TG Lê Đức Luận (đứng giữa) nhận giải Danh Dự VVNM 2023
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt, trước năm 1975 ông là sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975, Ông bị “tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986. Tác giả vừa nhận giải Danh Dự năm 2023. Sau đây là một bài phiếm luận bày tỏ nhận định riêng của tác giả về tình trạng của người di dân gốc Hispanic, Latino, thường được gọi nôm na là người “Mễ”, người “Xì” trên đất Mỹ.
***
Từ khi chuyển sang ngôi nhà mới, có khu vườn rộng hơn và nhiều cây cối - việc cắt cỏ, tỉa cây, hốt lá… không còn là công việc nhẹ nhàng - coi như thú vui cuối tuần khi bước qua tuổi trên bảy mươi lăm, nên tôi phải thuê người đến giúp. Những công việc này không ai làm tốt hơn là các anh chàng người “Mễ” - làm khỏe và chu đáo lại lấy tiền công rất phải chăng.
Cư dân trong vùng phụ cận Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, kiếm một vài anh “Mễ” về giúp các việc như thế rất dễ dàng mà tiết kiệm được nhiều tiền. Những công việc như sơn lại cái “deck”, cái cửa sổ tróc sơn, sửa cái máng xối, thay sàn nhà hay dọn vườn, tỉa cây, trồng cây… nếu gọi một tay chuyên nghiệp người Mỹ trả công ít nhất cũng trên 25 đô/một giờ; còn gọi các nơi chuyên sửa chữa nhà cửa, trồng cây đăng quảng cáo trên các báo, họ tính đến bạc ngàn. Trong khi kiếm vài anh “Mễ” về làm - trả khoảng 15 đô/ một giờ - xong công việc chỉ tốn chưa quá năm trăm.
Mặc dù có luật cấm thuê mướn những di dân bất hợp pháp, nhưng chỉ những người có địa vị hay có ý định tranh cử một chức vụ nào đó, họ mới tuân thủ vì sợ bị kiện thưa; còn người dân bình thường cứ phớt lờ - thuê anh “Mễ”, chị “Xì” về giúp các việc lặt vặt trong nhà thoải mái vì không ai để ý hay thưa gởi gì.
Các anh “Mễ” tụ năm, tụ bảy ở trước cửa các tiệm Seven-Eleven, Mc Donald, cây xăng, tay cầm ly cà phê, môi phì phèo điếu thuốc lá… chờ người đến gọi đi làm. Cảnh sát biết họ là di dân bất hợp pháp, nhưng làm ngơ, vì bắt về chỗ đâu mà chứa, cơm đâu mà nuôi!?
Lướt qua một vài tờ báo cho thấy: chi phí cho một tù nhân ở Mỹ trung bình là 15,000 đô la/ một năm; có một số tiểu bang lên đến 32,000 đô la - gồm các chi phí ăn ở, dịch vụ y tế cho tù nhân và trả lương cho cai tù…v…v… Cho nên có kẻ ví von: “Ngồi tù ở Mỹ, coi như đi nghỉ dưỡng một thời gian…”
Có lẽ biết được con bài “tẩy” của nước Mỹ, các anh “Mễ” cứ nhởn nhơ… ngày ngày đứng đợi khách đến đón đi làm, chẳng lo bị cảnh sát tóm. Chiều về ghé vào tiệm tạp hóa - anh này mua két bia, anh kia mua túi thực phẩm cùng về khu chung cư có đông người Mễ cư ngụ. Họ nấu nướng, ăn uống thoải mái - “cụng” nhau vài lon bia cảm thấy lâng lâng ngây ngất… rồi lăn ra ngủ. Họ rất dễ dãi trong việc ngủ - nằm trên sofa, lăn lóc trên sàn nhà, ngồi tựa lưng vào vách… ngủ! Chẳng biết trời trăng.
Khi một người “Mễ” có giấy tờ hợp pháp thuê được một căn chung cư, theo quy định: căn chung cư một phòng ngủ, chỉ cho hai người ở. Anh ta biết thế, nhưng cứ âm thầm cho cả chín, mười người vào ở, coi như một cách giúp đỡ đồng hương mới sang và họ cũng góp một phần trả tiền thuê nhà. “Manager” của khu chung cư biết điều đó, nhưng làm ngơ, vì các anh “Mễ” “ở chui” chờ tối mịt mới âm thầm từng người chui vô căn chung cư, không gây náo động gì và hôm sau, khi trời chưa sáng, họ đã biến khỏi nơi này.
Ngày tháng trôi qua, cuộc sống dân “Mễ” trên đất Mỹ cũng trôi qua như nước chảy qua cầu. Người Mỹ tỏ ra có cảm tình với di dân người “Mễ” hơn các các sắc dân Trung Đông hay Phi Châu theo đạo Hồi, nên chẳng mấy ai rạch ròi anh “Mễ” này, chị “Xì” kia là di dân hợp pháp hay bất hợp pháp.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino.
“Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”.
Chuyện mấy anh “Mễ” lái xe gây tai nạn xảy ra hà rầm. Xui cho ai đó lái xe ra đường mà bị anh Mễ lái xe ẩu tông vào - thường thì anh ta tìm cách “dzọt” lẹ, thoát thân… nếu bị chận lại thì cũng “trớt quớt” vì anh ta đâu có giấy tờ bảo hiểm. Người bị anh “Mễ” tông mà mua bảo hiểm xe một chiều thì coi như lãnh đủ cái xui - hãng bảo hiểm không bồi thường, anh “Mễ” thì trên răng dưới dép, có kiện cáo cũng chẳng được gì. Chỉ còn ôm cái giận căm gan và tự móc tiền túi ra sửa xe.
Chuyện các anh “Mễ” được chữa răng không tốn tiền, tưởng là do lòng lành của những ông Nha sĩ, hay chị “Xì” lãnh việc “đẻ thuê”, tưởng chỉ liên quan đến cặp vợ chồng hiếm muộn và các Bác sĩ sản khoa, nhưng khi nghe các nhà làm chính trị than phiền sự nhập cư ồ ạt của người “Mễ” gây thêm gánh nặng cho nhân dân Hoa Kỳ, người ta mới vỡ lẽ…
Các anh “Mễ” đau răng, không có tiền đến nha sĩ, họ mách nhau cái mánh “chữa răng không tốn tiền” như thế này: Khi đau răng, “nốc”mấy lon bia, giả bộ say ngất ngưởng trước mặt mấy ông cảnh sát. Thế nào cũng bị “điệu” về bót. Ở đây cứ rên la thảm thiết chỉ vào cái răng đang đau, các ông cảnh sát thương tình đưa đến bệnh viện cho Nha sĩ nhổ cái răng đau, trám cái răng mẻ. Hết đau răng và hết say rượu, anh “Mễ” lại được thả ra vì cái tội say rượu ngoài đường làm mất trật tự công cộng chỉ bị phạt tiền và vài ba ngày tù giam - các anh “Mễ” thì trên răng dưới dép, đồn Cảnh sát xét thấy nhốt lâu không tiện… đành phải thả!
Anh “Mễ” chữa răng đau không tốn tiền, không phải ông nha sĩ có lòng bác ái - chữa răng miễn phí cho người nghèo; chuyện chị “Xì” “đẻ thuê” đến ngày “khai hoa nở nhụy” chị ta vào bệnh viện được hưởng phúc lợi miễn phí như những bà mẹ đơn thân (single mom) không phải là “nhà thương chùa - bỏ qua chi phí”. Ông nha sĩ và bệnh viện sẽ lấy lại tiền từ ngân sách Dịch Vụ Nhân Sinh và Y Tế của chính phủ.
Ngân sách dành cho Dịch Vụ Nhân Sinh và Y Tế trong tài khóa 2022 là 133,7 tỷ USD. Đây là tiền đóng thuế của nhân dân Hoa Kỳ. Cho nên có lời phàn nàn: “Dân Mễ vào càng đông, dân Hoa Kỳ càng khổ vì đóng thuế càng cao…”
Nhưng ai đã xem qua phim “A Day Without A Mexican” (Một Ngày Không Có Người Mễ) của đạo diễn Sergio Arau, phát hành năm 2004, sẽ có cái nhìn và suy nghĩ khác hơn về di dân người “Mễ”. Sự khôi hài, châm biếm sâu sắc trong bộ phim cho thấy: “Chuyện gì sẽ xảy ra vào một buổi sáng người “Mễ” biến mất ở tiểu bang California?”
Bàn ghế, sàn nhà trong nhà hàng không ai lau chùi, chén bát không ai rửa, thực phẩm không ai giao; ngoài phố rác rưởi, cầu đường không ai sửa sang và dân cư địa phương biết gọi ai tỉa cây, cắt cỏ, dọn vườn… với tiền công rất rẻ? Ôi! “Một ngày không có người Mễ”- thành phố sẽ tiêu điều!?
Nếu chưa xem phim mà thấy những anh “Mễ” cặm cụi trong công việc sửa sang đường sá, cầu cống hay đang chăm chỉ làm việc trong các nông trại dưới cái nóng trên 100 độ F vào mùa hè và dưới 0 độ F vào mùa đông, ta không khỏi chạnh lòng thương cảm.
Ấy vậy mà có lắm lời thị phi về di dân “Mễ”, nhất là vào năm có bầu cử Tổng Thống Mỹ - các anh “Mễ”, chị “Xì” đang ở nấc thang cuối cùng trong xã hội - ngày ngày chỉ mong có công việc làm dù là nặng nhọc, khổ cực với đồng lương rẻ mạt… Bỗng một ngày đẹp trời trong mùa bầu cử tổng thống, họ được bốc lên “tới Trời!”- liên quan đến chuyện “quốc gia đại sự.”
Các ông trong đảng Dân Chủ thì o bế, mua chuộc di dân gốc “Mễ” và nhắc đến họ như một cộng đồng hữu ích cho nền kinh tế Hoa Kỳ, rồi Tổng Thống ký lệnh “ân xá” cho dân “Mễ” nhập cư bất hợp pháp sớm trở thành công dân Mỹ để được đi bầu.
Các ông Cộng Hòa bảo thủ chủ trương: Không thể mở cửa biên giới cho dân “Mễ” ồ ạt đi vào nước Mỹ mà không thanh lọc sẽ gây bất an cho xã hội. Nhưng khi xét thấy người Mỹ gốc Latinh lên đến trên 62 triệu - chiếm khoảng 18% tổng số dân số Hoa Kỳ (theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2020) thì các ông nghĩ đến số lượng cử tri đáng kể của di dân gốc “Mễ”. Cho nên các chính khách Cộng Hòa “vừa đấm vừa thoa” khiến người ta thấy rõ tính cách “mị dân” của cả hai đảng Dân chủ và Công hòa.
Đa số dân Mễ nhận ra cái trò “bá đạo” trong sinh hoạt chính trị, nên họ không mấy “mặn mà” với những lời hứa hẹn của các chính trị gia. Họ nhận ra các ông ấy chỉ là những tay “lấy của người làm phúc ta - mượn hoa cúng Phật.” Họ hiểu những người thực sự cưu mang họ chính là những công dân Hoa Kỳ bình thường đã đóng thuế để cho họ được hưởng những phúc lợi xã hội, và giúp họ có công ăn việc làm.
Bởi vậy, ta thấy dân “Mễ” sống rất hồn nhiên, thoải mái - đa số không quan tâm nhiều đến chính trị. Những lời thị phi về dân Mễ chỉ là do “mưu đồ” chính trị, chứ xem ra chính bản thân người “Mễ” không có “âm mưu”.
Người ta quen gọi di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ là “Xì” hay “Mễ” cho gọn, vì thấy họ có vóc dáng, màu da gần giống nhau và nói tiếng Spanish, nhưng thực sự là dân ở nhiều quốc gia khác nhau, như: Honduras, Guatemala, El Salvador, Nicaragua, Belize, Panama, Costa Rica thuộc Trung Mỹ và các nước Nam Mỹ như Brazil, Venezuela, Colombia…
Một anh bạn người El Salvador tâm sự: “Sau khi giành được độc lập từ bọn thực dân Tây Ban Nha, những nhà lãnh đạo chính trị ở các nước vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ bất tài - không tạo được một nền kinh tế phát triển và bất lực trong việc ổn định xã hội - nghèo đói và băng đảng hoành hành, khiến dân chúng phải ‘tha phương cầu thực’- chịu nhiều thiệt thòi và khổ nhục! Bỏ xứ sang đây, chúng tôi chỉ mong kiếm được tiền gởi về nuôi cha mẹ, vợ con, anh em hay gởi về mua nhà, mua đất, cơ sở thương mại… rồi một mai, khi tuổi già sức yếu, chúng tôi sẽ trở về sống với quê hương - không nơi nào đẹp hơn quê hương của mình ông ạ. Cho nên được ‘ân xá’ để trở thành công dân Hoa Kỳ hay bị coi là ‘di dân lậu’ không quan trọng - vấn đề dân “Mễ” chúng tôi quan tâm là kiếm tiền.”
Anh ta tỏ vẻ bất mãn và nói tiếp: “Theo báo chí cho biết: hiện nay ước tính có trên 13 triệu di dân bất hợp pháp sống rải rác khắp nơi trên nước Mỹ gồm nhiều sắc dân, chứ không phải chỉ có dân “Mễ” và họ đã gây ra một số tội phạm. Nhưng mọi sự xấu xa đều đổ lên đầu dân “Mễ”. Trong khi hầu hết người “Mễ” chúng tôi vào Hoa Kỳ vì lý do kinh tế. Chúng tôi đã cần cù, chăm chỉ làm việc cực nhọc với đồng lương rẻ mạt so với dân bản xứ, nhưng chúng tôi chấp nhận vì dầu sao vẫn hơn ở nước tôi không có việc làm - vừa nghèo đói lại bị băng đảng trấn lột! Bởi vậy, chúng tôi cam phận - chỉ mong có cuộc sống no đủ và bình an ở nơi này, nhưng đôi khi phải nghe tiếng ‘bấc’ tiếng “chì’... với bao nỗi buồn thế sự trong mùa bầu cử tổng thống.”
Những lời tâm sự trên đây, cho ta thấy sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ còn nhiều “bất cập” trong vấn đề di dân. Tuy người dân Mỹ được thể hiện nguyện vọng của mình qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử - cứ bốn năm bầu cử tổng thống một lần, nhưng ông này lên làm Tổng Thống muốn lấy lòng một số dân Mỹ bảo thủ thì ra lệnh trục xuất; khi ông khác lên muốn nuôi dưỡng đám dân “Xì” để kiếm phiếu sau này thì ân xá. Trục xuất hay ân xá chỉ là trò chơi chính trị, chứ ai cũng biết nước Mỹ cần nhân công, dân “Mễ” cần tiền.
Xem lại lịch sử, người ta sẽ thấy: Sau cuộc tranh giành biên giới với Hoa Kỳ vào giai đọan 1846-1848, Mexico bị thua phải ký Hiệp ước Guadalupe Hidalgo (ký ngày 2-2-1848 tại Villa de Guadalupe Hidalgo) - đồng ý bán lại một phần lãnh thổ cho Hoa Kỳ vào năm 1848. Một phần hay toàn bộ lãnh thổ của các tiểu bang: California, Texas, New Mexico, Arizona, Nevada ngày nay là đất của Mexico trước kia.
Cũng theo Hiệp ước này cho phép công dân Mexico tại các lãnh thổ bị bán được chọn ở lại và trở thành công dân Mỹ với đầy đủ quyền lợi như công dân Hoa Kỳ. Từ đầu Thế kỷ 20, sau các cuộc chiến tranh, di dân người “Mễ” vào Hoa Kỳ với các lý do kinh tế và sum họp gia đình. Họ tham gia vào nền chính trị Hoa Kỳ rất sớm - từ năm 1877 đã có Dân biểu và Thượng Nghị sĩ gốc “Mễ” trong Quốc Hội Hoa Kỳ và đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế cho Hoa Kỳ qua sản xuất và tiêu dùng.
Bây giờ, thế sự khác xưa. di dân ào ạt vào Hoa Kỳ, không phải chỉ là dân Trung, Nam Mỹ. Sự mở cửa biên giới không thanh lọc kỹ lưỡng, khiến những thành phần bất hảo như các băng đảng, mua bán ma túy, buôn người, khủng bố quốc tế, gián điệp… ở nhiều nước trên thế giới lợi dụng thời cơ tràn vào, gây ra nhiều tội phạm trong xã hội và nền an ninh của Hoa Kỳ,
Qua lời tâm sự của anh bạn người El Salvador, tôi nghĩ đến thân phận của dân ta - cũng là di dân đến Hoa Kỳ - nhưng khác nhau vài điểm: Người Việt đến Hoa Kỳ để tìm tự do; người Mễ đến Hoa Kỳ để tìm cơm áo. Ta lìa bỏ quê hương vì chính trị; họ lìa bỏ quê hương vì kinh tế và xã hội. Ta quyết tâm xây dựng lại cuộc đời và tha thiết với đất nước Hoa Kỳ như quê hương thứ hai; người “Mễ” coi Hoa Kỳ như nơi đất lành chim đậu - khi vui thì đỗ, khi buồn thì bay…
Người “Mễ” là dân nhập cư đông thứ nhì ở Hoa Kỳ (chỉ sau người Âu châu di cư lập quốc) và là cộng đồng có mặt lâu đời nhất so với các sắc dân khác. Tiếng Spanish được sử dụng phổ biến sau tiếng Anh. Do vậy, dân “Mễ” có một chỗ đứng đáng kể trong hoạt động kinh tế, chính trị và văn hóa ở Hoa Kỳ.
Trước đây, người “Mễ” ra vào Hoa Kỳ như về “quê ngoại”. Nhưng trong vài thập niên trở lại đây, trà trộn vào những di dân người Mễ lương thiện, cần cù là bọn buôn lậu ma túy, buôn người, cùng bọn khủng bố quốc tế và gián điệp của các quốc gia thù địch xâm nhập vào Hoa kỳ, tạo ra những bất ổn trong xã hội và sẽ làm cho Hoa Kỳ suy yếu.
Một ông Tổng Thống thấy trước nguy cơ, nên có biện pháp gắt gao với đám di dân đang tập trung đông đảo ở biên giới phía nam. Ông cho xây hàng rào ngăn chặn và tuyên bố sẽ trục xuất hết những di dân bất hợp pháp. Nhưng có làm không? Đó là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi.
Trong khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang khao khát nguồn nhân lực - cần một lực lượng “lao động phổ thông” ở các nông trại, trại chăn nuôi, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm…v…v…Người Mỹ chê công việc nặng nhọc mà lương thấp không làm hoặc không đủ người làm. Vậy chỉ có di dân lao động mới đáp ứng được nhu cầu và nhờ đó di dân bất hợp pháp mới có chốn dung thân…
Khi nào các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ “sập tiệm”, các nông trại ngưng gieo trồng, thu hoạch; các trại chăn nuôi đóng cổng… đám di dân vào Hoa Kỳ không có việc làm - đói vêu ra… hay khi Hoa Kỳ biến thành một nước “xã hội chủ nghĩa”- mọi người đều cùng khổ như nhau thì “bố bảo” họ cũng chẳng vào.
Ngược lại các nông trại, hãng xưởng còn hoạt động, Hoa Kỳ còn phồn thịnh thì dù có “kín cổng cao tường” cũng không ngăn được đám di dân đi tìm nguồn sống. Đó là định luật cung cầu - từ ngàn xưa cho đến bây gìờ và mãi ngàn sau. Vấn đề di dân không bao giờ chấm dứt.
Ông Tổng Thống kế nhiệm nghe lời bàn chí lý và cũng muốn xóa sạch những di sản của người tiền nhiệm nên ngưng xây tường rào và thiếu biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu những thành phần xấu xâm nhập vào Hoa Kỳ. Vì thế, phe đối thủ rêu rao cho rằng dân buôn bán ma tuý, buôn người, dân khủng bố và gián điệp quốc tế tập trung ở biên giới phía nam Hoa Kỳ đông như kiến để chuẩn bị “cuộc hành hương vào đất thánh - không phải làm việc vất vả mà được hưởng nhiều phúc lợi.”
Lúc này, ông Tổng Thống kế nhiệm “tỉnh ngủ”, thấy rằng đây là một vấn đề bất lợi trong mùa bầu cử, nên ngày 4-10 vừa qua ông ta ra lịnh: Tiếp tục cho xây tường ngăn cản bớt đám di dân, mặc dù trong cuộc tranh cử năm năm 2020, ông đã từng tuyên bố: “Sẽ không xây thêm bức tường biên giới nào dưới thời chính quyền của tôi.”
Ôi! “Đường về quê ngoại” của dân Mễ xem ra như tắc nghẽn. Nhưng chớ vội bi quan! Đất nước Hoa Kỳ được hình thành bởi di dân và phồn thịnh cũng nhờ di dân. Điều đó đã trở thành truyền thống và là di sản của nền Cộng Hòa Mỹ Quốc. Những cái “bát nháo” trước mùa bầu cử sẽ lu mờ và đi vào quên lãng.
Và rồi đâu sẽ vào đó sau ngày bầu cử: việc nước, việc nhà, việc di dân, việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế sẽ tiếp tục làm cho nước Mỹ giàu mạnh - giữ vững vị trí hàng đầu thế giới, nếu đất nước này được lãnh đạo bởi một vị Tổng Thống có chính sách đối ngoại mạnh mẽ, cứng rắn với Trung Cộng, chứ cái gì cũng “cười” khiến cho ông Tổng Thống Putin khoái chí thì không bao lâu nữa phe Xã Hội Chủ Nghĩa (không Tàu thì Nga) sẽ thống trị thế giới.
Cầu mong “đường về quê ngoại” của anh “Mễ”, chị “Xì” sẽ được hanh thông để đón nhận những con người lương thiện, cần cù muốn vào Hoa Kỳ tìm cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong vòng trật tự. Người Mỹ sẽ ‘Welcome’ và dân Việt cũng đón mừng…
Mỹ và Âu châu mắc nợ nguời bản xứ châu Mỹ vì nguời da trắng diệt chủng, đối xử tệ nhiều bộ lạc da đỏ, lấy vàng và đất đai rồi để họ sống nghèo đói. Nuớc Mỹ và Âu châu nên trả nợ bằng cách mở rộng đầu tư mở các công ty xí nghiệp tại Nam Mỹ thay vì bỏ tiền đầu tư vào các nuớc Cộng Sản thù nghịch Á châu đã giết 58 ngàn lính Mỹ tại VN. Khi có công ăn việc làm, dân Nam Mỹ sẽ không phải di cư đến Mỹ.
21/11/202417:18:33
Nguyen Bao
Khách
RFA, 2013.07.12 : Hầu hết người Việt đang sống trên khu vực biển Hồ tại Campuchia là chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản và buôn bán trên sông. Số này bị cơ quan chức năng cho là sống bất hợp pháp, chịu nhiều thiệt thòi.
Có một số gia đình đã sống trên biển Hồ từ năm 1993 nhưng họ chỉ có thể nhận được giấy tạm trú, tạm vắng; không thể hòa nhập trong xã hội Campuchia vì không được chính phủ nước sở tại cấp giấy tùy thân, sổ hộ khẩu, giấy khai sanh hoặc những giấy tờ hợp pháp khác. Lý do này, đã đẩy cuộc sống của họ lênh đênh không bến bờ, không thể định hướng về tương lai.
Riêng thống kê của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang, đã có gần 60 ngàn người Việt sống rải rác tại tỉnh này. Họ cho biết cuộc sống chủ yếu là dựa vào hai mùa cá, mùa được đánh bắt và mùa sinh sản. Hiện là mùa sinh sản, chính quyền cấm đánh bắt khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn.
Các gia đình người Việt sống theo bờ sông, trên biển Hồ đều không có điện, không nước sạch, trạm y tế và thiếu trường học. Đa phần người Việt sống tại Campuchia là không biết chữ.
Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.
Theo ông Trần Văn Hết, chính phủ Việt Nam cũng không có chính sách giúp người Việt sống tại đây. Còn Đại sứ quán hay Hội người Việt Nam thì cũng không có ngân quỹ giúp cộng đồng người Việt.
Nhiều ý kiến cho rằng cộng đồng người Việt sống rải rác ở Campuchia là người nghèo, thiếu đoàn kết, thiếu học và khó hồi nhập với dân địa phương. Người Việt đang bị kỳ thị, bị chính quyền địa phương lạm quyền vì chính phủ Việt Nam không có một chính sách để tạo điều kiện, bảo vệ và nâng cao đời sống của người Việt.
21/11/202416:43:06
Nguyen Bao
Khách
"Những Cơ Hội và Thách Ðố cho Lao Ðộng Di Dân Việt Nam tại Thái Lan" - 9/7/15- Đối với lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan thì hầu hết là bất hợp pháp vì họ qua Thái Lan dưới hình thức du lịch, nhưng trên thực tế là để kiếm việc làm và ở nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. chính quyền Thái Lan ước tính có khoảng 50,000 người Việt đang sinh sống và lao động một cách bất hợp pháp trên đất nước Thái.
Mức thu nhập tại Thái Lan là yếu tố tiếp theo thu hút lao động di dân Việt Nam đến đất nước này. So với mức thu nhập tại Việt Nam đối với những công việc cần kỹ năng thấp như bán dạo, phục vụ ở nhà hàng, quán bar, may mặc…thì thu nhập tại Thái Lan có thể gấp đôi hoặc gấp ba so với quê nhà. Một lao động di dân có thể dành dụm được từ 10.000 baht – 20.000 baht mỗi tháng (6,5 triệu – 13 triệu đồng) để gởi về Việt Nam phụ giúp gia đình.
Những lao động di dân Việt Nam đến Thái Lan chủ yếu nằm trong thành phần làm việc bằng tay chân như bán dạo ,may mặc, phục vụ nhà hàng quán ăn , xây dựng , giúp việc nhà , chăm sóc người già trẻ con, bán hoa hồng dạo, bán hàng trong các cửa tiệm , v…v…
20/11/202419:36:58
Nguyen Bao
Khách
Dịch COVID xảy ra khi Trump làm tổng thống, nên Trump may mắn đã có thể dùng Title 42 của luật y tế công cộng năm 1944 cho phép hạn chế di dân với mục đích" bảo vệ sức khỏe cộng đồng ".
Đến thời Biden thì vì dịch COVID chấm dứt, nên không còn lý do để có thể tiếp tục áp dụng Title 42 nữa. Một số các tiểu bang Cộng Hòa kiện lên Tối Cao Pháp Viện đòi vẫn phải tiếp tục thi hành Title 42, tuy nhiên TCPV không muốn đưa vào nghị trình thảo luận.
Tháng Hai vừa qua, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ở Thượng Viện đã đồng thuận về một dự luật Di Trú , tuy nhiên, chủ tịch Hạ Viện CH Mike Johnson nghe theo lời xúi của Trump nên đã bác dự luật Thượng Viên. Trump bảo Mike Johnson rằng nếu chấp thuận dự luật của Thượng Viện là coi như Biden đã giải quyết thành cộng vấn đề Di dân.
Cho đến nay vẫn chưa thấy Hạ Viện thảo luận về vấn đề Di dân.
Hơn 30 năm qua, Quốc Hội bó tay- kể cả những khi phe Dân chủ hoặc phe Cộng Hòa chiếm đa số trong Quốc Hội, không thể đẻ ra được một Đạo luật mới :
Hiến pháp trao cho Quốc hội Hoa Kỳ quyền lực ” thiết lập một Quy tắc Nhập tịch thống nhất,trên khắp nước Mỹ”. Do đó, Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền quyết định người nước ngoài nào có thể trở thành công dân và trong những điều kiện nào .
Dự luật Di Trú lớn cuối cùng được thông qua vào năm 1986 khi Ronald Reagan là tổng thống và cả hai viện của Quốc hội đều do đảng Dân chủ nắm giữ.
Vào năm 2013, một nỗ lực lưỡng đảng khác đã thất bại, với dự luật được Thượng viện thông qua nhưng không bao giờ được bỏ phiếu tại Hạ viện.
20/11/202419:29:02
Nguyen Bao
Khách
Vào năm 1979, cho dù bị 62 phần trăm dân Mỹ chống đối, TT Carter vẫn ra lệnh cho Hải quân Mỹ cứu vớt Vietnamese boat people, gia tăng gấp đôi số người Việt được thu nhận vào Mỹ lên 14,000 người mỗi tháng và kêu gọi quốc tế chung tay giúp Vietnamese people....:
pewresearch.org/fact-tank/2015/11/19/u-s-public-seldom-has-welcomed-refugees-into-country/
In response to the humanitarian crisis, President Jimmy Carter in June 1979 doubled the number of Indochinese refugees the U.S. had previously agreed to accept, to 14,000 a month. The move was not popular: In a CBS News/New York Times poll the following month, 62% disapproved of Carter’s action.
20/11/202419:19:22
Nguyen Bao
Khách
40 năm nhìn lại hành trình người Việt tị nạn - 29/4/2015 : Tính đến tháng 1/2012, di dân Việt đứng hàng thứ mười trong số nhập cư bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Ước tính khoảng 160,000 người Việt bất hợp pháp ở Hoa Kỳ.
20/11/202419:15:14
Nguyen Bao
Khách
28/10/ 2022- Tính đến năm 2021, có 70,411 người Việt nhập cư bất hợp pháp tại Nam Hàn, chỉ xếp sau người Thái Lan, với 142,677 người.
Tuần báo Weekly Chosun hôm 28 Tháng Mười dẫn thống kê của Bộ Tư Pháp Nam Hàn cho biết thông tin nêu trên.
Theo Tuần báo Weekly Chosun, hầu hết người Việt Nam nhập cảnh Nam Hàn để học các khóa ngắn hạn hoặc đi theo tour du lịch, sau đó tiếp tục cư trú bất hợp pháp bằng cách làm việc tại các công trường xây dựng hoặc trang trại.
20/11/202419:11:52
Nguyen Bao
Khách
27/2/2024- …..Cuộc trao đổi với SGN Online, linh mục Nguyễn Văn Hùng cho biết người lao động Việt Nam trốn ở lại Đài Loan không phải bây giờ mới xảy ra, mà đã xảy ra từ những ngày đầu. Con số đó đến giờ phút này rất cao, theo tôi biết thì cũng chừng khoảng trên 50,000 người. Những anh chị em này do có hoàn cảnh khác nhau, khó khăn nên phải trốn ra ngoài.
Hiện nay chính phủ Đài Loan đang làm rất gắt về chuyện người lao động Việt Nam trốn ở lại. Báo chí thỉnh thoảng đưa tin về những vụ bắt giữ người Việt trốn ra ngoài. Hoàn cảnh ai cũng khó khan. Báo chí Đài Loan sau đó cũng kêu gọi nhiều ngày, nói ba người Việt này nên trình diện để cung cấp thêm thông tin và nhận sự giúp đỡ, nhưng không ai dám ra mặt.
20/11/202419:07:54
Nguyen Bao
Khách
18/11/2024- Campuchia trục xuất 23 người Việt Nam vì cư trú và làm việc bất hợp pháp
Tổng cục Di trú Campuchia (GDI) vừa trục xuất 23 công dân Việt Nam, bao gồm 7 phụ nữ, vì cư trú bất hợp pháp và làm việc không có giấy tờ hợp lệ tại nước này, Phnom Penh Post và Khmer Times đưa tin hôm 18/11, theo tin VOA.
Trong những năm gần đây, Campuchia đã trục xuất rất nhiều người Việt Nam về nước, đa phần trong số họ đều bị cáo buộc cư trú và làm việc bất hợp pháp.
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn:
- Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay?
Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?...
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware. Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
Có một số gia đình đã sống trên biển Hồ từ năm 1993 nhưng họ chỉ có thể nhận được giấy tạm trú, tạm vắng; không thể hòa nhập trong xã hội Campuchia vì không được chính phủ nước sở tại cấp giấy tùy thân, sổ hộ khẩu, giấy khai sanh hoặc những giấy tờ hợp pháp khác. Lý do này, đã đẩy cuộc sống của họ lênh đênh không bến bờ, không thể định hướng về tương lai.
Riêng thống kê của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang, đã có gần 60 ngàn người Việt sống rải rác tại tỉnh này. Họ cho biết cuộc sống chủ yếu là dựa vào hai mùa cá, mùa được đánh bắt và mùa sinh sản. Hiện là mùa sinh sản, chính quyền cấm đánh bắt khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn.
Các gia đình người Việt sống theo bờ sông, trên biển Hồ đều không có điện, không nước sạch, trạm y tế và thiếu trường học. Đa phần người Việt sống tại Campuchia là không biết chữ.
Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.
Theo ông Trần Văn Hết, chính phủ Việt Nam cũng không có chính sách giúp người Việt sống tại đây. Còn Đại sứ quán hay Hội người Việt Nam thì cũng không có ngân quỹ giúp cộng đồng người Việt.
Nhiều ý kiến cho rằng cộng đồng người Việt sống rải rác ở Campuchia là người nghèo, thiếu đoàn kết, thiếu học và khó hồi nhập với dân địa phương. Người Việt đang bị kỳ thị, bị chính quyền địa phương lạm quyền vì chính phủ Việt Nam không có một chính sách để tạo điều kiện, bảo vệ và nâng cao đời sống của người Việt.
Mức thu nhập tại Thái Lan là yếu tố tiếp theo thu hút lao động di dân Việt Nam đến đất nước này. So với mức thu nhập tại Việt Nam đối với những công việc cần kỹ năng thấp như bán dạo, phục vụ ở nhà hàng, quán bar, may mặc…thì thu nhập tại Thái Lan có thể gấp đôi hoặc gấp ba so với quê nhà. Một lao động di dân có thể dành dụm được từ 10.000 baht – 20.000 baht mỗi tháng (6,5 triệu – 13 triệu đồng) để gởi về Việt Nam phụ giúp gia đình.
Những lao động di dân Việt Nam đến Thái Lan chủ yếu nằm trong thành phần làm việc bằng tay chân như bán dạo ,may mặc, phục vụ nhà hàng quán ăn , xây dựng , giúp việc nhà , chăm sóc người già trẻ con, bán hoa hồng dạo, bán hàng trong các cửa tiệm , v…v…
Đến thời Biden thì vì dịch COVID chấm dứt, nên không còn lý do để có thể tiếp tục áp dụng Title 42 nữa. Một số các tiểu bang Cộng Hòa kiện lên Tối Cao Pháp Viện đòi vẫn phải tiếp tục thi hành Title 42, tuy nhiên TCPV không muốn đưa vào nghị trình thảo luận.
Tháng Hai vừa qua, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ở Thượng Viện đã đồng thuận về một dự luật Di Trú , tuy nhiên, chủ tịch Hạ Viện CH Mike Johnson nghe theo lời xúi của Trump nên đã bác dự luật Thượng Viên. Trump bảo Mike Johnson rằng nếu chấp thuận dự luật của Thượng Viện là coi như Biden đã giải quyết thành cộng vấn đề Di dân.
Cho đến nay vẫn chưa thấy Hạ Viện thảo luận về vấn đề Di dân.
Hơn 30 năm qua, Quốc Hội bó tay- kể cả những khi phe Dân chủ hoặc phe Cộng Hòa chiếm đa số trong Quốc Hội, không thể đẻ ra được một Đạo luật mới :
Hiến pháp trao cho Quốc hội Hoa Kỳ quyền lực ” thiết lập một Quy tắc Nhập tịch thống nhất,trên khắp nước Mỹ”. Do đó, Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền quyết định người nước ngoài nào có thể trở thành công dân và trong những điều kiện nào .
Dự luật Di Trú lớn cuối cùng được thông qua vào năm 1986 khi Ronald Reagan là tổng thống và cả hai viện của Quốc hội đều do đảng Dân chủ nắm giữ.
Vào năm 2013, một nỗ lực lưỡng đảng khác đã thất bại, với dự luật được Thượng viện thông qua nhưng không bao giờ được bỏ phiếu tại Hạ viện.
pewresearch.org/fact-tank/2015/11/19/u-s-public-seldom-has-welcomed-refugees-into-country/
In response to the humanitarian crisis, President Jimmy Carter in June 1979 doubled the number of Indochinese refugees the U.S. had previously agreed to accept, to 14,000 a month. The move was not popular: In a CBS News/New York Times poll the following month, 62% disapproved of Carter’s action.
Tuần báo Weekly Chosun hôm 28 Tháng Mười dẫn thống kê của Bộ Tư Pháp Nam Hàn cho biết thông tin nêu trên.
Theo Tuần báo Weekly Chosun, hầu hết người Việt Nam nhập cảnh Nam Hàn để học các khóa ngắn hạn hoặc đi theo tour du lịch, sau đó tiếp tục cư trú bất hợp pháp bằng cách làm việc tại các công trường xây dựng hoặc trang trại.
Hiện nay chính phủ Đài Loan đang làm rất gắt về chuyện người lao động Việt Nam trốn ở lại. Báo chí thỉnh thoảng đưa tin về những vụ bắt giữ người Việt trốn ra ngoài. Hoàn cảnh ai cũng khó khan. Báo chí Đài Loan sau đó cũng kêu gọi nhiều ngày, nói ba người Việt này nên trình diện để cung cấp thêm thông tin và nhận sự giúp đỡ, nhưng không ai dám ra mặt.
Tổng cục Di trú Campuchia (GDI) vừa trục xuất 23 công dân Việt Nam, bao gồm 7 phụ nữ, vì cư trú bất hợp pháp và làm việc không có giấy tờ hợp lệ tại nước này, Phnom Penh Post và Khmer Times đưa tin hôm 18/11, theo tin VOA.
Trong những năm gần đây, Campuchia đã trục xuất rất nhiều người Việt Nam về nước, đa phần trong số họ đều bị cáo buộc cư trú và làm việc bất hợp pháp.