Hôm nay,  

Mùa Thu và Lễ Tạ Ơn

26/11/202013:14:00(Xem: 5192)

C:\Users\Dinh\Desktop\happythanksgiving3.gif


Ngọc Hạnh

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***


Mùa lễ Tạ Ơn nằm trong Thu là mùa đáng yêu trong năm sau mùa Xuân. Khí hâu mát mẻ, không nóng nực như mùa hè, không lạnh lẽo như mùa Đông. Rừng cây thay lá đổi màu từ xanh thành vàng, cam, đỏ…cảnh thiên thiên quá đẹp và không nghệ sĩ tài hoa nào có thể tô điểm trang trí cho bằng. Mùa Thu cũng là đề tài, nguồn cảm hứng vô tận cho văn nhân, thi sĩ từ xưa đến nay.

Cụ Nguyễn Khuyến thì: 

Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo


Và thi sĩ Lưu trong Lư trong bài “Tìếng Thu” có những câu thơ 5 chữ đươc nhiều người nhắc nhở:

Em không nghe rừng Thu

Lá Thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác,

Đạp lên lá vàng khô… 


Tôi rất yêu mùa Thu Hoa Kỳ và đã cùng bè bạn đi xem họ bày bán trái bỉ đỏ, nhiều lắm, xem hoa cúc, lá đổi màu khi mùa Thu đến. Các nơi bán cây cảnh bày biện vô số hoa cúc nhiều màu sắc và hoa pensees, loại hoa mong manh nhưng chịu được lạnh lẽo, mưa tuyết mùa Đông. Ngoài ra xứ Cờ Hoa vào mùa Thu có lễ Tạ Ơn truyền thống, gia đình con cháu xa gần, bà con thân hữu sum họp vui vẻ…


Mọi năm tôi háo hức mong ngày lễ Tạ Ơn vì là ngày con cháu ở xa, bà con gia đinh xum họp nhưng năm nay khác. Tôi gởi điện thư và gọi điên thoai cho con cháu ở xa đừng về thăm nhà vì dịch cúm Covid đang hoành hành khắp nơi. Đi phi cơ hay xe lửa chưa chắc đã an toàn dù hành khách ai cũng mang khẩu trang.Thât xót thương cho các nạn nhân chết thảm vì Covid nhất là những người trẻ tuổi tương lai nhiều hứa hẹn.Khó khăn lắm mới đến xứ Cờ Hoa văn minh, nếu chết vì Covid thật đau lòng, khó nhắm mắt. 

    Lệnh cấm đông người còn hiệu lực

    Phòng bệnh khẩu trang vẫn phải mang


Tôi nhớ cách đây hơn 40 năm đồng bào Việt Nam già, trẻ gần cả triệu người vượt biển, vượt rừng đi tìm tự do. Một số đến nơi, một số vùi thây nơi biển cả hay bỏ xác trong rừng sâu. Phải rời bỏ quê hương, nhà cửa, họ hàng thân quyến, trốn chui trốn nhủi, kề cận cái chết và sự rủi ro, tìm nơi khác nghiệp lập nghiệp là điều khổ tâm, không ai muốn. Ai được bình an, đinh cư xứ tự do kể như … có phước lớn. Quốc gia khác tôi không biết nhưng Hoa kỳ đã cưu mang hàng trăm ngàn gia đinh Viêt Nam, cho trẻ em đến trương học, tìm việc làm cho người lớn. Cấp nhà cho người già có lợi tức thấp, trợ cấp cho những người Mẹ đơn thân. Sau chục mấy chục năm đời sống người Việt Nam vượt rừng, vượt biển ngày xưa phần lớn đã ổn định. Một số đã thành công nơi quê hương thứ hai như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Phó Đề Đốc Hải Quân Nguyễn Từ Huấn, tuớng Luơng xuân Việt… Tôi cũng chia buồn với những gia đình có con em chết mất xác trên đường tìm tư do, cầu nguyện cho linh hồn người quá cố được an nhàn trong cỏi vĩnh hằng.


Theo tôi năm nay thời tiết vùng Hoa Thinh Đốn không giống như mọi năm, giữa tháng 11 lá vàng còn trên cành chưa rụng hết. Có cây lá vẫn còn xanh. Thường các năm khác vào cuối tháng 10 cây đã trơ cành trụi lá. Ngoài ra ra về đêm trời lạnh như mùa Đông. Ngày còn đươc 47-50 độ F nhưng giữa đêm có khi còn 30 độ F tức O độ C. Trời đã lạnh thực sự chứ không se lạnh như mùa Thu năm khác. Ngồi trong nhà có lò sưởi ấm áp tôi liên tưởng đến những kẻ không nhà ở Hoa kỳ, những người nghèo cao nguyên Viêt Nam và tôi nhớ các thành viên thân mến trong Nhà Viêt Nam. Vùng Hoa thinh Đốn, Virginia có Nhà Việt Nam đã nấu cơm cho những người vô gia cư mỗi tháng 1 hay 2 lần, do các thành viên trẻ, các thân hữu tham dự, nấu thưc ăn, phát cơm cho người nghèo, vô gia cư. Cô Thu Thủy, thư ký Nhà Việt Nam và chị chủ nhiêm Nguyệt San Kỹ Nguyên Mới Lê thị Nhị phụ trách công việc tốt đẹp này gần 10 năm nay. Vào mùa lễ Tạ Ơn, lễ Giáng Sinh, Nhà Việt Nam cùng tổ chức trẻ KÊT ĐOÀN bận rôn hơn vì ngoài việc phát thức ăn, các vị vô gia cư còn được phát thêm bao tay, vớ, có khi được phát chăn, mền. Chi Nhị có rủ tôi đi xem ngày phát thức ăn nhưng tôi chưa dự lần nào nhưng có được xem hình ảnh. Xin hoan nghinh Nhà Viêt Nam và các thiện nguyện viên. Đó là việc các năm trước, năm nay có dich cúm Covid tránh tụ họp đông người,tôi không biết nhà Việt Nam còn phát cơm cho người vô gia cư hay không.

Cây có cội, nước có nguồn. Nói đếnTạ Ơn thì tôi phải Tạ ơn rất nhiều người. Dĩ nhiên trước hết là cha mẹ, ng bà, thân bằng quyến thuộc. Trong hiên tại xin cám ơn các bác sĩ, Y tá, nhân viên trong bệnh viện đã không ngại lây nhiểm, gần gụi các bệnh nhân Covid ngày đêm, mong đem lại sưc khỏe và bình an cho bênh nhân.

Kế đến xin cám ơn dân chúng và nhà nước Hoa Kỳ đã có lòng nhân hâu cưu mang đông bào và gia đinh tôi bao nhiêu năm qua, cho đến trường học chữ, học nghề, tạo công ăn việc làm để mọi người được ấm no, hạnh phúc.


Ngoài ra tôi cám ơn Má tôi nhiều nhất, người phụ nữ góa bụa từ tuổi 25, từ chối bước thêm bước nữa, hy sinh tuổi thanh xuân, sống đơn độc không bờ vai nương tựa, không bạn đời để chia sẻ tâm tình, ở vậy nuôi 3 con thơ. Dĩ nhiên Má tôi được Cha, Mẹ thương yêu nhưng làm sao bằng được có người tri âm tri kỷ. Tôi cũng vô cùng tri ơn ông nôi, ông bà Ngoại đã cưng chìu các cháu mồ côi, giúp cháu quên đi nỗi buồn mất cha. Thương biết bao khi nhớ lúc ông bà chờ đón cháu tận ngoài cổng khi các cháu còn Tiểu học và mong chờ ngày lễ để các cháu trở về nhà sum họp với ông bà khi các cháu học trường xa. Cám ơn các chú bác, cô dì, cậu mợ, thân hữu đã cưu mang giúp đỡ gia đình chúng tôi khi loạn lạc tản cư và lúc hồi cư trở về quê cũ nhà đã tan hoang hư hỏng vì khói lửa.


Tôi cũng xin tri ơn các thày cô giáo dạy tôi từ lúc vỡ lòng, chữ viết lem nhem, đọc chưa thạo dù ngày nay thày cô không còn trên thế gian nhiều cám dỗ này nữa. Cám ơn các giáo sư đã kiên nhẫn dìu dắt cô học trò “châm tiêu” khi lên Trung và Đại học. Cám ơn các đồng môn, đồng nghiệp đã có lòng ưu ái, không quan tâm phiền trách các lỗi lầm, còn vui lòng chỉ bảo khi cần thiết…


Đến đây xin phép quý độc giả tôi được ca ngơi, cám ơn tình bằng hữu chị Bich Hà, giáo sư Pháp văn trưòng Trung học Nguyễn Trãi Saigon đã đưa đón tôi cả năm từ nhà đến trường và ngược lại vì lúc đó nhà tôi bị đi tù cải tạo. Hôm nào trường có họp tổ mỗi người mỗi ý đến khi thống nhất ý kiến, trời tối mịt chúng tôi mới về đến nhà. Bạn tôi người xứ Thần kinh, tôi người miền Nam chẳng liên hệ họ hàng chi cả nhưng vì thương bạn, chị Bích Hà nhọc nhằn đưa đón ngày này sang ngày khác. Bạn còn mẹ già con dại chờ ở nhà, cả hai đểu sốt ruột nhưng nếu bạn không đèo tôi về thì không biết bao giờ tôi mới về đến nhà vì phương tiện di chuyển lúc ấy rất hiếm. 


Nhân mùa Tạ Ơn tôi cám ơn người bạn đời đã cư xử với tôi như người anh, người bạn, người yêu dù anh đã rời xa gia đình vĩnh viễn mấy chục năm qua. Tôi cũng xin cám ơn Bà nôi các cháu là người mẹ chồng đáng kính, đáng yêu. Từ lúc về nhà chồng tôi thấy Cụ khác với các bà mẹ chồng người Bắc ngày xưa trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn hay rắc rối với con dâu. Bà nội các cháu có lòng thương yêu con cháu, họ hàng, khoan dung nhân hậu, hay giúp người gặp khó khăn. Các con phàn nàn thì Cụ bảo “khó giúp nhau mới thảo, giàu tương trợ ai màng”. Cụ thương con dâu hơn con gái vì theo Cụ “con gái là con người ta, con dâu mới thật là con nhà mình”. Cụ còn nhẹ nhàng dạy tôi cách xưng hô, cư xử với người Bắc. Ngày Tết các con dâu đều được cụ lì xì lấy hên. Trong lòng tôi yêu mến và cám ơn cụ quá chừng nhưng tôi chưa bao giờ nói điều ấy với cụ. Tôi xin cám ơn người chị dâu, chị và em ruột chồng tôi đã đối xử với tôi tốt đẹp trong tình chị em khi ở quê nhà, đã chăm sóc Cụ tôi lúc tuổi già khi chúng tôi chân ướt chân ráo ở hải ngoại, bận bịu mưu sinh.


Qua xứ người khi các cháu lên Đại học tôi có nhiều thì giờ rảnh rỗi nên viết loanh quanh cho vui. Lúc ấy tôi chưa có tự điển tiếng Việt nên dấu hỏi ngã sai be bét, đánh máy khoảng cách(space) không đều nhau. Ngày xưa miền Nam không cho dấu hỏi, ngã là quan trọng dù thưc tế sai dấu là sai nghĩa của từ, nên người miền Nam thường bỏ dấu sai. Mấy ông bà editor các báo chắc “phiền lòng “nhưng chẳng phàn nàn. Xin cám ơn các chủ bút, nhà báo, các editor diễn đàn rất nhiều …


Xin cám ơn quý anh chị em ảo và thật gần xa. Tôi tham gia vài diễn đàn, trao đổi văn thơ tin tức với các văn thi hữu. Người mới quen, người quen đã lâu. Quý vị thật dễ thương, dễ mến, nhanh nhẹn thông minh, đầu óc sáng trưng, đối đáp xướng họa rất nhanh. Các diễn đàn thì trình bày xinh đẹp. Có người tôi biết mặt, có người tôi chỉ biết tiếng mà thôi như những anh chị em cư ngụ ở các tiểu bang hay quốc gia khác. Cám ơn Chủ Tich Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ khéo ngoại giao Hồng Thủy, Phó Chủ Tich Cung Lan, các cô chủ diễn đàn dễ thương Phương Thúy,Ngọc Hà, Kim Oanh, ông Hương Dương đã đăng bài tôi lên diễn đàn, cám ơn nhà thơ lão thành Lão Mã Sơn, tuy tuổi cao (97 tuổi) nhưng vẫn sáng tác , khuyến khich tôi tiếp tục cầm bút, cám ơn các anh chi em, quý độc giả gần xa đã xem và rông lương cho lời khich lệ.

Sau cùng cám ơn con gái yêu thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi gõ gõ trên com piu tơ khi có đề tài: điều chỉnh ánh sáng hợp lý, mua desktop mới và nhất là chịu khó tìm lại nhưng đoạn văn đã mất. Tôi đã ”save“ tử tế trước khi rời bàn viết vậy mà có khi mở lại mất nguyên một đoạn văn…


Nhân ngày lễ và Năm Mới sắp đến tôi trân trọng mời cô VY về chốn thiên thu, biến mất trên cỏi đời để thiên hạ an lòng làm ăn, kinh tế phục hồi, trường học, tiệm buôn… mở cửa. Ngoài sân cỏ vẫn xanh, nắng vàng tươi đẹp, tôi xin chúc quý anh chị em, quý độc giả, quý đồng hương trong và ngoài nước được bình an, vui khỏe trong mùa lễ và mãi mãi.


Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
30/11/202004:29:37
Khách
"Tuổi già nhưng tâm và lời văn thì không già ", đây là trường hợp của tác giả Ngọc Hạnh này vậy.
28/11/202008:39:57
Khách
Bài viết ấm tình người trong mùa lễ Tạ Ơn . Cám ơn Cô luôn là tấm gương sáng , biết nhớ ơn mọi người bằng lời hay ý đẹp đầy đức độ . Kính chúc sức khỏe Cô
28/11/202005:07:21
Khách
Thật vui khi lại được đọc bài mới của Cô! Cám ơn Cô đã viết một bài thật “Thanksgiving”. Con chúc Cô luôn bình an và nhiều niềm vui trong mùa lễ. Mong lại được đọc thêm nhiều những bài mới của Cô.

Kính,
ĐCBinh
27/11/202007:51:19
Khách
Cám ơn chị Ngọc Hạnh bài viết đáng quý, tấm lòng tác giả
tạ ơn đầy đủ mọi người mọi thành phần..,
Bài viết nào của chị cũng có tấm lòng dịu dàng nhân hậu uống nước nhớ nguồn cho giới trẻ nói theo.
Mong chị tiếp tục viết mãi.👏👏

P. Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,943
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.