Hôm nay,  

Chiếc Bánh Đi Chơi

18/10/201900:00:00(Xem: 10502)

Bài Số: 5813 -20-31618- VB6101819

 

 

Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là  “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011. Sau đây là bài viết mới

 

***

Tôi được bạn Ngân của mình rủ đi chơi Minnesota vào gần dịp Trung Thu. Lâu lắm không gặp bạn nên tôi vui vẻ nhận lời và lập tức đề nghị:

“Khánh mang bánh Trung Thu làm quà cho Ngân nhé.”

Nhưng Ngân không mấy mặn mà với ý kiến này:

“Thôi, Khánh ơi. Chị Nga của Ngân đã mua rồi. Vả lại, Ngân cũng không thích cái món bánh này lắm.”

Tưởng thế là xong chuyện bánh Trung Thu, dè đâu sau lớp dạy học buổi tối trước hôm tôi đi, một người học trò níu tôi lại, ân cần trao một chiếc bánh Trung Thu:

“Cô ơi, em mời cô cái bánh này, chính tay em làm đó. Nhân thập cẩm em chọn toàn loại thượng hạng, lại mới học được cách nướng bánh của dân trong nghề. Cô ăn thử rồi sẽ thấy.

Cầm chiếc bánh xinh xắn trong tay, tôi máy móc nói lời cám ơn, trong đầu thì loay hoay với chuyến đi Minnesota ngày hôm sau. Phải chăng số trời đã định rằng chiếc bánh Trung Thu này sẽ được đi chơi Minnesota với tôi? Tính tới tính lui, rồi cuối cùng tôi cũng sắp cho “em nó” một chỗ ngay bên cạnh cái bánh croissant mà tôi mang theo làm món điểm tâm trên máy bay. Vài tiếng sau, khi tôi mở ba lô lấy món bánh Tây, thì mũi tôi không thể không chú ý đến mùi vị rất Tàu của chiếc bánh Trung Thu.

Ở máy bay ra, tôi bước vội qua dãy cửa hàng của phi trường và từ thang cuốn máy đi xuống nơi lấy hành lý, tôi đã thấy bạn mình đứng đón. Hai đứa tôi học chung trường trung học từ thuở xa xưa ở quê nhà xa lắc, vậy mà giờ này được ôm nhau mừng rỡ. Mấy ai có được một tình bạn lâu bền như vậy?

Khi lái vào nhà để xe của tòa nhà cao niên 7500 York, Ngân đậu vào đúng chỗ quy định của mình. Tôi bước ra khỏi xe, nhưng còn loay hoay với cái ba lô của mình. Cái giây kéo hình như bị bung ra? Tôi vội vã kiểm lại và thở phào vì thấy mọi thứ bên trong có vẻ còn nguyên vẹn.

Vào trong nhà, Ngân chỉ tôi xem mấy món ăn đã nấu sẵn cho hai đứa ăn trưa. Nghĩ tới chiếc bánh Trung Thu đã đồng hành của tôi suốt dọc đường từ California, tôi vui vẻ bảo Ngân:

“ Mình có món tráng miệng đó nha,

Nhưng sau đó thì tôi lại tiếp tục loay hoay với cái ba lô của mình vì tìm mãi không thấy cái bánh đã hứa hẹn.

“Lạ thiệt! Khánh nhớ rõ ràng là đã bỏ nó vào một bịch riêng cùng với bánh croissant!”

Hồi sau, vì tôi cứ thắc mắc hoài, Ngân sốt ruột nói:

“Thôi, quên nó đi Khánh ơi.”

Tôi bèn chuyển sang ngắm nghía căn nhà đầy những tác phẩm nghệ thuật của bạn mình. Nào là những bình hoa cắm rất đa dạng. Nào là những tác phẩm stained glass trên cửa sổ và đèn. Nào là những tấm lót bình đan hoặc móc bằng tay.

Tôi suýt xoa: “Sao Ngân nhiều tài quá vậy?” Và quên đi chiếc bánh Trung Thu nhỏ nhoi kia.

Tối hôm ấy, sau bữa ăn gọn nhẹ, hai đứa xuống xem một buổi trình diễn ca nhạc ngoài trời cho các “cụ”. Hết nhạc, quay về nhà thì Ngân để ý ngay một tờ giấy đính trên cửa, với giòng chữ:

“Ngân, hãy gọi Carolyn, số 927 5210, về chuyện một thứ gì đó có thể là của cô.”

Đưa tôi xem lời nhắn, Ngân càng thắc mắc:

“Mình có mất gì đâu!”

“Ngân tính gọi cho cô này không?”

“Lát nữa. Giờ Ngân phải đi tắm trước khi đi dợt cho buổi trình diễn ngày mai. Còn Khánh thì nghỉ ngơi đi, nếu muốn theo Ngân đi chơi.”

Thực vậy, Ngân đang tập dợt cho buổi kỷ niệm 40 năm thành lập nhà cao niên 7500 York Co-Op và tôi có ý định sẽ theo Ngân xem họ “làm ăn” ra sao. Thế là tôi ngoan ngoãn nằm duỗi trên chiếc ghế sofa êm ái của phòng khách, ngắm nghía chi tiết của những hình vẽ trên cửa sổ bằng kính. Rồi tôi ôn lại từ đầu chuyến đi và chưa gì đã thấy nhiều hứa hẹn rồi. Thế là tôi ngủ thiếp hồi nào không biết. Khi mở mắt ra thì nhìn quanh không thấy Ngân đâu. Vậy là hụt mất buổi tổng dợt rồi!

Khi quay về, Ngân trấn an tôi: “Đừng lo. Đợi coi diễn thật, càng hay hơn.”

Vào buổi chiều “trọng đại”, tôi đến sớm và được xếp ngồi cạnh một ông già tên Randy. Ông đi cùng với một cụ bà tên Marcia mà sau này tôi biết không phải là vợ mà là “bồ” của ông. Rồi tối đến, tôi lại có dịp nói chuyện với nhiều vị cao niên khác trong nhóm của Ngân, nhóm học viên lớp ngôn ngữ ký hiệu của người câm. Tiếp xúc nhiều, tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Các lão ông lão bà Minnesota quả thực đang sống hết mình và tất cả đều hết lòng tiếp khách phương xa sao cho được thoải mái tại tiểu bang nhà của họ. Bản thân (khách) tôi cảm thấy rất vui vì được tiếp đón nồng hậu và hoàn toàn không thắc mắc gì vì những trục trặc nho nhỏ. Chẳng hạn như vụ thất lạc chiếc bánh Trung Thu.

Sau bữa cơm tối, Ngân nhận một cú điện thoại dài lê thê và phải nghe đi nghe lại mấy lần mới hiểu ra là bà nói về chiếc bánh Trung Thu thất lạc. Theo đúng thứ tự thời gian thì sự thể như sau:

-           Chiếc bánh được một cụ ông tên Lee Orchard nhặt và đặt lên cốp xe của Carolyn, đang đậu ở gần đó.

-           Carolyn mang bánh về, kể cho con gái nghe về chiếc bánh chẳng hiểu từ đâu đến. Cô này đã từng dạy tiếng Anh cho thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông và có biết chút ít tiếng Việt. Cô nhận dạng chiếc bánh Trung Thu là loại dân Việt Nam ưa chuộng.

-           Carolyn quyết định loan tin về chiếc bánh lượm được, nhưng chưa kịp làm thì tình cờ gặp Mikki Lindsay, người chuyên trách việc tiếp đón những người mới dọn đến. Mikki nghe chuyện, bèn khuyên Carolyn tìm gặp Ngân, một người gốc Việt Nam mới dọn đến. Biết đâu Ngân chẳng là chủ nhân của chiếc bánh?

-           Carolyn dán lời nhắn trên cánh cửa nhà Ngân, và Ngân đã đọc nó sau khi hai đứa chúng tôi đi ăn tối về.

Ai mà biết đâu chiếc bánh xinh xắn của tôi lại trở nên nhiễu sự như vậy.

 

Ngày hôm sau là ngày cuối của tôi ở Minnesota nên Ngân chở tôi và chị Nga của Ngân.đi chơi Minneapolis Park. Khu công viên này thật tươi mát với những cây cổ thụ rợp bóng, những vườn hoa sặc sỡ và những con đường đi bộ quanh co tình tứ. Đã thế, tôi còn có hai chị em Ngân và Nga là những bạn đồng hành vui vẻ tuyệt vời. Cuối ngày, chúng tôi trở về với đôi chân mỏi nhừ nhưng tinh thần sảng khoái. Sau bữa ăn tối, tự nhiên tôi lại nghĩ đến cái bánh Trung Thu của mình. Phải rồi, vì câu chuyện chưa ngã ngũ mà!

Ngân quyết định:

“Chúng ta nên ghé qua nhà của Carolyn,” rồi liền mở danh mục kiếm số nhà. Carolyn ở cùng tầng với Ngân, tầng 4. Trước khi rời nhà, Ngân mở hộp bánh Trung Thu của mình ra, nói:

“Để Ngân chia một chiếc bánh cho Carolyn.”

Từ xa, hai đứa đã thấy một đám “họp chợ” gồm ba người đang bàn cãi, có vẻ hăng say lắm. Đó chính là Carolyn và hai người hàng xóm đối diện. Té ra đó là Randy và Marcia. (Ôi, tôi vui quá vì tình cờ gặp lại họ).

Rõ ràng là họ đang nói về tôi, Ngân và chiếc bánh Trung Thu. Thấy dáng chúng tôi từ xa, họ đồng reo: “Họ đến kia rồi!”. Thế là chợ ba người tăng thành năm. Chúng tôi hào hứng nói, đua nhau kể lại chuyên từ phía mình.

Cuối cùng Carolyn quay sang nhìn Ngân với ánh mắt hóm hỉnh:

“Bây giờ tôi hoàn trả lại bạn cái bánh Trung Thu nhé.”

Cô quay vào, rồi trở ra với cái bánh. Nhưng sao trông nó là lạ vì hơi bị thâm. Cô giải thích:

“Tôi sợ nó hư nên bỏ trong ngăn đông.”

Tôi cười ngất vì ai lại bỏ bánh Trung Thu vào ngăn đông bao giờ!

Sau đó Ngân lấy bánh của mình tặng Carolyn.

Carolyn nảy ý hay hơn:

“Hay là mình chuyển bánh này làm quà cho cô giáo dạy ngôn ngữ người câm?”

Ngân đồng ý ngay.

 

Hôm sau, quay về với căn phòng yên tịnh ở California, tôi vẫn cứ trầm ngâm về những vị cao niên tốt bụng tại 7500 York. Họ thật ân cần đối với nhau, với khách phương xa, và cả với những thức nhỏ xíu như chiếc bánh Trung Thu.

“Nhỏ xíu” ư? Thực ra nó chỉ nhỏ về kích cỡ thôi. Về ý nghĩa sâu xa thì nó là một biểu tượng của sự ân cần mà tôi nhận được từ người học trò California và từ cộng đồng cao niên Minnesota.

California, 13 tháng 10, 2019

 

Doãn Khánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,581,137
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.