Hôm nay,  

Người Cha Lao Công (2)

04/06/201900:00:00(Xem: 10626)
Tác giả: Phương Hoa
Bài số  5704-20-31511-vb8060219
 
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới  đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)

***

Thằng Jimmy là đứa “con trai cầu tự,” là đứa con...đẻ ráng, sau ngày vợ chồng ông đến Mỹ diện HO.  Ông Lạc từng là một sĩ quan của Quân Lực VNCH, đi tù khi Mỹ Hạ con gái đầu lòng của hai vợ chồng mới lên bốn tuổi.

Lúc sinh Jimmy, bà Hạnh đã ngoài bốn mươi. Thời gian sau theo dõi, bác sĩ nói đứa bé có vấn đề tâm lý, bị trầm cảm, cần phải được chăm sóc cẩn thận. Nghe lời khuyên, vợ chồng ông tìm đọc sách báo để biết cách nuôi con. Khi thằng bé bắt đầu đi học, ông Lạc gửi nó vào một trường bán công (Charter School) để họ chăm sóc cho kỹ càng. Nhờ vậy, Jimmy lớn lên ngoan hiền, học giỏi, chỉ tội ít nói chuyện ngoài ra không có vấn đề gì trầm trọng.

Đứa con gái lớn Mỹ Hạ của ông bà học rất giỏi.  Đó cũng là tấm gương sáng cho Jimmy. Thằng bé cũng như chị gái, thay phiên nhau đem về khoe thành tích nhất nhì lớp của trường Oakland với cha mẹ. Ông Lạc rất mừng, từ những thông tin ông tìm được trước đây, trẻ mắc bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ nếu chăm sóc tốt từ nhỏ, lớn lên nó có thể trở thành nhân tài.

Mỹ Hạ học xong đại học, ra đi làm rồi lấy chồng và dọn qua New York sống.  Jimmy tốt nghiệp trung học loại giỏi, đứng trong nhóm đầu bảng Top 10 học sinh giỏi của trường Oakland Charter Highschool và được nhận vào Laney College.  Vợ chồng ông thở phào nhẹ nhỏm, vất đi nỗi lo canh cánh bên lòng về Jimmy.

Jimmy vừa học college vừa đi làm ở tiệm KFC trong thành phố. Mọi thứ đều suông sẻ. Thằng con học giỏi lại đẹp trai nên dù nhút nhát, ít muốn tiếp xúc với mọi người, nó cũng có được đứa con gái cùng lớp tên Anna người Mỹ Trắng theo hò hẹn. Điều này làm vợ chồng ông vui lắm.

Nhưng rồi tai họa đã giáng xuống cho gia đình ông, khi Jimmy bước sang năm học thứ hai. Đó là lúc bà Hạnh qua đời. Jimmy từ nhỏ rất thân thiết và gần gũi quấn quít bên mẹ. Bà cưng chìu, chăm chút cho con trai từng tý từng ly vì nỗi ám ảnh từ lời bác sĩ là nó bị bệnh. Dù đã lớn, mỗi lần đi học về Jimmy đều chạy tìm mẹ, mỗi tối trước khi đi ngủ thằng bé luôn vô phòng hôn mẹ và chúc ngủ ngon. Cho nên cú sốc mất mẹ làm cho Jimmy trở nên hoảng loạn.

Sau đám tang vợ, ông Lạc dù buồn khổ cũng phải cố gắng trở lại đi làm. Nhưng Jimmy thì không dậy nổi. Nó nằm bẹp dí, khóc cả tuần lễ, dù con bồ Anna thường tới an ủi vỗ về, nó cũng không chịu dậy đi học lại. Vốn là đứa học giỏi, giờ bỏ lớp giữa chừng, nên khi biết mình bị điểm F, rớt hết các môn, Jimmy càng căng thẳng và hụt hẩng. Nó nằm lì trong nhà, không thiết cả ăn uống tắm rửa hay đi ra ngoài. Ông Lạc bận đi làm, ông cố làm thêm nhiều giờ cho quên đi nỗi buồn, nên không hề biết những diễn tiến tâm lý tồi tệ của Jimmy.

Rồi đến một ngày, khắp người Jimmy bỗng nhiên nổi toàn mẩn đỏ, ngứa và tróc từng lớp ở da đầu, ở mặt, cùi chỏ, đầu gối… Nó mắc phải chứng bệnh người ta thường gọi là “chứng vảy nến.” Và con bé Anna bỏ nó đi luôn từ đó.

Căng thẳng tiếp nối căng thẳng, khổ đau liên tục khổ đau, Jimmy bộc phát mạnh chứng bệnh trầm cảm mà lúc nhỏ bác sĩ đã phán đoán. Vì mặc cảm thân mình gớm ghiếc, nó trở nên khó chịu, chán đời, nhưng nhất quyết không đi bác sĩ để chữa trị. Mặc cho cha khuyên bảo năn nỉ để cha đưa đi, nó vẫn không nghe. Ông hỏi thăm những bác sĩ trong bệnh viện và các y tá, thì họ cho biết chứng vảy nến tuy khó trị nhưng không lây lan nên ông cũng tạm yên tâm.

Khi căn bệnh Jimmy trở nên nghiêm trọng, các vảy nến rơi ra từ người nó lâu ngày chúng biến thành những con giòi trắng ngà, bò ngổn ngang khắp ra giường và phòng ngủ của nó trông rất ghê rợn.  Và ông Lạc đau đớn khám phá ra nó lén dùng ma tuý. Đi làm về bước vào nhà, ông nhận ra cái mùi hôi tanh của ma túy. Giờ ông mới biết tại sao lâu nay thằng bé có thể chịu đựng được sự ngứa ngáy dơ nhớp khó chịu thế kia. Mỗi ngày ông đều năn nỉ Jimmy để ông đưa đi bác sĩ, nhưng vô ích, nó không thèm đếm xỉa tới cha nữa. Muốn nhờ cảnh sát giúp, buột đưa nó đi chữa trị và cai nghiện, nhưng ông không nỡ. Vậy mà vài tháng trước, nó bỏ nhà đi mất.

Vừa đi vừa miên man suy nghĩ, ông Lạc vượt qua con hẻm Eddy lúc nào không hay. Thình lình ông nghe có tiếng nhốn nháo từ phía đàng sau. Ông dừng chân quay lại, kéo sụp cái mũ xuống và bước dần về hướng đó rồi đứng nép sát người vào góc tường của một ngôi nhà nhìn vào.

Dưới ánh đèn đường, ông Lạc thấy một đám ba thằng choai choai mỗi đứa tay cầm một khúc cây ngắn đang bao vây một đứa con trai vào giữa, chúng nói gì đó có vẻ như đe doạ. Đứa nạn nhân ngồi bệt dưới đất, hai tay bị trói ngoặt ra sau, hai chân cũng bị trói đang cố sức vùng vẫy, nhưng tuyệt nhiên nó không kêu cứu hoặc kêu than một tiếng nào.

Bỗng nhiên có một đứa con gái từ đâu chạy nhào tới la hớt hải:

– “Stop it! Thomas!” Dừng lại Thomas! Đừng có đánh nó! Tao đã bỏ nó rồi mà! Nó bị bịnh hoạn tội nghiệp lại dơ nhớp thế kia mày ghen cái gì cơ chứ!

Ông Lạc giật bắn mình. Đó là tiếng của Anna, con nhỏ bồ của Jimmy. Ông vẹt hẳn cái mũ lên nhìn cho kỹ đứa ngồi dưới đất và sém chút nữa ông bật kêu thành tiếng:

– Jimmy! Trời ơi!

Nhưng ông kịp cắn răng và ngậm chặt miệng lại. Ông nhìn quanh quan sát để tìm cách cứu thằng con. Bên cạnh bọn chúng là cái thùng rác, bên kia cách vài mét là cây trụ điện. Ba thằng Mỹ tuy cao to nhưng cũng chỉ là mấy thằng nhóc mới lớn, lẽ nào cái người từng là cấp chỉ huy của một đại đội oanh liệt thiện chiến, học diệt thù có bài bản từ trường Võ Bị Quốc Gia, mà địch không lại bọn chúng hay sao. Ông nghĩ vậy, nhưng cũng chợt nhớ ra là mình bây giờ cũng đã trên sáu mươi, chân bắt đầu run, gối cũng đã mỏi. Nếu là thuở xưa thì cái đám này nghĩa lý gì. Ông lùi lại rút điện thoại ra gọi 911, phòng ngừa nếu lát nữa có chuyện gì xảy ra cho hai cha con thì có người tiếp cứu.  Báo cho cảnh sát biết địa điểm xong, ông nhẹ bước tiến dần về phía chúng nó.


– Ê! Jim! “Son of a bitch!” Ê! Thằng Jim chó đẻ! Một thằng trong bọn lớn tiếng nói, tay hươi hươi khúc cây trước mặt thằng Jimmy. – Anna đã xin cho mày đó! Mày hãy “beg,” van bọn tao đi! Tao sẽ tha cho mày!

Thằng Jimmy vẫn không nói một lời. Nhưng khi thằng kia chồm tới gần định dọa nó hay nói gì đó thì nó nhổ toẹt một bãi nước miếng vào mặt thằng đó.

Như chỉ chờ có thế. Cả bọn nhào vô dùng khúc cây trên tay quật liên tiếp vào thằng Jimmy. Con Anna la hét om sòm, nhào vô vừa lôi kéo, vừa kêu tụi nó dừng tay, nhưng một thằng trong bọn xô mạnh con nhỏ té lăn quay xuống đất và dọa:

– Tụi tao chỉ trừng phạt chứ không có ý định giết nó! Nhưng nếu mày còn bênh nó mà la lối thì tao sẽ đập cho nó chết luôn!

Con nhỏ hoảng hồn bỏ chạy ra ngoài gọi cảnh sát.

Ông Lạc không thể chờ được nữa nên phóng vội tới để cứu Jimmy. Thấy thằng con nằm cong lại, oằn người nhận những cú nện như trời giáng của ba thằng du côn mà không kêu la, ông hét lên một tiếng thật to, chộp lấy cái thùng rác đẩy mạnh về phía hai thằng bên phải. Bất thình lình bị cái thùng rác tông vào, một trong hai thằng té nhào xuống đất. Nhưng ông Lạc bị mất thăng bằng cũng ngã nghiêng qua một bên. Ông nhanh chóng gượng dậy, đứng theo thế võ xuống tấn để lấy lại thăng bằng, rồi bay vụt lên đá mạnh vào đầu cái thằng đang vung khúc cây lên chuẩn bị táng xuống Jimmy, làm cho nó văng ra xa nằm im không động đậy. Khúc cây rời khỏi tay hắn đập vào cái trụ điện rồi văng lông lốc ra giữa đường.

Thằng còn lại và thằng té ngã bây giờ đã đứng dậy. Mới thoạt đầu chúng kinh hãi khi có người tới cứu Jimmy. Nhưng giờ hoàn hồn nhìn thấy người tấn công chúng là một ông già Á Châu ốm nhách, chúng không còn sợ nữa. Hai thằng bèn bỏ Jimmy, cùng lúc nhào vô tấn công ông Lạc. Ông chẳng hề nào núng chút nào. Tình thương con đã làm ông mạnh mẽ, phát điên lên, ông xông thẳng vào đánh bọn chúng bằng tay không nhưng mạnh như bão táp. Chỉ trong nháy mắt, hai thằng nhóc Mỹ to kền bị ông Lạc đánh cho bò lê bò càng, rồi ngã lăn ra ôm bụng nằm oặt oẹo. Quay sang con, ông thấy Jimmy nằm im không cục cựa nên vội chạy lại.

– Jimmy! Con có sao không? Để ba mở dây trói cho con!

Ông vừa thở hổn hển vừa nói, rồi cuối xuống mở dây cho Jimmy.

Trong lúc ông loay hoay mở dây trói trên tay cho Jimmy, bất ngờ cái thằng nằm xỉu ngoài đường tỉnh lại. Nó bò tới nhặt khúc gỗ lên, đứng bật dậy thật nhanh và nhào tới nhắm ngay đầu Jimmy bổ xuống từ phía sau lưng. Ông Lạc trông thấy hét lớn:

– Jimmy!

Ngay lập tức ông nhoài người tới ôm thằng con đẩy nó ngã xuống, và ông lãnh trọn cú đập như trời giáng vào đầu. Ông Lạc đổ gục xuống trên mình Jimmy, vừa lúc tiếng còi xe cảnh sát chạy tới hú lên vang dội...

*

Đã hai ngày trôi qua, tại phòng cấp cứu của bệnh viện San Francisco, ông Lạc vẫn còn nằm bất động, dây nhợ máy móc chằng chịt trên người.  Cú đánh vào đầu đã làm ông bị chấn thương sọ não. Bác sĩ phải giải phẩu, hút hết máu tụ trong đó ra, nhưng họ nói vết thương quá nặng, cho dù cuộc giải phẩu thành công nhưng ông có tỉnh lại được hay không thì họ chẳng có nhiều hy vọng.

Con gái ông, Mỹ Hạ từ New York bay về từ hôm trước đang ngồi ủ rũ trong phòng.

Thằng Jimmy đầu đội chiếc mũ dìm che mái tóc bù xù và cái trán ửng đỏ, mặc bộ quần áo rộng thùng thình phủ cả cổ và hai cánh tay vảy nến Mỹ Hạ mua về bắt nó mặc, đang ngồi cạnh giường ôm lấy hai tay cha khóc rưng rức. Nó đã không ăn, bỏ ngủ từ hôm thứ Sáu đến giờ. Cú sốc mất mẹ, rồi mất người yêu, đã khiến tinh thần Jimmy bạc nhược, sa sút, lâm vào cảnh khốn cùng. Bây giờ sắp mất cha khiến Jimmy đột nhiên trở nên tỉnh táo.

– Daddy! Nước mắt Jimmy ràng rụa, chảy ướt đẫm bàn tay ông Lạc.  Nó gọi cha trong tiếng nấc nghẹn ngào. Khóc một hồi, bỗng nhiên Jimmy cảm thấy mấy ngón tay của ông Lạc cử động trong tay mình. Nó vui mừng kêu lên:

– “God!” Trời ơi! Cha đã tỉnh! Nó reo lên. – Chị ơi!  Cuối cùng cha đã tỉnh! Vậy mà bác sĩ nói cha có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại. Để em đi gọi bác sĩ! Nói xong nó đứng dậy, định chạy đi.

Bàn tay ông Lạc trong tay Jimmy bỗng giữ nó lại, đôi mắt yếu ớt của ông nhìn thằng con thật âu yếm, rồi nhìn qua con gái. Đưa tay gỡ cái mặt nạ oxygen ra, giọng ông thều thào như hơi thở:

– Các con đừng đi! Cha khỏe rồi, và cha rất mừng thấy Jimmy đã biết biểu lộ tình cảm, nghĩa là con vẫn còn thương cha. Điều cha mong mỏi nhất là con phải cai nghiện, đi chữa bệnh, rồi trở lại trường học. Cha qua đây không giỏi tiếng Anh nên phải làm lao công cả đời. Nhưng con thì…

– Cha yên tâm đi! Jimmy thấy cha nói chuyện được thì mừng quính ngắt lời.  – Con hứa là con nhất định sẽ chữa bệnh và đi học lại, cha đừng lo! Hai ngày nay con đã cố gắng, mỗi lần lên cơn thèm thuốc là con nhìn vào cha rồi lén chạy vô phòng vệ sinh cắn chặt mấy ngón tay chịu đựng, khi qua cơn con mới ra ngoài, bây giờ cũng tạm quen dần. Con nhất định sẽ bỏ được…

Ông Lạc nở một nụ cười méo mó vì vết mổ còn đau, nước mắt chảy dài, nhưng trong mắt ông ánh lên niềm hạnh phúc vô biên. Ông sờ đầu thằng Jimmy, rồi đưa bàn tay ra cho Mỹ Hạ và nói:

– Cha mừng quá, con gái Mỹ Hạ! Con hãy phụ cha khuyến khích em nha! Mẹ con mà biết được em thay đổi nên người thì bà ấy cũng sẽ ngậm cười nơi chín suối.

*

Và Jimmy đã làm được.

Bảy năm sau, ông Lạc về hưu. Đó cũng là năm Jimmy được nhận vào thực tập bác sĩ chuyên ngành ung thư trong bệnh viện nơi mà ông Lạc đã làm lao công hơn hai chục năm. Và cũng là nơi đã điều trị cho vợ ông. Jimmy nói, nó học ngành này để giúp cho những bịnh nhân giống như mẹ nó ngày xưa ...

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
10/06/201901:13:17
Khách
Chào quý độc giả Người Hà Nội, Ngàn Thông Reo, Nguyen Bao, và "Nữ Hoàng Quậy" Thanh Mai,
Phương Hoa xin cám ơn quý vị đã đọc bài viết và ghi những lời ủng hộ thật chân tình. Xin lỗi đã hồi âm trễ vì mấy tuần qua t/g bận đi xa.
Kính chúc tất cả quý vị và gia đình một mùa hè thật vui va hạnh phúc.
P.Hoa
07/06/201900:58:25
Khách
Hay lắm chị Phương Hoa! Không tình nào thiêng liền bằng tình cha mẹ dành cho con cái. Thích nhất là đoạn kết có hậu!
05/06/201902:41:37
Khách
Một câu chuyện thương tâm về tình phụ tử được trình bày bằng lời văn rõ ràng, mạch lạc của tác giả Phương Hoa .
04/06/201922:23:51
Khách
Câu chuyện về một cậu bé bị tự kỷ, được nuôi dưỡng nên người nhờ tình thương bao la của cha me, nhưng sau đó lại chịu nhiều nghịch cảnh và với đoạn kết có hậu, gây được sự chú ý và xúc cảm cho người đọc nơi những trẻ bị khuyết tật từ lúc chào đời. Cám ơn tác giả Phương Hoa.
04/06/201915:23:41
Khách
Cám ơn chị Phương Hoa đã cho đọc một bài viết thật cảm động nhân ngày Father's Day.
Thật không ai thương con bằng cha mẹ. Dù con có bệnh tật hay không bình thường cha mẹ cũng vẫn thương con, nếu không bằng thì còn hơn những đứa con khác để bù đắp cho những khiếm khuyết của con.
Ông Lạc biết mình đã lớn tuổi và không thể có sức đánh lại ba thanh niên nhưng ông vẫn vì lòng thương con mà hy sinh.
Cuối cùng thì lòng yêu thương của ông đã cảm hóa được người con và cậu con đã thành công và thành người hữu dụng.
Mong chị Phương Hoa cho độc giả được đọc nhiều sáng tác mới.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,527,770
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.