Hôm nay,  

Đền Ơn Mỹ Quốc

25/06/202406:00:00(Xem: 2946)
Đền Ơn Mỹ Quốc 5
Hùng - Người lính Lục Quân Hoa Kỳ và đồng đội

 

Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.

*

Trong cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà có 160 vị tướng lãnh thì hơn 30 vị từng sống trong Cư-xá Sĩ-quan Chí-hòa, quận 10, Sài-gòn. CX được thành lập năm 1954 dành đặc biệt cho các sĩ-quan cấp tướng và tá.  Sau thảm họa Tết Mậu Thân 1968 do Bắc Cộng gây ra, CX được đổi tên thành CX Bắc Hải vì lý do an ninh.
 
Đổi đời vì biến cố 30/4/75.
 
Trước ngày đó một thời gian ngắn, một phần ba các ông cùng gia đình đã thoát đi Mỹ bỏ lại các căn nhà rộng đẹp. Hai phần ba còn lại các ông đều bị tù cải tạo-như tướng Lê Minh Đảo, tướng Sách, tướng Xằng-để lại một đoàn vợ góa con côi phải khổ sở sống chung với bộ đội chính quy thời  quân quản và  các  gia đình cán bộ Bắc Kỳ thứ gộc chiếm đoạt các căn nhà đầy tiện nghi bỏ trống đó.
 
Nghe mẹ tôi kể mỗi lần họp tổ dân phố là mỗi lần các bác gái khổ sở vì bị đấu tố.  Có lần bác gái Lể Minh Đảo nổi giận hét lớn, “Các người đã bắt chồng tôi đi tù cải tạo, thì tôi phải cho con cái tôi đi vượt biên tìm đường sống chứ! Tại sao lại đấu tố con cái tôi tội phản quốc! Ai phản ai thì ai cũng biết mà!”
 
Khổ nhất  là gia đình tôi và gia đình  Hùng. Số phận run rủi lại chung một dãy nhà nên chúng tôi rất thân, rất rõ, và rất thương nhau. Gia đình tôi khổ nhất vì hai ông anh cả tôi bị thầy gia sư Bùi Văn Sơn đầu độc ma tuý. Gia sư này được bố tôi nuôi tại nhà tôi, có phòng riêng, là sinh viên, bạn thân Trịnh Công Sơn, thường xuyên tụ tập nhóm bạn như Trịnh Công Sơn tại nhà để đàn đúm hút sách gợi hứng thơ nhạc khi ba tôi xa nhà ra chiến trận. Thế là hai anh tôi bị vạ lây.
 
Gia đình Hùng khổ nhất vì các anh em quá nhỏ tuổi. Gia đình Hùng ở ngay trong Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt, rồi ba Hùng mua căn nhà D1-bis  trong CX chỉ vài tháng trước 30/4 và chuyển cả gia đình cùng bảy đứa con-lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất một tuổi rưỡi-vào sống sau khi Đà-lạt thất thủ, riêng bác vẫn miệt mài chinh chiến.
 
Trong khi bác bị tù cải tạo (bảy năm trời ròng rã) cùng các tướng tá trong CX, bác gái một mình vật lộn kiếm sống từ sáng sớm đến xế chiều ngoài chợ trời nuôi bảy đứa con thơ dại và thăm nuôi chồng tận rừng thiêng nước độc ngoài Bắc.
 
Bé Uyên nhỏ nhất, một tuổi rưỡi, lại bị ghẻ đầy đầu phải cạo trọc, nên hay bị lũ trẻ hàng xóm ăn hiếp và chọc ghẹo. Nhìn mà thấy thương.  Ghẻ này có biệt danh là “ghẻ bộ đội” vì chẳng hiểu sao tràn lan khắp CX (không biết ngoài CX thì sao) cùng một bầy bộ đội cứ mở miệng là “Biết bố mầy là ai không?” với chúng tôi.
 
Có lẽ vì vậy mà Hùng, anh ba mới 9 tuổi của bé Uyên, tập làm anh hùng xông pha bảo vệ em gái út đã thành thói quen, nên hễ đá banh-là niềm vui số một của lũ con trai CX-có chuyện là cứ kêu Hùng ra “xử đẹp” giùm, dù Hùng rất nhỏ con-thấp hơn cả cái đầu bọn  trẻ cùng lứa-nhưng đụng trận là chơi tới bến. Cũng từ thói quen anh hùng mã thượng đó, Hùng nuôi mộng nối gót cha trở thành người lính chiến. “Tao thích chết trận chứ không chết bệnh,” Hùng thường nói giỡn thế.
 
“Vậy tụi tao hễ gây lộn là kêu mày ra nha,” lũ trẻ vừa nhao nhao vừa cười lớn.
 
“Đá banh với Chiến ‘gà nòi’ tao còn không sợ thì sợ gì ai chứ!” Hùng hãnh diện đáp.
 
Chiến được lũ trẻ đặt biệt danh “gà nòi” vì 15 tuổi mà nó to như voi so với lũ trẻ CX cùng lứa. Có lẽ nhờ nó ăn uống đủ dinh dưỡng thời “bánh xe lịch sử bột mì”cùng ăn độn khoai sắn. Nó là con trai một của ông Bẩy trưởng công an phường mà!
 
Ông này nằm vùng, quê Sóc Trăng, chẳng hiểu sao được về đây làm mưa làm gió.  Ổng tập hợp nhóm phường đội toàn dân miền Nam súng ống đầy đủ y như quân đội, cứ đêm về là kéo bầy vũ trang đập cửa nhà các bà mẹ góa con côi CX hăm doạ đủ điều, rồi hù doạ bắt đi kinh tế mới nếu không chịu “trả nhà lại cho nhân dân”! Bác gái nào yếu bóng vía thì mất nhà về tay lão này ngay.
 
Đêm kia chúng đập cửa nhà tôi, lúc đó tôi 12 tuổi không nhớ hết, chỉ nhớ mẹ tôi bắt tám anh chị em tôi nằm xếp hàng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, rồi mẹ nói, ‘Các ông bắn chết hết tám đứa này và tôi đi rồi cướp nhà. Nhà người ta mua đã 21 năm nay, trả góp hết trơn hết trọi rồi, có giấy sở hữu nhà rành rành đây, mà các ông nói phải ‘trả lại nhân dân’ là sao! Tám đứa con tôi không là dân à! À mà sẵn đây tôi nói luôn nha, các ông gọi người dân là dân được rồi, bày đặt thêm chi mấy cái ‘nhân dân’ đó.  ‘Quân đội nhân dân’ mà đi cướp nhà dân à! Mà mấy ông có phải quân đội gì đâu.  Chỉ toàn người miền Nam mình với nhau cả mà!” Thế là mẹ tôi giữ được nhà.
 
Nhưng nhà Hùng bị mất. Mẹ góa trẻ với bảy đứa con côi, một thời vàng son xứ thơ mộng Đà-lạt, lại mới vào Sài-gòn, thì làm sao tay không chống chọi nổi bọn lục lâm thảo khấu này. Cũng may, nhà Hùng nhờ giấy tờ sở hữu nhà quá rõ ràng, và nhờ các bác hàng xóm bênh vực nên được nhập chung vào nhà hàng xóm đối diện—căn nhà này rất rộng nên bị cắt làm bốn gian: gian chủ nhà chỉ còn lại ba đứa con lớn kẹt lại, gian nhà Hùng, và hai gian cho hai tên công an Hà-nội.  Thế là nhà sang trọng thành chuồng heo vì hai gia đình xứ ngoài ấy thi đua sản xuất xây chuồng không nuôi heo thì cũng gà!
 
Bảy năm tù dài như bảy mươi năm một đời người, ba Hùng sống sót trở về. Thêm một miệng ăn và Hùng cùng anh Hai hơn một tuổi cũng vừa tuổi bẻ gãy sừng trâu, nên cả nhà mượn tiền, dù lãi nặng còn hơn mướn, để mua chiếc xích-lô đạp cũ kỹ kiếm sống qua ngày chờ thời vận mới. Tạ ơn Trời, dù sức yếu sau những năm dài tù cải tạo, ba Hùng cũng cùng đổ mồ hôi với hai con trai để khích lệ hai con nuôi tám miệng ăn.
 
“Ba làm được là hai con làm được phải không?  Anh tài sĩ quan Đà-lạt dù ngã ngựa vẫn đứng lên cho đến khi chết, phải không các con!” Thật là hổ phụ sanh hổ tử.
 
Rồi đổi đời lần hai qua diện H.O. đưa cả nhà Hùng sang Mỹ năm 1991. Hùng đã 25 tuổi.  Nhưng mộng lính chiến không phai.
 
“Ở Việt Nam anh em mình học hành dở dang, tiếng Việt chẳng thông, giờ phải học thêm tiếng Mỹ khó quá anh ơi. Nhưng em cứ nhớ lời ba nói, ‘Anh tài sĩ quan Đà-lạt dù ngã ngựa vẫn đứng lên cho đến khi chết,’” Hùng tâm sự với tôi trong buổi họp mặt các gia đình CX Bắc Hải  lần đầu tổ chức tại Mỹ năm 2018 tại Houston, TX.
 
“Nể Hùng thật đấy. Gần trăm anh em mình họp mặt ở đây có ai oai như Hùng đâu.  Lính Mỹ thứ thiệt à nha,” cả đám bạn CX vây quanh Hùng bàn tán xôn xao.
 
“Có nhớ hồi đó mỗi lần mình đá banh bị nhóm Nam Hoà chơi xấu là Hùng ra tay dàn xếp liền không?” một anh nhào lại vừa nói vừa vỗ vai Hùng.
 
“Bây giờ là lính Lục Quân Mỹ thì còn hùng hơn nữa nha,” anh khác thêm vào.
 
“Ủa mà bạn nhỏ con vậy mà Mỹ được vào lính Mỹ à?” ai đó hỏi lớn.
 
“Tớ nhỏ con nhưng lẹ như sóc, chạy như bay, nên là anh hùng đấy bạn à. Hẻm hóc, lối hẹp, khe núi là mình phải xông vào trước mở đường đó,” Hùng hãnh diện nói.  “Mà ở mấy xứ mình đóng quân đó thì mấy cái nhỏ xíu đó nhiều lắm.”
 
“Ủa mà tuổi lính Mỹ đánh trận từ 18-26 tuổi mà sao bạn 33 tuổi mà dám lâm trận vậy? Sao không là lính kiểng thôi!” ai đó lại nói với giọng ngạc nhiên.
 
“Ước mơ là sức mạnh mình đấy,” Hùng thản nhiên đáp.

“Trời! Bạn không hổ danh ‘Hùng con’ của CX mà,” một tiếng nói cất lên. “Mà bạn không bị thương lần nào à.”
 
“Tớ thích đóng quân ở Nam Hàn nhất với Sư Đoàn 2 Bộ Binh vì gợi lại hình ảnh ba tớ chống Cộng sản đến phút cuối cùng. Lúc đó tớ nghĩ mình đại điện cho nước Mỹ để giúp Korea chống lại bọn cộng sản, trả ơn cho Korea đã giúp mình trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng nguy hiểm nhất là ở Iraq năm 2005,” Hùng trầm ngâm nói rồi im bặt như hồi tưởng quá khứ.
 
“Kể tiếp đi, kể tiếp đi,” cả bọn nhao nhao.
 
“Ít nhất ba lần mình suýt chết nhưng nhờ nhỏ con nên dù mình xông trận tuyến đầu nhưng nhanh nhẹn luồn lách. Mà đạn nó tránh mình chứ mình có tránh được nó đâu!” Hùng la to với ánh mắt sáng lên như thể đang lao mình vào trận. “Đó là chưa kể ít nhất 10 lần bị pháo kích long trời lở đất. Có đứa đồng đội bị ù tai rồi sau này điếc luôn.”
 
Mười chín năm đời lính Mỹ của Hùng so với 16 năm đời lính của ba Hùng thì đời lính Hùng nguy hiểm hơn nhiều vì ba là sĩ quan VNCH không phải hứng đạn đầu trận tuyến, còn Hùng khởi đầu từ binh sĩ nhất nên vào tử ra sanh là chuyện thường.
 
Nhưng không bao giờ người Mỹ quên lính Mỹ. Hùng về hưu sau 19 năm phục vụ nước Mỹ trong quân đội từ 1998-2017 với lương hưu hơn $5,000 dollars / tháng và cả gia đình được bảo hiểm sức khoẻ của quân đội suốt đời, cả gia đình được vào bất cứ trại lính hay nhà thương quân đội nào trên toàn cả thế giới. Về hưu rồi với số tiền đủ sống nhưng máu lính chiến hoạt động của Hùng khiến anh không ngồi yên mà vẫn làm việc part-time tại một phòng khai thuế để giúp cộng đồng Việt.
 
“Nếu đến nước Mỹ sớm hơn thì em đã phục vụ cho nước Mỹ sớm hơn, chứ không đợi đến tuổi 33 mới vào lính đâu anh,” Hùng nói riêng với tôi khi hai anh em ra ngoài hành lang vắng người. “Anh có nhớ cả nhà em đạp xich-lô không? Qua Mỹ rồi em mới hiểu chắng xấu hổ gì về việc đó. Ở Mỹ lao động mới đúng thật là vinh quang hả anh?”
 
“Ừm, anh em mình con sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Cộng nó gán ghép là ‘nợ máu nhân dân.’ Mà có riêng gì anh em mình, cả nước Việt mình đang còng lưng lao động để riêng nó được ‘vinh quang.’”
 
“Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan.  Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa.  “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”
 
“Thương quá!  Mà sao anh ấy chết?  Bị pháo kích à?  Anh ấy tên gì?” tôi hồi hộp vội vã hỏi,
 
“Bạn ấy tên James,” Hùng vừa nói vừa đứng thẳng lên nghiêm nghị giơ tay chào kiểu lính vừa hô lớn, “We honor Army Sgt. James O. Kinlow. You are in my hearts forever and ever.”
 
“Cái gì thế?  Cái gì thế?” cả đám con trai Cư Xá đang ở phòng bên ùa vào hỏi. “Lính Mỹ nào thế?”
 
“Sẵn mấy bạn đây, Hùng kể tiếp đi,” tôi cũng đứng lên vùa nói vừa giơ tay chào kiểu lính như Hùng.
 
“James cùng ba đồng đội nữa đi tuần tra thì đạp nhằm mìn tự chế Iraq năm 2005.  Thường thì James và em luôn sát cánh không rời như hình với bóng. Em tự dằn vặt mình vì lời thề The Warrior Ethos, ‘I will never quit, and I will never leave a fallen comrate.”
 
“Là sao?” ai đó hỏi.
 
“Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, và tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi chiến hữu ngã gục,” ai đó dịch sang tiếng Việt khi Hùng cúi đầu một tay che đôi mắt.

“Thế bạn không sợ chết à?” ai đó hỏi.
 
“Chết thì ai chẳng sợ, nhưng không tránh được chết thì mình cứ tiến để chết nó tránh mình,” Hùng triết lý.
 
Nên Hùng cứ tiến. Và bị COPD rất nặng. Có đến 25% cựu chiến binh Mỹ bị bệnh này. Gấp ba lần dân thường. COPD gây những triệu chứng như ho kinh niên, hơi thở ngắn, ho ra đờm, ho ra máu, thở khò khè, suyển, tức ngực, khó thở, yếu người, thậm chí ung thư phổi. Không cách nào trị diệt COPD, và mô phổi cũng không tự chữa nó.
 
Tại sao cựu chiến binh Mỹ bị nhiều thế? COPD là hậu quả của việc tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại như lửa giếng dầu, phân tử cát bụi, bãi rác bị đốt, khí hậu cực nóng, khói carbon monoxide. Mấy thứ này thì đầy ở Iraq. Hỏi sao Hùng không bị khi luôn ở tuyến đầu!
 
“Mỗi ngày em phải tự chích thuốc vào mông đó anh,” Hùng vừa nói vừa mở hộp nhỏ đầy ống chích với kim trong túi áo. “Có khi phải chích hai, ba mũi luôn một ngày nếu mệt hoặc khó thở quá. Ban đầu em còn đi bác sĩ chích mỗi ngày vì em sợ tự chích lắm. Nhưng bác sĩ nói một câu mà em đổi đời luôn.”
 
“Chắc bác sĩ nói ‘không sợ chết nhưng lại sợ chích à?’” tôi xen vào.
 
“Không. Bác sĩ nói ‘không sợ mìn to mà lại sợ kim nhỏ à!’” Hùng vừa nói vừa nheo mắt cười “Hê! Hê! Hê! Thế là em tự chích đến nay.”
 
“Những lính xung phong như Hùng thì hít khói lãnh đạn trước hơn ai,” tôi vỗ vai Hùng nói.  “À, mà Hùng có bị ám ảnh chiến trường không?”
“Cũng may em thương mấy đứa con còn nhỏ của em lắm chứ không dễ bị PTSD lắm anh. Em có mấy đứa đồng đội tự tử vì PTSD đó. Em nghĩ cũng lạ, lính VNCH mình đâu có bị vậy nhiều đâu anh.”
 
“Ừm, nhưng chết vì Việt Cộng phục kích nhiều lắm, chưa kể tù cải tạo hoặc vượt biên. Cũng may anh em mình thoát được qua Mỹ.”
 
Cả nhà Hùng bảy anh chị em đều thành công ở Mỹ. Ai cũng có ít nhất một căn nhà lớn đến 5 phòng ngủ ở Atlanta. Có người làm chủ cả hai trại gà. Có người là giáo sư trường thẩm mỹ. Ai ngờ “Uyên ghẻ bộ đội” em út Hùng ngày nào giờ đây lại làm chủ mấy tiệm nails, có hai đứa con thì tốt nghiệp đại học cả rồi, giờ thì Uyên bán hết các tiệm, mua ba chiếc tàu du lịch để đi “lake” chơi “enjoy life”.
 
Riêng Hùng sau 19 năm tuyến đầu sanh tử, hít khói bụi chinh chiến của đời chiến binh Mỹ khắp vùng chiến thuật thế giới, trở thành không những “hero” ở cộng đồng mà còn là con chiên ngoan đạo.
 
“À mà sao mình thấy Hùng đeo thánh giá trước ngực lớn thế,” tôi tò mò hỏi.
 
“Em tin Chúa lúc em ở chiến trường Iraq. Mỗi lần tụi em đi tuần tra là tiểu đội em cầu nguyện và tạ ơn Chúa được an lành,” Hùng nói khi tay vân vê chiếc thập giá,  “Về đến Mỹ thì em vẫn tin Chúa, nhưng khi Tổng Thống Trump nhậm chức thì em hoàn toàn tin vào Chúa. Sau đó vài năm em mới rửa tội.”
 
“Cả nhà Hùng đều sùng đạo Phật, thậm chí ba Hùng cạo đầu quy y và biến tư gia thành chùa, vậy có ai phản đối chuyện Hùng rửa tội không?” tôi tò mò hỏi.
 
“Lập bàn thờ thôi chứ khõng lập chùa, anh. Mà em cũng chẳng nói ai chuyện này.”

“Loài người mình nhỏ bé quá, không có Đấng Tối Cao quyền năng thiêng liêng bảo vệ thì chết chắc.”
 
“Anh không là lính chiến mà biết vậy là hay đó. Em thì thấy rõ điều đó từng giây phút đời lính trận. Nhưng nếu được mạnh khoẻ không bị CODP hành hạ thân xác này thì em quyết trở lại đời lính Mỹ như là cách đền ơn cho nước Mỹ và làm việc tốt hơn để bảo vệ đất nước thân yêu này của chúng ta. Không có Mỹ thì ba em và cả mấy anh em em nữa còn đạp xích-lô anh ạ,” ánh mắt Hùng ánh lên nỗi đau khi nói chữ “xích-lô.”
 
“Ừm. Hai anh em mình nhậu tới bến đêm tâm sự này nha,” tôi vừa nói vừa đưa Hùng chai Blue Label. 
 
“Mai em về Atlanta, anh về Bolsa, biết bao giờ gặp lại,” Hùng nâng ly đáp.  “Em tặng anh câu thơ Nguyễn Du nha: Chén đưa nhớ buổi hôm nay, Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.”
 
“Năm sau mừng gì?”
 
“Mừng ba em thượng thọ 80 tuổi. Oh, yeah!.”
 
Thắng Chu
 
 

Ý kiến bạn đọc
25/06/202417:38:17
Khách
>"“Cả nhà Hùng đều sùng đạo Phật, thậm chí ba Hùng cạo đầu quy y và biến tư gia thành chùa, vậy có ai phản đối chuyện Hùng rửa tội không?”"

Chúa với Phật thì củng vậy thôi, điều là sứ giả của Thượng Đế Tối Cao. Christ -- Chúa có nghĩa là Enlightenment Master trong tiếng Hebrew của dân Do Thái, Còn Buddha -- Phật thì củng là Enlightenment Master trong tiếng Phạn của dân Ấn. Phật đến trước Chúa và độ dân Bắc Ấn, Chúa đến sau độ dân Do Thái, nên dân Do Thái cứ nói là dân được Chúa chọn. Vì 12 tông đồ toàn là Do Thái, dân tại gia theo Chúa ở Lễ Lá củng toàn là Do Thái. Mấy vị sứ giả của Thượng Đế có lối nói giống nhau. Chúa "I am the Light of the World as long as I live in the World", "How do you know My Father if you do not know ME" , Phật "Phật ra đời để cho chúng sinh liễu ngộ Phật tri kiến". Chúa có 10 điều răn, Phật có ngũ giới. Chúa có "If you love me, love my Commandments" Phật có "Lấy giới làm Thầy". Chúa thì " Đừng gọi tên Ta một cách vô cớ", "For where two or three are gathered together in my name, there am I in the middle of them." Thì Guru (The Light Keeper) Nanak "If 1 Sikh sits alone then it is 1 Sikh, if 2 Sikhs sits together then it is the assembly of Gods". Các vị Minh Sư quá khứ đã ra đi quá lâu, các giáo lý tối thượng về vượt Tam Giới, về Kingdom of Gods, .... của các phe tôn giáo không biết có bao nhiêu người hiểu. Nếu không thì tương lai sẽ rất là tồi tệ vì những cơn thịnh nộ đến từ Thiên Chúa nhân quả.
25/06/202417:12:34
Khách
>"“Cũng may em thương mấy đứa con còn nhỏ của em lắm chứ không dễ bị PTSD lắm anh. Em có mấy đứa đồng đội tự tử vì PTSD đó. Em nghĩ cũng lạ, lính VNCH mình đâu có bị vậy nhiều đâu anh.”

Trận chiến Iraq và Afhanistan làm bay mất khoãng 4,000+ tỹ cho những lý do đâu đâu,. Mr Trump thì không thích cách làm ăn thất bại mà không có hồi kết. Tổng số nợ lên đến gần 35,000 tỹ, thành ra lạm phát lên khủng khiếp. Đám trẽ Mỹ sau này giỏi mới sống nổi khi ở các thành phố kỹ nghệ như vùng Silicon Valley. Trong giòng họ có 3 anh vào quân đội Mỹ. 2 anh là MD cho Navy, mang lon sỹ quan. 1 là bác sỹ giải phẩu 1 anh là bác sỹ gây mê. 1 anh là Marine sau khi xong high school vào lính leo lên hạ sỹ quan từ binh bét. Không biết có bị PTSD không mà phải vào bệnh vịên tâm thần. Thành ra các lãnh đạo tương lai của Mỹ nên chỉ vào chiến tranh khi các phương pháp khác thất bại vì hao tiền và hao lính, vào chiến tranh mà không có hy vọng chiến thắng vì không có cái mác chính nghĩa, không có sự ủng hộ tù vùng đất bất ổn, ... rất dể bào mòn tinh thần chiến sỹ. Ngoài ra tất cả binh sỹ nên đi học personal finance khi còn trong quân đội để giảm bớt tình trạng homeless cho cựu quân nhân
25/06/202416:53:16
Khách
>" lương hưu hơn $5,000 dollars / tháng"
(5000 x 12) =60000/0.04 = $1,500.000 là số tiền phải có trong bucket 3 (stock options, 401k roll to roth, IRA, roth IRA cho growth funds như sp500, nasdaq 100, tech fund, ...) của dân làm trong kỹ nghệ, mổi năm có thể rút ra 4% khi về hưu xài cho đến chết, số tiền này không có tính tiền từ an ninh xã hội, Ira & roth ira, 401k vì về hưu sớm trước 62 tuổi, thành ra tất cả từ stock options và các khoãng đầu tư khác. Trong đó bucket 1 cho 2 năm (thêm 100K nữa trong T bill, CDs), và bucket 2 cho 5 năm (thêm 250K nữa trong T bonds, long term CD, Dividend value funds) cho 7 năm kinh tế xuống không thể rút 4% từ bucket 3
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,722
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến