Hôm nay,  

tháng ba khai cần…

14/03/202218:34:00(Xem: 2947)



Dallas mới qua một đợt lạnh khủng hoảng sau lễ tình yêu, nghỉ học nghỉ làm tuyết đá đầy đường. Hy vọng là đợt lạnh cuối mùa vì thời tiết Texas khó đoán bởi đôi khi sang tháng tư còn tuyết. Tội nghiệp những người thích trồng, họ thường gieo hạt giống trong garage từ cuối tháng hai để sang tháng ba là đậu bắp đã cao được gang tay, cà chua non nhìn mắc ham, những cây ớt xanh mát mắt... Đợi tháng ba cho ra vườn là sớm có ăn, nhưng đầu tháng tư trời lại đổ cho trận tuyết làm cây con chết ráo. Những người mê trồng tính khôn ăn sớm nên gieo hạt trong garage từ cuối tháng hai lại hoá ra ăn muộn vì phải gieo hạt lại lần nữa.

 

    Nhưng với mấy người bạn mê câu lại có chuyện dở khóc dở cười không thua kém những người mê trồng. Trồng được mấy cây ớt để ăn, vài gốc rau mùi, bụi sả chỉ đáng tiền đồng thì tiền nước tưới tới bạc chục. Mấy người mê câu thì sắm đồ nghề bạc trăm, có người lên tới bạc ngàn, nhưng câu được cá lại đem cho gần hết, chỉ giữ lại một hai con để ăn. Nhiều khi đi câu về mệt nên ghé nhà bạn bè tiện đường, cho luôn cả thùng cá câu được để cần thủ về nghỉ ngơi vì còn sức đâu mà làm cá, ăn cá.

 

   Năm nay cứ thập thò mấy ông bạn câu, hẹn nhau í ới qua điện thoại, “mùa xuân tới rồi anh em ơi! Năm nay anh em mình khai cần cho xôm tụ một bữa để trả thù hai năm đại dịch trói chân.” Nhưng suốt tháng hai thời tiết như qủy tha ma bắt, nóng lạnh bất thường từng ngày, thậm chí trong ngày thì sáng lạnh tới đóng đá nhưng trưa lại nắng rồ rồi chiều mưa thưa, gió buốt tới ở nhà còn teo thì nói gì ra hồ.

 

   Nhưng chờ hết nổi nên chiều thứ sáu đi làm ra, mạnh ai nấy đi bầu thống đốc và nhiều quan chức chính phủ của tiểu bang cho xong nghĩa vụ công dân, rồi hẹn nhau ngoài hồ.

 

   Tôi làm đúng theo lời dặn của ông trưởng nhóm câu ghiền. “Anh em mình đi câu lấy ngày cho mùa câu mới nên mỗi người chỉ đem theo một cần thôi, câu một con thôi, chủ yếu là đợi bà xã đi tắm thì mở tủ lạnh, thấy có gì nhậu được thì quơ hết ra hồ. Bia bọt tôi bao hết, anh em không phải lo.”

 

   Tôi coi trọng ông trưởng nhóm vì ông nhớ chính xác từng người thích uống loại bia gì, ông sẽ mua chính xác cho từng người và chính xác nhất là mỗi người chỉ được hai lon thôi. Và tôi cũng nhớ rất chính xác là ra hồ ăn cái qủy gì cũng ngon, không như ở nhà ngày cuối tuần. Sáng ra làm ly cà phê, vài ly trà nên độ chín giờ thấy đói bụng, chính xác hơn là cồn cào trong bụng do cà phê với trà, nhưng biếng ăn nên thôi để ăn trưa luôn. Rồi trưa tới lại mê đọc, mê xem cái gì đó, cơn cồn cào trong bụng do cà phê với trà cũng đã êm êm nên lười ăn trưa. Ngồi mê một lát đã chiều, làm ly sake cho bớt uể oải. Đúng là một ly, không lấy thêm ly nhưng cứ châm thêm, châm thêm để xem cho hết phim đang hay, hoặc truyện đang ly kỳ phải coi chừng tác giả lừa bạn đọc. Theo tình tiết thì phải kết thúc như thế mới đúng, nhưng tác giả giăng ra ma trận tình tiết thì kết thúc khó đoán như ông bạn tôi làm thơ, “qua cầu Tràng tiền rồi mới tới cầu Gia hội/ Em đi đâu vội… (tự nhiên bỏ ba chấm rồi xuồng hàng). Ai mà đoán được vế kết phũ phàng tới độ, “anh kệ mụ nội em luôn.”

   Cứ thế mà tỉ tê sake với cái bụng không ăn từ sáng nên ngủm cù đèo hồi nào không hay trên sofa. Nửa đêm thức giấc vì lạnh và đói như bò bắt nợ, khát như chưa uống nước ba ngày. Mà đã nửa đêm thì ăn gì nổi nữa nên uống hết chai nước lọc rồi đi ngủ. Nhưng liệu có ngủ được không sau khi đã nhắm mắt dưỡng thần ngoài sofa, lại thêm chai nước lọc uống cạn thì chả bao lâu nó đánh thức giấc chập chờn, mả đã tới tuồi đi tiểu đêm thì từ đó là thao láo tới sáng.

 

   Cứ sau những ngày cuồi tuần như thế nên tôi rất sợ về hưu vì ngày nào cũng là ngày cuồi tuần. Có lẽ khi về hưu thật thì ngày nào tôi cũng đi câu đúng giờ, về đúng giờ như đi làm vì cứ ra tới hồ là thấy đói bụng và ăn qủy gì cũng ngon.

 

   Hôm nay đi khai cần đầu mùa với mấy ông bạn ghiền câu. Tôi trộn cho một hũ muối, đường, tiêu, bột tỏi, chút bột ngọt, cầm theo cuộn giấy nhôm. Thay vì kéo thùng đồ câu ra hồ thì tôi kéo cái lò nướng than, ghé chợ Mỹ mua bao than và ít trái cây, vài trái chanh vàng.

 

    Tôi ra tới hồ trong tiếng reo hò của mấy ông bạn, “thiệt là cái thằng biết thiên thời địa lợi nhân hoà. Trên bãi cỏ đã có mấy con cá white bass mập ú, bụng nong nóc trứng vì tới mùa cá đẻ. Tôi còn câu gì nữa mà ra cần nên ra dao kéo làm cá bên bờ hồ, nhờ ông bạn thương tôi nhất vì mấy ông kia chỉ mê câu, ông này chịu gác cần một lát để đi nhóm lửa giùm tôi.

 

    Ôi các bạn ta ơi! Con white bass mập ú chừng hơn một cân, hai buồng trứng bằng ba ngón tay chụm lại. Tôi rắc muối tiêu tỏi trong ngoài con cá, xắt táo (apple) ra từng lát mỏng, kẹp mỗi bên con cá ba bốn lát táo, rồi cuộc giấy bạc, kẹp hai đầu giấy bạc lại cho kín vì nước cá tươm ra quyện với nước táo trong giấy bạc là nước thánh, mùi tiêu tỏi thơm lừng là hương vị cố nhân xa rồi. Con thứ hai tôi kẹp mấy lát cam, coi bộ nó bắt bia hơn táo. Tội nghiệp mấy ông bạn già buông cần vì ra hồ là tự nhiên đói, gió hồ làm cho đói chứ ở nhà thì toàn là những ông cụ kén ăn. Giờ các cụ đứng câu sao nổi với mùi cá nướng cam cho dù hà bá có khoả thân ngoài hồ thì mấy ông già cũng buông cần, đi bẻ đũa từ những bụi cây dại ven hồ. Những đôi đũa ngộ nghĩnh chọc phá con cá nướng như đám trẻ trâu ngày nào dùng que ghẹo con rắn nước tiến thoái lưỡng nan khi đã sa vào tay bọn trẻ quê luôn thiếu những trò chơi. Giờ bọn trẻ đã bạc đầu nên hồn nhiên tìm lại, quên phắt mấy mươi năm đường trần vô nghĩa.

 

   Tôi không làm sao kịp cho sự háu đói của thực khách không phải trả tiền ăn. Thương nhất là anh H, bệnh rề rề từ đầu mùa dịch. Tới thăm anh tại tư gia thì vợ con anh chỉ nhờ chú khuyên ông nhà tôi, khuyên ba con ráng ăn chứ không chịu ăn gì hết thì sao sống nổi. Bây giờ anh cũng ngồi yên với đôi đũa không ai diễn tả được hình thù, nhưng nó còn mới nguyên, chưa hề gắp. Anh nhường bạn bè nhưng tôi vui vì anh không vứt đôi đũa kỳ dị của anh đi nghĩa là anh chờ. Tôi xin phép mọi người vì lý do sức khoẻ của anh H, xin mọi người ưu tiên cho mình anh một con vì ông ấy ăn được nghĩa là chưa bỏ anh em đi chơi riêng… một góc trời.

 

   Ai cũng đồng ý nên tôi ướp con cá cho anh với bốn trái dâu tươi, hy vọng mùi thơm của dâu và vị chua át mùi tanh của cá thì anh ăn được. Và đúng nên mừng, anh ăn hết con cá. . Anh em mừng quá vì chưa phải hùn tiền đi đặt vòng hoa vô cùng thương tiếc anh Hùng còi…

 

   Cá quá chừng cá đầu mùa, không có thời gian làm để đủ ăn cho mọi người nên anh bạn thương tôi nhất ra kế dễ như nướng xù, cứ bẻ cảnh dại xỏ cá nướng xù trên lò than đã vừa lửa nhất để nướng cá, sau đó vắt chanh lưa thưa lên mình cá, chấm muối tiêu tỏi, ăn kèm với táo, dâu chua chua, ai thích ngọt thì ăn với cam, sợ tanh thì vắt vỏ cam lên cá, dầu vỏ cam trị tanh dã ngoại thật hay.

 

   Hết bia mà chưa ai muốn về, phải cầu cứ ông bạn nhà hàng, “Nè, anh giàu thì không bằng anh em vì hai ba cái nhà hàng thì xá gì nên anh về sớm một bữa cho anh em nhờ. Bây giờ chúng tôi ngoài hồ, đang nướng cá nhưng quên thùng bia ở nhà. Nhờ anh giúp được không?”

 

   Tiếng cười sang sảng của anh bạn nhà hàng rồi trách ngược, vui quá mà sao không cho tôi hay sớm. Tôi ra hồ liền để phạt các anh…”

 

   Than tàn bên bờ hồ gió lặng, sóng lăn tăn hồng do đống lửa than đã nhạt màu. Anh nhà hàng còn trẻ nên săn tay áo đi lượm củi khô về đốt lửa trại. Xăng ba đồng ba mươi chín xu một gallon ở Texas chỉ có trong thời đại của Biden, nhưng nhằm nhò gì với nhiệm kỳ tồng thống Mỹ chỉ có bốn năm nên bốn năm chiếc xe nổ máy, bật đèn pha xuống hồ để câu cá, ai lạnh thì vô xe ngồi cho ấm… một lát lại chui ra vì tiếc cuộc vui lửa trại bên hồ.

   …

   Bữa tiệc khai cần năm nay vui chưa từng có vì anh em bị nhốt trong nhà đã hai năm đại dịch. Mọi người có già đi và yếu hơn trước dịch. Không biết được sau hôm nay vui có ai ngày mai là ngày buồn, nhưng trước ngày buồn được một hôm vui đã là cuộc đời có kết thúc vui. Tôi đang ngối đối diện với tô mì gói vì đói quá thì nấu, nhưng nấu rồi lại không muốn ăn vì đã no khi thấy anh em là những đứa trẻ đầu bạc không tranh nhau ăn cá nướng ngoài hồ mà nhường nhịn nhau đến cảm động… “Ông còn răng cỏ gì đâu mà đòi ăn cái đầu, để đó cho tui. Nè, cho ông thịt lưng không xương, không tanh…” ; “Nhưng không ngon nên nó mới cho tui, nhưng tui cũng cảm ơn đời đã cho tui mấy người bạn ghiền câu quá đã…”

 

   Rồi bãi câu mỗi năm sẽ vắng đi đôi người đồng hương cùng sở thích. Tôi mân mê ly rượu trong tay khi ngoài trời đang gào lên những lọn gió rét. Tạ ơn trời đã cho những người bạn đam mê được buồi chiều về tối cuộc hội ngộ ai mất ai còn sau đại dịch. Tạ ơn trên cho những đứa trẻ đã bạc đầu được hồn nhiên như chưa từng xa quê, cả cuộc đời bể dâu xin gởi lại, chút lửa than bên hồ hong đời mãi lênh đênh cũng có hồi lăn tăn sóng bập bùng quên lãng…

 

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
25/03/202208:40:16
Khách
Cũng lâu rồi không gặp chị... tên thiếu một chữ.
Cảm ơn chị còn nhớ đến P, rất mong về Calif vì P cũng nhớ anh chị em nhiều. Kính chúc chị và gia đình luôn bình an. Kính chúc cả gia đình VB luôn bình an để còn thấy nhau...
P
24/03/202223:44:44
Khách
Lâu lắm mới được đọc bài của Phan lúc nào cũng đậm đà tình bạn, tình người.
Chúc chú em mạnh khoẻ tiếp tục vui chơi với chữ nghĩa và bạn bè.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Ngồi một mình trong căn phòng vắng, mọi người đang vui chơi ở đâu đó cuối tuần để lại cho tôi một cơ hội, một dịp mà tôi thích lắm, thích nhất từ ngày đặt chân đến đất Mỹ, đó là một không gian riêng tư cho mình Những ngày bơ vơ lạc loài bước chân ngỡ ngàng đến Mỹ. Ngày đó ai cũng như nhau là cùng sống chen chút nhau thật đông trong những căn nhà mướn, căn phòng quá tải… nhưng thôi điều đó không thật sự làm buồn phiền tôi, nhưng tôi chỉ ao ước cho tôi một khoảng không gian, thời gian yên tĩnh cho tôi quá khó , không hề có...
Vắt qua dòng sông có đến mười mấy cây cầu, những cây cầu bằng sắt thép, kiểu cách như cầu Bình Lợi, Bình Triệu vậy… Những cây cầu có tuổi đời năm mươi năm, một trăm năm nhưng vẫn tiếp tục trách vụ kết nối đôi bờ. Có những cây cầu quay, mở ra để cho tàu thuyền qua lại, ngày nay nó đã không còn được sử dụng nữa. Nó được kéo cao lên và giữ nguyên như thế để làm di tích lịch sử. Những cây cầu mở ngày xưa giờ trở thành nhân chứng cho một thời vàng son chưa xa lắm.
Ba cứ khăng khăng là không có tay trồng trọt. Tôi không tin, phần thì ăn xà lách hoài cũng ngán, chúng tôi thèm những thứ rau có mùi, mang hương vị quê nhà. Thử tưởng tượng ăn thịt gà trộn muối tiêu mà không có rau răm, ăn bánh tráng cuốn thịt ba rọi cũng chỉ với xà lách. Hành ngò thì cũng có nhưng khá đắt, kể cả những thứ rau mùi cũng có bán ở chợ Việt Nam, chợ Thái Lan nhưng rất mắc và quan trọng là không có ai chở mình đi chợ. Tôi lải nhải nhắc Ba: Không có việc gì khó, chỉ sợ mình… không trồng!
Ông Chương thức dậy thật sớm sau một đêm khó ngủ trằn trọc, dù ông đã nghe mấy bài phật pháp do thầy Pháp Hòa giảng để dỗ giấc ngủ. Bên ngoài cây cỏ còn ngái ngủ dưới lớp sương dày đặc, chưa thấy mặt trời lên. Ông rón rén đi pha cà phê thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây tiếng động làm mất giấc ngủ cả nhà...Tách cà phê thơm phức nóng hổi gây cho ông cảm giác dễ chịu. Ông lặng yên như đang lật trang đời từ ngày qua định cư nước Mỹ …Nhớ ngày miền Nam bị mất, ông đi tù 5 năm trở về, lúc ấy ông chỉ mới ngoài 30 tuổi, người yêu đã sang ngang, cùng lúc mất tất cả. Ông chán chường cuộc sống chẳng thiết gì nữa, nhưng mấy năm sau duyên nợ đến cho ông gặp được cô giáo dạy mầm non tên Dung, không chê ông nghèo tối ngày đi “dọc đường gió bụi”. Hai người nên duyên và hơn năm sau cháu Việt ra đời, đến cháu Nga, cháu Nguyệt, và con trai út là cháu Quân. Gia đình ông ở ké nhà mẹ vợ, ông làm đủ thứ nghề ai kêu gì chạy đó, sau có được chiếc xe đạp thồ đón khách.
Sáng thứ Bảy cuối tháng 5 trời trở lạnh với mây mù và vài thoáng mưa phùn. Tự nhiên tôi chạnh lòng nhớ đến đàn chị Nguyễn Tinh Châu. Mai là ngày giỗ 3 năm của Chị. Thời gian qua thật nhanh. Sự ra đi của Chị quả là một mất mát lớn cho Hội YKH chúng ta, không những vì Chị là một trong những hội viên kỳ cựu, mà vì những hoạt động xã hội đắc lực của chị trong kêu gọi và thành lập quỹ cứu trợ nạn nhân cho nhiều thiên tai tại Mỹ, Nhật (Tsunami, 2011), Phi Luật Tân (Typhon Haiyan, 2013) và ngay cả Việt Nam (Bão Xangsane, 2006)…Và nhất là quỹ tương trợ hàng năm nhằm giúp đỡ các Thương Phế Binh sống cùng cực tại quê nhà. Con số đóng góp luân chuyển từ 8 ngàn đô cho đến 10 ngàn đô nói lên được sự nhiệt tình của Chị và của anh chị em chúng ta cho một mục đích chung, đúng, xứng đáng, nhân nghĩa và truyền thống.
Hồi đó, trong những kỹ sư mới ra trường về làm cho Bưu Điện, anh là một người tôi không ưa nhất, và có lẽ tôi cũng là người anh ghét nhất. Anh đẹp trai, con nhà giàu, mỗi cái tội mặt kênh kênh và cái giọng Huế. Cái giọng nói nặng trịch, oang oang sao mà khó ưa. Không những tôi mà cả mấy đứa bạn cùng cơ quan mỗi khi thấy anh đi ngang là che miệng cười nhái: đi mô rứa tề. Tôi ghét nhất là có lần anh lái xế hộp chở mấy ông bạn đi uống cafe, thấy tôi đi ngang mấy người bạn bảo dừng xe rủ tôi đi cùng, anh nói kệ nó, cái con nhỏ phách lối. Sau này thân nhau rồi, có lần tôi hỏi tại sao anh làm vậy, anh trả lời, “Lúc nào cũng thấy mấy thằng bạn cùng lớp xoay quanh em, mà mặt em cứ tỉnh bơ như thể ta là cái rốn vũ trụ, nhìn xốn mắt!”
Bà tiếp tục: Gia đình chúng tôi vượt biên theo diện “bán chánh thức” do nhà nước tổ chức. Mỗi đầu người phải đóng đủ 15 “cây” vàng. Gia đình gồm 10 người đúng ra phải đóng 150 cây nhưng đứa gái út lúc đó mới có 10 tuổi (giờ đây đã là bác sĩ sản khoa nổi tiếng ở thành phố này) nên nhà nước “ nhân đạo” cho đóng nửa suất là 7 cây rưỡi. Vậy là gia đình đóng tổng cộng 145 cây rưỡi để được ra khơi, còn có thoát được hay không thì không ai chịu trách nhiệm. Con tàu có sức chứa 180 người nhưng người ta đã thu vàng và cho lên tàu đến 240!” “Bước đầu mới đến Mỹ cũng như biết bao thuyền nhân khác, chúng tôi phải đối mặt với vô vàn khó khăn và làm nhiều việc khác nhau để mưu sinh, ổn định đời sống và tiếp tục cho con ăn học thì không phải là dễ dàng gì, nhưng cũng không phải là khó lắm nếu mình có quyết tâm. Ông thì sang một cửa hàng bán sandwich và thức ăn nhanh (fast food ) học chế biến thức ăn và tự điều hành cửa hàng, còn tôi thì đi làm trong hãng đóng gói đồ nữ trang,
Nhưng, định mệnh vẫn còn muốn trêu ngươi tôi. Cơn bệnh ung thư ngực quái ác đã tìm đến với tôi, như thêm một đòn giáng chí mạng vào cuộc đời bất hạnh. Tiền bạc không có. Bảo hiểm sức khỏe không có. Người thân không có. Luật lệ, kiến thức của xứ người tôi cũng không có. Sẽ như thế nào, những ngày trước mắt của ba mẹ con tôi?
Nói đến những chuyện lừa gạt, hẳn mọi người cũng đã biết qua, từ tin tức báo chí, trên đài truyền hình, và rất nhiều chuyện phỉnh gạt thường xuyên xảy ra được truyền miệng từ người này qua người khác đã lâu rồi. Trong thời gian dịch bệnh, cấm cửa, lạm phát, kinh tế khó khăn, nên đã sinh ra nhiều chuyện lường gạt đảo điên không ai lường trước được. Con người nghĩ ra đủ cách để mà lường gạt nhau. Cùng lúc, đã vậy lại còn nhiều điều không may đã ập đến, không trở tay kịp, khiến cho cuộc đời đang lo toan dịch bệnh lại thêm lo lắng, vừa tình hình dịch bệnh, lại thêm thế thái nhân tình, nhân cơ hội, lợi dụng tình thế mà gia tăng, đã làm cho tinh thần mọi người càng thêm căng thẳng gấp bội.
Nhạc sĩ Cung Tiến