Hôm nay,  

Ở Nhà Mùa Covid-19

27/04/202000:00:00(Xem: 7321)

Nguyệt Mị

Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.

****

Vốn sinh ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Mị không hề biết cảm giác chạy giặc loạn lạc là như thế nào như những thế hệ trước. “Tháng Tư có vạn người vui, có triệu người buồn.” Mặc dù lớn lên ở xóm nhà lá bên quận 8, cái thời sau chiến tranh, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thông tin liên lạc, thiếu tự do, thiếu … đủ thứ thì Mị cũng chưa từng khi nào có cảm tưởng đời sống sao mà đầy bất trắc mong manh như hiện nay. Khi khổng khi không xuất hiện cái con Covid-19 lây lan khủng khiếp từ Vũ Hán, Trung Quốc lan ra khắp toàn cầu, làm bao nhiêu người bỏ mạng, bao nhiêu bác sỹ, y tá, nhân viên y tế, … và các ngành nghề phục vụ đời sống thiết yếu trở thành những chiến sỹ tiền tuyến, hy sinh không nhỏ. Mị cứ tưởng như mình đang trong Thế chiến thứ 3. Suốt ngày ẩn nấp trong nhà, không được phép cũng không dám đi đâu. 

Chèng ơi, Mị tự dưng nghĩ nghĩ ngợi ngợi, nhớ bài thơ khuyết danh tác giả này về thời Đức Vua Minh Mạng cấm bận váy.

“Tháng Tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng

Không đi thì chợ không đông

Đi thì phải mượn quần chồng sao đang

Có quần ra quán bán hàng 

Không quần đứng nấp đầu làng trông quan” 

Đấy, chỉ cấm mỗi quần không đáy mà bà con hãi hùng rồi thì tưởng tượng, toàn bang Cali hơn 40 triệu người và sau đó là toàn bộ 50 bang nước Mỹ đã phải cấm đủ thứ. Cấm tụ tập đông người, cấm ra đường khi không cần thiết v..v. thì lòng người còn hoang mang lo lắng biết chừng nào.

Vốn dĩ quen suốt ngày rong ruổi khắp các nẻo đường xa gần của miền Nam Cali, có khi còn dông luôn qua các bang khác để làm việc thì việc tuân theo chỉ thị “ở nhà cho tui nhờ” của Thống Đốc bang cũng làm Mị căng thẳng ghê gớm lắm. Khoan nói tới khoản ảnh hưởng tài chính do không đi làm được thì tiết mục chỉ được chu du từ cửa trước ra cửa sau, từng nhà bếp qua phòng khách, từ salon qua bàn giấy thì nó cũng khiến Mị phát cuồng chứ hổng chơi. Chưa kể, “sếp lớn” nhà Mị lại còn hết sức cẩn thận là cấm hẳn không cho Mị bước chân ra đường, sợ Mị rình rình chạy loạn. “Sếp” không cho Mị đi chợ, không cho Mị đi nhiều chuyện, không cho Mị đi mua vé số, không cho … đủ thứ. Thế là Mị … rảnh. Rảnh quá rảnh luôn. 

Đầu tiên là Mị giở kim chỉ ra may khẩu trang. Chu cha, sau khi Mị khoe thành quả trên mạng thì bạn Mị tức tốc gởi cho Mị hơn trăm cái khẩu trang vải từ Việt Nam qua theo đường chuyển phát nhanh. Công nhận Mị lợi hại. Cũng may là hồi xưa má chồng Mị không kiểm tra tay nghề thêu thùa may vá của Mị, không thì chắc má chồng phải uống thuốc huyết áp liều cao thường xuyên chứ hổng chơi. Sau khi từ bỏ ý định khéo tay hay làm thì Mị bèn xắn tay áo lên, chuyển qua nấu nướng đủ loại. Mị vốn thích ăn ngon. Cứ món ngon là mê, là nhớ. Chắc như lời ông bà nói:” Món ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.” Cũng may, Mị hiếm khi nào bị đòn. Chỉ có một hai lần Mị bị ăn thiết bảng của Bà 8. Hồi cái thời 75-85 ăn độn bo bo khoai mỳ, lại ở bên xóm nhà lá nhưng mà hên. Nhà Mị đất rộng hơn ngàn mét vuông, sát con kênh thủy lợi, ông ngoại trồng đủ loại trái cây. Mị nhớ cây xoài cát, trái chín vừa “hừm hừm” là hái xuống, gói giấy báo, để vào thùng kín, dú cho chín, hoặc chỉ cần vùi vô thùng gạo. Mỗi lần trước khi ăn, Mị đều thích mân mê trái xoài chín vàng ươm, hít hà mùi thơm của xoài vừa chín tới; mãi đến giờ Mị vẫn không tìm được loại xoài thơm ngon như vậy. Cũng đáng công mỗi lần hái xoài là bị kiến càng cắn vêu mỏ, có khi sưng hết cả tay chân. Kiến càng rất lớn con, nâu nhạt, đầu bóng loáng, càng giương ra dữ tợn, cứ thấy một cụm lá xoài cuộn lại với nhau là chớ dại mà động vào nếu không muốn tan xương nát thịt. Nhà Mị muốn hái xoài phải làm “cây cặp lồng” một đầu là những nan tre chẻ xòe ra, đan lại như cái phễu, chỉ cần kê vào cuống xoài, vặn ngang, đẩy lên là đứt cuống, quả xoài rơi vào trong cái phễu đó, không bị rớt dập. Còn trèo cây hái trái thì thua với đội quân kiến càng đông đảo đó.  Xoài tượng thì trái lớn, dài hơn hai tấc, nhưng lần nào hái cũng còn non hột, vị chua dịu, ruột xanh nhạt, giòn rụm mà chỉ cần chén nước mắm đường, dằm ớt ngồi gốc xoài … ôi thiên đường. Cây vú sữa xanh sau nhà, khi chín vỏ sẽ chuyển màu hơi kem nhạt, căng bóng, tròn quay mà Mị thấy nó đẹp hơn cả những trái châu treo cây noel. Nhưng Mị thích nhất là cây vú sữa tím, ngọt lịm phía trước nhà mà Mị ghiền đến nỗi trưa không ngủ mà rình rình trèo nóc nhà chuyền qua cây hái trái và bị đòn một trận nên thân.

Bà 8 có hai vũ khí lợi hại. Một là thiết bảng dùng để đo vẽ may quần áo. Bề ngang cây thước tầm 3 phân, chỉ cần nhịp xuống một phát là thôi rồi “đường rầy xe lửa” hiện lên rõ nét như hình vẽ 3D luôn. Được cái Bà 8 thường cho nợ. Thay vì 3-5 roi tùy tội, Bà 8 chỉ đánh 2 roi, mà roi nào roi nấy đáng đồng tiền bát gạo. Nhưng mà cây thiết bảng còn chưa đáng sợ bằng chổi lông gà. Hồi xưa gà nuôi xong, mần thịt thì lựa những lông đẹp, giặt sạch, phơi khô rồi xỏ chỉ cước qua chỗ ống lông, kết lại thành một xâu dài, rồi quấn quanh cây trúc chừng cỡ ngón tay được lựa kỹ, ngâm nước, chặt vừa vặn, tầm đâu 6 tấc, quấn một nửa thân cây trúc, rồi dán bằng dầu hắc cho dính hẳn. Cha mẹ ơi, cái thứ chổi lông gà mà dịu nhiễu, quất vào không khí có thể nghe tiếng vun vút mà quất xuống mông một phát là thấy tám ông trời. Mị vốn là đứa nhát gan, sợ đau, vừa thấy Bà 8 cầm roi, biểu ba đứa nằm xuống ván là khóc váng trời. Ăn đòn cũng ăn đòn một dây từ chị hai tới út mới chịu. Vậy chứ cũng đâu có chừa. Ba cái trò quỷ quái nhiều vô số kể, lội đồng, tắm sông, trèo cây, chọc hàng xóm, đánh lộn, lượm ve chai, chằm nón lá, câu cá trộm, con lớn thì ăn con nhỏ thì thả xuống ao nhà mình, người ta phơi miến thì chôm một bụng về nấu miến gà ăn, ôi thôi không thiếu thứ gì. Anh Mị còn có trò vót tên tre, làm cung tên, bắn gà hàng xóm. Tưởng tượng cái cảnh con gà bị cắm mũi trên trên lưng chạy khắp vườn, hàng xóm qua mắng vốn không biết bao nhiêu bận. Rồi tiết mục cột lông gà vào đầu cọng kẽm rồi bỏ vào ống tre thổi phụt ra như ám khí trong truyện kiếm hiệp Kim Dung và Mị lãnh nguyên mũi phi tiêu vô trán. Lần đó, Bà 8 tức điên, xách lỗ tai ông anh Mị dở từ dưới đất thẩy lên bộ ván gõ cao chắc phải 8 tấc, làm ổng xuýt tét lỗ tai. 

Ngày xưa thiếu tiền, thiếu gạo, ăn bo bo, bột mỳ nhưng may nhà có trái cây. Chuối chín cây thì Bà 8 chặt nguyên quầy, treo xà nhà, chín tới đâu ăn tới đó. Dừa nước, dừa bị, dừa lửa đủ cả. Bình bát kế đám bần, và phía dưới là bụi ô rô đầy gai cũng không thoát khỏi tay đám con nít quỷ bọn Mị. Me cao vời vợi, trèo tuốt lên ngọn chiều chiều ngắm đồng ruộng xa xa, tháp chuông nhà thờ, gió hiu hiu và chưa kể bị có lần bị ong vò vẽ đánh chạy có cờ mà cũng bị dính chưởng. Trùi ui nhớ một lũ con nít xúm xít quanh một rổ me non, cóc non, xoài tượng mắm đường. Lá me non cũng chơi luôn. Chắc vậy nên giờ bao tử đau hoài. Gà thì nuôi có đàn, có một em gà mái ục ịch được đặt tên là "gà mái mập", em ấy mập đến nỗi không đẻ được và đến một ngày đẹp trời em ấy gáy. Hàng xóm bảo gà mái gáy xui lắm, nên thịt ăn. Nói thật là thương em ấy lắm, nhưng kể ra được ăn thịt gà cũng thích thật. Và Mị cũng từng bị gà đá luôn. Ông gà nòi, lông xám cựa dài, Mị đi học về ổng xông ra ổng mổ đá tới tấp, lủng luôn cái cặp táp mới mua huhu. Lần đó phải bán ổng đi, thằng anh Mị khóc một dòng sông luôn. Chưa kể vịt ta, vịt xiêm nuôi thành đàn. Nhớ năm đó vịt gà bị rù rù, thế là thịt hết nguyên đàn, rô ti với nước dừa ăn, giờ nghe vịt rô ti là ớn a. Heo cũng có nuôi. Cá cũng có ao. Khoai mỳ, khoai lang cũng có trồng luôn. Khoai mỳ khứa xoáy trôn ốc rồi lột vỏ, ngâm nước thay nước cho ra hết chất độc, rồi hấp, bào làm bánh khoai mỳ, ăn khoai mỳ sống khoai lang sống thì Mị cũng từng thử qua, khoai sùng cũng đã biết mùi. Nói túm lại là chỉ thiếu gạo, chứ còn lại cái gì cũng có. Tiết mục đi mượn gạo về nấu cháo gà là có thật. Bà 8 nói, có gì ăn nấy, bán thì cũng chỉ mua đồ ăn, mà chắc gì con mình được ăn ngon, nên có bao nhiêu cứ để ăn, cho con hàng xóm ăn ké nữa. Chắc nhờ phúc đức của Bà 8 nên nhà Mị hiếm khi nào thiếu ăn, dù tiền là hiếm khi nào dư. Mà đời này, biết đủ là đủ, biết chừng nào mới gọi là dư. Chỉ cần gia đình bình an, khỏe mạnh, hòa thuận là đủ đầy rồi. 

Hết mơ tưởng tới Vườn xưa thì Mị lại nằm vuốt bụng thở vắn than dài, lo nỗi mai nhà hết gạo vì Mị kiên quyết không xông vô chợ, chen lấn, mua vài bao gạo 50lbs về tích trữ ăn dần, hay mua hẳn chục thůng mỳ tôm, theo đúng tin thần tích cốc phòng cơ. Mị tin tưởng một cách chắc chắn rằng, dù bước đầu nước Mỹ có thể chủ quan không lường được tình trạng dịch bệnh lây nhiễm nghiêm trọng đến mức này, thì nền tảng cơ sở hạ tầng với hệ thống dịch vụ, tiêu thụ hàng đầu thế giới, chắc chắn không có chuyện thiếu hàng hóa kiểu như Việt Nam thời sau 1975. Mị từng ăn bo bo, khoai mì độn thời xưa thì bây giờ có thiếu thốn gì cho cam mà sợ. Không món này thì có món khác. Chỉ cần kiên trì hợp tác và tuân theo chỉ dẫn của chính quyền, vừa giúp bảo vệ mình vừa giúp giảm ghánh nặng cho xã hội hay gây nguy hiểm cho người khác. Một chút bất tiện trong đời sống không thành vấn đề. Nếu đổ xô mua sắm tích trữ cùng một lúc dẫn đến thiếu hụt tạm thời trong khâu phân phối hàng hóa, càng làm cho tình hình lộn xộn hơn. Trong rối ren, càng cần phải hết sức bình tĩnh. Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, từ tăng tiền trợ cấp thất nghiệp đến chi trả tiền hỗ trợ dịch bệnh cho mỗi cá nhân. 1200 đô của chính phủ cho Mị, là dư sức Mị ăn mỳ gói ba tháng luôn. Không cần căng thẳng.

Mơ tưởng đủ thứ xong thì Mị vẫn còn rảnh. Thế là Mị bèn chuyển qua cà khịa, sân si với thiên hạ. Nhàn cư vi bất thiện mà lị. Tình hình chung là không ra đường được thì mình lên mạng. Ôi chà, chỉ riêng cái vụ thấy mấy kẻ hả hê khi thấy số ca bệnh và người chết ở Mỹ tăng cao, rồi thì cái trò giật tít câu view là “Nước Mỹ toang vì Covid19” là Mị ngứa tay ngứa chân không chịu được. Thế là khẩu chiến các loại, tuyên bố nghỉ chơi v.v và v.v. Ta nói, đủ cả cung bậc cảm xúc chứ không đùa đâu. Sau khi vừa cà khịa vừa đấu khẩu, chính xác hơn là đấu bàn phím mấy trận oanh liệt thì Mị phải quyết định tăng cường tập thể dục. Không ra chạy bộ trên máy được thì chỉ cần mở nhạc nhảy nhót một hồi cũng đủ toát mồ hôi, tâm hồn sảng khoái. Hôm nào Mị lười thì Mị chỉ cần ngồi yên sáng tinh mơ, ngắm bình minh lên trong khi hít thở không khí trong lành, cảm ơn trời đất mình vẫn có thể hít thở nhẹ nhàng. 

Mùa dịch bệnh, không chỉ cần phải ăn uống lành mạnh, chú ý rèn luyện sức khỏe thể chất, mà sức khỏe tinh thần cần phải hết sức chú ý để hạn chế căng thẳng. Mị vừa lo nấu nướng đầy đủ các món ngon cho cả nhà, cũng có đôi khi ngoại lệ nhưng nấu nhằm những món thần thánh như “dump-ling” là “bánh bao bỏ” , nấu xong rồi bỏ, chà bông mạt cưa ( ý là nó không bông tơi ra mà vụn vụn cứng ngắc y như ăn mạt cưa) hay có bữa tổ trác đến nỗi luộc khoai khoai khét, thì Mị cũng chú ý trấn an cả nhà, hướng mọi người vào các thông tin tích cực, hoặc đơn giản chỉ cần xem chương trình ca nhạc, phim ảnh, hài kịch giải trí. Thái độ tích cực trong giai đoạn khó khăn sẽ giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của hoàn cảnh. 

Đấy, mấy khi mà Mị nghĩ mình đã may mắn biết mấy khi có gia đình kề bên, khi sức khỏe đầy đủ, khi tự do rong ruổi cho đến khi đại dịch xảy ra, đến cả đi chợ cũng là khó khăn, khi lòng canh cánh lo lắng khi đọc tin dịch bệnh lan tràn ở những nơi người thân đang sinh sống, không biết mọi người có được bình an hay không. Có những điều tưởng như tầm thường nhỏ nhặt trong đời sống mà khi bị đe dọa mất đi ta mới thấy nó quý giá biết nhường nào. 

Đại dịch rồi sẽ qua, chúng ta rồi sẽ lại trở về nhịp sống hối hả, nhưng Mị biết mình sẽ không bao giờ trở lại như ngày xưa. Mị sẽ trân trọng những giờ khắc bình yên bên gia đình, sẽ độ lượng hơn, sẽ yêu thương nhiều hơn, sẽ chia sẻ và trân trọng những gì mình đang có trong hiện tại. 

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương.” Cầu mong mọi người, mọi nhà được bình an, vững vàng qua mùa gian khó.

Ý kiến bạn đọc
28/04/202019:31:49
Khách
Dạ thơ của người ta anh Từ Huy, em ko có thêm mắm muối chút nào hihi
27/04/202017:29:32
Khách
tOI CUNG GHANH TI VOI TUOI THO CUA NGHUYET MI' Sao nha Nghuyet Mi co phuoc the.
27/04/202009:17:57
Khách
Trời ơi! Vừa mới trở lại thì được đọc bài của Nguyệt Mị, tui khoái chết tui luôn🤓‼️
Tui xưa nay không biết tin dị đoan là gì. Chẳng bao giờ coi ngày, coi giờ xuất hành gì sất nhưng rõ ràng là tui đang gặp vận may. Thiệt sướng gì đâu!

“Có quần ra quán bán hàng
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan.”
Tui cũng thích bài thơ này xưa giờ nhưng chỉ biết bốn câu đầu, đây là lần đầu tiên tui được biết thêm hai câu sau. Ừa, mà hai câu này là nguyên bản hay Nguyệt Mị mới chế thêm?🤓
Đọc bài mới của Nguyệt Mị tui cứ tủm tỉm cười miết. Hơi ganh tị với tuổi thơ đủ những món ăn chơi, ăn thiệt, những cây ăn trái, ao chuôm, sông ngòi quanh nhà Nguyệt Mị. Thấy thèm gì đâu!
Nguyệt Mị nhớ viết thêm một bài trước khi khoá sổ năm nay. Tui linh cảm có người sẽ... bảng hổ danh đề.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,680,322
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.