Hôm nay,  

Tuổi Già Mất Người Phối Ngẫu

18/03/202200:00:00(Xem: 5949)

  

IMG_7446

 

Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên đã có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng. Bài viết có in trong sách Viết Về Nước Mỹ, tuyển tập I, ấn hành lần thứ nhất tại California, tháng 11 năm 2000. Tác giả thắng giải đặc biệt 2017 và giải danh dự 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

 

*

 

Tôi biết:
Đất trời có bốn mùa: hết Xuân thì tới Hạ , rồi Thu và tới Đông ...
Con người: có Sinh thì ắt có Tử...
Biết là một chuyện, chấp nhận và bằng lòng với quy luật đó là một chuyện khác.
 
Cho dù thế nào thì tôi cũng phải làm quen và tập sống với thực tế: cuộc đời của tôi đã thay đổi từ khi người chồng đáng kính của tôi đi xa. Anh đã sang qua một thế giới khác.
 
Trong 53 năm, chúng tôi kề cận, nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc nhau để cùng xây dựng cuộc sống riêng sau khi cả hai chúng tôi học xong đại học. Chúng tôi đã có một gia đình nhỏ an vui với hai con trai. Và từ khi chúng tôi đem hai cô con gái nhà người dưng, mang về làm hai con gái ruột nhà mình thì gia đình chúng tôi có thêm ba đứa cháu. Nay, các con đã thành nhân, các cháu thì đã có đứa chuẩn bị vào đại học. Hai con trai của chúng tôi đã có nghề nghiệp vững vàng, chúng đã có nhà riêng. Chúng tôi già dặn hơn cùng với sự trưởng thành của con cháu. Hai chúng tôi đã về hưu, vẫn cùng có nhau, tiếp tục nhường nhịn, chăm lo cho nhau trong những năm tháng cuối đời...
 
Nhờ duyên lành, tôi được học Phật khi tôi còn ở bậc trung học đệ nhất cấp. Tôi rất lí thú nghe Pháp và thực tập theo cách sống Bi - Trí - Dũng của Phật từ lúc còn rất trẻ đó. Tôi biết, thông hiểu và chấp nhận sự vô thường của muôn loài.
 
Nhưng, khi chồng tôi nằm xuống vĩnh viễn, người bạn đời của tôi đã bỏ tôi, tôi mới chợt nhận ra bấy lâu nay tôi như con vẹt,  lập lại và nhìn mọi vật, có đó rồì mất đó – trong cái vô thường của đất trời – nó tự nhiên, nó nhẹ nhàng như tôi đang thở, nay, không phải như thế nữa. Với chính thực tế mất mát của bản thân, mọi suy nghĩ trước đây của tôi về sự vô thường của một kiếp nhân sinh đã bị đảo lộn, rồi quay cuồng.... Đây có phải là một tổn thất quá lớn trong cuộc đời mà từ trẻ cho tới bây giờ tôi chưa hề trải qua, tôi chưa hề có kinh nghiệm? Tôi hụt hẵng, tôi níu kéo và cố bám vào ảo tưởng: “Ông nhà tôi đi đâu đó rồi Anh sẽ về thôi mà...”
 
Tôi đợi Anh trở về, hết ngày rồi tới đêm... Một tuần, rồi hai tuần ...và tôi thất vọng...
 
Tôi không chấp nhận sự thật.
Tôi đang sống thời gian khó khăn nhất.

Nguyễn-Thị-Phi-Phượng-và-cố-tác-giả-giám-khảo-VVNM-Bồ-Tùng-Ma
Nguyễn Thị Phi Phượng và cố tác giả giám khảo VVNM Bồ Tùng Ma
 
Thế rồi, tôi cũng phải ráng tập lối sống mới: một mình , tự lo thân, tự quyết định mọi việc... Mà sao khó quá, tôi không cảm thấy dễ chịu chút nào... Bất chợt , trong tiềm thức của tôi, hiện lên qui luật mới: học nhớ dễ hơn học quên vạn lần!... Với tôi, không nỗi đau nào hơn nỗi đau của tuổi già bị mất người phối ngẫu. Không có sự trống vắng nào hơn ở tuổi xế bóng bị mất người chồng( hoặc người vợ), người đã đồng hành, đã cùng mình vượt qua bao khổ nhọc của cả một đời. Tôi không còn ai để nói hết, nói thật... nói tất cả... những lo toan, những vui buồn tôi đang gặp phải. Không còn ai để tôi “cằn nhằn”! Tôi vẫn thường nghe câu nói đầu môi từ vài người bạn: “Vợ chồng tôi không cải nhau bao giờ”. Tôi không bao giờ tin những lời nói này. Với tôi,  chuyện vợ chồng tranh cải vì khác ý kiến trong một vấn đề, đó cũng là bình thường. Ông bà mình vẫn luôn nói: chén dĩa trong sóng còn khua thay.
 
Hai năm cuối đời, ước lượng được sức khoẻ của mình, Anh đã nói với thằng cháu lớn nhất 17 tuổi: “ Ông Nội ráng đợi ngày Con tốt nghiệp đại học, Ông sẽ có mặt trong ngày Con ra trường. Con nhớ dẫn Ông đi ăn một bữa thịnh soạn rồi Ông Nội sẽ đi xa.” Tội nghiệp thằng cháu không rành tiếng Việt và cũng không hiểu “đi xa” là Ông Nội sẽ đi đâu thế mà ngày Ông Nội nằm xuống, Cháu cũng biết tại sao Ông không thể giử lời hứa với Cháu. Và bữa ăn thịnh soạn ngày Cháu tốt nghiệp sẽ mãi mãi không bao giờ có mặt Ông Nội nữa...  
 
Năm nay, mùa đông California rét buốt hơn mọi năm. Trời lạnh, cái nhà của tôi càng lạnh hơn vì chỉ một mình tôi lẻ loi...
 
Nhớ lời dặn: “Anh chết rồi, buồn lắm, em ơi. Hãy về một đứa con mà ở.”
 
Tôi tới nhà con trai út ở thành phố San Francísco – đứa con gần tôi nhất - ở chơi vài hôm. Ở đó, có con cháu vây quanh, tôi nguôi ngoai phần nào mà sao tôi vẫn nhớ, vẫn thích trở về cái nhà nhỏ quen thuộc của tôi. Trong ngôi nhà xưa thân quen, hằng ngày,  tôi “nói chuyện” với Anh như Anh vẫn còn đó. Tôi cảm thấy Anh vẫn loanh quanh đâu đây, bảo vệ và mang về sự bình yên cho tôi. Tôi tự do khóc, tự do ăn, tự do ngủ... bất cứ khi nào... theo “thời dụng biểu bất thường”  trong lúc này của tôi. Và điều quan trọng mà vợ chồng tôi đã nhận thấy từ lâu, nay, càng rõ ràng hơn, đó là: các con – các cháu của tôi, chúng có suy nghĩ của chúng. Chúng nó trẻ. Chúng say mê công việc và theo đuổi sự nghiệp. Chúng lo làm việc để trả nợ nhà, nợ xe... và nhất là lo việc nuôi dạy con cái. Chúng không có cùng cách giải quyết vấn đề như thế hệ già của chúng tôi. Làm sao tôi có thể bộc bạch hết những tâm tư sâu kín của tôi với chúng nữa.
 
Chồng tôi đã có chỗ ở mới, chắc chắn rất an vui. Còn lại tôi, bơ vơ, chới với. Người đi trước sao mà ấm áp, được mọi người lo cho đầy đủ, chu toàn.
Tôi bắt đầu ganh tỵ với chồng tôi.
 
Hồi tưởng lại vài năm sau này, khi hai chúng tôi đã về hưu và nhờ có con vi rút covid , chúng tôi có nhiều thì giờ ngồi bên nhau. Không biết tìm đâu ra, chồng tôi thường đọc cho tôi nghe bài thơ xưa ( không biết tên tác giả) của người chồng già viết tặng vợ:
 
                            ...Mất gì thì mất Bà ơi,
                            Xin Trời để lại còn Tôi, còn Bà
                            Nếu mà có phải đi xa
                            Để Tôi đi trước còn Bà đi sau
                            Mong Bà đừng ốm đừng đau
                            Để Tôi có bát cơm rau sáng chiều
                            Càng già, càng quí, càng yêu
                            Bâng khuâng lại nhớ ít nhiều ngày xưa ....
 
                            Mất gì thì mất Bà ơi,
                            Xin Trời để lại còn Tôi, còn Bà
                            Tôi – Bà nay tuổi đã già
                            Mà Tôi vẫn sợ còn Tôi, mất Bà...
 
Thế là ước muốn “ xin được đi trước” của chồng tôi đã được thỏa theo ý nguyện.

Chồng tôi, cả đời là một nhà giáo đạo hạnh. Anh có chánh nghiệp. Anh có một đời sống viên mãn. Nay, nghiệp đã trả xong, Anh ra đi nhẹ nhàng. Anh được thay cái xác mới. Tôi tin: nhất định Anh đã đến được cõi an lành.
Rồi thì ai cũng sẽ phải theo con đường của Anh thôi mà. Tôi cũng sẽ như thế.
  
Hai tháng, ... rồi ba tháng, ...
Tôi không thể nào khoẻ mạnh trong tình trạng sống đau buồn mãi được.
 
Tôi bắt đầu đọc sách nhiều hơn, nghe giảng Pháp nhiều hơn. Tôi thiền định lâu hơn. Tôi làm vườn, công việc này chồng tôi phụ trách trước đây, tôi nào biết tới. Và tôi tiếp tục lại các việc đang dang dở mà thời gian qua vì phải chăm sóc Anh bịnh tôi đã xin tạm nghỉ. Tôi có Chùa Phổ Từ ở Hayward, gần nhà. Tôi có Camp Metta ở Los Gatos. Tôi có nhiều bạn đạo rất thành thật ở hai nơi đó. Tôi có những bạn thiện tri thức của hai nhóm Gia Đình Phật Tử Chánh Tâm và Chánh Hòa, nơi tôi đang dạy thiện nguyện Tiếng Việt cho các em đoàn sinh và nhất là hằng ngày tôi được tu tập qua những câu viết ngắn dưới đề mục  “Morning Coffee” của Sư Bhante . Dần dà, tôi đã lấy lại sự quân bình trong suy nghĩ. Niềm vui và sự tin tưởng vào Chánh Pháp đã vực tôi đứng lên . Tôi nhận ra thế nào là Chơn Thường trong Vô Thường của sự vậ , của cuộc sống. Đã có sẵn Chánh niệm và Chánh Tư Duy, tôi cảm nhận được sự sống đang có mặt trong từng giây phút của hiện tại. Sự tiếc nuối và suy nghĩ về mất mát trở về lại với tôi nhẹ nhàng như tôi đang thở.
 
Tôi đăng ký học vẽ ở Chabot College – Hayward. Tôi tập vẽ trên giấy canvas để áp dụng vẽ trên áo dài, niềm say mê nhất của tôi từ khi còn trẻ nhưng vì quá bận rộn phải xếp qua một bên.
Tôi đang suy nghĩ để xem tôi có còn thích hợp để học khiêu vũ không. Đây là môn thể dục lý thú của tuổi già.
Tôi sẽ tiếp tục gặp lại học trò qua hai lớp dạy thiện nguyện Tiếng Việt của tôi sau thời gian dài dạy chúng qua zoom.
 
Tôi sẽ tiếp tục dịch sách chương trình “Early Childhood Education” ( Ngành Mẫu Giáo Nhà Trẻ). Sách tôi dịch, in ra, đã và sẽ giúp các cô giáo dạy chương trình này ở Việt Nam làm giàu thêm kiến thức nghề nghiệp của họ.
 
Cám ơn Phật pháp đã giúp Con sáng ra và chấp nhận thực tế đúng như tính chất vô thường nó đang là.
 
Cám ơn Anh đã cùng Em đi hơn nửa cuộc đời. Anh đã giúp Em hiểu được sự chịu thương chịu khó, sự hy sinh cho một tình yêu đích thực. Anh đã để lại cho Em quá nhiều kỷ niệm, Em chẳng thể nào quên. Em sẽ chuyển nỗi đau thành niềm thương nhớ. Anh ơi, hãy chờ Em bên kia sông, vài năm nữa mình sẽ gặp lại, nhé Anh.
 
Mẹ cám ơn hai Con Trai của Mẹ. Các Con đã giúp Mẹ tiếp tục giữ cuộc sống an nhàn như khi Ba Mẹ có nhau.
 
Bà Nội cám ơn ba Cháu yêu. Các Cháu rất ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, học giỏi. Cám ơn các Cháu luôn báo tin vui về việc học của các Cháu cho Bà nghe.
 
DT – Th H ơi , Nh – Ng ơi ! Các Em đang đủ đôi . Đó là hạnh phúc quý báu nhất Thượng Đế ban tặng cho riêng các Em và cho cả loài người. Các Em hãy yêu thương – chăm sóc nhau với tất cả những gì có thể để rồi mai kia, khi một người đi xa trước, người ở lại không có gì để hối hận...
 
Tôi cũng vậy.
Tôi đã là người vợ tốt.
Tôi đã là người mẹ tốt.
Tôi đã hết lòng chăm sóc chồng tôi khi Anh bịnh hoạn.
Tôi không có gì để hối hận.
Tôi phải vui lên để được sống khỏe mạnh. Cầu mong tôi giử được sức khoẻ này lâu dài cho tới khi nào quá yếu. Khi đó, tôi sẽ về sống cùng với con cháu.
 
Tôi đang bước vào khúc quanh mới của đoạn cuối con đường và tôi sẽ thanh thản đón hoàng hôn./.
 
Hayward – California
Tháng Hai, 2022.
Nguyễn Thị Phi Phượng
 

Ý kiến bạn đọc
10/06/202414:51:27
Khách
<a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>buy cialis online cheap</a> As far back as 1997, researchers at the Strang Cancer Research laboratory at Rockefeller University discovered that DIM changes so called strong estradiol to weak estradiol, altering metabolites of estradiol that drive cancer
15/10/202309:39:20
Khách
Which of the following actions by the nurse is best <a href=http://acialis.buzz>buy cialis online without a prescription</a> Relative Rectal Bioavailability of fluoxetine in normal volunteers
13/03/202311:00:07
Khách
<a href=http://cialis.boats>buy cialis online united states</a> I ve also had very light periods As well as follicular cysts
21/08/202204:03:24
Khách
Cảm ơn Việt Báo đã ghé thăm trang nhà "dathaoqutrn.com" nên Dã-Thảo có dịp đọc "Tuổi Già Mất Người Phối Ngẫu" của Nguyễn Thị Phi Phượng. DT mất Ông Bạn Già đã sáu tháng nay, buồn ghê lắm, không biết bao giờ mới hết khóc đây! Thăm Phi Phượng và Việt Báo, DT cũng chỉ biết làm vườn, viết lách cho vui. Tu tại gia và cầu siêu cho Ông Bạn Già và cho tất cả chúng sanh.

Thân mến,
DTQT,
From Sydney Australia
08/04/202201:03:15
Khách
Bài viết rất tuyệt và phù hợp với tâm trạng của một số bạn và người tôi quen biết. Mấy câu thơ lại càng đúng và hay quá. Theo những bài giảng pháp mà tôi đang học, tôi tin chắc chắn do nhân duyên như thế vợ chồng (dù thương hoặc ghét nhau) đã và sẽ gặp lại trong nhiều kiếp tới nữa. Riêng tôi chỉ muốn đời sau sẽ được an nhiên sống đời độc thân để dồn sức học đạo giải thoát và tu tập. Nay vào tuổi 70 tôi mới thực sự kiến đạo, muốn xuất gia để gieo nhân cho nhiều đời sau nhưng chồng tôi muốn đời sau gặp lại nữa và cứ lấy lý do tôi không khỏe mà vẫn chưa đồng ý !!! Mỗi ngày đi qua vùn vụt, trí nhớ cũng cùn cụt đi nhanh quá nên tôi càng sốt ruột. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện ơn trên gia hộ cho tôi đạt ước nguyện...
22/03/202204:00:39
Khách
Cám ơn Tác Giả Nguyễn Thị Phi Phượng đã chia sẻ bài viết khi mất người phối ngẫu thật ý nghĩa và đầy xúc động. Xin cầu chúc chị luôn được nhiều sức khoẻ và bình an.
Liked: "Tôi cũng vậy.
Tôi đã là người vợ tốt.
Tôi đã là người mẹ tốt.
Tôi đã hết lòng chăm sóc chồng tôi khi Anh bịnh hoạn.
Tôi không có gì để hối hận.
Tôi phải vui lên để được sống khỏe mạnh."
Ptkd
19/03/202203:21:26
Khách
Một bài viết đầy xúc động cho tuổi già khi mất người bạn đời, đã luôn đồng hành với mình qua bao năm tháng thăng trầm.
"Phiền não sanh Bồ Đề'. Chúc tác giả luôn nhiều sức khỏe và sẽ tìm được niềm an lạc tự thân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,579
Bố mẹ nuôi của tôi là người Mỹ gốc di dân Ba Lan nhiều đời, lập nghiệp tại phía Tây thánh phố Chicago, tiểu bang Illinois. Bố mẹ có một trang trại rộng trong Làng Ba Lan Cổ ( Old Polonia), trong đó, ngoài căn nhà cổ trăm năm, bố xây một biệt thự hai tầng kiểu mới. Trong căn nhà cổ, có một thư viện gia đình với nhiều sách, báo, tranh ảnh, đồ cổ quí giá. Bố dùng tòa nhà mới cho những sinh hoạt thường ngày và những dịp lễ hằng năm tụ họp khách mời, bằng hữu, họ hàng.
Ban Tổ Chức Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Giải Thưởng VVNM 2022 sẽ không trao giải năm 2022 vì tình hình số lượng và chất lượng bài viết, đồng thời ban tổ chức cần thời gian để thực hiện một số củng cố và thay đổi thể lệ cần thiết.
Ở xứ này mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, không thể giỡn mặt với luật pháp. Dưới là ăn mày trên cao nhất là tổng thống, ai cũng có thể bị kiện, bị lôi ra tòa như chơi. Ai cũng có thể kiện, việc gì cũng kiện được, bởi vậy mà luật sư là cái nghề sống khỏe, sống mạnh, cái nghề không sợ thất nghiệp. Luât sư chuyên nghiên cứu luật, tìm mọi kẽ hở của luật để đấu lý với quan tòa. Ở xứ này quan tòa với luật sư dùng lý lẽ và luật pháp mà đấu trí nhau chứ không thể dùng quyền lực mà xử như quan tòa ở những xứ độc tài toàn trị.
Đã mấy lần các cháu, con của cô Kim Thanh, là cô em kế tôi muốn mời má của các cháu đi du lịch Hawaii, nhưng đều bị má từ chối. Đến lần này thì cô em tôi mới thay đổi ý, nhất quyết đi chơi với con gái đầu lòng Hoàng Anh và vài người bạn thân từ thuở xa xưa. Đôi lúc cô Kim Thanh phân vân, lo lắng vì phải để bà ngoại ở nhà một mình, nhưng con gái Út của cô đã nhanh ý, cháu nói với má là cháu sẽ xin ông xếp cho phép làm việc ở nhà nguyên một tuần có mặt ở nhà với bà ngoại, để cho má cháu vững tâm đi chơi cho biết xứ Hawaii. Khi được biết chuyện này, cô em Hồng Loan của chúng tôi thì nhận đến ngủ với bà ngoại ban đêm, còn tôi thì xin tình nguyện ghé qua chơi, hàn huyên và chăm nom, lo những bữa ăn cho bà ngoại vào ban ngày, như vậy là tạm ổn. Đó là niềm hạnh phúc vô biên cho chị em chúng tôi.
Xưa thật là xưa, nó là đứa bé trai mà tôi chưa từng được thấy hay nghe ai không thích nó. Bởi ai mà không thích, ai mà ghét được đứa bé trai tròn trĩnh, hiền, đẹp trai, đặc biệt là lễ phép. Hồi mới qua Mỹ thì nhà tôi với nhà nó là hai căn chung cư cách nhau có mấy căn. Tôi với cha nó thỉnh thoảng có uống với nhau chai bia sau chiều đi làm về, hôm nhà này nấu món ngon thì múc cho nhà kia một tô, một dĩa ăn lấy thảo. Câu họ hàng xa không qua láng giềng gần thấm thía cái tết mới xa quê, hai nhà nấu chung mấy đòn bánh tét không cái nào giống cái nào vì ai cũng làm lần đầu nên chưa có kinh nghiệm.
Những ai thuộc hàng trí thức trước 1975, chắc sẽ không quên tên Lê Thanh Hoàng Dân— Phó Giám đốc Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Giáo sư, Nhà Nghiên cứu và Dịch giả. Bác viết nhiều sách về giáo dục & tâm lý & sư phạm như “Luân lý chức nghiệp “, “Tâm lý giáo dục”, “Sư phạm lý thuyết”… Ngoài ra, bác còn dịch các tác phẩm “Thân phận con người” (Andre Malraux), “Kẻ xa lạ” (Camus)…
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
Cách đây vài tháng tôi bị đau bụng trên âm ý hơn một tuần lễ. Cơn đau bụng làm tôi nhớ lại câu chuyện của một anh bạn học cùng trường khi mới qua Mỹ. Cách đây mười năm, anh bị đau bụng kéo dài cả tháng. Sau đó mắt và da của anh chuyển sang màu vàng. Khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị ung thư lá lách giai đoạn cuối. Anh mất sáu tháng sau đó.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.
Tôi sắp kể chuyện đời tôi, một câu chuyện nhạt-nhẽo về một phụ nữ bình thường, và tầm thường; vì tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt, chẳng có một ước vọng gì cao cả, xa vời.
Nhạc sĩ Cung Tiến