Hôm nay,  

-CON-

23/10/201900:00:00(Xem: 11919)

Bài số 5817-20-31618-vb4102319

 

  Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Và đây là bài mới nhất

 

***     

                                       Con là... ai nhỉ ?

hay là mẹ,

mẹ vẫn muốn đời trông ngóng con !

 

 Tôi có một anh bạn tên Thiện, khá là thân và chúng tôi lại ở gần nhà nhau, anh nhiều từ tâm, hòa đồng, chia sẻ và thương người. Anh hiền và vợ anh tên Hòa. Thiện hiền và có lúc tưởng hơi dại, dại đến nỗi nhóm chúng tôi cùng cười với nhau...

  Hoặc là Thiện nó hơi ngố ngố,

  Hoặc là nó là một ông thánh,

Đúng, thánh thiện, là bạn của nhóm chúng tôi. Ai đời năm 1982, chúng tôi còn ở thời kỳ rủ nhau đi vượt biên. Chúng tôi ở Saigon, tổ chức oversea thì đóng đô và ếm tàu ở Cà Mau.

  Tuy vậy chị Thu và Anh Thiện được nhóm bạn phân công lên lên xuống xuống Saigon Cà Mau nhiều lần xem tổ chức làm ăn ra sao. Thiện nhỏ người đi bảo vệ ít ai nghi, Thiện vừa bảo vệ vừa quan sát, Thu lớn tuổi hơn nhạy cảm sắc bén nhìn đâu ra đó lắm.

 Thu thích đồng hành với Thiện vì Thu bảo vía Thiện tốt, lại nữa Thu biết bấm độn và Thu liếc qua số tử vi của Thiện, Thu phán rằng, rất tốt vì cung Thiên Di của Thiện có sao Thái Dương và Thái Âm cùng chiếu.

 Giáp Nol năm ấy, chúng tôi ra trận, nhóm chúng tôi, nhóm A, gồm 35 mạng chia làm nhiều ngả đi và hẹn đến cùng một nơi quyết một ăn một thua. Hòa vợ Thiện, ở lại giữ nhà, vả lại nói cũng không đủ sở hụi. Hai đứa con, Thiện giắt theo, coi như một vé, đứa lớn 13 tuổi, đứa nhỏ 11 tuổi.

  Đến khoảng 6 giờ chiều, đến sân vận động Cà Mau thì không may mọi việc đổ bể, tại vì chiều thứ bảy đó, có ha Sau chuyến xảy đàn tan nghé, tụi tôi mỗi đứa mạnh ai lo lấy, ra đi riêng, theo cách và theo hoàn cảnh từng người. Tưởng là tản mát mất nhau, may rồi gần 20 năm sau, ở Wesminster lần đầu hội ngộ rủ nhau cuối tuần ra đài tưởng niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ chào cờ, chị Thu, chị đứng trang nghiêm ngó lên kỳ đài một lúc rồi lặng lẽ ra về, chị bảo gặp lại Thiện chị vẫn còn « lộn ruột » ! Tụi tôi đúng là một lũ bạn già trẻ con ! Bỏ đi Thu, Thu đi trên những cành bàng mà...

  Cái gì rồi cũng qua, sóng gió mấy rôi cũng yên. Nói lại, ngày xưa đó là hai con trai Thiện được thả, tôi dắt các cháu về giao lại cho chị Hòa, mẹ chúng !

Chị Hòa ôm hai con vào lòng, khóc và buồn não nuột... thôi bạn ơi, khoan buồn nản, thua keo này ta bày keo khác, Hòa từ đó qua lại với tôi còn thắm thiết hơn trước, nàng rù rì tâm sự :

  Hai thằng con em bản tính trái ngược kỳ cục lắm. Thằng em, Tú 12 tuổi ngoan, chăm nhọc, biết vâng lời. Anh nó Tuấn 14 tuổi rất cứng đầu cứng cổ, khuyên bảo điều gì nó cũng gân cổ cãi lại tới cùng. Nói nó nhiều lần, nước chảy đầu vịt, không thôi đâu, mà nó như còn ghét mình nữa ! Bây giờ vắng cha nó, ở nhà nó còn lười học và lộng hành hơn... đi miết ! Dù vậy, em rất thương Tuấn vì nó lớn mau quá, không thể đợi ba má nó về được, em sắp cho nó đi lần nữa đi với chú thím nó... em lo lắng lắm !

  Nghe Hòa than vãn, tôi dắt Hòa đi chùa nghe giảng Phật pháp, thầy trụ trì chùa Quan Âm trong một buổi trả lời vấn đáp cho phật tử, đã nói rõ : có 3 loại con cái :

  1/ Loại con ưu sanh là trẻ rất là ưu việt, tự nó nó sẵn tốt lành, cả việc làm tới ý nghĩ, ngoan ngoãn trong gia đình, ngoài xã hội, nơi trường học. Có đứa nó đạo hạnh và tốt tánh đến độ làm cha mẹ mà có điều phải theo nó. Cám ơn thượng đế đã cho chúng ta những đứa con ngoan, nhưng hiếm có lắm.

  2/ Loại con cái tương sanh :

  Phần lớn là các cha mẹ có con tương sanh, cha mẹ dậy bảo, nhà trường giáo dục về trí dục và đức dục song hành. Các trẻ tương sanh biết nghe lời và chịu ảnh hưởng tốt hay xấu là do môi trường xung quanh.

  3/ Loại con cái dở nhất là liệt sanh, là những đứa cứng đầu, khó dậy tự bẩm sinh, chúng chống đối lề lối giáo dục của người lớn, càng được dậy dỗ chúng càng bực mình cáu gắt. Loại này cá tính đặc biệt. Có thể quấy rối gia đình và xã hội bằng án mạng ! Nhiều bậc cha mẹ khóc thầm với các đứa con liệt sanh này... ở nhiều nơi, có các trường đặc biệt cho loại học trò này... Để tránh cho chúng đi lêu lổng, nghiện ngập.

  -Tuy nhiên theo thầy giảng, hy vọng vài năm lớn hơn trẻ sẽ thay đổi, thuần tánh.

 -Cũng có thể nó không hề thay đổi vì lý do nào đó.

  Cũng có thể cơ duyên, nó không hẳn là con mình, nó đi lầm nhà, cha mẹ có thể sinh lầm nó.        Nó không có đủ phước đức chấp nhận sự dậy dỗ và những ân tình cha mẹ cho nó.

  Cũng có thể là các vị cha mẹ tuy hết lòng với con nhưng không đủ duyên và không đủ oai quyền để giáo huấn đứa con ngổ nghịch... oai quyền đây không phải là roi, đòn vọt mà là những phong cách mệnh lệnh thiêng liêng và thấm thía.

Hòa nghe giảng nhiều lần, tuy biết trấn an, nhưng vẫn sót sa và thương con hơn vì Hòa linh cảm sắp lại chia tay... bởi khi nghe có một chuyến đi lần này khá chắc chắn trong gia đình lo, Hòa đi vay mượn và vơ vét nữ trang cho Tuấn ra đi, gửi gấm chú thím ruột của nó... nó cũng không sợ, rất thích ra đi ! Mẹ nó nói là chỉ có thể lo nổi cho một mình nó thôi, sợ rồi 1,2 năm tới, trễ tí nữa Tuấn phải đi nghĩa vụ quân sự thì nguy hiểm và tội nghiệp cho cháu.

  Hòa năn nỉ cô chú cho nó đi cùng và gửi gấm, tay đứt ruột sót, chưa thấy có gì đâu, chỉ mới đẩy được đứa con ra biển mà lo lắng và thương nhớ thất thần cả tháng trời.

  May mắn sao 3 tuần lễ sau, có tin con đã đến nơi bằng an vô sự..  Ở cùng chú thím ở Songkhla, Tuấn đang chờ được phái đoàn mỹ phỏng vấn.

  Kỳ này thì Hòa rủ tôi đi lễ chùa, mỗi lần chắp hai tay cúi mình lễ Phật, nàng râp đầu từ tốn và liên tiếp ba lần trong lòng hai bàn tay xòe rộng !

...Em biết em nói có hơi ngược đời, giờ con em xa em rồi, ngàn trùng xa cách, em nhất tâm cầu xin chư Phật gia hộ cho nó gặp được cha mẹ nuôi đích thực của nó mà nó là con ưu sinh, hay ít ra là con tương sanh của các vị ấy...

Tôi cứ nghe Hòa, vợ Thiện làm rầm ỉ ôi kể lể trước tượng đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát nhiều lần.

  Rồi khoảng nửa năm sau, nàng có nụ cười kín đáo mỗi lần dở lá thư đầu tiên con viết về, dù chỉ có vài dòng chữ vội vàng lúng túng.

  Con đến nơi rồi, không thấy Hòa mưu cầu theo đuổi chuyện đi ở ở đi nữa. Cô bảo em cạn kiệt tiền, em đang tìm kiếm xem còn gì trong nhà mang bán đi trả nợ... với lại tối tối, đi bán bánh mì em ráng thu xếp về sớm, em len lén để dò đài nghe tin tức ở xa xem mùa khai trường ở Mỹ ra sao, xem bão lụt ở Texas như thế nào, xem cháy rừng ở California tàn chưa... à thì ra người mẹ để hồn theo tưởng tượng hình dung nơi đến, nơi ở của đứa con ở xa tít mù khơi.

 Nơi ấy, Tuấn rời Songkhla Thailand, theo gia đình chú đến Mỹ, về Atlanta. Vì cháu còn vị thành niên nên có một gia đình ông bà mục sư Carl đạo tin lành, họ là những con chiên rất hiền hòa rất ngoan đạo của nhà thờ, họ cư ngụ sinh sống ở Georgia này đã nhiều đời.

 ở dĩ họ chấp nhận một đứa con nuôi Việt Nam mau mắn vui vẻ vì bên cạnh lòng nhân ái, họ còn có một nỗi đau ủ ê, là họ đã mất đứa con trai ruột thịt duy nhất ở Khe Sanh.

 

David, con trai ông bà mục sư, nó tình nguyện gia nhập quân đội Hoa Kỳ sang chiến đấu ở Viet Nam ngay sau khi hoàn tất học trình bậc trung học.

  Rồi ngày qua ngày, hết kỳ hạn phục vụ 3 năm, không hiểu sao David lại xin ở lại thêm nhiệm kỳ 3 năm nữa... rồi không đầy một năm sau đó, David  tử trận ở Khe Sanh khi đang móc nối máy truyền tin ở mặt trận.

Ông Carl mạnh hơn bà trong nỗi đau chịu đựng. Bà yếu và lãng đãng trong cơn muộn phiền có lúc ngủ hay gọi tên David. Bà thỉnh thoảng lại hỏi ông :

« Tại sao nó lại ở lại thêm ở Việt Nam ?

Tại sao nó không về Georgia đúng kỳ hạn để vô đại học ? Tại sao con ở lại mãi mãi cái nơi xa thật xa xôi ấy, nơi mà mẹ không biết tên gọi là gì ?

Oh my god... »

  Lần đầu khi Tuấn tới nhà thờ lơ ngơ bỡ ngỡ, ông mục sư chỉ cho vợ và nói :

  Đó, god... đã đền cho mình một godchild đó. Nó có một thân một mình không cha mẹ và từ Việt Nam tới đây, bà ưng nuôi nó không ?... Để tôi làm giấy tờ mang nó về nhà mình.

  Bà Carl rùng mình, bà làm dấu thánh giá và nhìn hơi lâu với tượng chúa... và gật đầu OK.

  Tuấn về với ông bà Carl. Tuấn được nuôi ăn ở và đi học anh văn, em thông minh và đối thoại, đàm thoại tiến bộ sinh ngữ khá vững vàng.

  Nhưng lạ đời là khi bố mẹ Carl muốn em bắt đầu chương trình học phổ thông secondary school để còn lên university thì nó từ chối. Nó thưa với mẹ nuôi nó muốn lên rừng làm việc trong trại gà Atlanta của chú thím nó.

  Ông bà cũng tôn trọng chọn lựa của con nên bà sắp xếp áo quần và đủ lệ bộ và căn dặn :

   -Nhớ thỉnh thoảng về thăm mom và mang về cho mom ít con gà để mom làm với basil nhé !

  -Ok.

  Bố nuôi điện thoại báo tin rồi chở nó đi giao tận chỗ ở của chú. Ông nhắn gửi vài điều với chú thím rồi ra về. Hẹn cuối tuần sẽ cùng mom nó lên thăm.

  Tuấn ngạc nhiên khi nghe chú nói có trại gà mà xung quanh nhà êm re, chả thấy gà đâu... nó hơi nóng nảy ra ngoài đi loanh quanh. Chú hiểu ý :

  -Đừng nóng, từ từ, muốn gà rồi sẽ có, có nhiều gà, nhiều thấy ngan ngán luôn.

  -Mà gà ở tận đâu lận chú ?

  -Cách đây lối 1 cây số,

  Ối, sao lôi thôi thế ? Sao chú không làm trại gà kế bên nhà cho lợi thời gian, đi xa vậy kỳ quá.

  -Không kỳ đâu con, đó là luật.

  -Luật, vậy đi mỏi chân chú à.

  -Mình sống ở đây phải theo luật ở đây chứ. Con ơi mình đi từ Việt Nam qua Thailand sang đây còn được mà kể gì đi bộ 1 cây số đây lên trại gà, chú dòm chừng phản ứng của Tuấn và hỏi :

  Mà sao con không ở ngoài đó, downtown để tiện đi học mà vô đây chi buồn lắm !

  Con nhớ... và muốn ở bên cô chú !

Người chú lặng thinh, thím nhìn ra xa nhẹ tay lau mắt. Chắc nó nhớ bố mẹ nó.

  Ăn sáng xong, một buổi chú nó thay áo quần dày, đi ủng, nai nịt dây lưng, đầu tóc gọn gàng. Thím cũng không quên đưa cho Tuấn một bịch đựng đồ nghề và áo mũ như của chú rồi hối nó thay áo...

  -Đi lên trại gà mà làm gì như ra trận, thất kinh hồn vía vậy chú ?

Chú cười :

  -Cứ làm theo chú đi, lát lên đó cháu sẽ thấy. Tuấn đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, trại của chú như một binh đoàn gà hàng mấy trăm hay cả ngàn con gà quây trong một vòng rào khá kín và khá vững chắc, nằm khá sâu so với bìa rừng cây, có nhiều dẫy nhiều ngăn.

  Chú nó miệt mài đi từ 7 giờ sáng còn lờ mờ tối, vô rừng có trại nuôi gà, từ xa xa đã nghe mùi hôi hôi ngai ngái khó thở xốc tới.

  Những ngày đầu cháu hớn hở theo chú phụ việc. Sáng sớm tới thăm gà, cho gà ăn, thay các máng nước thêm thuốc vô nước uống.

  Theo lối đi sâu vô các chuồng, chú lượm mang ra những con gà chết do bị dẵm đạp ban đêm, mấy con chết cứng phải gom lại mang đi xa đào chỗ chôn và xịt thuốc khử vệ sinh. Còn lại ít con gà ngoắc ngoái, chú vội lượm riêng mang vội về cho thím kịp làm thịt. Để ráo nước, bỏ vô tủ đông lạnh một phần, còn một phần làm đồ ăn thường ngày. Thím sáng chế làm món gà basquet và cả tuần lễ ăn thịt gà 7 món cũng ớn. Cháo gà có nhiều tiêu và hành ngò còn có thể nuốt tạm được.

  Trong ngày hai thím cháu xếp trứng gà vô carton. Ông chú thì lau rửa quét các ngăn, các chuồng chiều về chú mang các hộp trứng đi giao ở siêu thị.

  Tối tối chú trở lại trại gà, mở đèn, coi thăm nhiệt độ thờI tiết mỗi ngày mỗi đêm đủ cho gà khỏi bị nóng, không bị lạnh. Chú bảo nuôi gà như nuôi con mọn.

  Một binh đoàn con mọn. Chú rất chăm chú công việc và thường nói đùa : bây giờ chú là một lieutenant-général gà rồi... nó thấy công việc của chú thím thật là vất vả và không hợp vê sinh, dơ bẩn. Tuấn sợ nhất cái mùi hôi sực lên trộn đều trong gió. Mặc dầu thím bảo lứa gà này sắp tới ngày bán rồi, nhưng Tuấn cũng không đợi ngày bán gà, đón lứa mới, nó xin trở về downtown thăm bố mẹ.

  Bà Carl mừng lắm khi con nuôi về nhà. Bà luôn khen thịt gà ngon và không lên cân... Tuấn lơ là không chú ý.

  Ông mục sư hỏi con hết hè này đi học được hay muốn đi làm nữa. Tuấn trả lời vẫn muốn đi làm việc, dù công việc ít tiền cũng OK, nhưng nó muốn làm ở một chỗ nào mà lúc nào cũng sáng, nghĩa là đêm cũng phải có đèn, vì nó không thích bóng tối từ khi ở rừng với gà về. Ông mục sư thông minh và chiều con hết ý, ông xin được với một bệnh viện cho Tuấn làm gì đó chưa biết... nhưng mà là làm việc cho bệnh viện sáng đèn, với vốn kiến thức trắng như tờ giấy, nhưng ông Carl cũng xin được với nhà thương gấn nhất cho con ông thành một cleaner các cửa kính, tha hồ và chỉ có việc lau chùi clean các ô cửa kính, lau mệt nghỉ lau sao cho cửa thấy kính mà không có kính, khi mệt Tuấn dừng tay quan sát y công, y tá, điều dưỡng và các bác sỹ làm việc bên trong. Họ cũng bận rộn luôn tay luôn chân không thua gì chú thím nó trên trại gà.

  Lau cửa kính gần một năm qua đi mau, mà Tuấn thấy rất lâu, nó có nhiều thời gian quan sát công việc. Nó thấy mọi người luôn đi nhanh, làm việc lẹ, chỉ mình nó là đi chậm, làm một mình, rất một mình, không giống ai... ?

  Mùa hè tới, nó được nghỉ 10 ngày đi vacances với bà Carl ông thì còn bận rộn công việc nhà thờ bề bộn ông ở lại nhà, khi về sống chung với ba mẹ nuôi, thì Tuấn luôn được ông nhắc nhở : « con muốn đi làm đi học, tùy ý con, nhưng học là good, very good... tuy nhiên đi học hay đi làm, bất cứ làm nghề gì hay học trường nào, ngành nghề nào... nói chung làm gì con cũng phải cố gắng hết tâm sức mà làm tới cùng, đi tới cùng. « Có đi tới cùng, con mới biết được hạnh phúc của sự thành công hay mới cảm nhận được nỗi thất bại. »

  Trong hai tuần lễ đi nghỉ mát ngồi trước bãi biển mênh mông rì rào, ôn lại dĩ vãng và công việc làm... rồi khi trở về, không biết nhờ phép lạ nào, hay nhờ lời khuyên bảo nhẹ nhàng của bà mẹ nuôi ; Hết hè, vào dịp gần tựu trường, Tuấn ngỏ ý với ông bà mục sư cho Tuấn trở lại với trường lớp.

  Ông Carl mừng rỡ lo hồ sơ chạy đôn đáo giấy tờ kịp cho Tuấn vào học vào trường trở lại.

  Rồi những năm tiếp theo, cũng khá khó khăn, vất vả nhưng cột trụ chống giữ và nâng đỡ chính vẫn là cha mẹ nuôi. Chú thím thỉnh thoảng thăm nom vun sới tinh thần và khuyến khích không ngừng nghỉ.

  Tuấn lên lớp đều đều rồi vào đại học.

Mười năm sau, em ra trường với bằng cấp và niềm vui sướng thấm đẫm yêu thương của ông bà mẹ nuôi. Họ cũng ưu ái báo tin cho Thiện và Hòa là bổn phận của họ đã hoàn tất viên mãn hai bên khen qua khen lại nhưng hôm lễ ra trường bà Carl và Tuấn ôm vai nhau thật chặt ! Ông thì còn mãi mê chụp hình.

  Con trai cứng đầu của họ giờ là một thanh niên trưởng thành với bằng MD médical doctor, rồi một năm làm intership, rồi tiếp tục học thêm 3 năm là residency, thời gian khá dài mà Tuấn thấy mọi ngày mọi mùa như trôi qua thất mau, khi có những phút rảnh rang, mơ mộng, Tuấn rút một vài tờ klenex ra di di bụi bám trên cửa kính như muốn ôn lại kỷ niệm xưa.

  Ông bà vẫn giữ tên nguyên vẹn Việt Nam cho Tuấn. Ông bà cũng đôn đốc Tuấn lo hồ sơ bảo lãnh bố mẹ và em sang sum họp.

  Hòa chẳng bao giờ ngờ có ngày gặp lại con, nhưng thật là trước mắt, cô đã gặp, đã nhìn và sờ tay vào người Tuấn. Con giờ đây cao lớn vững vàng, một người trẻ yêu đời, yêu người và tự tin khác hẳn Tuấn cau có năm nào.

  Em của Tuấn, Tú đã lớn và vẫn tiếp tục vừa đi làm vừa đi học. Em thích tự lập.

  Hòa và Thiện chuyển về Wesminster có khí hậu ấm áp và tiếp tục làm việc. Họ may mắn xin được việc làm Thiện làm bảo vệ cho một shopping center.

  Hòa làm việc ban đêm. Hòa ngủ ban ngày và không ngủ được đêm nhiều thôi chứ công việc của hãng cũng không có gì vất vả.

  Cả đêm Hòa ngồi canh, canh thời gian trôi, xem tivi, đọc sách báo và cứ cách nhau mỗi 3 giờ đồng hồ, hễ có chuông báo hiệu Hòa lại nhấc cầu dao điện của lò máy lên một lần, rồi đợi đèn xanh là từ từ hạ cầu dao xuống vị trí cũ. Xong lại trở về bàn mình an vị đọc sách.

  Có đêm dài, Hòa bỏ tờ báo xuống, đọc lâu cũng mỏi mắt. Cô nàng có lúc một mình nghĩ lẩm cẩm :

  Con mình, mình sinh ra nó, nó là con ưu sanh, hay con liệt sanh. Có lẽ là cả hai.

  Hòa thầm lặng cám ơn, đảnh lễ Phật Quán Thế Âm Bồ Tát ông bà Carl cũng là Bồ Tát của Hòa... là đúng như thế. Hòa ước mong còn đủ sức khỏe để tiếp tục làm về lâu về dài cái công việc kỳ ngộ này : cứ nâng lên và hạ xuống cái cầu dao công tắc điện. Nàng yêu thích làm việc này, nó tái tạo nguồn sản xuất như hơi thở đều đều.

Sự tái tạo luôn luôn làm lại từ đầu, hết vòng quay, lại làm mới lại ; sự tuần hoàn phải được tiếp nối và liên tục.

 

Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,942
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt 2016. Giải Danh Dự 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. bài viết mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001.
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Sau năm 1975, là con của một sĩ quan tù cải tạo
Nhạc sĩ Cung Tiến