Hôm nay,  

Lý Tống Và Tôi

16/04/201900:00:00(Xem: 10370)
Tác giả: Sapy Nguyễn Văn Hưởng
Bài số  5664-20-31470-vb3041619

Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng. Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Bài viết mới, nói theo tác giả, là “mấy điều tôi biết về đời sống thường ngày của Lý Tống.” Bài đăng 2 kỳ.


Ly Tong
Lý Tống, người phi công VNCH trọn đời mặc quân phục.

Sapy Nguyen Van Huong
Tác giả Sapy Nguyễn Văn Hưởng.



* * *
Sau những ngày khắc khoải hy vọng Lý Tống khỏi bệnh, cuối cùng tôi cũng đành phải gởi cho mấy người bạn thân quen dòng tin: "Anh Lý Tống đã ra đi lúc 9:16 phút, tối ngày 5 tháng 4 năm 2019". Giờ đây, ngồi trước màn hình computer, tôi cố ghi lại mấy điều vẫn như còn nóng hổi trong lòng kể từ sau khi Lý Tống mất.
Nhắc đến tên Ông, nhiều bản tin đã viết: Lý Tống tên thật là Lê Văn Tống. Vì vậy tôi ghi lại đây nguyên văn lời Lý Tống nói trong phiên tòa xử vụ cướp máy bay, thả truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy lật đổ bạo quyền Cộng sản hồi đầu năm 1993 tại Sài Gòn:
“Tôi nói lại cái vấn đề tên tuổi và quốc tịch. Tên tôi là Lý Tống. Tôi thấy tòa vẫn dùng cái tên cũ nó không "logic" chút nào cả. Tại vì từ năm 1965 tôi đã bắt đầu dùng tên Lý Tống. Đến năm 1975 tôi đã làm tất cả các thủ tục cần thiết để đổi sang tên Lý Tống. Cái thứ nhì nữa là quốc tịch, tôi là quốc tịch Mỹ mà trong này lại đề là quốc tịch Việt Nam. Hồi trước tôi có khai quốc tịch hiện tại là Mỹ, quốc tịch cũ là Việt Nam Cộng Hòa, mà bây giờ ở đây vẫn ghi là quốc tịch Việt Nam, ngụ ý tôi là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi thấy điều đó không đúng.”
Chính Ông đã khẳng định: Lê Văn Tống là tên cũ, bởi Ông muốn mọi người gọi Ông bằng tên Lý Tống. Vì sao Ông muốn thay đổi tên họ mình? Câu hỏi này chỉ mới chợt nảy sinh trong đầu tôi lúc Ông không còn nói được, vì vậy tôi cũng chẳng rõ nguyên do.
Còn về ngày tháng năm sinh, ngay từ khi có ý định viết về Ông, tôi đã tìm kiếm từ nhiều nguồn tin, thấy Ông có tới mấy năm sinh: 1948, 1947, 1946 và 1945. Vì vậy tôi đã hỏi, đã được nghe Ông xác nhận: Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1945, nhằm ngày 25 tháng 7 năm Ất Dậu. Và Ông mất ngày 5 tháng 4 năm 2019, nhằm ngày 1 tháng 3 năm Kỷ Hợi. Hưởng thọ 75 tuổi.
Con số 75 ở đây là dựa theo cách tính tuổi người quá cố của dân tộc Việt Nam, vẫn được dùng tới bây giờ. Nếu tính theo Tây phương, ông chỉ mới được 73 tuổi.Nay Lý Tống đã thành người thiên cổ, tôi xin bỏ hẳn lối gọi Lý Tống bằng "Anh" như vẫn thường xưng hô, thay vào đó bằng tiếng "Ông" để gọi những người đã khuất mà trên phần mộ được ghi khắc hai chữ "hưởng thọ", nhất là để tỏ lòng kính trọng đối với một vị anh hùng của nòi giống Lạc Hồng.
Với riêng tôi, Lý Tống là một người tôi luôn ngưỡng phục. Khởi đầu tôi chỉ được ngắm Ông từ đằng xa, hoặc nhìn qua hình ảnh. Kế tiếp được đọc những trang sách báo viết về Ông, đọc luôn những gì do chính Ông viết về bản thân lẫn cuộc đời. Đến khi Ông chọn San Diego làm nơi cư trú, tôi may mắn được Ông xem như một người bạn. Nhờ vậy tôi có dịp chia sẻ cùng Ông đủ mọi chuyện, từ chính trị, tôn giáo cho đến cuộc sống thường ngày.
Chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ, ăn uống, trò chuyện tại các buổi sinh hoạt đoàn thể, lễ lạc hay ngay tại nhà, hoặc mấy quán ăn bình dân, và cũng không thiếu những nhà hàng sang trọng. Nhờ vậy tôi được dịp ngắm nhìn Lý Tống qua tư cách một người hùng lẫn người đời thường. Con người hùng của Ông viết bao nhiêu trang giấy khen ngợi cũng không thừa, còn con người bình thường, viết ra cũng không thiếu những điều thú vị, chẳng giống ai. Vì vậy trong bài viết lúc thân xác Ông chuẩn bị được an táng này, tôi xin ghi lại mấy điều tôi biết về đời sống thường ngày của Lý Tống, tạm coi như một điếu văn của riêng tôi gởi đến một người bạn vừa xa rời cõi thế.

*
Tôi nghe, tôi đọc thấy có nhiều người cho Lý Tống ưa nổ. Tôi lại nghĩ khác, Lý Tống không có lý do gì cần nổ, bởi đâu có tiếng nổ nào lớn hơn các việc Lý Tống từng làm cho quốc gia dân tộc. Với tôi Ông là một người ngoại hạng, vì vậy tôi không dám suy bụng tôi ra bụng Ông. Mọi việc Ông làm dù tán đồng hay không, tôi đều không muốn lấy hướng nhìn của riêng tôi ra phê phán. Bởi đó là những gì riêng biệt, tạo ra người hùng Lý Tống, không giống bất cứ một nhân vật nào từ cổ chí kim.
Tuy quá nổi danh, không bao giờ Lý Tống muốn ngồi riêng một "chiếu", và xem mình cao trọng hơn người khác. Lý Tống sống hòa đồng, kết bạn, ăn nhậu, trò chuyện với đủ mọi thành phần. Thượng vàng hạ cám gì Ông đều thân tình nói chuyện được cả, không cấm kỵ một ai. Có lần Ông điện thoại hỏi tôi:
- Chiều nay anh rảnh không? Rảnh thì đi lai rai với tôi. Tôi có một ông bạn nhà ở trên đồi cao, ngồi ngoài patio, ăn thịt nướng, uống bia, ngắm cảnh, nói chuyện cho vui.
- Được, vậy anh gởi địa chỉ nhà của bạn anh và giờ nào anh muốn tôi tới. Tôi sẽ đến đúng giờ.
Nhìn cái địa chỉ quen quen, ngẫm nghĩ một lúc tôi nhận ra ngay người bạn của Lý Tống là ai. Tôi biết rất rõ, anh này hơi "tưng tửng", vẫn phải uống thuốc hàng ngày. Bình thường nói chuyện đã chẳng có đầu có đuôi, không mấy người muốn nghe, nốc thêm bia vào càng dễ sinh chuyện. Tôi bèn gọi xin lỗi Lý Tống vì bị kẹt chuyện bất ngờ, không thể tới được. Sau đó tôi kể về hoàn cảnh bệnh hoạn của anh này cho Ông rõ, vậy mà Ông vẫn tiếp tục chơi với người bạn đó. Sau này ông mới cho tôi biết có mấy chuyện không hay đã xảy ra dính líu tới người bạn đó.

*
Mỗi khi ngồi vào bàn ăn uống, nhậu nhẹt hay chuyện vãn, chẳng một loại chuyện nào Lý Tống cấm kỵ, kể cả thứ chuyện không thiếu người coi là thô tục, dâm đãng. Tôi từng nghe Ông say sưa thuật lại biết bao cuộc tình lãng mạn, bao lần đắm say trong nhục dục với đủ loại hạng người. Chuyện ông kể còn dữ dằn hơn loại chuyện cấm trẻ em dưới 18 tuổi. Có lẽ vì cuộc sống phóng đãng, buông thả như vậy, nên Ông chưa bao giờ lập gia đình. Ông từng chung sống với hết người tình này đến người tình khác.
Cuộc đời một lãng tử thì bóng hồng nào có thể giữ nổi chân Ông. Nghe đâu Ông có tới bốn năm người con thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Con ông toàn do mẹ nuôi, vài người vẫn thường liên lạc với bố qua email, facebook hoặc điện thoại.
Bởi sống một mình, Ông phải tự lo việc bếp núc. Tôi vẫn nhớ hôm Lý Tống đến chung vui với anh em hội Thủ Đức San Diego, trong buổi picnic hè năm ngoái. Thấy Ông ăn uống khá nhiều, tôi cũng mừng thầm, vì quãng thời gian đó lúc Ông ăn được lúc không. Mãn cuộc vui, thấy còn khá nhiều đùi gà, Ông đến hỏi cô đang đứng nướng thịt, xin "to go" một ít để khỏi phải nấu bữa tối. Cô gái lắc đầu quây quậy:
- Con làm mệt quá, từ sáng đến giờ vẫn chưa ăn uống gì. Con tính mang mớ thịt này về nhà ăn chung với mấy đứa con của con luôn, nên hết thịt rồi chú ơi!
Tôi đứng cạnh đấy, Ông đưa mắt ngó tôi cười, tôi cũng lắc đầu cười với Ông. Tôi để ý thấy cô gái này đứng bên lò nướng suốt từ lúc than mới nhóm cho đến khi than sắp tàn. Và chắc chắn cô chẳng biết người hỏi xin cô là ai, nên mới thẳng thừng từ chối. Phần Lý Tống coi như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục quay đi tán gẫu với bạn bè.
Viết đến đây tôi lại nhớ tới bữa mời Lý Tống đi ăn lần cuối, trước ngày tôi bay về Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Hôm ấy thấy bà vợ tôi gọi nhiều quá, tôi ghé tai hỏi nhỏ:
- Gọi làm gì mà nhiều quá vậy, làm sao ăn cho hết!
- Để lát nữa anh Tống "to go", cho mai anh ấy khỏi phải nấu.
Sau bữa ăn, về tới nhà, Lý Tống điện thoại cám ơn thêm một lần nữa, rồi kể với tôi:

- Đi ăn với ông bà về tới cổng, gặp một bà bạn hỏi tôi, mang gì mà nhiều quá vậy? Tôi liền khoe, bữa nay được vợ chồng ông bạn mời ăn thả giàn tôm hùm với cá hấp, còn đưa cho "to go" mang về nữa. Nghe vậy, bà ấy nửa đùa nửa thật bảo tôi: "Sướng quá vậy ta. Anh ăn no rồi, thôi cho tôi mấy cái bọc 'to go' đó đi". Thế là tôi về tay không.

*
Quen Lý Tống lâu ngày, tôi càng quý mến Ông thêm về cả sự chân tình lẫn chân thật. Dường như nghĩ gì hay thắc mắc về ai điều gì, Ông đều hỏi ngay, chẳng cần biết điều đó có cấm kỵ không. Có lần không chút ngại ngùng, Ông hỏi chuyện riêng của tôi, rồi thổ lộ luôn chuyện riêng của mình:
- Anh nghỉ hưu chưa? Lãnh tiền già được bao nhiêu? Hồi trước tôi đi làm lãnh toàn tiền mặt, đâu có đóng thuế má gì! Sau này hết ở tù bên Việt Nam lại tới Thái Lan, nên giờ lãnh SSI chỉ có tám trăm mấy một tháng.
Biết Ông lãnh đồng lương hạn hẹp, tôi ngỏ lời với Ông:
- Anh Tống biết tôi "giàu" hơn anh rồi, vậy từ đây về sau, nếu tôi rủ anh hoặc anh rủ tôi đi ăn bất cứ ở đâu, xin anh để tôi trả tiền được không?
Chẳng chút khách sáo, Lý Tống vui vẻ gật đầu đồng ý ngay.
Một hôm, tôi ghé lại nhà thăm sau nhiều ngày Ông ăn uống không được. Nhìn Ông mất cả chục ký lô, người gầy xọp đi, tôi chỉ biết lắc đầu. Còn Ông lại khoe, được một người bạn đưa cho loại "thần dược", Ông uống cả tuần nay, nên mới bắt đầu ăn uống trở lại. Tôi chẳng ngạc nhiên gì về lối trị bệnh kiểu này, vì Ông không mấy mặn mòi với Tây y, hễ ai cho thuốc gì Ông cũng thử.
Một hôm tôi gọi rủ đi ăn tối, Ông trả lời ngay:
- Dạo này tôi lên cân quá, đang nhịn đói vài tuần cho nó xuống năm bảy ký rồi mới ăn lại.
- Sao anh nhịn hay quá vậy? Hồi học ngoài Đà Lạt, tôi có tập nhịn ăn một tuần lễ để chữa bệnh. Suốt tuần lễ đó tôi thèm ăn, nhiều lúc muốn bỏ ngang xương luôn.
- Bộ anh quên là tôi từng tuyệt thực suốt mấy tháng hay sao?  
Tôi cũng thuộc loại béo phì, định thử cách của Ông, nhưng vẫn chưa thử và chắc cũng chẳng khi nào thử. Vài ngày sau lần đến nhà thăm đó, Ông điện thoại hỏi tôi:
- Anh có muốn "mời" tôi đi ăn steak không? Tôi mới biết ở San Diego có một nhà hàng chuyên về Steak nổi tiếng lắm, ngay cả trên Los cũng không có.
Tôi đáp ngay:
- Chừng nào anh muốn đi?
- Đi liền bây giờ, tôi đói bụng rồi.
- Vậy gởi cho tôi địa chỉ đi.
- Đúng 12 giờ tôi ra tới.
- Ok, tôi thay đồ đi liền bây giờ.
Hôm đó tôi ăn một bữa trưa đắt đỏ nhất trong cuộc đời. Bởi không phải người sành ăn, tôi không thể đánh giá steak của nhà hàng ngon tới cỡ nào? Tôi cũng chắng ăn được bao nhiêu vì mấy miếng steak con tôi đãi tối hôm trước vẫn chưa tiêu hóa hết. Nhưng trong thâm tâm, tôi có một bữa ăn tuyệt vời, vì được ngồi nhìn Lý Tống ăn uống ngon lành, ăn một hơi hết 16 oz steak. Lúc bắt tay từ giã, Ông mới nói cho hay, hôm ấy là ngày giỗ mẹ Ông.

*
Suốt gần ba tháng trời rời San Diego, tôi vẫn liên lạc với Lý Tống qua email hay điện thoại. Nhờ vậy tôi biết lúc nào Lý Tống cũng tích cực hăng hái tham gia sinh hoạt cộng đồng. Mấy tấm ảnh cùng dòng chữ ngắn gọn: Tuần này đúng là "Tuần Hội Ngộ" các nhà đấu tranh tại San Diego. Hết Việt Khang lại đến Điếu Cày và Huỳnh Ngọc Chênh đến đây gặp và đi Boiling Crab thưởng thức Seafood cùng Lý Tống, tôi vẫn lưu giữ trong hộp email lẫn trong đầu. Ông còn báo tin thêm, sau Orange County và San Jose, San Diego đã có bảng chỉ dẫn vào khu Little Saigon.
Ngày tôi về đến nhà, gọi điện thoại cho Ông, Ông huyên thuyên nói tới mấy dự tính sẵn trong đầu cần đến tôi. Nào tiếp tục đi kiện vị bác sĩ chữa mắt, đã lấy của Ông 10 ngàn đô la, mà sau khi chữa, mắt ông bết bát hơn nhiều so với trước khi mổ. Nào muốn in quyển sách thi văn Ông mới hoàn tất,… Đến khi hỏi tới sức khỏe, Ông bảo chỉ tàm tạm, vẫn lúc ăn được lúc không. Tôi quá quen với câu trả lời loại này, nên chẳng mấy bận tâm.
Nghe ông nói tới việc in sách, tôi nhớ lại hôm ra mắt quyển Truyện ký "Từ Vĩ", đứa con tinh thần của tôi. Tôi mở cuốn video lên nghe lại, ghi ra mấy lời tôi giới thiệu về Lý Tống trước khi mời Ông lên phát biểu:
“Kính thưa quý vị, hôm nay tôi xin được mời lên đây một nhà văn đích thực, chớ không phải "nhà văn" ngang xương giống như tôi. Sách của ông từng là "best seller" trong cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Và tôi phát hiện, chẳng những ông viết hay mà còn viết rất nhanh. Có một hôm ngồi nói chuyện với ông cùng vài người bạn trong một bữa ăn trưa. Nghe ông kể một câu chuyện về cuộc đời ông rất hay. Tôi nói với ông: "Xin anh nếu được, cho tôi một buổi gặp riêng anh để tôi ghi chép lại câu chuyện này", vì lúc đó tôi đang dự tính viết một chương sách về ông. Vài tiếng đồng hồ sau khi trở về nhà, tôi nhận được email của ông. Mở ra xem, tôi đọc được tất tả những điều ông đã kể trong buổi trưa hôm ấy. Tôi hết sức ngạc nhiên. Vì từ khi có ý định viết về ông nảy sinh trong đầu, tôi đã đọc khá nhiều tài liệu, bài vở của người khác viết về ông lẫn do chính ông viết. Nên tôi gọi điện thoại hỏi ông: "Ủa anh viết chuyện này hồi nào mà sao tôi không biết?". Ông trả lời: "Tôi vừa mới viết để gởi cho anh đó". Kính thưa quý vị, và giờ đây tôi xin giới thiệu người viết thật nhanh và nhà văn đó, sẽ có đôi lời cùng quý vị. Tôi xin trân trọng kính mời anh Lý Tống.

*
Đến thứ Bảy 9 tháng 3, tự dưng Lý Tống kết nối điện thoại của tôi vào với một số bạn bè khác của Ông. Qua đó tôi nhận được hàng chục tin nhắn trao đổi và luôn cả tấm ảnh Ông đang nằm trên giường bệnh. Người đứng bên ông mặt bịt khẩu trang, đeo găng tay, mặc áo bọc bên ngoài phòng tránh bị lây lan. Tôi bình tĩnh trở lại khi thấy khuôn mặt ông trong hình vẫn tươi tỉnh. Tôi gọi cho Ông, Ông không bốc máy.
Mấy tiếng đồng hồ sau Ông gọi lại, tôi mới biết Ông đang nằm tại Sharp Memorial Hospital, cách nhà tôi ngoài chục dặm đường. Biết Ông thích cái đẹp, lại chẳng ăn uống gì được, vợ tôi chỉ biết mua một bình hoa mang vào tặng Ông.
Chẳng còn gì để phải âu lo, khi nghe giọng Ông oang oang nói chuyện với y tá phát ra từ trong phòng bệnh. Nhìn Lý Tống cười rạng rỡ, tôi càng yên tâm hơn. Vẫn chưa hỏi han được gì nhiều, thì Ông đã huyên thuyên kể chuyện. Nào Ông được các "nàng" y tá (người Mỹ) xinh đẹp, chân dài chăm sóc. Ông luôn miệng khen ngợi mấy nàng, mấy nàng cũng rất thích lời Ông khen. Qua trang mạng Wikipidea và qua lời Ông kể, các cô biết khá nhiều về bệnh nhân đặc biệt này.
Phải chờ đến lúc Ông dứt lời khen các người đẹp, tôi mới hỏi được Ông:
- Anh vô đây hồi nào?
- Hai bữa nay rồi. Lúc tới dự tang lễ mẹ của bà bác sĩ Hương tôi bị mệt, khó thở, đứng không nổi, bà ấy mới bảo thằng con chở thẳng tôi vô đây luôn.
- Bác sĩ có nói anh bệnh gì không?
- Mấy bữa nay tôi ăn không được, họ định chữa cho tôi ăn uống lại được rồi thì mới tính tới việc mổ sạn mật.
Vợ tôi nhắc Ông:
- Vậy khi nào ăn lại được, muốn ăn thứ gì, nhớ gọi cho tôi ngay để tôi nấu mang vô cho anh.
Tuy không nhiều tiền lắm bạc, nhưng Lý Tống là người "xài sang", từng đóng góp hàng trăm ngàn đô la vào công cuộc yểm trợ đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền của đất nước, vậy mà Ông chỉ cái thùng rác chê trách:
- Nhà thương này xài phí quá, họ bắt ai vô đây đều phải mặc áo phủ kín hết người, mang găng tay, đeo khẩu trang. Một ngày y tá phải đổ bỏ bao nhiêu thùng rác đầy như vậy, hao tốn nhiều tiền của medicare quá.
Ông còn than phiền:
- Phòng kế bên tôi có một bà già không biết bệnh gì mà suốt đêm rên la làm tôi ngủ không được.
Tôi cười bảo Ông:
- Sao anh không la lớn lên: "Bà vặn 'vô lim' nhỏ xuống để "Ngài Không Tặc" ngủ, giống như hồi Việt cộng nhốt anh vô khám Chí Hòa vậy đó.
Lý Tống chỉ biết cười.
Trước lúc ra về, tôi với Lý Tống còn bàn chuyện kiện thưa, chuyện sách vở, luôn cả chuyện mời Ông đến nhà dùng cơm, vì bữa ăn chung cuối cùng cách nay cũng đã gần 4 tháng.
(còn tiếp một kỳ:
Những Ngày Giờ Cuối)
Sapy Nguyễn Văn Hưởng

Ý kiến bạn đọc
18/04/201905:16:37
Khách
OI PHI-CONG DAN-TIENG MUON-DOI LY-TONG ;
NHIN XA PHI TRUONG VIET NAM KHONG QUAN RA DI CANH CHIM ROP TROI:AU-CHAU;MY-CHAU;UC-CHAU;PHI-CHAU;A-CHAU 1945-2019
17/04/201917:04:57
Khách
"Lý Tống, người phi công VNCH trọn đời mặc quân phục ". Trich .

Sau khi chui khỏi hang Pác Pó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) khoảng giữa năm 1945, từ đó trở đi, cáo Hồ chí Minh luôn mặc bộ đồ đại cán - giống của cán bộ Tàu cộng.
17/04/201915:01:13
Khách
Người anh hùng ngoại hạng Lý Tống coi cái chết, nhà tù nhẹ tựa lông hồng
Coi Quân Đội Nhân Dân Việt nam, Cuba, Triều Tiên chẳng ra cái đếch thớ chi sất
16/04/201913:20:13
Khách
Tôi rất khâm phục tinh thần chống cộng qua những việc anh làm. Nếu mọi người VN có những hành động quyết liệt diệt cộng như anh, nước Việt mình sẽ không còn một tên vẹm sống sót.
Mọi việc anh làm mọi người đều ủng hộ, duy chỉ có chuyện giả gái, xịt cay mắt Đàm Vĩnh Hưng là hơi quá đáng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,527,931
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.