Hôm nay,  

khánh…

10/10/202412:12:00(Xem: 1670)
TG Phan Khoi nguyen VVNM 2018 cat banh tai le trao giai VVNM 2018
TG khôi nguyên Phan đang cắt bánh kỳ niệm Lễ Trao Giải VVNM 2018
 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Bài viết dưới đây ghi lại vài suy nghĩ tản mạn của tác giả qua câu chuyện về người du học sinh Việt Nam cần cù chịu khó để đi đến thành công.
 
*
 
Tôi biết Khánh đã lâu, từ khi còn là cô bé du sinh, vô xin việc làm thêm ở toà báo để có thêm thu nhập. Nói nhiêu đó đã đủ biết Khánh không phải con cán bộ qua Mỹ ăn chơi bằng diện du sinh. Ngặt thời ấy, cộng đồng người Việt ở địa phương còn chống Cộng dữ lắm nên tôi chỉ biết tôn trọng những người bị bứng ra khỏi quê hương, sống đời hải ngoại. Tuy cái ăn, cái mặc, chỗ ở, việc làm; đặc biệt là tự do đều rộng mở ra tương lai tươi sáng; chỉ nỗi nhớ người thân, quê nhà canh cánh trong lòng người xa quê.
 
Chuyện kể của người anh trong gia đình nghe mới biết thương những người đến Mỹ từ năm 1975. Trời mùa đông lạnh lẽo bên vùng Pennsylvania, tuyết đá tới lái xe không được nên anh tôi đi bộ ra cửa hàng gần nhà nhất để mua cho con anh bình sữa. Trong những người khách ít ỏi của cửa hàng nhỏ vùng quê lại gặp hôm thời tiết xấu nên thưa vắng, anh tôi bỗng nghe được giọng nữ hát ngân nga một mình bằng tiếng Việt. Thế là cả một trời quê hương trong ký ức ùa về làm anh chết lặng đi giây lát. Người phụ nữ rời cửa tiệm, anh tôi mới hoàn hồn bước theo và cất tiếng hỏi, “Chị ơi, chị là người Việt hả?” Người phụ nữ dừng bước, quay lại nhìn anh tôi. Cô không nói lời nào mà hai dòng nước mắt lăn xuống gò má. Hồi trấn tỉnh lại cô mới nói được, “Tôi tưởng tôi không bao giờ được nghe tiếng Việt nữa…”
 
Người phụ nữ Việt lấy chồng là nhân viên Mỹ sang Việt Nam thời chiến tranh nên theo chồng về Mỹ năm 1975, anh tôi là lính Việt cũng di tản năm 1975. Hai người Việt không ngờ được nghe tiếng Việt ở xứ sở lạnh lùng và xa lạ. Mối quan hệ của hai gia đình không họ hàng mà thân như ruột thịt đến tận bây giờ. Có lẽ câu chuyện trong nhà đã cho tôi cái nhìn bớt khắt khe hơn với những người Việt đến Mỹ sau cuộc di tản lớn nhất thế giới cuối thế kỷ hai mươi và phong trào vượt biên sau đó trong nhiều năm. Tiếp theo là những người Việt đến Mỹ với những chính sách nhân đạo của chính phủ Hoa kỳ cho bảo lãnh thân nhân qua chương trình O.D.P vào những năm 1980 tới 1990; tiếp theo nữa là chương trình H.O cho tù cải tạo… Những người đến sau không có gì trở ngại với những người Việt đi trước từ năm 1975. Nhưng khi có sự xuất hiện của giới du học sinh Việt Nam qua Mỹ theo học thì mọi chuyện không còn tương thân tương ái như người Việt đến trước thường giúp đỡ người đến sau ổn định cuộc sống nơi xứ người.
 
Khi những người Việt xa xứ đã hình thành được cộng đồng người Việt dù nhỏ đến đâu nơi hải ngoại cũng gọi là Cộng đồng Người Việt Quốc gia; với ngôi chợ nhỏ đến đâu nhưng có bán gạo với nước mắm thì gọi là chợ Việt; tiệm ăn nhỏ đến đâu cũng trương bảng hiệu “Vietnamese Restaurant”. Mối liên kết của người xa xứ như bản năng sinh tồn, như ca dao tục ngữ Việt có câu, “Họ hàng xa không qua láng giềng gần”, tối lửa tắt đèn có nhau. Những sự giúp đỡ của đồng hương đến trước luôn ở trong lòng biết ơn của người đến sau, những sự giúp đỡ bây giờ xem là chuyện nhỏ nhưng hồi xưa lớn lắm như giúp xin việc làm, chở đi học tiếng Anh ở nhà thờ, chở đi làm khi chưa có bằng lái… Người Việt có tình đồng bào truyền thống đã thành văn hoá Việt. “Quan nhất thời dân vạn đại”, hồi nhỏ đi học làm sao hiểu được ý nghĩa sâu xa trong thành ngữ tiền nhân để lại. Bây giờ mới thấy đất nước đã thay triều đổi đại nửa thế kỷ qua, nhưng tình đồng bào qua cơn bão tố số 3 - Yagi trong nước vừa qua. Nhìn những chiếc xe bus, xe vận tải, xe hơi chạy chậm lại để tạo thành bức tường chắn gió bão cho những chiếc xe hai bánh qua cầu mà chợt hiểu ra “dân vạn đại”; quan chỉ nhất thời một thể chế chính trị nào đó thôi như thời phong kiến, thời thuộc địa đều qua đi… chỉ tinh thần dân tộc, truyền thống, văn hoá là mãi mãi.
 
Nhưng sự có mặt của giới du học sinh không làm thay đổi cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã hình thành vì họ cũng không đụng chạm gì tới cộng đồng có trước. Họ đến đây không vì lý do chính trị, ý thức hệ gì hết; chỉ đơn giản là đi học để có bằng cấp ở Mỹ. Nhưng những rắc rối đã xảy ra với họ, những rắc rối ngoài ý muốn cho cả đôi bên cộng đồng người Việt hải ngoại và du sinh. Một tiệm phở Việt mà nhận du sinh vào bưng phở, dọn bàn cũng bị đồng hương tẩy chay; một tờ báo nhận du sinh làm việc kiếm thêm cũng bị đồng hương biểu tình chống đối…
 
Mất nước đã mất, người đi kẻ ở đã quen dần với hoàn cảnh sống trong nước thay đổi chế độ, người ra hải ngoại lầm lũi đi làm. Phe miền Nam tưởng niệm ngày ba mươi tháng Tư ở hải ngoại năm thứ mười rồi hai mươi, ba mươi năm trôi qua vẫn không có một tổ chức nào xứng danh phục quốc, những người lính cũ đã già, thú đau thương của chú bác bây giờ là đến Ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 06 hằng năm, chú bác mặc quân phục theo binh chủng, cầm cờ binh chủng đi sau cờ tổ quốc diễu hành từ Trụ sở Cộng đồng Người Việt Quốc gia, đi loanh quanh qua khu thương mại của người Việt bên cạnh rồi trở về Trụ sở ăn nhậu. Ngày 30 tháng 04 cũng vậy, thêm hai lễ Thượng kỳ và Hạ kỳ ở Trụ sở Cộng đồng là tròn năm. Và chú bác mỗi năm mỗi vắng theo tuổi già sức yếu, còn lại những ông già chống gậy mặc quân phục, nhìn buồn như ba mươi tháng Tư quanh năm, ngày nào cũng là ba mươi tháng tư khi đi ngang qua Trụ sở Cộng đồng Người Việt Quốc gia với bức tượng Việt-Mỹ xây hoài vẫn dang dở vì thiếu kinh phí đã mấy chục năm…
 
Khánh năm ấy còn trẻ lắm nhưng suy nghĩ già hơn tuổi đời, biết thông cảm cho người khác khi Khánh nói với tôi, “Em cần việc lảm thêm để kiếm thêm thu nhập, em đã đến hỏi hai tờ báo nhưng đều bị từ chối. Anh cũng đừng ngại từ chối vì em hiểu!”
 
Tôi lúng túng với người bạn trẻ biết nói câu, “em hiểu…” Đã hiểu rồi thì còn hỏi làm gì? Em học trường nào, sách gì mà thiếu câu, “đừng hỏi người khác một câu khó trả lời!” Nhưng tôi nghe trong lòng mình sự thương cảm tuổi trẻ Việt Nam sau chiến tranh cũng chẳng hơn gì tôi thời khói lửa. Những suy nghĩ về đêm tôi thường ở lại tòa soạn một mình vì thói quen làm việc yên tĩnh, thích vắng vẻ… lại thấy mình là người đi trước Khánh, nên giúp đỡ đàn em hơn là từ chối quách đi cho khỏi rắc rối với cộng đồng. Nhưng tôi làm sao quên mình từng đi học xa nhà, dù không xa như Khánh hiện tại. Tôi từng có những suy nghĩ chưa trưởng thành khi hỏi người khác một câu khó trả lời như, “em có thương anh không?” Làm cho cô bạn học phải tránh mặt từ đó! Tuổi trẻ với cảnh sống cơm đường cháo chợ, hồi hết tiền trả căn chung cư mà cả đám thuê để ở, nói cả đám chứ xoè bàn tay đếm không hết năm ngón những đứa có hùn tiền, những bạn bè tiền ăn còn không có thì tiền đâu hùn trả tiền thuê phòng. Thế là bị đuổi cổ ra khỏi nhà, lũ trẻ đi ngủ tá túc nhà bạn hay phòng tập thể của mấy ông thầy giáo, sáng gặp lại nhau trong trường như không có gì xảy ra đêm qua. Nhớ thời tứ bề khó khăn nhưng cùng đường thì trở về nhà cha mẹ ăn nhờ ở đậu vài hôm nhưng cũng đỡ hơn du sinh nghèo bây giờ, đâu phải muốn về nhà là về được vì xa quá, vì tiền đâu mà về? Những đứa con nhà giàu, con cán bộ sang đây ăn chơi thì nói làm gì. Những “Khánh” vì tương lai nên đi du học, nhưng con nhà nghèo thì phải đi làm thêm kiếm sống chứ cha mẹ đi cày trong nước, đồng lương công nhân viên hay giáo chức ăn lương nhà nước thì làm sao chu cấp nổi cho con du học Mỹ.
 
Hiểu như vậy thấy bớt nặng lòng quốc-cộng, sự phân biệt người trong nước với ngoài nước một thời đã qua. Những người bạn trẻ đã tốt nghiệp ra trường, dĩ nhiên họ tìm cách ở lại nhiều hơn về vì đã quen, đã hấp thụ cuộc sống tự do dân chủ; đã thoát khỏi nhà tù bao la thì ai còn muốn quay lại làm gì! Họ sống với dư luận cộng đồng thường xem thường hành vi tìm cách ở lại riết rồi cũng quen với cộng đổng ít ai nhớ lại những cuộc vượt biên của người Việt năm xưa với du sinh bây giờ cũng là chạy trốn, chỉ là những chương trình định cư cho thuyền nhân Việt Nam không còn nữa nên những người chạy trốn sau bị những người chạy trốn trước phân biệt.
 
Thế là những du sinh làm việc với tôi một thời vừa học vừa làm thêm kiếm sống cũng đã tuổi ba mươi, bốn mươi. Phần lớn đã ổn định cuộc sống với gia đình riêng sau khi kết hôn với người có quốc tịch. Rất hiếm khi tôi nghe được một du sinh sau khi học xong đã trở về trong nước sinh sống và làm việc. Họ thường là những cá biệt như con cán bộ học xong thì về bởi con cán bộ lại tốt nghiệp đại học bên Mỹ thì cái ghế họ ngồi còn cao hơn cả cha họ, tiền họ kiếm được bảo đảm nhiều hơn làm anh kỹ sư hãng xưởng bên Mỹ. Trường hợp thứ hai là bất tài vô dụng thì về cho cha mẹ nuôi tiếp như những bạn trẻ sống đời du sinh mà không biết nấu nồi cơm dù đã là nồi cơm điện.
 
Không phải ngẫu nhiên nhớ lại và nói đến những ngưởi bạn trẻ du sinh trong quá khứ. Tôi đi nha sĩ mỗi sáu tháng có bảo hiểm trả thì sao không đi để kiềm tra, làm sạch răng mình. Không ngờ gặp lại Khánh cũng là khách hàng cùng nha sĩ với tôi. Tôi ngỡ ngàng khi có người phụ nữ trẻ đẹp nhìn tôi như câu hỏi khó, rồi đột ngột hỏi, “Anh có nhìn ra em không?”
 
“Ồ, Khánh. Lâu quá không gặp…”
 
“Em mừng quá. Mừng gặp lại anh…”
 
“Để trả thù hay thanh toán mà mừng dữ vậy…”
  
“Cả hai…”
 
Chúng tôi phá lên cười như bạn bỗng thấy cây ớt mình trồng đã ra hoa kết trái. Khánh du sinh làm kế toán cho toà soạn ngày nào đã thôi ăn mì gói sống qua ngày nên bớt cằn cỗi khi còn rất trẻ. Cuộc hội ngộ bất ngờ, ngắn ngủi nhưng để lại dư âm… Tôi không quá khắt khe với du sinh khi nhận họ làm việc thêm giờ kiếm sống lúc theo học. Hồi ấy, tôi cũng có chút rắc rối khi bị cộng đồng hỏi thăm sức khoẻ về việc cho du sinh làm việc ở toàn soạn. Nhưng đàn anh, chú bác đã nương tay không biểu tình, không tẩy chay. Tôi ngày ngày đi làm phóng sự địa phương cho tờ báo, đi xin quảng cáo từng thương hiệu của đồng hương cũng được ủng hộ nhiều. Thỉnh thoảng gặp đồng chí là quảng cáo không trả tiền, đóng cửa tiệm và biến mất. Hôm nay còn lại đàn em tứ bề thọ khổ thời đi học. Nhưng nay Khánh đã vững vàng làm quản lý cho một nhà băng trong thành phố, có gia đình yên ổn với chồng người Việt, đã giải ngũ khỏi quân đội và đang làm việc cho hãng máy bay Boeing. Hai đứa con ngoan, một trai một gái còn đi học…
  
Tôi nghĩ đến thế hệ tôi qua Mỹ là đi cày miết để tạo điều kiện cho con cái ăn học, may là đi chính thức nên không gặp phiền hà với cộng đồng có trước như thế hệ Khánh đi du học, vừa làm vừa học còn bị cộng đồng phân biệt đối xử, lại phải tìm cách ở lại nước Mỹ này trong sự may rủi khó lường với tình yêu đến sau hôn nhân…
  
Qua chặng đường mấy chục năm nhìn lại, ai cũng phải sống bằng bản lĩnh, nghị lực của chính mình. Giúp nhau được chút gì cũng quý hơn khắt khe với nhau những điều không cần thiết. Tất cả ở sự lắng lòng mình lại sẽ thấy, nhưng người ta dễ sôi nổi, chạy theo phong trào hơn suy đi nghĩ lại trong lòng mình. Chia tay Khánh lần này tôi còn lại lời cảm ơn theo Khánh là muộn màng, nhưng tạ ơn trên đã cho gặp lại để em được nói. Còn tôi không biết là mình đúng hay sai khi đã tiếp tay một người bạn trẻ bỏ nước ra đi không hẹn ngày về.
 
 
Phan

Ý kiến bạn đọc
31/10/202423:47:32
Khách
Ai cũng biết chuyện Tăng Sâm giết nguời. Tin tức sai lặp đi lặp lại thì mọi nguời sẽ tin la thật. Chính Lenin đã nói là cứ loan tin giả lao' nhưng lặp lại nhiều lần qua năm tháng thì nguời ta sẽ tin là thật. Trong gần 50 năm qua, thế hệ sinh sau 1975 đuợc đào tạo tuyên truyền bởi chanh phu Cộng Sản từ lúc học vỡ lòng nên họ tin vào chế độ Cộng sản và tin rằng nguời tị nạn hải ngoại chỉ là hạng xấu xa, ba que, xỏ lá, tay sai để quốc Mỹ, phản quốc, có nợ máu với nhân dân, vv. Ngày hôm nay 90% dân ở VN sinh sau 1975 đều có suy nghĩ như cán bộ Cộng Sản, kiếm đuợc một du học sinh không có tư tuởng bị Cộng Sản nhồi sọ rất là khó. May ra thế hệ con cái ho. lớn lên bên Mỹ thì có tư tuởng cởi mở tự do hơn.
12/10/202415:05:43
Khách
Vấn đề của dân VN là do nhân gây đến quả. VN nay đạo đức suy đồi nên thế hệ trẻ bị Cộng Sản giáo dục trong 40 năm qua phần đông không có đạo đức, gần như 95% tư tuởng hành động không khác gì quản giáo vệ binh trại cải tạo, tuy đến Mỹ sống nhưng tin tuởng giáo điều chủ nghĩa cộng sản. Vì bị CS giáo dục từ nhỏ với những bài toán lớp 1 "Hôm qua chị Ba du kích phục kích giết 3 tên lính nguỵ cuớp bóc, hôm nay giết thêm 2 tên ngụy. Hỏi chị Ba giết đuợc bao nhiêu tên ngụy ac ôn? Truớc 1950, cảnh sát các tiểu bang miền Nam cũng huấn luyện chó thù ghét dân da đen, nay du học sinh đến Mỹ cũng đuợc CS huấn luyện căm thù. Bị tẩy não từ thở còn thơ nên giới trẻ lớn lên trong chế độ CS giống như hàng sản xuất bị hư hỏng từ xí nghiệp (defective products). Bản tính con nguời hay động vật thấy kẻ tử tế thì thân thiện, ai xấu thì tránh xa. Tuy nhiên cũng có một số ít nguời lớn lên trong chế độ CS biết đuợc cái sai của CS như Duơng Thu Huơng, Trần Ðĩnh, Buì Tín, nhưng nhìn vào du học sinh, khó mà đo đuợc lòng nguời. Ðáng tiếc là lãnh tụ CS sai lầm đưa dân VN đến huynh đệ tuơng tàn chỉ để đuợc nghèo đói lạc hậu thay vì giàu có như Ðài Loan, Hàn Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 413,918
... Có rất nhiều điều mới lạ để chúng ta thử làm, chẳng hạn như tập vẽ, tập cắm hoa, học làm bánh, tập đan móc, tập viết truyện ngắn, viết bài gửi báo v..v… Thích làm gì thì làm miễn sao sở thích của mình không gây hại đến người khác và nằm trong khả năng của mình, tôi bảo đảm chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vui hơn và có ý nghĩa hơn...
Tôi vùng dậy bật đèn sáng bước qua chiếc bàn gần đó, chiếc bàn gần gũi bày đủ thứ giấy tờ bề bộn thân thương. Ngồi nhìn ra khung cửa kính rộng, màn đêm dày đặc, có lớp sương mù đang bao phủ. Thở dài! Khó dỗ lại giấc ngủ, nhìn đồng hồ 2 giờ sáng. Căn bệnh mấy mươi năm vẫn không thay đổi tốt đẹp hơn, vẫn hằng đêm thức giấc. Tiếp tục đùa giỡn với thơ văn, dù không dám mơ mình là nhà thơ, nhà văn vì chữ “nhà” lớn quá, nhưng ít nhất trong máu tôi có sự đam mê, thì đó cũng là cứu cánh, là lối thoát cho tôi bớt đau khổ nỗi bất hạnh trong cuộc sống để tập viết văn, tập làm thơ.
Tự dưng nước mắt Hân bỗng trào ra, vì thương nó sắp lên bàn mổ với nỗi cô đơn, vắng bàn tay mẹ ruột ôm ấp (nó chỉ mới 19 tuổi, còn nhỏ tuổi hơn con trai Hân ở nhà nữa mà). Nhưng lòng Hân cũng ấm áp rộn ràng vì biết rằng nó sẽ được trở về với tình thân bên ngoại, và tin rằng Thiên Chúa nhân từ sẽ nghe lời Hân nguyện cầu, cho Anthony vượt qua cơn bệnh, sẽ tìm ra dấu vết của mẹ và đứa em trai thân yêu. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình An dưới thế cho người thiện tâm” Giáng Sinh này chắc chắn sẽ vui, Anthony nhé!
Đã ba mươi lần Giáng Sinh xa quê, năm mươi lần Giáng sinh nhớ cô bé ngây thơ trong truyện “Cánh đồng tuyết”. Nghĩ đến những người xa quê kiếm sống bằng đủ các ngành nghề trên nước Mỹ bao la, may là bao dung. Chúa đã thương xót những mảnh đời phiêu bạt với cân hỏi “Ai là anh em ta?” Câu trả lời của mỗi người Chúa đều nghe hết…
Một luồng khí lạnh chợt chạy dọc sống lưng anh. Trong bức ảnh, Eli đang nhìn anh mỉm cười. Trái tim anh buốt nhói một nỗi buồn sâu xa khi biết rằng em đã ra đi - tia sáng rực rỡ đã vĩnh viễn biến mất trên thế giới này. Nhưng cũng cùng khoảnh khắc đó, anh cảm nhận được sự trìu mến và tin yêu mà Eli đã gửi gắm cho anh. - Khi làm bác sĩ, anh sẽ chữa bệnh cho em nhé. - Anh chữa cho những bạn nhỏ khác nữa nhé. - Tất cả những đứa trẻ cần được lành bệnh, vì nếu con nít mà chết thì ba mẹ sẽ buồn lắm đó. Giọng nói của Eli thầm thì bên tai anh, gần gũi. Như không hề có ranh giới giữa sự sống và cái chết. Có một sự gắn kết vô hình giữa anh và Eli. Đó là sự kết nối giữa con người với con người...
Vào những ngày đầu tiên của tháng 12 năm nay, tôi đến thăm lại khu phố Stockyards thuộc thành phố Forth Worth, Texas. Đây là lần thứ ba tôi đến thăm khu du lịch mang đậm chất viễn tây Hoa kỳ, một miền viễn tây hoang dã của những năm sau cuộc nội chiến của nước Mỹ. Với tôi, khu du lịch Forth Worth Stockyards là xứ sở thần tiên cho những ai thích hoài niệm về một miền viễn tây hoang dã của Mỹ quốc, về các chàng cao bồi Texas, về con đường mòn Chisholm nổi tiếng được đặt theo tên của Jesse Chisholm, một nhà buôn lưu động nói được 14 thổ ngữ, hậu duệ mang hai dòng máu của người Mỹ bản địa Cherokee và người da trắng khai hoang đến từ Scotland.
Công lao dưỡng dục ơn từ mẫu Báo hiếu chưa tròn mẹ thứ tha Sầu dâng chất ngất hồn con trẻ Luyến tiếc khôn nguôi bóng mẹ già... Vâng! Thưa mẹ, bốn câu thơ trên con viết vào đúng cái ngày mẹ vĩnh viễn rời bỏ chúng con ra đi. Tám năm rồi, nỗi đau mất mẹ vẫn chẳng hề nguôi ngoai. Mỗi lần nghĩ đến mẹ là con tỉnh hẳn người không ngủ được. Đêm nay cũng vậy! Mưa rả rích suốt từ buổi chiều, bầu trời xám ngắt, phủ một màu thê lương rét buốt. Cứ mỗi độ Đông về, con lại nhớ mẹ quay quắt, không làm sao quên được ngày Giáng Sinh buồn năm ấy. Mẹ hấp hối nơi phòng ICU của bệnh viện....
Ngày xưa ,lâu lắm tôi vẫn thường nghe ba mẹ kể về Hạ-Uy-Di (Hawaii), về Trân- Châu-Cảng (Pearl Habor). Đây là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ, nơi mà vào Thế chiến thứ hai (ngày 7-12-1941) đã bị Nhật bất ngờ tấn công, dội bom gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Ngày nay những chứng tích về trận chiến lịch sử vẫn còn lưu lại nơi đây. Tôi mơ ước có dịp đi đến vùng đảo thơ mộng này, nhưng ở VN thời bấy giờ ước muốn một chuyến đi như vậy là điều không tưởng.
Phi trường Minneapolis-Saint Paul international Airport (MSP) thuộc bang Minnesota Hoa Kỳ, nơi đây nổi tiếng với việc tích hợp nghệ thuật công cộng vào không gian sân bay; có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, từ tranh vẽ đến điêu khắc, được trưng bày ở nhiều khu vực của sân bay. Tôi rảo bước ngắm từng góc cạnh của mỗi bức tranh với cách dậm màu, nét vẽ và bố cục của từng bức sao cho mau hết thì giờ chờ đợi vào máy bay. Tôi và chồng sẽ đi nghỉ hè hai tuần trên tàu du lịch Celebrity Millenium mà điểm đến chính là xứ Phù Tang, xứ này nằm ở phía đông của thế giới, nơi mặt trời mọc.
Lá thư nào viết gửi cho chị em Thu, má Thu cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Các con thương nhớ". Tiếng là gửi chung cho ba chị em, nhưng hình như má Thu chỉ thủ thỉ tâm tình với chị Thúy, còn Thu với thằng Tuấn tuy cũng được nhắc nhở tới, nhưng là ở cuối thư, phần "dặn dò dạy bảo"! Thiệt tình mà nói thì Thu cũng không lấy làm khó chịu lắm về lối cư xử hơi thiếu công bằng này. Chẳng phải Thu đại lượng gì cho cam, nhưng tại vì Thu đã quá quen với lối đối xử khác biệt của má Thu đối với ba chị em, từ hồi còn ở quê nhà. Điều này Thu đã cảm nhận thấy từ hồi bé xíu, chẳng hạn như những lần mấy chị em giành giựt đồ chơi, bao giờ má Thu cũng bênh vực chị Thúy, dù chị là chị lớn nhứt trong ba đứa. Hay những lần được chia quà cáp bánh trái, bao giờ chị Thúy cũng được phần nhiều hơn...
Nhạc sĩ Cung Tiến