Hôm nay,  

Chuyện Bà Tư

20/10/202009:44:00(Xem: 7952)

Ngọc Ánh 
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.


***     


 Bà tư nằm trên võng tòn teng chăm chú đọc bản hướng dẫn bầu cử , bà ở Mỹ cũng không lâu nên tiếng Anh tiếng U còn lơ mơ nhưng ba cái vụ chính trị, quốc gia đại sự này thì nhất định phải theo dõi từng ngày, bầu cử năm nay có nhiều vấn đề quan trọng, nhiều tình tiết sôi nổi gây cấn hơn hẳn mấy đời Tổng Thống trước, hổng hào hứng sao mấy ông nội bà ngoại Việt Nam mình kình chống nhau ì xèo, thiếu điều rút súng bắn nhau cho hả nư tranh đấu vì màu cờ sắc áo. Ủa mà áo nào vậy ta? mình chỉ chung cái áo tị nạn thôi mà, chỉ là Mỹ giấy da vàng thiểu số thôi chứ đâu được gọi là hàng chính hiệu con cháu Uncle Sam, biết là ăn cây nào rào cây đó, mình phải có trách nhiệm với đất nước đã cưu mang mình, nhưng có cần thiết phải trâu trắng trâu đen với nhau trong cái vụ bầu cử này không. Thiệt tình bà tư không hiểu nổi? 

Gần cả năm nay rồi, nước Mỹ chịu đựng biết bao nhiêu chuyện hổng bình yên, dịch bệnh COVID rồi thiên tai bão tố, cháy rừng, tới gần ngày bầu cử lại rần rần cái vụ cuồng / chống giữa hai phe Cộng hòa, Dân chủ, email thì tràn ngập thông tin trên trời dưới đất, tin giả tin thiệt hầm bà lằng khiến cử tri quay mòng mòng về hai ứng cử viên nặng ký, bên khen thì coi như Thánh tái sinh, mà bên chê thì đối thủ cạnh tranh có đủ thói xấu trên đời..Email viết bằng tiếng Việt có tên người gởi bằng họ Việt đàng hoàng nhưng những lời lẽ nhục mạ dành cho kẻ khác ý kiến với mình bằng ngôn từ thô lỗ thì thiệt tình hổng giống văn hoá ViệtNam hồi xưa chút nào, may mà tụi nhỏ Mỹ gốc Việt đọc không rành chữ Việt nên không bị sốc cái vụ này, chớ chúng nó mà biết thì tai hại vô cùng.

Hổng hiểu ở các tiểu bang khác ra sao chớ ngay trung tâm thủ đô tị nạn của bà tư thì tuần nào cũng có nhóm người đi tuần hành ủng hộ phe này phe kia trong khí thế vui vẻ cởi mở là chuyện rất đáng khen, thể hiện quyền Tự do Dân chủ mà, nhưng đôi khi lại có chuyện kình chống nhau thiếu điều hai bên uýnh xáp lá cà, coi lại trên YouTube toàn là ông bà nội/ngoại người mình không hà, đâu thấy người Mỹ sửng cồ ba cái vụ này đâu? Hoặc nếu có cũng trong tinh thần thượng tôn pháp luật, bà từng thấy hai ông hàng xóm Mỹ cùng đi bộ trong park gần nhà, ông đội nón đỏ của Trump và ông mặc áo thung hình Biden, họ say Hi vui vẻ với nhau mà. Sự ôn hoà là tánh cách đáng nể của người Mỹ, còn dân mình sao nóng dữ vậy ta?

Ông nào thắng cử thì cũng vài năm rồi xuống theo luật định, chuyện xây dựng nước Mỹ hùng mạnh là chuyện đời đời của mọi người công dân sống trong đất nước này, tinh thần tôn trọng Hiến Pháp với những giá trị mặc định đúng đắn làm thành trì vững chắc thì lo gì nước Mỹ không vững mạnh trong thế giới Tự Do, còn anh em mình lẽ nào vì chuyện bầu cử này mà giận hờn ghét bỏ nhau, đoạn tình giao hảo mấy chục năm bè bạn, huynh đệ chi binh từ thời khói lửa quê nhà. Lòng bà tư trĩu nặng nỗi buồn khi nghĩ tới điều này.



Hổm rày mail gửi về cả đống quảng cáo ứng viên địa phương hay mấy cái dự luật yes, no gì đó toàn bằng tiếng Mỹ khiến bà lên Google dịch gần chết mà không nắm vững họ muốn nói cái giống gì, cuối cùng bà cũng xin được bản Voter Information Guide bằng tiếng Việt, mừng húm!

   Bà tư chăm chú đọc từng trang, cái nào quảng cáo mà bà nghe lọt lỗ tai thì bà khoanh tròn nháp trước, chừng nào viết thiệt thì coi lại lần nữa cho chắc cú, bút sa mà gà hổng chết nhưng mấy ông bà dân biểu bị bà tư unfriend là chết ngắt, chưa bao giờ bà thấy mình uy quyền đến như vậy, dù thật tế bà chỉ là công dân hạng bét của xứ sở này, nhưng bà được cái quyền đi bầu cử trong đất nước có tự do dân chủ theo hiến pháp đàng hoàng, bà được quyền chọn lựa “đại biểu nhân dân”theo ý bà mà không bị áp lực của bất cứ đảng phái nào, cái điều mà mấy chục năm sống trong chế độ Cộng Sản bà không hề có được, hỏi sao bà không hào hứng. Mấy lần bầu cử Tong Tong trước cũng bình thường, hay tại bà lúc đó không quan tâm nhiều đến chính trị nước Mỹ, nhưng lần này thì khí thế hừng hực quá, tại hai nhân vật ứng cử thuộc loại có sừng có mỏ gõ với nhau hay tại người Việt mình hăng hái quá mức cần thiết mà nhảy vô giương ngọn cờ yêu nước và mắng kẻ đi ngược đường với mình là đồ phản quốc. Hết biết luôn!

Lòng khoan dung tử tế của Việt Nam mình xưa nay đâu mất tiêu rồi?   Nếu phe bạn thắng không có nghĩa là tui sai, nếu phe bạn thua cũng đâu có nghĩa là bạn thất bại, dù gì mình cũng đã hết lòng tranh đấu vì chánh nghĩa, ít ra cũng là sự chọn lựa tốt nhất khi nghĩ đến quê hương ngàn dặm của bọn mình.

  Còn hơn mười ngày nữa là đến bầu cử, dân chúng sợ Covid nên cũng đi bầu lai rai qua mail rồi, bà tư bỏ mấy buổi để ngâm cứu và chọn lựa người ưng ý theo suy nghĩ của bà, có thể ông tư chọn khác hay đồng thuận với bà hổng biết chừng  (ai biết được trong đầu mình nghĩ gì?) nhưng hai vợ chồng tránh bàn luận vấn đề nhạy cảm này để khỏi chia tay lãng nhách, ngay từ đầu mùa bầu cử họ đã dán hàng chữ như một châm ngôn trên tường: 

Đừng mù quáng bỏ phiếu cho một tương lai vô định” 

  Bà coi nước Mỹ như quê hương thân thiết của bà, nghe ông tướng Mỹ nào đó hỏi một câu thấm đau “Nếu nước Mỹ sụp đổ thì quý vị sẽ đi đâu?”Dĩ nhiên ý của ông không phải là bi quan với chữ nếu mà thật sự câu hỏi đã truyền đi một thông điệp mạnh mẽ vô cùng, Mỹ không bao giờ sụp đổ nếu mỗi người trong chúng ta đều yêu thương gắn bó với đất nước này, quyết tâm vượt qua cơn lũ thời cuộc, nhất là trong giai đoạn vô cùng khó khăn hôm nay.

  Bà tư cẩn thận dán lại bao thư sau khi đánh dấu sự chọn lựa kỹ càng, cầm lá phiếu trên tay trân trọng với quyền Tự Do tuyệt đối của mình, bà thề là giữ bí mật của riêng bà tới ngày kết thúc bầu cử, nhưng nếu lỡ hàng xóm Việt tò mò hỏi bà bầu ai thì bà sẽ cười cười trả lời theo kiểu trớt quớt rất Việt:

-“già muốn chết rồi bầu bì gì nữa?” 


Ngọc Ánh 

10/2020

  

 

Ý kiến bạn đọc
04/11/202008:18:15
Khách
Dân tộc VN chúng ta luôn mang trong lòng mặc cảm tự ti , tâm trạng của kẻ nô lệ , luôn sống lệ thuộc vào các nước lớn như Mỷ và Tàu ,mà chưa bao giờ tự mình đứng lên bảo vệ nước mình , không có tin thần tự tôn , tinh thần độc lập ,để tự mình đứng lên mà không cần bất cứ sự giúp đở của bất cứ nước lớn nào, so sánh với các nước Đông Nam Á quanh ta :Nhật, South Korea, Malaysia,Indonesia,( Taiwan,HongKong họ ghét China cở nào mà họ đâu có diển hành ủng hộ Trump ở Mỷ , chỉ có VN thôi tại sao ? Vì chúng ta vẩn còn mang trong lòng bản chất nô lệ luôn sống nhờ vào các nước lớn như Mỷ để sống còn , tôi cảm thấy xấu hổ khi thấy chỉ có VN diển hành với niềm hy vọng chỉ có Trump mới giúp VN đánh China . Sao ở Mỷ rồi mà vẩn còn mang tính lệ thuộc đó , xấu hổ quá đi .
23/10/202023:20:52
Khách
Oops ! Xin sửa lại là : "Khi so sánh số cử tri đi bầu trong năm 2014 và 2018 thì cơ quan AAPI (Asian Americans and Pacific Islanders ) nhận thấy có sự gia tăng của cử tri gốc Ấn và Phi luật Tân , còn về cử tri gốc Việt thì không có sự thay đổi nào cả ".
23/10/202023:09:18
Khách
"...những lời lẽ nhục mạ dành cho kẻ khác ý kiến với mình bằng ngôn từ thô lỗ thì thiệt tình hổng giống văn hoá ViệtNam hồi xưa chút nào, may mà tụi nhỏ Mỹ gốc Việt đọc không rành chữ Việt nên không bị sốc cái vụ này, chớ chúng nó mà biết thì tai hại vô cùng". Trích .

https://www.msn.com/en-us/news/world/insider-poll-more-than-20-of-asian-americans-say-they-do-not-plan-on-voting-in-the-2020-election/ar-BB1aj2mi?li=BB141NW3

Theo cuộc thăm dò ý kiến vào tháng Mười của Business Insider phối hợp với SurveyMonkey Audience thì hơn 20 phần trăm người Mỹ gốc Á dự định sẽ không đi bầu ngày 3 tháng 11, so sánh với 2 phần trăm người da đen và 3 phần trăm người gốc Nam Mỹ.

Các lý do giải thích cho sự kiện này, tỷ dụ như nghị trình tranh cử của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chẳng có điều chi thật sự lôi cuốn người gốc Á, như ba phần tư người gốc Á ở Mỹ sinh trưởng ở ngoài nước Mỹ, nơi mà họ đã không tham dự vào diễn trình bầu cử dân chủ.

Khi so sánh số cử tri đi bầu trong năm 2016 và 2018 thì cơ quan AAPI (Asian Americans and Pacific Islanders )nhận thấy có sự gia tăng của cử tri gốc Ấn và Phi luật Tân , còn về cử tri gốc Việt thì không có sự thay đổi nào cả.
22/10/202001:26:04
Khách
Lời văn và ý tưởng trong bài đều hay.
21/10/202016:51:41
Khách
>"Email viết bằng tiếng Việt có tên người gởi bằng họ Việt đàng hoàng nhưng những lời lẽ nhục mạ dành cho kẻ khác ý kiến với mình bằng ngôn từ thô lỗ thì thiệt tình hổng giống văn hoá ViệtNam hồi xưa chút nào, may mà tụi nhỏ Mỹ gốc Việt đọc không rành chữ Việt nên không bị sốc cái vụ này, chớ chúng nó mà biết thì tai hại vô cùng.”

Bà Tư nói đúng lắm. Nguời VN hải ngoại bây giờ xấu hơn nguời miền Nam truớc 1975 . Truớc 1975 báo chí truyền thông miền Nam không bao giờ gọi lãnh tụ tuớng lãnh miền Bắc là thằng hay hắn . Nhưng phía CS thì dùng những chữ này ngay cả trong sách Ðại Thắng Muà Xuân Ðại Tuớng VTD cũng dùng chữ hắn để chỉ TT Thiệu và vu khống đem 16 tấn vàng đi. Hận thù trong ngôn ngữ VN bắt đầu từ thời cải cách ruộng đất qua thơ văn của Phó Thủ Tuớng Tố Hữu (Giết giết không ngừng nghỉ) và các bài do chủ tịch HCM giấu tên lên án bà Cát Thanh Long đăng trên báo Nhân Dân. Ngay cả Việt sử dạy tại truờng học, miền Nam cũng không gọi ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp lãnh đạo Việt Minh là thằng hay hắn . Sau tháng 4 1975 phiá CS dùng những từ ngữ thời cải cách ruộng đất dạy dỗ trẻ em miền Nam, gọi phe thua cuộc là "những thằng có nợ máu với nhân dân" để biện minh cho trả thù thủ tiêu đánh đập dã man . Miền Nam không ai gọi VC hay Bộ đội có nợ máu nhân dân cả . Số nguời miền Nam lớn lên trong giáo dục nhân bản của VNCH thì lễ phép nhưng số trẻ con VN thống nhất bị nhồi sọ hận thù của thời cải cách ruộng đất lớn lên qua đến Mỹ vẫn còn hận thù. May mắn là truờng học Mỹ không dạy hận thù như VN, và tiếng Anh cũng không có chữ tuơng đuơng với thằng, hắn, ai cũng là Mr. Mrs. Miss him her không phân biệt. Vaì chục năm nữa thế hệ VN hận thù đuợc CS VN nhồi sọ sẽ chết và dân VN hải ngoại sẽ tốt hơn.
21/10/202007:21:59
Khách
Toi thich but phap cua tac gia tham tram va y nhi. Cau chuyen don gian nhung da ta chan hien thuc su tuong tan vi khac chu kien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,802,352
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến