Hôm nay,  

Khi Anh Chị Tháo Chạy

13/08/202000:00:00(Xem: 7091)
doan-thi
Đoàn Thị

 

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả. 

***

Anh Hai lấy vợ năm 71 có hai con, một lần đụng độ chuyện gì đó với chị Ba, anh phán :

- Đời anh từ nay chỉ có vợ con thôi, không còn dính líu với gia đình nữa.

Câu nói đó làm mọi người thẩn thờ, ba thở dài nói :

- Sinh con ai sinh được lòng !


Lan chới với không hiểu anh nói vì nóng giận hay anh nói thật lòng.

Sau đó tuy không còn giận chị Ba nhưng anh thật sự không quan tâm đến bất cứ ai trong gia đình.


Chị Ba cũng không hơn anh, lấy chồng rồi cũng xa rời gia đình, khi nào cần réo ba má và anh em giúp đỡ thì chị lên tiếng rồi thôi.


Lan một nách chồng con, chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ nhưng không vì thế mà tôi quên ba má anh chị dù trong nghi lễ hôn phối có câu :

- Từ nay người Nam, người Nữ sẽ rời bỏ cha mẹ và anh em để gắn kết với nhau trong nghèo khó, bệnh tật cũng như lúc giàu sang, hạnh phúc cho đến cuối đời.


Dựa vào nghĩa đen của câu trên thì anh chị chả có gì sai trái, riêng Lan không giống anh chị vì luôn nhớ lời má dặn, các con chỉ có ba anh em, sau này dù có gia đình riêng vẫn phải thương yêu nhau.

Thật ra Lan thương anh chị từ tấm bé, tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng, tình cảm đó là gia tài của ba má chỉ riêng Lan thừa hưởng trong ba đứa con. 


Hai mươi năm trước anh Hai cho con gái lớn du học Mỹ, con bé lập gia đình ở Seattle bảo lãnh anh chị và thằng em đoàn tụ với vợ chồng nó, lúc đó em nó đã 21 tuổi nên phải ở lại VN.

Sau này gia đình con gái anh chuyển qua Texas, anh chị bơ vơ hai mình, vợ anh yếu đuối về mọi mặt, không khéo vén, bếp núc tàm tạm lại thích ăn ngon nên anh vương vai Phù Đổng một đời phục vụ vợ con chí tử.

Con gái anh giỏi bao nhiêu thì thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu, biết sẽ đi Mỹ mà không học tiếng Anh.


Chị Ba theo chồng qua Mỹ năm 92 vài năm sau chồng chị ly dị lấy vợ mới, từ đó chị thay đổi hẳn, vì không có con nên chị giao tế rộng rãi, du lịch đó đây rong chơi với đời.

Vài cuộc tình hờ nẩy sinh, có mối trụ được tám năm rồi chia tay vì tính chị ham vui như con nít, cơm nước qua loa vui chơi là chính, vài ông tìm chị Ba để được nâng khăn sửa túi thất vọng chào thua.


Trong ba anh em, chị Ba là người kém may mắn, lương thấp tự thân sinh sống lại có tính ham vui ăn xài bạc mạng, Lan từng giấu chồng con giúp tiền chị Ba từ lúc còn ở VN cho đến sau này.


Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự, riêng Lan thường xuyên gọi qua Mỹ chia sẻ vui buồn với anh chị. 

Những lần gia đình Lan qua thăm anh chị, ngoài quà cáp cho anh chị, Lan dúi riêng vài trăm cho chị Ba, có lần chị rủ Lan mua vàng làm của. 

Từ đó mỗi lần đi Mỹ Lan mang thêm tiền mua vàng nhờ chị giữ cho Lan, chị ghi sổ đàng hoàng tổng số quy ra tiền gần mười ngàn đô, năm kia Lan biếu chị hết số vàng đó để chị chuẩn bị về hưu.


Mười mấy năm trước chị Ba làm giấy bảo lãnh cho gia đình Lan đi Mỹ vì muốn ba anh em đoàn tụ với nhau, Lan mừng nhưng cũng chả mong đợi vì thời gian đáo hạn dài đăng đẳng, chừng nào đến đó hẳn hay.

Vừa rồi Lan nhận giấy báo hồ sơ đi định cư đáo hạn, các con của Lan đã lập gia đình nên chỉ vợ chồng Lan đi Mỹ thôi, chị Ba nhờ dịch vụ di trú ở Cali lo mọi thủ tục để nộp đơn cho Lan dĩ nhiên Lan trả mọi chi phí.  

Hồ sơ của Lan vừa nộp xong chị Ba nhờ anh Hai gọi cho Lan đề nghị gia đình Lan khi đến Mỹ lên thẳng nhà anh Hai ở Seattle để anh Hai giúp lo thủ tục giấy tờ vì chị không kham nổi chuyện này. 


Anh Hai đang chờ đón quý tử từ VN đi đoàn tụ gia đình, xui xẻo BS vừa báo tin anh bị ung thư thời kỳ cuối không biết chết lúc nào, hung tin khiến anh rơi vào cơn trầm cảm.

Mai này nếu anh ra đi ai sẽ lo cho thằng con chân ướt sủng rượu bia Sàigòn sắp qua chỉ biết vài chữ tiếng Anh, vợ muôn đời dị ứng ngoại ngữ chỉ biết « To quơ », con gái của anh ở tiểu bang xa sẽ không giúp gì được má và em trai của nó. 


Anh Hai gọi về VN cho Lan tâm sự :

- Chị Ba giao cho anh lo thủ tục giấy tờ tùy thân khi hai em đến Mỹ, sẵn hai đứa lên đây thuê phòng nhà anh chị, chỉ năm trăm một tháng thôi, nếu anh mất sớm hai đứa muốn mua lại căn nhà của anh cũng được.

Anh không biết mình chết lúc nào, nhờ hai em chăm sóc hai mẹ con thằng Toàn giúp anh, mẹ con nó lơ mơ không rành tiếng lỡ quên đóng thuế hay tiền điện nước… có ngày bị đuổi khỏi nhà không chừng.

Dù sao thì em từng làm việc với công ty ngoại quốc rành tiếng Anh thay anh lo cho chị và thằng Toàn. Em tính với chồng em lo bán nhà đi rồi báo cho anh biết sau, bây giờ anh bận công việc, anh em mình sẽ nói chuyện sau.


Anh cúp điện thoại, Lan thẫn thờ, nghĩ đến lời má dặn nước mắt chực trào không ngờ mình lại lâm vào cảnh ngộ éo le thế này.

Cả tháng nay Lan thẫn thờ như người mất hồn không hiểu vì sao chị Ba tháo chạy ngại phải giúp Lan làm giấy tờ tùy thân nên đẩy Lan qua anh Hai cho rảnh nợ để rồi anh lại giao cho Lan trọng trách thay anh lo toan cho vợ con sau khi anh khuất bóng.


Lan không biết nói làm sao để anh chị hiểu khi anh chị tháo chạy, Lan rơi vào cơn hoảng loạn như ngày Sàigòn bị đổi tên mà không dám nói cho chồng biết sự thật phủ phàng.

Sao thế nhỉ, sao Lan cứ chạy theo anh chị suốt cuộc đời này mà chả bao giờ nhận ra anh chị mãi là chiếc bóng xa dần tầm tay với từ lâu lắm, từ lúc Lan còn bé.  

Đứng trước bàn thờ Ba má Lan buồn hiu, nói nhỏ:

- Ba má ơi suốt đời này con chưa bao giờ nghĩ con là đứa con duy nhất của ba má vì con luôn tin  anh Hai, chị Ba là anh em máu mủ, điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi.


Đoàn Thị, tháng Tám 2020

 

Ý kiến bạn đọc
13/08/202014:46:01
Khách
Người Tàu có câu: “anh em kiến giả nhất phận”, nói nôm na là “thân ai nấy lo”. Tôi còn nhớ có lần trong một diễn đàn mọi người bàn luận về câu thành ngữ trên. Một người bực mình nên viết: “nói như vậy thì khi chết có chó nó thèm đi đưa đám”.
Theo tôi thì anh em phải biết giới hạn giúp đỡ nhau sau khi lập gia đình. Đừng để trở thành lợi dụng nhau như: “tình gia đình đôi khi lấn lướt nghĩa vợ chồng” hay “Từ ngày ra hải ngoại sinh sống, anh Hai, chị Ba chỉ liên lạc với Lan khi nào anh chị có chuyện buồn cần trút bầu tâm sự”. Đã lợi dụng đến độ người ở VN phải giúp đỡ cả tiền bạc lẫn tinh thần cho người định cư tại Mỹ. Thường thì ta vẫn thấy ngược lại, người hải ngoại giúp đỡ người trong nước.
Trích: “thằng con còn kẹt ở VN dở tệ suốt ngày chỉ ăn với nhậu”. Tôi biết có người bảo lãnh cả gia đình em mình qua Mỹ. Thằng con trai chỉ chịu ở một thời gian là quay về VN lại. Nó ở VN sướng quá, ngày cứ tà tà ăn nhậu la cà, tối vào vũ trường nhót với mấy em. Qua Mỹ cực thật, sáng tối cứ bù đầu đi làm mờ mắt. Bố, mẹ và chị nó cứ tháng tháng chung nhau gửi về bốn trăm đô là nó sướng mê tơi rồi. Tết tới còn có bonus thêm năm trăm đô rong chơi ba ngày tết nữa. Đây là sự lợi dụng và làm người phải hiểu và biết để nâng đỡ nhau chứ không để hại nhau.
13/08/202009:46:57
Khách
Có gì đó nghèn nghẹn với ... "điều đáng buồn chỉ riêng con tin điều đó thôi !" Vẫn thích đọc những bài viết của chị ở đây cũng như trên bienkhoi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,683,832
Cuối tháng 7, năm 2020, nạn dịch Tàu vẫn đang hoành hành khắp nơi trên đất Mỹ; tất cả các nước trên thế giới đều lo sợ cuống cuồng, vội đóng cửa biên giới đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Không cho ai ra khỏi nước mà cũng không cho phép bất cứ ai vào nước mình. Kinh tế lao đao, người dân khổ sở, tù túng, quanh quẩn trong nhà mơ đến ngày được trở lại cuộc sống bình thường trước đây. Sau 5 lần trì hoãn chuyến bay, tôi cũng phải lên đường đi công tác để thay thế cho những đồng nghiệp đang mắc kẹt ở nước ngoài đã quá thời hạn làm việc mà chưa về được với gia đình. Họ gởi emails van xin hãng cố gắng tìm cách giúp đỡ về nhà càng sớm càng tốt.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Năm nay có những chuyện xảy ra không ai có thể tưởng tượng được mà hệ lụy rất lớn lan rộng khắp hành tinh như dịch cúm Covid-19. Rồi biểu tình bạo loạn vì cái chết của Goerge Floyd từ tiểu bang Minnesota đã gây nên sự bất ổn đến phải giới nghiêm khắp nước Mỹ. Riêng gia đình tôi cũng xảy ra một chuyện bất ngờ khó tin nhưng có thật mà đến nay chúng tôi cứ bàng hoàng ngỡ như chuyện nằm mơ!
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Hai chị em mãi tán chuyện, đến cổng ngoài nhà Mai lúc nào mà tôi không hay. Mai khép cổng và bước vào nhà. Nhìn dáng em liu xiu men theo tường nhà bà Sáu mà lòng tôi nặng trĩu. Tôi thương em và có cả sự ngưỡng mộ; ngưỡng mộ bởi số phận oan nghiệt vẫn không làm em gục ngã, buông xuôi. Em đã cố gắng vùng vẫy ngoi lên từ đêm đen để trở thành cô gái mù nổi tiếng cả tỉnh thành. Thật từ đáy lòng, tôi rất khâm phục trước ý chí và tài năng của Mai với những tấm bằng khen chất đầy bên góc tủ. Trong tất cả những giải thưởng tôi nể phục nhất là giải về Tin học 6 tỉnh miền Trung mà Mai đạt được năm 2009. Và từ khi quen biết Mai tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều thứ ở cô ấy lắm. Nhưng đăc biệt, tôi cảm động nhất là mối tình thật đẹp của Mai và Tiến
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, bài viết thứ hai là “ Thằng Ngốc “ Đây là bài viết thứ ba . Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Cả tuần nay mưa rả rích không ngớt, mưa nhiều nên cây cối cũng xanh tươi hơn, chẳng thế mà những bãi cỏ khô cằn trước nhà bỗng dưng xanh rì. Mỗi buổi trưa khi có chút nắng yếu ớt chiếu xuống, đám hoa bồ công anh dại nằm khép mình dưới cỏ cũng vươn mình nở vàng rực rỡ. Tôi ngồi trong nhà ngắm nhìn màn mưa qua khung cửa sổ thấy dạ bồi hồi. Nếu không có trận đại dịch Covid-19 này, giờ chắc tôi đang trong hãng vật lộn với công việc, sau lại tất bật về nhà xoay sở với ngàn công việc không tên khác, để rồi vừa đặt lưng xuống giường là chìm ngay vào giấc ngủ. Sáng hôm sau tiếp tục tất bật cho một ngày mới. Làm gì có thời gian nhàn rỗi ngồi ngắm mưa suy nghĩ mông lung.
Ấn tượng của chị Dung lần đầu gặp ông Đại là một khuôn mặt vô hồn nhìn vào khoảng không vô định. Không chào hỏi, không có bất kỳ biểu hiện vui buồn gì trên khuôn mặt trơ như tượng đá. Tuy vóc dáng ông còn khỏe mạnh đối với một người ngoài bảy mươi nhưng những bước đi có vẻ nặng nề không phải do đau yếu mà dường như trong lòng không muốn bước.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Mỗi ngày nghe tin tức tìm hiểu về bệnh Covid_19, cho đến hôm nay tổng số bị bệnh là 2,132,321 người và tổng số qua đời là 116,862 người, (theo cdc.gov). Con số thật khủng khiếp cho nước Mỹ. Sau mấy tháng ban lịnh quarantine (cách ly), đầu tháng 6, thống đốc tiểu bang Cali cho mở cửa các hãng xưởng, bussinesss, tuy nhiên vẫn còn dè dặt một số như tiệm tóc, Nail, cá nhân cũng như doanh nghiệp còn vẫn theo cách chỉ dẫn của cán bộ Y Tế và thống đốc vẫn phải đề phòng cẩn thận là giữ khoảng cách khi giao tiếp, mang khẩu trang, đeo bao tay cũng như luôn rửa tay.