown San Jose. Trời mưa lâm râm, sau khi tập họp do em Nguyễn Hoa điều hành dặn dò cách thức, xe các anh chị hội AVVA chở thức ăn sáng, sắp xếp sẵn mỗi bao gồm các thứ bánh mì, xôi cúc, bánh Pateso, chuối, nước lọc phân phát cho mọi người ăn sáng, ngoài ra còn có cà phê nóng nữa.
 
Sau đó trời đổ mưa lớn nặng hạt, mọi người vào xe ngồi uống cà phê, mùi thơm bốc bay trong xe, các anh nói chuyện ngày trước, chuyện tù cải tạo, chuyện hôm nay, chuyện Cộng Đồng.Tôi dâng lên niềm cảm kích quý mến vì anh nào cũng kê tuổi trên dưới 90, toàn là những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa, dù mưa gió lạnh lẽo họ cũng cố gắng lái xe đến dự. Tôi còn thấy nhà thơ Ngọc Bích (Hội Trưởng hội Người Già), và chị Hương (vợ ông Lê Đình Vọng một thời làm hội trưởng hội Thương Phế Binh tại miền Bắc Cali, nay đã mất). Hai chị thọ lên tới 93 tuổi, là hội viên AVVA, nhưng còn sinh hoạt rất mạnh mẽ trong Cộng Đồng.
 
Trời mưa tầm tã, mưa ướt quần áo, ướt đôi vớ thấm vào người lạnh run hơn. Các chị em yếu lạnh than thở, còn các anh nét mặt vẫn bình thản, có lẽ họ thấm nồng tình nghĩa những người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam với sự hy sinh vĩ đại, ngày lễ Cựu Chiến Binh này đã sưởi ấm trái tim họ, nên họ không thấy lạnh chăng?!! Họ vẫn nói chuyện, tôi lắng tai nghe trong sự học hỏi, trong niềm thương cảm những người lính VNCH.
 
Theo dự báo thời tiết thì lúc 2 giờ sẽ tạnh mưa và có nắng lên. Cuộc diễn hành dời giờ xuống trễ. Nhìn em Nguyễn Hoa lãnh đạo việc từ đầu đến cuối, bên hông mang cái máy lớn bỏ nhạc đấu tranh, em cầm cái loa miệng hô tay vẫy tập họp, sắp xếp đội ngũ cầm cờ, chạy lui chạy tới nhanh nhẹn huy động lực lượng diễn hành, đi bên ngoài hô to khẩu hiệu “AVVA - We love Veterans Day”, mở nhạc hát bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.”
 
Các anh chị hội AVVA cùng hội Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa chung tay cầm lá Đại Kỳ Hoa Kỳ và lá Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, diễn hành qua các đường phố chào lại khán giả hai bên đường đủ sắc dân tươi cười nhìn vẫy tay cổ động. Hai lá cờ thấm nước nặng trĩu nhưng thật hãnh diện được cầm mười người một cờ. Ngang khán đài đồng loạt nghiêng cờ bên phải xuống cúi đầu chào trang trọng. Hình như không còn ai biết lạnh, tất cả đều hát to bài “Cờ Bay” vang lên, những đôi chân mạnh mẽ bước đều trong niềm hân hoan khó tả. Nắng đã vươn lên khắp nơi, nắng chiếu trên mặt đường còn ướt nhẹp nước mưa trơn trợt, những khuôn mặt rạng rỡ, lòng tôi cũng rộn ràng không kém.
 
Ôi ngày nhắc nhở mọi người đang
Cầu nguyện anh linh dưới suối vàng
Tạc dạ ghi ơn người chiến sĩ
Quên mình góp nghĩa vụ hiên ngang
Hợp Chủng Hoa Kỳ đủ sắc dân
Đi qua đường phố đẹp vô ngần
Trống kèn vang dội quân hành khúc
Lễ Cựu Chiến Binh bước lớp tầng.
 
MTTN (trích trong bài thơ “Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ”)
 
Tới điểm tập trung chờ xe đón về lại nơi tụ họp đầu tiên, Nguyễn Hoa vẫn ở cho đến giờ phút chót khi không còn một ai đứng lại mới yên tâm ra về. Đã xong đâu, về nhà em gom hai lá cờ và các thứ linh tinh giặt sấy liền. Em nhắn qua phôn rằng: đã tắt tiếng, tứ chi nhức mỏi rã rời nhưng tinh thần rất phấn chấn vì vai trò đảm nhiệm thành công tốt đẹp.
 
Em như trăng sáng gương lồng
Dẫu là phụ nữ má hồng chẳng thua
Đấu tranh ý chí vượt đua
Cháu con Trưng Triệu quyết xua quân tà
Hương thơm bay tỏa dần dà
Hương ngời chính nghĩa bài ca đẹp màn
Lưu vong quyết giữ cờ vàng
Hải ngoại đoàn kết mây ngàn nở hoa.
 
MTTN (trích trong bài thơ “Nữ Lưu Nguyễn Hoa”)
 
Còn gì sung sướng hơn khi lá Cờ Vàng được đồng hương tỵ nạn trên toàn thế giới vận động, đã được các nước công nhận vinh danh lá cờ của tự do chính nghĩa. “Ăn cây nào rào cây ấy”, chúng tôi rời bỏ quê hương làm người lưu vong trên đất nước Hoa Kỳ, các anh diện HO lại được Mỹ cứu vớt đem qua, thì không thể nào chúng tôi có thể quên “cái ơn “lớn như thế. Vì vậy hội AVVA được gọi là “Hội Ái Hữu Cựu Chiến Sĩ Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Chapter 201” đã thành lập ra đời cũng vì lý do đó. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi từ các bác, các cô chú, các anh chị em, đa số là các cựu quân nhân VNCH mang nghĩa cử thân ái cao đẹp, gần gũi cựu chiến sĩ Hoa Kỳ, các bạn đồng minh đã một thời sát cánh chiến đấu nơi trận mạc miền Nam, những cựu quân nhân VNCH muốn sinh hoạt chung bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của người Việt Nam. Một sự hy sinh quá lớn, được biết “đã có 2 triệu 700 trăm nghìn lính Mỹ phục vụ tại Việt Nam, gần 60 nghìn hy sinh và hàng trăm nghìn bị thương”. (theo tài liệu Bùi văn Phú Website bbc.com). Hiện nay những người lính Mỹ đã hy sinh nơi chiến trường Việt Nam được khắc tên trên Bức Tường Đá Đen nằm trong National Mall thuộc thủ đô Washington và tượng đài Vietnam Veterans Memorial.
 
Ra về dầu quần áo còn ướt nhẹp, nhưng mọi người đều mang tâm trạng vui tươi phấn khởi. Thương em Cao Trang (con cựu Thiếu Tá Cao Yết, Giám Học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt) bị cảm cúm tắt tiếng vẫn lết đi diễn hành. Em là hội phó của Hậu Duệ VNCH từ khi thành lập cho đến giờ, bao nhiêu năm vẫn miệt mài trong đội ngũ cầm cờ vàng tham dự các hội đoàn chống Cộng. Em hiểu chuyện ngày miền Nam mất, hiểu sự tù tội của người cha dài năm, hiểu rõ sự cơ cực của người mẹ lúc cha đi “cải tạo”, và hơn nữa là nếm trải sự đói kém khốn khó của gia đình sau 1975, em thấm được ý nghĩa lá cờ vàng và quyết chung tay gìn giữ lá cờ thân yêu nơi đất khách quê người.Tôi cũng biết thêm em Đặng Nga trong nhóm Hậu Duệ: suốt những năm tháng dài đã ngày đêm miệt mài may khăn choàng cổ mẫu hai lá cờ Việt-Mỹ, tặng tất cả mọi người không kể lạ quen. Tấm lòng của em thể hiện tình yêu quê hương, đặt lá cờ tổ quốc thân yêu trong trái tim ấm áp nuôi dưỡng niềm hy vọng cho ngày mai.
 
Suốt đêm tôi cứ thao thức mãi, suy nghĩ về những nhân vật đặc biệt một lòng hướng về đất nước thân yêu bên kia bờ đại dương, góp công của trong những sinh hoạt tốt đẹp cho Cộng Đồng, sinh hoạt chung với đất nước Mỹ, và đặc biệt nhất là với những cựu chiến binh Hoa Kỳ. Niềm hạnh phúc dâng lên sau cuộc diễn hành mang ý nghĩa cao cả của đất nước Hoa Kỳ. Quý mến các chú bác HO, anh chị em AVVA và đoàn hậu duệ VNCH kết đoàn đi diễn hành chung. Quý mến các chị nhóm AVVA nhiệt tình lo những món ăn cho mọi người, quan tâm khoác áo mưa hay bao ni lông trùm lên người các em đầy tình thương yêu lo lắng.
 
Đêm khó ngủ suy nghĩ miên man, lặn hụp trong niềm vui giữa “tình người” thân ái chung hoà, tôi ngồi dậy gỏ phím ghi lại những cảm nghĩ chân thành của buổi Veterans Day Parade.
*
Biết trước sắp đến Lễ Tạ Ơn, nên tôi đi chợ mua sớm thực phẩm về để vào ngăn frozen, nhưng cũng thật vất vả vì chợ nào cũng đông người, nhất là tại cửa hàng Costco. Dù đi ngày trong tuần nhưng người vẫn đông nghẹt, chen chúc đụng nhau đã đành, xếp hàng trả tiền lại mệt hơn vì xe nào xe nấy chất đầy ngập, phải đứng chờ hơi lâu. Tôi đoán hình như họ sợ hết hàng nên lo xa, mua trước cho lễ Noel các thứ bánh kẹo, “Chocolates”, rượu nho, áo quần ấm, còn thức ăn thì khỏi nói đủ thứ. Ai cũng than thở kinh tế xuống, vật giá leo thang đắt đỏ, nhưng sao người mua sắm thế kia?!!! Có lẽ họ quan niệm nhịn lúc nào chứ dịp lễ quan trọng, thiêng liêng trời đất phải cảm tạ, phải vui mừng ăn lễ lớn.
 
Ba chữ “Lễ Tạ Ơn” của hằng năm lòng tôi không tránh được sự bùi ngùi ôn lại ký ức. Tuổi già hay quên việc hiện tại, nhưng lại nhớ rất rõ quá khứ, hình ảnh lần lượt hiện ra trong đầu óc như mới đâu đây, nhiều vô kể...
 
Lên năm tuổi, đau suyễn mẹ ẵm tới bác sĩ, y tá dụ chích bằng cách cho những vỏ hộp thuốc, tôi thích thú ôm hết nhưng sau đó vẫn la khóc vì bị chích đau, mẹ ôm vào lòng dỗ dành, hứa trên đường về mua kẹo cho ăn. Lên sáu tuổi mẹ dẫn đi học trường Trần Cao Vân, mỗi sáng đều mua ổ bánh mì chan nước thịt cho tôi ăn. Cha là lính đổi đi làm xa ở tận Quy Nhơn thỉnh thoảng về, những sớm mai trời mưa cũng chở tôi đến trường bằng chiếc xe đạp. Tôi lớn dần theo thời gian bên cạnh người mẹ tảo tần buôn bán nuôi con. Lúc đó tôi thật vô tư, đi học gần thầy cô, gần bạn bè có nhiều niềm vui, chỉ biết thần tượng, tôn thờ cô giáo mình. Cô sai đến nhà ôm phụ chồng sách thì như niềm hãnh diện lớn nhất trong đời, nhanh tay lẹ chân thi hành.
 
Trở thành thiếu nữ trong thời chiến, mê hình ảnh oai hùng người lính VNCH. Hằng ngày nghe tin anh này mất, anh kia tử trận thấm được nỗi buồn chiến tranh. Có một lần tôi nhớ mãi ...bạn bè rủ nhau tới nhà đang có đám tang anh thiếu úy nọ bị tử trận, ba đứa ôm song cửa sổ nhìn vào, thấy chiếc hòm để ánh nến lung linh, gia đình khóc lóc kể lể, chúng tôi nước mắt ràn rụa. Bỗng đâu mẹ của bạn đến thăm đám thắp nhang xong, lúc quay lưng trở ra thấy ba đứa cặp mắt đỏ hoe sưng húp, bà nhẹ nhàng ra dấu đi về. Đến ngõ bà mắng “Tụi bây hết sức nói, ai đời con gái chưa chồng đứng đu cửa sổ khóc như mưa như gió, không sợ người ta nghĩ ba đứa mê anh V hay sao?, chỉ có vợ người ta mới khóc như vậy”. Cả bọn nghe la mới sực nhớ “Ừ, mình vô duyên thật”. Nhưng rồi tôi vẫn khóc lặng lẽ mỗi khi nghe ca sĩ Thanh Lan hát:
 
Em không nhìn được xác chồng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu
 
(nhạc Phạm Duy- thơ Lê thị Ý “Tưởng Như Còn Người Yêu”
 
Đất nước mất, đời đứt ngang rồi bao nhiêu mộng ước, đời sống tối tăm cơ cực, sự tự do không còn, bất mãn quá nhiều điều chế độ mới cai trị. Thế rồi tôi tìm đường vượt biên nhờ sự giúp đỡ của gia đình người bạn đời hiện tại, trải bao gian nan, vất vả ra tù vào tội vượt biên. Nhờ mẹ ăn chay nguyện cầu, nhờ Trời Phật che chở tôi đã đến bến bờ tự do sau gần 6 năm đeo đuổi chuyện trốn thoát. Qua Mỹ tôi muốn tìm đến ngôi chùa để lắng đọng tin tưởng về mặt tâm linh, lạy tạ Trời Phật còn được sống sót. Muốn gần bạn thiện hữu tri thức, gần Thầy học hỏi những điều hay cũng như học Phật Pháp tu dưỡng đời sống, và may mắn có ngôi chùa Phổ Từ được xây cất lên trong vùng Hayward cho tôi sinh hoạt mỗi cuối tuần.
 
Cuộc sống bình an bên người chồng hiền lành nhân đức, cả hai đều có việc làm ổn định bền bỉ. Tôi được may mắn làm tại Company Kyle Design mấy chục năm với công việc mình yêu thích, gặp được “Boss” sống tình cảm luôn nâng đỡ ưu ái xem như người một nhà. Vật chất đầy đủ, có siêng năng làm việc là có tất cả từ xe cộ đến nhà cửa nếu biệt tằn tiện tiêu pha. Hưởng đời sống thoải mái tiện nghi, lòng lại càng ghi ơn đất nước Hoa Kỳ cứu vớt dung dưỡng tạo đời sống tốt đẹp, có điều kiện giúp gia đình người thân và hành thiện. Xem như hai phần ba cuộc đời tôi được nương tựa nơi miền đất hứa, nơi được tự do hít thở và mở mang kiến thức. Tôi luôn mãn nguyện đời sống hiện tại cho tôi quá nhiều thứ, cái ơn rất lớn trong cuộc đời tôi.
 
Gần Lễ Tạ Ơn, thiên hạ xôn xao, lòng tôi nao nao với cảm giác hạnh phúc được mang quốc tịch Hoa Kỳ. Tôi cũng sẽ bắt chước người ta chen chân cửa hàng Costco mua thêm vài món quà trao đến những người mình mang ơn, chuẩn bị nấu món bún bò Huế mà gia đình “Boss” Kyle rất thích, giờ đây tuy đã nghỉ hưu 4 năm rồi, nhưng mỗi mùa lễ này tôi vẫn bới xách đem lên.
 
Biết nghĩ thì phải biết thực hành, nghiệm lại gần 40 năm qua, dù tôi không gần cha mẹ để chăm sóc tuổi già, nhưng đã nuôi dưỡng bằng vật chất chu cấp đều đặn cho đến ngày phụ mẫu qua đời. Thỉnh thoảng góp tay chung “group” trường học quà cáp các cô thầy già yếu, bệnh tật bên quê nhà hoặc sau cơn lũ lụt ở Huế. Tiện tặn bỏ ống dành cho Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà chính đáng, cùng vài việc phước thiện. Mỗi đầu xuân viếng vài Chùa chúc Tết quý sư Cô, quý Thầy. Hàng tháng góp chung điện nước ngôi chùa chính Phổ Từ cùng quý đạo hữu.
 
Sáng nay vợ chồng tôi ngồi soạn các địa chỉ nhà thờ Mỹ chuyên nấu ăn phát người vô gia cư, cùng Mõ Nhân Ái của ông Lê văn Hải chuyên đi phát quà, tiền và thức ăn cho Homeless. Hai nơi Wounded Warrior Project (thương binh Mỹ chiến đấu trên thế giới) và Veterans OF Foreign Wars OF The United States (Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ). Lòng chúng tôi nhẹ nhàng thoải mái, khi đã thực hiện được việc Homeless, việc lính Mỹ hằng năm vào dịp Lễ Tạ Ơn, tuy đồng tiền chỉ như hạt cát nhỏ nhoi nhưng có thể hiện được sự mang ơn đối với nước Mỹ. Người ta thường nói có năm điều đừng kể:
1/ Thu nhập thực sự của bạn
2/ Kế hoạch dài hạn của bạn
3/ Nỗi sợ lớn nhất của bạn
4/ Khoe làm từ thiện với người khác
5/ Các vấn đề trong gia đình
 
Đối với tôi điều 4 rất lợi lạc, chị bạn SL trong hội CGV nhờ kể mà kéo theo số đông làm từ thiện mấy năm nay (chỗ đáng tin cậy có hình ảnh biên nhận rõ ràng). Bản thân tôi cũng nhờ gần bạn thiện hữu tri thức, chị QA từng san sẻ tâm tư “Em ơi học Phật thì hiểu đời Sắc Không, không có gì là của mình, chết chỉ hai bàn tay trắng. Mọi người chỉ đưa mình tới cổng nghĩa địa, sau đó chỉ có công đức mang theo nếu mình biết tạo lúc sống. Đừng nói phải dư tiền lắm bạc mới hành thiện được, em có đọc câu chuyện bà cụ nhà nghèo được Phật chứng ngọn đèn dầu của bà sáng mãi không tắt đó. Mình có tâm thương người rất tốt, ngoài ra mình còn biết ơn đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang, nên mỗi Lễ Tạ Ơn nên làm việc nhỏ lớn tuỳ khả năng, ví dụ gặp Homeless dúi vào tay họ $2, $3 đồng bạc, có khả năng hơn gởi đến các Chùa, các nhà Thờ chuyên lo người vô gia cư, cao hơn nữa nghĩ đến Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ chẳng hạn... Khi thực hiện điều gì tốt, em nên chia sẻ cho bạn bè biết để việc lợi, việc tốt được nhân lên nhiều hơn, và sẽ chung tay cùng nhau trồng hoa cho cuộc đời tươi đẹp. Thật ra ai cũng có lòng từ bi bác ái, chỉ là họ quá bận rộn công việc đôi khi quên, hoặc muốn gởi nhưng không biết gởi đâu, mình cứ việc loan truyền ...” 
 
Lời chị bạn như vàng ngọc châu báu đã ăn nhập vào tâm hồn tôi thấm đậm. Từ đó tôi học theo chị làm là nói, và từ lâu bạn bè đã tin tưởng góp tay thực hiện nhiều việc lớn tốt đẹp. Mỗi mùa Lễ Tạ Ơn lại nhớ chị QA nhiều hơn, tôi tin các bạn cũng nhớ và đã làm một việc nhỏ như tôi đối với đất nước Hoa Kỳ rồi phải không.
     Về mặt tinh thần tôi tạ ơn những bậc thầy đã dạy các luật thơ, kể cả loại thơ khó nhất Đường Luật để tôi áp dụng tập làm. Tạ ơn sư phụ BT dẫn dắt tôi bước đầu vào diễn đàn TNS, giúp tôi layout những tập thơ, tập truyện, làm tranh thơ. Tạ ơn chị bạn PH ép buộc thúc đẩy tôi viết văn, nhờ vậy tôi có cơ hội làm việc bằng trí não giảm bớt bệnh Alzheimer’s.Tạ ơn thầy nhạc sĩ LHN dạy cách viết lyric bản nhạc, cho tôi hưởng ké tiếng tăm. Tạ ơn các nhạc sĩ MĐ, TP, TĐB, MHT, và giáo sư âm nhạc PĐH đã ưu ái phổ nhạc từ thơ của tôi. Tạ ơn các hội thơ văn đã mời vào trang nhà sinh hoạt, cho tôi có cơ hội học hỏi thêm các bậc đàn anh đàn chị giỏi dang, cho tôi niềm vui được góp chung bài vở in tuyển tập, được san sẻ thơ văn và ngược lại đọc những mẩu chuyện hay từ thi nhân văn sĩ. Nhất là hai hội phụ nữ luôn đối xử thân mật, yêu thương hoà thuận, cùng nhau tu tập, cùng nhau nói lời ái ngữ và kể chuyện tếu hàng ngày rộn ràng như mùa xuân. Tạ ơn cơ sở VTLV sinh hoạt tại San Jose cho tôi hưởng quá nhiều niềm vui, nhiều quà từ những buổi tiệc, sinh nhật, thưởng thức văn nghệ theo từng chủ đề :30/ Tháng Tư, Khúc Tình Ca Của Lính, Chiều Nhạc Mùa Thu, Một Mùa Xuân Mới do nhà báo hội trưởng Lê văn Hải hào hoa tổ chức.
 
Tạ ơn những trang website của hội đã giữ gìn thơ văn chung, nhờ vậy độc giả đã mang đi xa hơn qua Úc, qua Pháp, gần hơn được đưa vào hội Y Khoa Hải Quân, hội Y Khoa bác sĩ Vĩnh Chánh, hội Võ Bị Đà Lạt, hội Sư Phạm Đại Học Huế…v..v... mà tôi được biết nhờ có người quen chuyển lại. Bất ngờ hơn nữa được Website Dòng Sông Cũ, Việt Nam Thư Quán, Hợp Âm Việt đăng tải, đặc biệt Việt Nam Văn Hiến (lập riêng trang cho tôi rất nhiều bài viết và thơ). Tạ ơn KO luôn đưa vào trang Long Hồ Vĩnh Long. Tạ ơn mục đọc truyện của NH, ưu ái đọc nhiều bài viết của tôi.
 
Sau nữa là Tạ ơn Việt Báo mục Viết Về Nước Mỹ, nơi có số độc giả đọc nhiều nhất. Nơi này khuyến khích mọi người hãy cầm bút viết lên sinh hoạt đời sống trên nước Mỹ, với chủ trương cùng nhau giữ gìn tiếng Việt, khích lệ ngòi bút bằng cách hai năm tổ chức lễ phát giải thưởng, không nề hà việc tốn kém chi phí.
 
Hiện tại văn thơ nhạc là niềm vui lớn nhất của tôi, là niềm an ủi tuổi già đang chập chững học hỏi bằng tất cả đam mê. Tôi xin kể ra đây những diễn đàn với sự trân trọng kính mến, mà tôi đã tham gia về văn chương thi phú: Văn Bút vùng Đông Bắc Hoa Kỳ; Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt; Diễn Đàn Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ; Diễn Đàn Tình Bằng Hữu; Hội Thơ Đường Luật Hoàng Gia; Vườn Hoa Thơ Duyên; Minh Châu Trời Đông; Cô Gái Việt; Việt Bút; Trang Văn Học Cỏ Thơm; Thế Hữu Văn Đàn; Văn Bút Tao Đàn.
 
Tạ ơn cha mẹ sinh ra và nuôi nấng con nên người. Tạ ơn cô thầy dạy dỗ mở mang kiến thức làm hành trang vào đời. Tạ ơn các anh lính Việt Nam Cộng Hoà, lính đồng minh Hoa Kỳ hy sinh chiến đấu 20 năm trời cho người dân được sống yên bình. Tạ ơn những ngôi Chùa tâm linh tôi thường sinh hoạt để biết quý trọng, ý thức niềm vui trong hiện tại ”Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Cảm tạ “Boss” Kyle cho tôi được “an cư lạc nghiệp”. Cám tạ đất trời thiêng liêng cho con sự sống leo tới tuổi thất thập cổ lai hy. Cuối cùng là cảm tạ đất nước Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái cho tôi nương tựa gần 40 năm qua trong niềm thỏa mãn vô biên.

Buổi họp mặt đại gia đình, tôi sẽ đọc lại những lời cảm tạ này trong đêm lễ chính Thanksgiving để bày tỏ sự liêng thiêng cao quý với trời đất.
 
Minh Thúy Thành Nội
 
Mùa Lễ Tạ Ơn 2024
 

Ý kiến bạn đọc
05/12/202418:44:08
Khách
DucQuanY, một nhân chứng trong cuộc thảm bại tại Thuận An Huế ngày 26-3-75 viết về khả năng thấp kém của trung tuớng VNCH chỉ huy triệt thoái làm mất SÐ 1 BB và Lữ đoàn 147 TQLC vào tay khoảng 100 du kích VC trong hồi ký Những Oan Hồn Nơi Pháp Trường Cát! - TG CapToVan như sau:
"** DQY: tôi là một người lính đã trải qua những giờ phút sinh tử trên cái pháp trường cát Thuận An này, theo tôi những bài viết trên đây hầu hết là của anh em TQLC cho nên cũng chưa phải là đầy đủ vì lúc đó phía TQLC chỉ có LĐ 147, còn Sư Đoàn 1 BB thì nguyên vẹn với 4 Trung đoàn 1,3,51,54 của SĐ1, cùng Liên đoàn 11 BĐQ của Đ/tá Thiệt, Pháo binh, Thiết giáp, cộng thêm ĐPQ của các Tiểu khu Quảng Trị, TK Thừa Thiên, rồi lực lượng CSQG, Nghĩa quân.... ước tính tổng quân số chưa kể KQ và HQ khoảng hơn 3 Sư đoàn với vũ khí còn đầy đủ, quốc lộ 1 nối liền Đà nẵng - Huế là 100 km, qua các đèo Hải Vân, Phú gia và Phước Tượng còn do QLVNCH trấn giữ chưa bị cắt đứt ( Huế mất ngày 25/3/1975 ) tới ngày 27/3 các đơn vị TQLC trên đèo mới có lịnh rút về Đà nẵng!!! Nếu tôi muốn nói là Nếu cho rút bằng đường bộ thì với lực lượng như vậy khó mà ngăn chận, có lẻ ngày 28/3 là về tới Đà nẵng sẽ không có cảnh Pháp trường cát Thuận An hay Tháng ba gãy súng của Cao xuân Huy. Nhưng!! do báo cáo của ai đó? mà Tướng Tư Lịnh phó QĐ1 L.Q.Thi (một ông Tướng giỏi về nhảy đầm, dành thời giờ tham dự Dạ vũ ở tư gia của chủ Tân Tân hơn là xem bản đồ trận liệt) hủy bỏ kế hoạch rút quân bằng đường bộ với lý do cao điểm 600 gần Đỉnh Bạch Mã, nhìn xuống Đèo Phú Gia đã bị VC chiếm giữ, nên sẽ trở ngại cho cuộc hành quân lui binh. Thật ra Đỉnh 600 cũng còn do các đơn vị của Tr/Đoàn 51/SĐ1BB trấn đóng, sau khi Huế mất ngày 25/3, vài đơn vị chưa biết nhưng vì không liên lạc vô tuyến được nên kéo quân khỏi vùng đồi 600 và hướng về Huế đến cuối tháng 3 mới đầu hàng!!"
Khi còn cố vấn Mỹ thì VNCH co' 2 sư đoàn Tổng Trừ Bị đuợc Bộ TTM điều động giải cứu lãnh thổ bị CS chiếm, khi cố vấn Mỹ rút thì 2 SD Tổng Trừ Bị bị tuớng Truởng cầm chân dùng thay thế Ðịa Phuơng Quân tại QK I. Vi` VNCH không còn lực luợng Tổng Trừ bị để giải cứu Phuớc Long và Ban Mê Thuột nên VNCH phải bỏ Cao Nguyên. Tội nghiệp cho nguời lính các đơn vị thiện chiến VNCH bị chỉ huy bởi những kẻ bất tài, họ không chết trên chiến truờng đỏ lửa 1972 mà chết đuối vì sập lỗ chân trâu lãng nhách. Lính VNCH cũng như thân phận cây quế giữa rừng bị thằng muờng thằng mán leo phải thua trận. Ðây là lỗi của chánh phủ Mỹ đã đưa Muờng Mán leo lên cây quế năm 1963 để rồi năm1975 Muờng Mán ra lệnh bỏ QK I và QK II rồi ra lệnh đầu hàng.
05/12/202415:02:17
Khách
TT Thiệu và bộ TTM đã thấy khả năng của quân VNCH không có Mỹ chỉ giữ đuợc lãnh thổ không quá 2 năm dù có viện trợ Mỹ dồi dào 1963-1965. Khi tài khoá ngan sach tháng 7/1973-6/74 Mỹ bắt đầu cắt giảm viện trợ, giới hạn đạn pháo 3 quả đạn mỗi khẩu, 50% máy bay VNCH bị đình động thì nên lo tái phối trí rút quân khỏi Quân khu I và II, chỉ giữ quân khu III và IV để hàng ngàn binh sĩ VNCH không bị chết oan uổng và 100 ngàn bị VC bắt sống năm 1975 . Phải biết ta không có khả năng đánh với CS khi CS BV đóng cửa truờng học, động viên nam nữ 16 tuổi, Nga Tàu tăng viện trợ 100% trong khi đó Mỹ giảm viện trợ 50%. Nếu có SÐ Dù, TQLC, SÐ 1, 2, 3, 22, 23 BB và 10 liên đoàn BÐQ, 8 liên đoàn ÐPQ từ miền Trung rút về từ 1974 giữ Xuân Lộc, Phan Thiết, Bình Tuy thì ít nhất 8 sư đoàn CS đã bị tiêu diệt và CS không còn khả năng tiến về Sài Gòn. Gần 40 ngàn quân Tổng trừ bị TQLC, Dù, BBDQ, và Trinh Sát Sư Ðoàn Trung Ðoàn BB chịu đánh đến chết không hàng như quân Nhật tử thủ đến chết tại Iwo Jima và Okinawa 1945 thì CS không thể chọc thủng phòng tuyến quân khu III . Vì không biết nguời biết ta, không có khả năng chỉ huy chiến tranh, phán đoán sai là CS không có khả năng đánh lớn năm 1975, nên TT Thiệu sai lầm nặng nề làm mất nuớc. Chỉ có một số tuớng tá uý hạ sĩ quan binh sĩ chịu chết theo thành, còn đa số cấp lãnh đạo ăn trên ngồi trốc 12 năm (1963-1975) làm mất nuớc không có cái dũng để chết theo thành.
04/12/202416:31:08
Khách
Năm 1975, các lãnh tụ đảo chánh như các ông Thiệu, Kỳ, Minh và Mỹ đã giết chết VNCH. Cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963 chỉ là cuộc tự sát chậm của quân đội VNCH. Sau đảo chánh các tuớng tá miền Nam lo ăn chơi nhảy đầm, miền Nam hổn loạn, phe ta bỏ đất cho CS đem quân đánh phe mình, trong khi đó quân đội VNCH trang bị vũ khí thô sơ Carbine M1 bị đẩy vào chiến truờng đánh với quân CS trang bị vũ khí tối tân AK 47. Súng AR-15 Mỹ còn đang thí nghiệm. Năm 1963, quân đội đảo chánh khi lãnh thổ VNCH toàn vẹn, không một xã bị mất. Chỉ trong vòng hai năm đến 1965 thì VNCH mất hết 80% lãnh thổ vào tay CS. VC cắt hết đuờng sá, gạo miền Tây bị CS thu mua , VNCH phải nhập cảng gạo từ Mỹ và dùng máy bay chở gạo lên các tỉnh cao nguyên miền Trung và tàu thuỷ ra các tỉnh duyên hải. Nếu không có 500 ngàn quân Mỹ và 100 ngàn quân đồng minh vào cứu thì CS đã chiếm miềm Nam năm 1965. Không có 500,000 quân Mỹ thì các tuớng lãnh đạo VNCH chỉ có khả năng giữ miền Nam 2 năm. Khả năng các ông tuớng lãnh đạo đánh với CS y hệt võ sinh đai trắng đánh với võ sĩ đai đen, ma` không ai có cái dũng để chết theo thành như những nguời lính trơn VNCH trên chiến truờng. Cuối tháng 12 1974, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia họp, Phủ TT và Bộ TTM kết luận lầm lẫn tai hại là CS không có khả năng đánh lớn năm 1975. Tháng giêng 1975, CS chiếm Phuớc Long sau 2 ngày giao tranh, tháng 3 CS chiếm Ban Mê Thuột sau 2 tuần giao tranh. Cuộc triệt thoái cao nguyên tại LTL 7B dồn quân VNCH vào đuờng đèo hiểm trở làm mục tiêu cho CS pháo kích tấn công y hệt như Trung Ðoàn Pháp bị Việt Minh phục kích tiêu diệt tại đèo Mang Yang hay quân Tư Mã Ý sa vào hang Bàng Cốc không lối thoát thời Tam Quốc. Sau đó một đại đội du kích bắt sống lữ đoàn 147 TQLC tại Thuận An sau 8 giờ giao tranh đêm 25 rạng 26 tháng 3 1975, vài tiểu đoàn du kích xâm nhập Ðà Nẵng pháo kích gây hổn loạn rồi giải giới cả quân đoàn I, bắt sống 80 ngàn quân và cảnh sát trong vòng 2 ngày 28 và 29 tháng 3, 1975.
Chánh phủ đệ nhị CH nhu nhuợc. Năm Mậu Thân khi cán bộ Bảy Lốp nấp trong chuà Ấn Quang đi ra ngoài thì bị TQLC bắt nhưng chánh phủ bị cấm không dám khám xét chùa AQ. Tại Huế CS cũng nấp trong chuà điều khiển tổng công kích mà cảnh sát quân đội cũng bị cấm không vào. Sinh viên Hoàng Phủ Ngọc Tuờng chiến đấu với CS trong thành nội thì bị TQLC Mỹ bắt giao cho cảnh sát, HPNT nhờ chuà Từ Ðàm bảo lãnh ra. Sau khi HPNT trốn vào chiến khu với VC thì Cảnh Sát VNCH cũng không dám điều tra kẻ trong chuà bảo lãnh cho HPNT. Khi CS tiến về Phan Rang năm 1975 thì chánh phủ VNCH vì sợ biểu tình phản đối nên không dám ra lệnh đóng cửa truờng đại học, tổng động viên để bổ sung quân số bị thiếu hụt. Hậu quả là 1 đơn vị VNCH 50% quân số chống 5 đơn vị CS đầy đủ súng đạn phải thua. Tự do quá trớn là liều thuốc độc Mỹ bắt VNCH phải uống để chết dần mòn từ năm 1964.
30/11/202415:25:21
Khách
Hồi xua ông Phan Ðình Phùng kháng chiến dùng chiến thuật du kích đánh Pháp, quân Pháp không đánh đuợc nên phải nhờ Tri Phủ Nguyễn Thân chỉ huy đánh dẹp. Tri Phủ Nguyễn Thân cấm ngặt dân tiếp tế và liên hệ với quân du kích nên dẹp đuợc. Ông Diệm xưa là Tuần Vũ nhà Nguyễn nên biết cách đánh dẹp du kích VC, tách dân ra khỏi VC không cho tiếp tế nên du kích VC khốn đốn. Võ Văn Kiệt đã thú nhận ông Diệm làm cho du kích VC khốn đốn. Mỹ không biết chống chiến tranh du kích nên sau 10 năm phải chịu thua tại VN. Sau đó tại Afghanistan, Iraq Mỹ đánh 20 năm vẫn không dẹp đuợc du kích Taliban và ISIS. Lật đổ ông Diệm để cho Mỹ chỉ huy chiến tranh chống du kích thì chẳng khác gì theo gót anh mù leo nuí lên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Kết quả là đến 1975, sau khi Mỹ tháo chạy dinh Ðộc lập và Bô TTM VNCH chỉ biết ra lệnh tái phối trí rút quân hổn độn đến Biên Hoà rồi ra lệnh đầu hàng. Cấp chỉ huy VNCH quá tệ đến nỗi ngày 26-3-75 CS chỉ cần 1 đại đội du kích khoang 80 nguời là đánh tan lữ đoàn 147 TQLC với 3000 quân bách chiến bách thắng tại Thuận An. Rồi quân chánh quy CS chỉ đứng xa Ðà Nẵng 30 km hù dọa là cả quân đoàn I tháo chạy bỏ cả ấn tín, quân dân ta tranh nhau bơi ra biển chết rất nhiều, 80 ngàn quân bị bắt sống, vũ khí máy bay tăng bi tịch thu còn nguyên vẹn. Sau khi Xuân Lộc bị vây, hàng trăm ngàn thanh niên tại Sài gòn vẫn nhởn nhơ dạo phố, ăn chơi, nhảy đầm không ai chịu tòng quân nhập ngũ cứu nuớc trong khi các đơn vị VNCH phòng thủ Saigòn như BÐQ, TQLC, Dù, SÐ 18, SÐ 22 có không hơn 50% quân số, phải lấy 1 chống 5 CS . Chánh phủ VNCH vì sợ biểu tình nên yếu đuối nhu nhuợc không dám đóng cửa truờng học tổng động viên thanh thiếu niên 16 tuổi như miền Bắc. Chỉ có chánh phủ ND Diệm mạnh thẳng tay đàn áp biểu tình thì bị quân đội ta giết năm 1963 . Không thể trách Mỹ làm ngơ những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Nguời Mỹ không thể để con em của họ trở lại VN hy sinh xuơng máu để cứu VNCH khi chính nguời miền Nam không chịu chiến đấu bảo vệ thủ đô. Một số dơn vị VNCH chiến đấu ngay 29-4-75 không có phi pháo yểm trợ, truyền tin không liên lạc đuợc vì cấp chỉ huy ở bộ TTM và quân đoàn đã bỏ đi hết . Những năm tuơng đối thanh bình thì tuớng tá, đảng phái tranh giành quyền lực nhưng đến khi lâm nguy thì ai cũng bỏ đi để lại các đơn vị VNCH bơ vơ. Phải chi các tuớng tá tranh tiếp tục giành quyền lực để chiến đấu với CS ngày 30 4 thì thế giới đã không chê bai khinh thuờng. Ta mất nuớc vì Mỹ chọn nguời hèn làm vua VNCH.
27/11/202414:38:25
Khách
Vì nuớc Mỹ là nuớc mạnh nhất thế giới khi Mỹ sai lầm thì tai hoạ vô biên cho dân Mỹ và dân các nuớc nhuợc tiểu. Chánh trị gia Mỹ lại không có cái đạo đức thuỷ chung với đồng minh. Khi VC chi đánh cấp tiểu đoàn, súng thời thế chiến 2, VN tuơng đối thanh bình, chưa mất một xã 1963 thì Mỹ đảo chánh để tung quân vào VN mà không có sự chấp thuận của chánh phủ VN. Ðáng lẽ chánh phủ Quát phải yêu cầu quân Mỹ rút lui khỏi VN năm 1965 nhưng lại không làm. Sau khi CS đuợc trang bị vũ khí tối tân: tăng T54, SAM, SA-7, AT-3 Sagger, và giam hơn 400 tù binh Mỹ bị giam tại Bắc Việt thì Mỹ thấm đòn và tìm cách tháo chạy. Ðến 1972 thì Mỹ bán đứng hai đồng minh Nam VN va Ðài Loan để đổi lấy 580 tù binh Mỹ. Quân Mỹ chiến đấu tại VN chỉ làm cho khối CS tăng gia vũ khí cho CSVN và khi tù binh Mỹ bị bắt thì Mỹ sẵn sàng hy sinh Nam VN. Khi vui thanh bình thì Mỹ nhảy vào, đến khi Nam VN hoạn nạn thì Mỹ tháo chạy. Mỹ không có đạo đức vì Mỹ lật đổ chánh phủ Nam VN để tham chiến, không cho Nam VN có cơ hội thuơng thuyết để sống nhưng phủi tay không nhận trách nhiệm của mình.
Trừ các tuớng chỉ huy tại Sài gòn, quân đội VNCH chịu rất nhiều thiệt thòi bất công trong cuộc chiến vì cấp lãnh đạo không có khả năng chỉ huy chiến truờng như đã thấy năm 1975. Năm 1964, một trung đoàn CS đuợc trang bị AK-47 và B40 tiêu diệt hai tiểu đoàn Bộ Binh, Thiết Kỵ và bao vây BÐQ tại Bình Giả 4 cố vấn Mỹ bị chết vì trực thăng rớt. Duới áp lực của Mỹ, các tuớng Sài Gòn tung 1 tiểu đoàn TQLC trang bị Carbine M1 vào để đem xác cố vấn Mỹ về . Trung đoàn CS bố trí phục kích quanh máy bay trực thăng ngoai rừng và đánh tan tiểu đoàn TQLC . Ðáng lẽ các tuớng lãnh VNCH phải biết là CS biết VNCH sẽ vào lấy xác Mỹ và cả trung đoàn phục kích nhưng vẫn vì thiếu kinh nghiệm chiến truờng nên đưa 1 tiểu đoàn TQLC vào cho 1 trung đoàn CS trang bị AK-47 xơi tái. Sau khi ngưng tiếng súng, bộ đội CS thanh toán tất cả thuơng binh TQLC còn sống. Chỉ có hơn 100 TQLC thoát đuợc về Bình Gia. Hơn 400 TQLC bị giết chỉ để đem 4 xác chết Mỹ về là hậu quả tai hại của tuớng lãnh VNCH cho Mỹ nhảy vào VN. Quân VNCH tiếp tục dùng súng carbine M1 thô sơ để chống với quân CS cho đến trận Mậu thân 1968. Và năm 1975, quân VNCH lại chịu thiệt thòi hy sinh khi Tổng Thống Thiệu ra lệnh giới hạn 3 quả đạn pháo mỗi ngày mỗi khẩu pháo tại các tiểu khu, rồi ra lệnh quân VNCH không đuợc đánh phải rút lui tại Cao nguyên và Quân Khu I. Và đến 1973, toàn thể Nam VN với 2 triệu quân cán chánh bị hy sinh qua HD Paris để trao đổi 580 tù binh Mỹ. Cái giá phải trả của VNCH để Mỹ chỉ huy là mất nuớc. Dù tháng 4/75 TQ có giải pháp cứu miền Nam sinh tồn nhưng DVM không chiu. Cả miền Nam VN bị xô đẩy vào tay CS là một cái nghiệp báo lớn do các tuớng lãnh chỉ huy gây ra.
Nay Mỹ lại tham gia chiến tranh Trung Ðông giúp Do Thái phạm tội ác chiến tranh diệt chủng bất chấp Liên Hiệp Quốc, Giáo Hoàng và toà án quốc tế lên án. Dân Mỹ nay đóng thuế để sản xuất bom đạn cho tội ác chiến tranh.
27/11/202407:50:23
Khách
Trước 1975 có Mỹ đứng sau giật dây thì còn dám xuống đường biểu tình, bày bàn thờ Phật ra đường, tự thiêu, chớ còn bây giờ thì Hồ chí Minh được ngang nhiên nhảy lên bàn thờ ngồi chung với Phật thì nín khe !

"Tưởng Hồ là thánh là tiên
Không ngờ Hồ là người điên giết người "

Ở Tây Tạng, gần 150 người – gồm nhiều sư sãi- tự thiêu trong những năm qua để phản đối Trung quốc, vậy mà thế giới chẳng để ý đến, Liên Hiệp Quốc cũng chẳng sang điều tra . Chùa chiền, Phật tử VN hải ngoại cũng nín khe. Mỗi năm, cả mấy trăm ngàn người Việt rủ nhau về Việt nam du lịch, du hí .

Nhà văn Dương Thu Hương: Một dân tộc hiền hòa như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính Trung Quốc không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung cổ .

-26/8/2019- Trong một cuộc họp báo chung với tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Ba Lê, Trump phát biểu Tập cận Bình là một người bạn và là một nhà lãnh đạo vĩ đại mà ông kính trọng.

"Ông ấy là một người rất tài năng. Tôi nghĩ ông ấy là một người rất tốt. Ông ấy yêu Trung Quốc, tôi có thể nói với quý vị như vậy. Ông ấy yêu Trung Quốc. Ông ấy muốn làm những gì đúng đắn cho Trung Quốc".

1/10/2029- Trump đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng và từ các nhà lập pháp ở cả hai đảng vào thứ Ba vì đã chúc mừng Trung Quốc nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản.

Nguồn: 8/26/2019- - In a joint press conference with French President Emmanuel Macron, Trump called Xi a friend and a great leader he respects.
"He's a very talented man. I think he's a very good man. He loves China, I can tell you. He loves China. He wants to do what's right for China," Trump said in Paris.

October 1, 2019 - President Trump faced a backlash online and from lawmakers on both sides of the aisle Tuesday for congratulating China on the 70th anniversary of Communist rule.
“Congratulations to President Xi and the Chinese people on the 70th Anniversary of the People’s Republic of China!” the president said in a tweet that was slammed for ignoring decades of human rights abuses in the country.
26/11/202420:18:38
Khách
*** “Assaasination, Coup and Madame Nhu”, tác giả Monique Brinson Demery thuật lại rằng : Giám Đốc CIA John A. McCone không ngừng chỉ trích cái ý kiến đảo chánh NDD. Trong một cuộc họp với Nhóm Đặc Biệt chuyên trách về Việt Nam, McCone đã nói rằng thay thế Diệm và Nhu bằng những người chưa biết là ai là “qúa nguy hiểm” và hầu như có thể mang đến “sự tai hại tuyệt đối” cho Hoa Kỳ. Ông cũng đã nói riêng với Kennedy rằng cuộc đảo chánh này “có thể dẫn đến những cuộc đảo chánh khác theo sau.”

William E. Colby – đã lãnh đạo CIA tại Sài gòn , trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc CIA- : “Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có khả năng chính trị để đánh bại Cộng sản chứ không phải các tướng lãnh đã giết ông ta. Cuộc đảo chánh là có liên quan đến người Mỹ và quyết định được đưa ra xuất phát bởi Tòa Bạch Ốc, chứ không phải bởi cơ quan CIA “.

Ngày 26/8/63, Giám Đốc CIA John McCone (1961- 65) nhận định rằng: “Tổng thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất ở Việt Nam ".

Nixon: "Khi chúng ta tự kiêu ngạo về quyền lựa chọn chính quyền miền Nam Việt Nam, chúng ta cũng phải nhận trách nhiệm về số phận của mình. (…) Bây giờ chúng ta sẽ gặt hái một vụ mùa cay đắng."
26/11/202405:01:23
Khách
Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003 có đoạn : "Ngày 1.2.1966, Tổng thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng nghị sĩ Eugene McCarthay . Ông nhắc lại chuyện chính quyền Kennedy tổ chức giết ông Diệm :
'Ông nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về Diệm. Ông ta tồi tệ và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

Trong tác phẩm Sons and Brothers , học giả giữ Thư viện Kennedy là Richard D. Mahoney tiết lộ rằng TT Johnson đã nói với phụ tá của JFK là Ralph Dungan : “Tôi muốn nói cho ông nghe tại sao Kennedy chết. Trừng phạt của thần thánh thôi. Ông ta đã giết Diệm, và rồi chính ông ta cũng cũng lãnh chuyện đó

Cựu tổng thống Trần Văn Hương – trong nhóm Caravelle năm 1960 chỉ trích ông Diệm – : Những tướng lãnh hàng đầu đã quyết định giết anh em ông Diệm sợ hãi đến chết được. Họ biết rất rõ họ là những kẻ chẳng có tài cán, đức độ hay hậu thuẫn chính trị gì, dù một chút cũng không có, nếu để Tổng Thống và ông Nhu sống, hai ông sẽ trở lại cầm quyền một cách ngoạn mục mà họ không có cách gì ngăn cản được.

Cựu Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ: Nhưng điều sai lầm là họ loại bỏ Diệm và thay ông ta bằng một đám tướng lãnh ngu xuẩn hơn cả ông Diệm. Ít ra ông Diệm còn có một lý tưởng nào đó để phục vụ, chứ nhóm tướng lãnh thay thế ông ta chẳng có lý tưởng nào hết .

Tướng Nguyễn chánh Thi- tham dự cuộc đảo chánh bất thành 1960 – “Những tướng lãnh làm đảo chánh 1/11/1963 hầu hết là manh động theo lệnh ngoại bang, không có lý tưởng cách mạng. Cho nên lũ đầy tớ giết chủ đi rồi, thì loạng quạng không biết làm gì, chỉ chờ quan thầy ra lệnh tiếp, mà quan thầy thì mù tịt tình hình, lệnh lạc đưa ra đầu Ngô mình Sở, không mạch lạc gì cả, đất nước hiện nay bị coi là vô chủ”.

Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong tác phẩm “Từ tín nhiệm đến thảm kịch”, bày tỏ “lấy làm tiếc và rất buồn” phải nói lên sự thật là bộ Ngoại giao Mỹ đã phạm lỗi lầm ngớ ngẩn nghiêm trọng trong việc cổ võ cho cuộc đảo chính 1963 lật đổ và sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm.

Nguyễn Văn Ngân- Phụ tá ðặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệu -: Việc giết Tổng thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: Những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.” Và rằng “Đám họ chỉ là sản phẩm của thực dân để lại, hèn nhát, bất tài và bất xứng “ .
26/11/202402:45:30
Khách
(Trích) Vào tháng Ba năm 1966 xảy ra vụ Biến Động Miền Trung, nguyên do là vì tướng Nguyễn chánh Thi bị cách chức tư lệnh Quân Khu I. Thế là Thích trí Quang kêu gọi biểu tình mang cả bàn thờ Phật xuống đường phản đối, lan rộng từ Huế sang tới Quảng Trị, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phan Thiết, Ban Mê Thuột...
Trung ương cử các tướng Tôn thất Đính, Huỳnh văn Cao, Nguyễn văn Chuận, Phan xuân Nhuận lần lượt ra giải quyết nội vụ nhưng đều thất bại.
Ngày 26.5.1966 đoàn biểu tình Phật giáo đốt cơ quan USIS, Phòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ ở Huế. Ngày 1.6.1966, cuộc biểu tình đập phá Tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế, rải truyền đơn đòi đưa Thích Trí Quang lên làm quốc trưởng và Trần Quang Thuận làm thủ tướng .
Thế nhưng TT Johnson đã kêu gọi chính phủ và các tổ chức đấu tranh hãy chấm dứt các cuộc xô xát “để chống Cộng và thực hiện dân chủ.” Mỹ đã bật đèn xanh cho tướng Nguyễn Cao Kỳ “dẹp loạn”.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ lên các đài truyền thanh và truyền hình tuyên bố rằng Cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và cho biết sẽ dùng võ lực để tái lập an ninh.
“Nhảy dù và thủy quân lục chiến được gửi ra miền Trung dẹp loạn . Cuối cùng thì Phong trào tranh đấu của Trí Quang bị dẹp tan .
“Trí Quang bị giải về Sài Gòn , giam lỏng tại dưỡng đường Duy Tân của bác sĩ Nguyễn Duy Tài – bạn của Trí Quang. Tạị nơi đây, Trí Quang tuyên bố tuyệt thực 100 ngày “.
Tướng Kỳ thuật lại rằng “ Biết các loại thủ đoạn ông ta có thể sẽ dùng đến , tôi cố tình chọn một bệnh viện, ở đó có bác sĩ là bạn của ông ta. Trí Quang trông chẳng giảm cân tí nào. Khi người Mỹ hỏi tôi khi nào ông ta chết, tôi trả lời đừng lo, ông ta sẽ sống để mà còn tiếp tục cuộc đời chính trị của ông ta chớ. Ông ta là một chính trị gia và người bạn bác sĩ đã bí mật cho ông ta ăn…”.
Kể từ đây, cuộc đời làm chính trị của Trí Quang tan thành mây khói.

*Ngày 22/5/1966, các tờ báo lớn ở Mỹ như Chicago Tribune, The New York Times đều đăng bài thủ tướng Nguyễn cao Kỳ tuyên bố Thích trí Quang là tên Cộng sản :
Chicago Tribune, The New York Times: Ky Denounces Thich Tri Quang, Top Buddhist Leader, as a Red
May 22, 1966
VUNGTAU, South Vietnam, May 21 Premier Nguyen Cao Ky tonight described Thich Tri Quang, the most powerful of the anti-Government Buddhist monks, as a Communist.
He strongly defended his use of force against Buddhist-led rebels in Da Nang.
Do you consider Tri Quang a communist ?
“ In my opinion, yes”

*Những trích đoạn trong tài liệu Sư Chính Trị -“Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War ” của Tiến sĩ sử gia Mark Moyar :
"Từ đầu, nhiều quan sát viên Việt Nam đã tố cáo Trí Quang là một điệp viên cộng sản. Nói chung, các chứng cớ cũng cho thấy quan điểm này là đúng, cho dù không có bằng chứng tuyệt đối. ….
"Một số viện chức cao cấp Mỹ vào thời điểm đó cũng tin Trí Quang là cộng sản. Tuy vậy, CIA vẫn chưa thực sự tin như vậy.
"...Nhiều tướng lãnh Nam Việt Nam trở nên hết sức quan ngại về tình hình đất nước ".
25/11/202421:12:39
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,761
Chị Linh, cũng như vài anh chị thanh niên khác trong xóm, tình nguyện giúp phường xã quản lý chúng tôi mỗi mùa sinh hoạt hè. Trong khi các anh chị khác chỉ làm qua loa, lấy lệ, vui là chính, thì chị Linh lại hăng say một cách nghiêm túc. Nhớ có lần chào cờ, chị Linh đứng nghiêm, tay phải đặt lên ngực trái, mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng, miệng còn nhẩm hát bài Quốc Ca say mê thắm thiết, làm tôi và thằng Hà bụm miệng cười, báo hại sau đó chị Linh kêu hai đứa đứng dưới cột cờ, phê bình kiểm điểm, không cho tham gia sinh hoạt bữa đó luôn. Về nhà, tụi tôi kể cho chú Bảy, ba của thằng Hà nghe, chú là thương binh thời VNCH bị cụt chân nên không phải đi “học tập cải tạo”.
Có nhiều bạn được quý mến không phải vì giàu sang, địa vị hay có tài năng mà bởi những điều dễ làm cho người khác mến mộ như lòng chân thành, sự nhẫn nại, biết lắng nghe, một cái bắt tay ấm áp với ánh mắt thân tình, một nụ cười khiến người đối diện cảm thấy thoải mái, dễ chịu...
Dòng kí ức dẫn dắt chị về miền quá khứ. Chị mang theo con trai đến Mỹ lúc thằng Huy vừa tròn một tuổi để đoàn tụ với gia đình. Chị không bất ngờ nhiều về quyết định chọn trường đào tạo sĩ quan West Point của con trai vì hồi còn nhỏ, con trai chị rất thích chơi với các chú lính chì và thích trở thành một người lính khi lớn lên. Là mẫu người phụ nữ “cá chuối đắm đuối vì con”, chị đã khước từ một vài người đàn ông theo đuổi chị để dành hết tất cả tình thương cho con trai. Chị dành hết toàn bộ thời gian rảnh của mình để chăm sóc con. Chị vẫn biết rồi một ngày con trai chị sẽ rời khỏi vòng tay chị để theo đuổi ước mơ của con nhưng chị vẫn cảm thấy lo lắng khi con chị muốn đi học ở một tiểu bang xa xôi.
Một nhân viên nhà thờ Warren Presbyterian Church nói có người muốn gặp tôi. Anh xuất hiện với đôi má thỏm sâu, mắt lạc thần, đặc biệt tóc rậm rạp dựng đứng cứng như rễ tre. “Chào anh. Tôi tên Thắng. Anh tên gì?” tôi hỏi. “Em tên Trị. Em mới qua Mỹ được sáu tháng năm ngoái 2003. Em muốn chết,” anh nói trong hơi thở hổn hển, “Chị vợ em bảo lãnh hai vợ chồng em và hai đứa con em, đứa 12 tuổi, đứa 7 tuổi, rồi cho ở free dưới basement mấy tháng nay mà cứ nói nặng nói nhẹ hoài. Tụi em đi làm nhà hàng, chở nhau bằng xe đạp té lên té xuống vì tuyết. Em muốn chết.”
Kiếm sống cũng có năm bảy đường, kiếm sống vừa hợp pháp, vừa chánh mạng thì càng quý. Thế gian có nhiều nghề hợp pháp nhưng lại là tà mạng, chẳng hạn như: mua bán rượu, cần sa (tùy tiểu bang), mở hộp đêm, giết mổ gia súc, sản xuất hay mua bán vũ khí… Mình có vài người bạn làm ở hãng LM, một hãng sản xuất vũ khí hàng đầu của nước Mỹ, rõ ràng là nghề hợp pháp nhưng chiếu theo lời Phật dạy thì lại không chánh mạng. Bạn mình cũng phân vân và ray rức, tuy nhiên vì lương cao, phúc lợi xã hội đầy đủ và cũng không dễ tìm được việc khác nên vẫn phải làm. Có lần bạn mình bị tai nạn đứt ngón tay, hãng bồi thường một món tiền lớn và bạn mình tâm sự: ”mình đứng máy sản xuất đạn dược, vũ khí đã gây chết chóc và thương tích cho người khác, có lẽ tai nạn này cũng là một sự trả quả”. Mình thật sự cũng chỉ biết an ủi một cách thường tình chứ cũng không biết nói gì hơn.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi đã rời quê hương để định cư ở nước ngoài thì người Việt đã xem như mất tất cả, vì họ không mang theo được gì đáng kể ngoài lòng yêu nước và di sản văn hóa, trong đó có âm nhạc được xây dựng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nếu con người cần có nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại thì âm nhạc chính là nhu cầu tinh thần giúp cho đời sống của họ thêm phong phú và ý nghĩa. Những bản nhạc gợi nhớ biết bao kỷ niệm một thời của từng cá nhân với quê hương, đất nước. Âm nhạc do đó chính là nhu cầu có thể nói là bức thiết đối với người lớn tuổi ở hải ngoại. Tiếng Hạc Vàng là chủ đề của cuộc thi hát do đài truyền hình SBTN thành phố Garden Grove, California tổ chức dành cho người từ 55 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ và nơi cư trú.
Như vậy, tính đến nay, “Vườn đào Washington” đã có tuổi đời hơn 100 năm và đã để lại cho người dân Mỹ và du khách thập phương với biết bao ấn tượng về một vườn đào rực rỡ, nồng ấm tình hữu nghị của hai đất nước Mỹ- Nhật. Và cũng từ đó, mỗi năm khi hoa anh đào nở, chính phủ Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phong phú, thu hút mọi người và hình thành nên nếp văn hóa đặc sắc với sự tham gia của các vị Đệ nhất phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ. Nếp văn hóa ấy, được gọi là “Lễ hội hoa anh đào”.
Tác giả Võ Phú tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Hoa Kỳ, 1994; tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Tác giả hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất.
Lúc đó chồng tôi làm việc cho casino tên Nevada Club. Bob là quản lý làm việc lâu năm tại đó nên y đã dẫn dắt nghề nghiệp cho chồng tôi, cất nhắc từ việc giữ an ninh (security) đổi qua làm thợ sửa chữa và bảo trì những cái máy kéo tiền (slot machine) Lúc đó máy kéo tiền kiểu xưa, đúng nghĩa “kéo tiền” là đút tiền cents (đồng xu) vô cái kẽ hở của máy rồi cầm cây cần kéo xuống bằng tay chớ hổng có bấm nút như bây giờ. Mỗi khi trúng, ít nhiều gì, tiếng kêu loảng xoảng của tiền xu đổ xuống nghe cũng vui tai lắm. Lấy ly mà hứng. Đầy tràn rớt ra ngoài loảng xoảng. Hễ trúng độc đắc thì tiếng loa của máy réo rầm trời đèn màu thì chớp chớp như trên sân khấu nhạc kích động vậy. Mọi người đều ngưng tay kéo, ngó coi ai là người quá may mắn mà ao ước, mà vui theo.
Nhạc sĩ Cung Tiến