Hôm nay,  

Tháng Tư Đen

24/04/202000:00:00(Xem: 9047)
HINH VIET VE NUOC MY_THANG TU DEN

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ tại Thành Phố Westminster, California.(Photo VB)


Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Mùa Đông lạnh lẽo đã qua, cây cỏ hồi sinh đâm chồi nảy lộc sau mấy tháng ngủ yên, trơ cành trụi lá.

Nắng sáng vàng tươi khắp đó đây phủ lên vạn vật, chim hót líu lo. Trên trời xanh vài đám mây trắng bay lửng lơ. Nhà nhà sân cỏ non xanh mướt, cắt tỉa gọn gàng xinh xắn. Hoa đỗ quyên tím, hồng, đỏ, trắng đang nở rộ, toàn là hoa, chẳng thấy lá, trông thật vui mắt…

Vân đi bộ trong xóm khá rộng và yên tịnh, ít xe, có lối đi dành riêng cho nguời đi bộ. Xóm này có vài gia đình Á Đông còn lại là người da trắng. Cô Cindy nhà đối diện là Mỹ trắng, tuổi trung niên gầy gò lúc nào cũng vội vàng. Sân nhà cô rộng ngoài mấy bụi đỗ quyên lâu đời dọc theo lối đi rực rỡ màu sắc, còn có cây dogwood đang ra hoa trắng kín hết các cành . Ong người Nhật xéo xéo nhà Vân có khu vườn cây cảnh nho nhỏ  theo  cách thức người Nhật  trong nhà kiếng rất xinh.

Thật là:

   Mùa Đông lạnh lẽo đến ngày tàn
  Đàn chim vui hót đón Xuân sang
   Cỏ hoa rực rỡ khoe hương sắc
  Cây lá xanh tươi dưới nắng vàng
 
 Tháng tư vùng Hoa Thịnh Đốn cỏ hoa, khí hậu tuyệt vời, cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm Vân bùi ngùi nhớ lại tháng 4 hãi hùng, đau thương cách đây 45 năm, nhớ họ hàng bà con ở quê hương VN xa xôi mà Vân không có  cơ hội găp lại.Sau tháng 4 /75 nhiều gia đinh ly tán, trẻ con nheo nhóc, vợ trẻ xa chồng, mẹ già mòn mõi ngóng tin con. Nhiều người đang nhà cao cửa rộng phải đi ở nhờ ở đậu. Có người liều vượt biên, làm mồi cho cá nơi biển cả hay nạn nhân bọn cướp biển, phụ nữ bi hãm hiếp… Gia đình bạn Vân gồm 2 vợ chồng  và 3 con vượt biên cùng 28 người họ hàng bị bão chìm tàu. Chỉ 8 người  sống sót.  Người bạn sống nhưng vợ và 3 con chìm trong lòng biển cả mênh mông. Nhắc mà đau lòng, xót xa cho cảnh chia ly tang tóc. Sau cuộc đổi đời vào tháng 4/ 1975, miền Nam trước kia sung túc lúa gạo dư thừa còn xuất cảng nước khác mà năm ấy một số  dân Saigon phải ăn độn bo bo.  Một hoc trò Vân cho biết sau khi cha em đi tù cải tạo ít lâu gia đình em “khoái ăn sang”. Sáng trước khi đi bán mẹ em chừa mấy củ khoai cho các con ăn sáng và ăn trưa. May mắn em có người anh du học từ trước bảo lãnh sang Hoa Kỳ và thành công nơi xứ người.

Thời gian đó gia đình quân nhân, công chức tinh thần căng thẳng, vật chất thiếu thốn vì chồng đi tù cải tao. Ong Xã yêu quý Vân nằm trong số những người tù này. Mấy năm sau anh đươc thả nhưng phải về thôn quê cư ngụ, không được ở thành phố. Cứ mỗi 2 tuần hay 1 tháng Vân đến phường xin phép đi về quê thăm anh xã. Từ Saigon xe đò về tỉnh nhỏ chật như nêm. Về đến tỉnh còn đi thêm ½ tiếng mới đến nhà anh Xã ở nhờ. Đường xa có khi xe bi hư nằm ụ, sửa xong xe cà rịch cà tàng tới tỉnh trời đã tối. Vân  phải ngủ nhờ nhà bà con ngoài chợ, sáng hôm sau mới vào làng.Tình trạng kéo dài cả năm anh Xã mới được về Saigon tiếp tục dạy học.

Anh Xã có ý đinh vượt biên từ ngày mới ra khỏi trại tù, mặc kệ nguy hiểm như bị hải tặc, bão tố chìm tàu   Phường khóm công an thường mang súng đến khám nhà vào lúc giữa đêm lúc mọi người  ngon giấc.Họ đánh thức dây , gom cả nhà vào môt chỗ, bắt tất cả đứng yên để xét nhà. Ai bảo đảm anh Xã không bị tù lần nữa. Thôi thì liều tìm đường vượt biên. Đi hụt 2 lần, mất tiền  nhưng may không bị bắt. Lúc anh Xã đi tù, bà Nội các cháu buồn và lo lắm. Tưởng là đi 10 ngày nhưng rồi đi biệt mấy năm mới về may mà còn sống.

Tình Bằng Hữu

Vân muốn đi nhưng không còn tiền.  Có chút ít thì đã mất trong 2 lần vượt biên hụt. Xé lẻ để anh Xã và con trai đi  trước anh Xã không đồng ý, đi cùng để  rủi ro chìm tàu thì chết cả nhà cho gọn. Môt hôm người bạn  anh Cả nghe tin anh Xã  được về Saigon đến thăm. Trước anh  chị có tiêm buôn. Khi cờ đỏ phất phới các công sở, anh chị hiến cửa tiệm cho nhà nước để mong sớm có giấy tờ đi nước ngoài do bà con bảo lãnh. Anh còn căn nhà 3 tầng  nhưng đồ đạc lớp bán lớp cho nên cũng gần như trống trơn.  Tuy thế  cũng bị công an đến đuổi mọi người đi ra và tịch thu nhà, chỉ  được mang theo cái túi sách  nhỏ đưng quần áo. Anh chị đến ở nhờ nhà người thư ký cũ. Khi biết anh Xã  và Vân muốn vượt biên chiều  hôm ấy anh chị trở lại và mang  vàng cho Vân mượn,  đủ cho 2 cha con đóng tiền tàu. Anh khuyên anh Xã  và con trai đi trước để trường hơp thất bại quay về còn nhà để ở. Nếu đi  cùng một lúc công an sẽ tich thu nhà, rũi  bị bắt trở về thì thành người vô gia cư. Vàng thì đến xứ tự do đi làm có tiền trả lại anh chị, bao giờ cũng được, nếu không có kể như quà tặng . Lòng hảo tâm của anh chị làm Vân thật sự cảm động .

Vài ngày sau  có chủ tiệm vàng quen gia đình ở Mỹ tho lên Saigon  rủ  anh Xã  đi bán chánh thức, do nhà nước tổ chức nên không lo bị gạt. Ông bà sẽ ứng trước, đến nơi trả lại sau như là cất giùm vì ông bà không thể đem theo một số vàng lớn  theo  được . Anh Xã và Vân bằng lòng ngay và mời anh chi  bạn đến nhà gởi trả lại số vàng đã mượn. Anh  tặng anh Xã cái đồng hồ anh đang cất trong túi , phòng khi cơ nhở. Thật vậy, đến đảo Hải Nam, Vân bán đồng  hồ ấy lấy tiền mua thêm mua thức ăn.

 Vàng ròng trả lại,  nghĩa  nằm lòng,
 Tay trắng không nhà vẫn hảo tâm.
 Chẳng phải họ hàng là bạn hữu,
Miếng  khi đói bằng gói khi no

Vượt Biên

Cả nhà lên Biên Hòa từ đêm trước để sáng hôm sau xuống tàu rời quê hương.  Gia đình ngủ trong ngôi nhà xưa nơi chuồng heo cũ tuy trải chiếu nhưng mùi phân heo còn nồng. Con trai 11 tuổi đòi về nhà. Cháu vừa đói vừa lạ chỗ không ngũ được. Lúc trưa đang ăn  dở dang thì người dẫn mối đến gọi đi, phải bỏ ăn theo nhóm. Hành lý gọn nhẹ chuẩn bị sẵn sàng từ lâu. Trước khi đi Vân đưa các con đến thăm bà Nôi vì không biết bao giờ mới gặp lại. Các cháu quyến luyến không muốn rời Bà. Vân dặn trước các con không được khóc, không cho bà biết đi vượt biên. Nhìn bà nội tóc bạc phơ, thương lắm nhưng anh Xã quyết định rời quê hương. Năm 1975 gia đinh Vân có thể đi nước ngoài với mấy người bà con nhưng thương mẹ già yếu, anh Xã ở lại và bị đi tù.

Gia đình Vân đi bằng chiếc tàu sắt cũ lẻ ra chở 1200 người nhưng nhét hơn 1300 nhân mạng, chật cứng không còn lối đi.

Lên tàu gia đình nào may mắn đến trước  được  ở trên boong thì ngày nắng đêm lạnh. Tuy thế còn khá hơn người đến sau phải xuống dưới hầm  rất ngột ngạt. Tàu chật như nêm không  đủ chỗ nằm, gia đình phải thay nhau kẻ ngủ nằm, người  ngủ ngồi. Thức ăn, nước uống hạn chế. Có người say sóng nôn mửa bẩn thỉu. Trẻ con, người già bị ốm. Có 1 người té xuống biển mất tich. Ban đêm, biển rộng biết đâu mà tìm. Vài ngày lại thấy tàu chạy vòng tròn, vòng tròn mấy vòng. Họ làm lễ “thủy táng”người chết, bà lão, em bé chết vì say sóng , bệnh tật… Đi vài  hôm gặp sóng  chủ tàu  dùng phóng thanh cho biết phải vứt bớt hành lý  nếu không tàu sẽ chìm. Nhân viên tàu sẽ đến từng gia đình nhặt bớt hành lý và vứt xuống biển. Vật dụng đem theo đã chọn thứ cần thiết gọn nhẹ nay phải vứt bớt đi, tiếc lắm nhưng phải chịu thôi.

Đảo HẢI NAM:

Theo lời hứa chủ tàu người Trung Hoa sẽ đưa người vượt biên đến Hong Kong

Mọi người không biết lúc ấy các trại ti nạn Hong Kong đã đầy nên họ không nhận thêm người tị nạn nữa. Tàu đến không được lên bờ và có thể bị kéo trở ra biển, chủ tàu bị bắt bi phạt. Tàu đi độ 1 tuần đến gần bờ đảo Hải Nam, nơi có nhiều san hô.  Tối hôm ấy lúc thấy ánh đèn dân cư thấp thoáng trên đảo tàu đang chạy châm chậm bổng nghe tiếng động mạnh và ngừng hẳn lại. Mọi người ồn ào cho đến  khi có tiếng loa trên  cho biết tàu hỏng vì vương san hô và sẽ  chìm, mọi người chuẩn bi hành lý gọn nhẹ để lên bờ …Thanh niên, nam giới  tự bơi vào bờ, phụ nữ, trẻ em sẽ có thuyền ra đón…Hóa ra chủ tàu và gia đình đã  mang tài sản xuống tàu nhỏ bỏ trốn vì đến Hong Kong họ sẽ bi bắt. Trước khi trốn có lẻ họ đã điện cho chánh quyền địa phương biết có chiếc tàu sắt bị nạn ở đia điểm…nên khi khi tàu bị kẹt ở san hô  một lúc thì có chánh quyền địa phương đứng lố nhố trên bờ đèn đuốc sáng trưng.Trẻ em, phụ nữ một số vào bờ bằng thuyền cứu trợ, một số được thuyền đia phương đón. Hành lý một mớ đã vứt bớt từ mấy hôm trước giờ phải bỏ lại một mớ nữa…

Chiếc tàu sắt đươc kéo vào ụ tàu sửa cả tháng mới xong. Từ tàu sắt lên bờ chúng tôi được chính quyền Hải Nam cho tạm trú ở rừng dương sát bờ biển trong lúc chờ sửa tàu. Rừng dương liễu do nhà nước trồng chạy dài theo bờ biển cát trắng để ngăn bớt gió và cát cho cư dân trong xóm. Trong rừng dương mát mẻ, it nắng, gió. Mỗi gia đình được phát tấm nylon trải lên cát, dưới bóng cây, hằng ngày sắp hàng đến nơi phát thực phẩm lấy thức ăn cho cả nhà. Buổi sáng phát cháo, buổi chiều phát bánh bao toàn bột, không nhân.

Phía sau rừng dương đi chừng 10, 15 phút có nhà dân chúng, họ sống về nghề đánh cá. Gần bờ biển toàn đất cát, không trồng lúa và rau cải được nên gạo và rau rất quý và đắt. Nhiều gia đinh ăn cá thay cơm. Dân tị nạn đươc chánh quyền cho ăn cháo là quý rồi. Họ trồng được khoai lang tuy cũ nhỏ nhưng rất ngon.

Chúng tôi đi loanh quanh các xóm nhà dọc bờ biển thấy người ta nuôi heo, nuôi gà. Những con heo cỏ bụng ỏng, nhỏ con lâu lớn, những con gà nhiều màu nhưng bé nhỏ như gà tre... Loài gà và heo ấy từ lâu Việt Nam không ai nuôi chúng nữa. Người ta nuôi loại heo to con, chóng lớn, gà cũng vậy. Dân đảo Hải Nam thời bấy giờ nhà không có cửa. Họ uống nước mưa, không có nước máy.

Vì ăn cháo nên bà con đói. Ai có tiền hay quần áo vật dụng đem đổi hay bán lấy tiền mua thức ăn. Đồng hồ, bút máy, bút bi, quần jean đều đươc ưa thích. Họ đổi hay mua gạo, cá, khoai nhưng phải đi xa hơn khu đánh cá….

Thời gian này anh xã bán cái đồng hồ người bạn tặng trước khi lên đường để mua thức ăn. Trong lúc chờ sửa tàu người lớn lo lắng tới lui ban đại diện thăm hỏi tin tức, trẻ em vô tư đi tắm biển, nhặt san hô nên khỏe và đen thui lui.

Cả tháng sau tàu sửa xong. Mọi người lại dắt díu đi bộ gần cả tiếng ra nơi tàu đậu đi Hong Kong.Tàu ghé đảo LanTau (không nhớ ghé Lantau để làm gì) mấy hôm mới được vào Hong Kong. Thời kỳ ấy Lantau hoang sơ. Ngày nay nghe Lantau là khu nghỉ mát rất đep và đắt tiền. Một số chị em đã đến thăm nhưng Vân chưa bao giờ trở lại.

Trại Tị Nạn HONG KONG:

Gia đinh Vân ở trại tị nạn Hong kong 6 tháng trước khi đinh cư Hoa kỳ vì có người bảo trợ. Trại ti nạn gồm nhiều gian nhà rộng, không bàn ghế chi hết, chứa hơn trăm người mỗi nhà Mỗi gia đinh gom lại trong tấm nylon lớn trải trên nền xi măng. Ăn, ngủ cùng một chỗ mà thôi. Ban ngày người ti nạn có thể  giúp văn phòng làm giấy cho người mới đến, học Anh văn, trò chuyên  hay ra ngoài đi làm thợ vịn, đi  phố nhưng không đươc ngủ trưa. Cảnh sát Hong kong vào trại thấy ai ngủ trưa là dùng roi đánh thức dậy hết. Đối với người vượt biên giam hảm cả tuần trên con tàu chật chội phải ngủ ngồi, Hông kong quá tốt. Người tị nạn  ra vào trại thoải mái nhưng không được vắng măt ban đêm. Anh Xã yêu quý của Vân hàng ngày dạy  Anh Văn cho trẻ em trong trại, điền đơn, thông dịch cho  bà con kém Anh ngữ.

 Định Cư HOA KỲ:

Gia đình Vân đến Hoa kỳ  vào mùa Đông lạnh lẽo với tay trắng và tiền nợ vượt biên. Virginia lúc ấy rất lạnh, tuyết trắng đọng trên mái nhà, sân cỏ. Người đi đón măc áo khoác dày, đội mủ che kín mang tai.  Đường vắng, trời lạnh nhưng tình nồng. Vân ở chung với vợ chồng nguời bảo trợ cho đến khi có việc làm  mới dọn ra riêng. Anh Xã và Vân đi làm lu bù để trả món nợ ân tình. Các con Vân  chăm học và hiếu thảo Có lẻ các cháu thấy được đến Hoa kỳ là thật sư may mắn so với cả ngàn người khác. Mỗi năm đến tháng tư Vân  nhớ lòng tốt anh chi bạn năm xưa và sự hảo tâm người bảo trợ, cho đi mà không cần nhận lại…” Nợ tiền trả hết, nghĩa cũ còn mang “ Những người cùng vượt biên với Vân ai cũng ổn đinh và sống rải rác các tiểu bang Hoa kỳ, nhiều nhất là Cali.

Tóm lại với Vân  nước Mỹ thật vĩ đại, tuyệt vời, nhất là tình người và an sinh xã hội. Người tị nạn buổi đầu được đi học miễn phí. Người già yếu bệnh tật sở xã hội mướn người chăm nuôi, ốm đau đi bệnh viện không mất tiền. Các phụ nữ độc thân, nghèo có con mọn được chánh phủ cho tiền nuôi con và  gửi trẻ để người Mẹ trẻ tiếp tục đến trường học nghề, học chữ... Giáo chức Mỹ ân cân, tân tâm. Vân chưa thấy người Mỹ nào làm việc bôi bác, dối trá dù là người lao động như thợ điện, thợ sửa ống nước ... Nước Mỹ là thiên đường, mùa Xuân của những ai hiếu học, cầu tiến.

Vân chân thành cám ơn chánh phủ và người Hoa kỳ giàu lòng nhân áí,mở rộng vòng tay cưu mang giúp đỡ đồng bào Việt Nam lúc khó khăn nhất có nơi nương tựa, có cơ hội vươn lên  làm lại cuộc đời, sống an lành, vui vẻ nơi xứ tự do đất lành chim đậu.

Ước mong rất nhiều và cầu chúc con em người Việt tị nạn học thật giỏi để tương lai tốt đẹp, góp phần xây dựng đất nước Hoa Kỳ và quê hương VN. Xin chúc đồng bào hải ngoại và quê nhà có công việc làm ăn tử tế, ấm no, hạnh phúc...

Mặt trời từ từ lên cao, nắng ấm reo vui. Gió ban mai nhẹ nhàng ve vuốt những bụi hoa tươi thắm, các cành lá xanh non mươt mà… Vân có mấy câu văn vần xin tặng quý độc giả:

   Mùa Xuân xin chúc đồng bào ta,
  Bà con bạn hữu gần cùng xa.
 Dồi dào sức khỏe, tâm an lạc,
 Dâu rể, cháu con luôn thuận hòa.
Các em cư ngụ xứ Cờ Hoa,
 Đất nước văn minh cùng vị tha.
 Cầu chúc các em học thật giỏi,
 Vui lòng cha mẹ và ông bà.
 
 Virginia, Mùa Xuân   

Ý kiến bạn đọc
10/05/202015:11:31
Khách
Nhung ngai theo giac Cong thi rang chiu thoi. Thoi con nit, moi lop ba da so giac Cong qua roi mac du co ba con than thuoc, ruot thit theo giac cung phai so. Phai tim cach tranh, chay thoi. Den bay gio nam 2020 chinh sach 100 nam de thong tri the gioi cua giac Tau Mao trach Dong da ro, vi doc dang, moi TBT dang ke tiep phai thi hanh cho den nam 2049 de ky niem dung 100 Tau Cong vuon len de thong tri the gioi. Den bay gio van con nhieu nguoi trong do co ca ty phu, Chinh tri gia giao su TS., hoc gia co Nobel van mo va o be Tau Cong de pha the gioi, dac biet My. that buon.
26/04/202015:25:37
Khách
Nhà văn Dương Thu Hương- theo đoàn quân cộng sản từ Quảng Bình tiến vô Nam. Về sau, có 6 tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức : " Cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là một “cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”… Một khi đám đông nhận thức được rằng họ đã bị lừa, nhận thức đựơc rằng cuộc chiến tranh thần thánh mà kẻ cầm quyền vẫn rêu rao, thục chất chỉ là trò trẻ con bị xui ăn cứt gà sáp, và rằng đó là một cuộc dấn thân mù lòa vô tích sự".

Nhà văn Tô Hoài ( ở Việt nam): ” Cái động lực gây nên cuộc chiến đó chính là chủ nghĩa cộng sản: “Đấy chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người”.

Nữ nghệ sĩ nhân dân ưu tú Kim Chi : "Những năm tôi ‘đi theo lý tưởng’ Bác Đảng và bom đạn thì quả là tôi “lớn rồi mà như ngây thơ , ngu xuẩn , dại khờ “. Tôi cũng như biết bao đồng đội đã qúa ‘ngây thơ , ngu ngốc’ . Bây giờ, mỗi lần 30/4 , tâm trạng tôi rất đau đớn bởi vì niềm tin vào đảng Cộng sản Việt nam và chế độ xã hội chủ nghĩa , niềm tin vào các lãnh đạo Cộng Sản vô học , vô giáo dục , thấp kém , vô tri thức , vô lương tri , vô nhân nghĩa đã hoàn toàn đổ vỡ. Các nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời ".

Triết gia Trần Đức Thảo khi đặt chân vào Sài gòn: "Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ-Ngụy bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải ‘cắn hạt gạo làm tư’ để cứu giúp miền Nam cơ mà.. Và mọi người ở đây nói năng cởi mở thoải mái như vậy? Ngay những cán bộ Đảng ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đằng, giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở rừng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực."

Nhà văn Trần Mạnh Hảo, từ rừng Lộc Ninh vào Sài Gòn đã viết: " Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ mới (CS ) đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ mới (CS) đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra »

Trung Tướng cộng sản Trần Độ: “Tại sao chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước trù phú như vậy mà chỉ vài năm sau đã đưa cả nước vào tình trạng nghèo đói ngắc ngoải như vậy ?!”

v...v...
25/04/202015:42:10
Khách
Mai Thái Lĩnh- cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt. Nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc. Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng ".
25/04/202015:36:33
Khách
Theo tác giả Lucien Bodard viết trong tiểu mục ” À la conquête des Nhaqués” trong cuốn sách ” La Guerre d’Indochine” thì vào năm 1955, Cộng sản Hà nội tung ra chiến dịch “CHỈ ĐỊNH CƯ TRÚ” buộc những thành phần quân dân cán chính quốc gia- đã ở lại miền Bắc sau Hiệp Định Geneve- lên các vùng rừng núi hoang vu Việt Bắc để tự dựng chòi lên tạm trú và tự lực cánh sinh- y hệt chính sách “ KINH TẾ MỚI” sau năm 1975 ở miền Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,800,751
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Hồi ba tháng trước, ống nước nhà tắm bị bể, nước chảy ào ào, ướt hết sàn nhà. Cũng may, sau khi tôi liên lạc với hãng bảo hiểm nhà cửa, chờ đợi, gây gỗ với họ qua điện thoại, họ mới chịu bồi thường nguyên cái sàn.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến