Hôm nay,  

Giữ Nghiệp

23/03/201900:00:00(Xem: 12026)
Tác giả: Hồ Nguyễn

Bài số  5647-20-31453-vb7032319

 
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.  Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.

 
***
 

Để làm được việc này cũng phải ngồi mò tìm trên mạng internet, chấm các địa điểm, gọi hỏi thăm và bay đi, bay về nhiều lần. Vì... cũng như lần trước, di dời từ Seattle đến Buffalo, đi đâu cũng cần phải có công việc làm và chỗ ở. Kiếm nhà thì không khó, nhưng kiếm chỗ mở lại nhà hàng thì thật là khó khăn... Atlanta cũng là một thành phố có đông người Việt ở phía nam, các sinh hoạt thương mại khá phồn thịnh. Nhưng vẫn bị lạnh vào mùa Đông nên sau vài lần thăm viếng chúng tôi muốn đến Orlando hơn.

Việc di dời về Orlando chưa có kết quả thì giữa năm 2009 có người kêu về hùn mở tiệm ăn ở California. Tôi thấy đây cũng là cơ hội để di chuyển khỏi Buffalo, vừa buồn vừa lạnh lẽo.

Vùng Cupertino là tổng hành dinh của công ty Apple, và quanh đó là Thung Lũng Điện Tử của San Jose nơi có hàng mấy trăm ngàn chuyên viên kỹ thuật làm việc và họ rất giàu có... Về đó cũng là một tiềm năng để phát triển sự nghiệp. Nhưng chuyện không thành, việc hùn hạp không suông sẻ nên tôi bán lại phần hùn tiệm ăn và tiếp tục hướng đến Orlando.

Đầu năm 2010 chúng tôi đã tìm thuê được chỗ mở quán ăn, mua được nhà ở Orlando. Tôi quyết định thuê chỗ để mở lại nhà hàng vì đối với Orlando mình còn xa lạ, chưa biết khu vực nào tốt, khu vực nào xấu. Chỗ nào làm ăn được, chỗ nào không! Cần có nhiều thời gian để quan sát, so sánh rồi mới chọn lựa. Với lại cũng cần có cơ hội nữa! Mình muốn mua ở vùng đó mà không có người bán thì ...cũng như không. Khác với lần di chuyển từ Seattle đến Buffalo. Lúc ấy có địa điểm làm ăn trước khi quyết định chuyển đi.

Tôi chất những đồ cần dùng gồm các loại trang thiết bị, đồ cung cấp đã mua ở Buffalo lên xe truck chở về Orlando. Lần di chuyển này gần hơn chỉ 20 tiếng đồng hồ nên có thể lái xe một lèo là đến nơi. Tháng sau việc xây dựng tiệm mới đã xong, tôi bay về trên Buffalo để dọn nhà và chở một chuyến xe truck nữa mới tạm hoàn thành việc di chuyển. Sau đó nhà tôi và cháu bé mới đi máy bay xuống khi nhà hàng ở Orlando chuẩn bị mở cửa.

Tiệm ăn ở Buffalo vẫn đông khách. Bây giờ thì cháu thứ 3, Julie đã 20 tuổi đang học đại học trên ấy. Cháu vừa đi học vừa trông coi tiệm trong những giờ còn lại. Trước đó chúng tôi đã có đội ngũ nhân viên làm việc ổn định. Người đầu bếp chính do chúng tôi huấn luyện và làm việc ở đó đã lâu. Cô này việc bếp núc nhanh nhẹn giỏi giang vừa có trách nhiệm, nên ngoài tiền lương cố định tôi biếu thêm một phần  tiền lợi nhuận của tiệm hàng tháng. Các nhân viên phục vụ đằng trước chính là các sinh viên đang học tại hai đại học North và South của Buffalo. Các cháu nhận lương căn bản, có thêm tiền tip của khách hàng nên tổng số tiền kiếm được kha khá để ăn tiêu trong những ngày đi học tại đây. Rất nhiều cháu đã làm việc và học hành xong xuôi, có kết quả trong những năm nhà hàng còn hoạt động dưới sự điều hành của chúng tôi.

Sau đó cứ mỗi tháng một lần, tôi phải bay về Buffalo để vừa theo dõi các hoạt động của nhà hàng, điều chỉnh những thứ cần thiết, vừa pha chế các loại gia vị dự trữ cho những ngày chúng tôi đi xa. Mãi cuối năm 2012, chú Minh với chú Kỳ vừa là những thương gia thành công trong khu vực, vừa là những người bạn cùng hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng người Việt ở Buffalo trước đây ngỏ ý muốn mua lại. Tôi bán hết cả cơ sở làm ăn, nhà cửa và đưa các cháu về Orlando.

Đầu năm 2013 tôi mua được một building trên downtown Orlando rồi xây dựng nó thành cái nhà hàng. Sau đó bán lại cái tiệm đang hoạt động ở trong China town vùng West. Từ đây, tôi quyết định dồn sức đầu tự vào ngành địa ốc.

Tại sao chọn quyết định này? Xin  nhìn lại một chút về dĩ vãng:

Ở Seattle có một ông rất giàu nhờ địa ốc, có lẽ người VN ở Seattle không ai mà không biết. Ông có một nhà hàng VN ở khu Seattle Center tên là CAFE-LOC. Vào những năm 80 nhà hàng của ông rất nổi tiếng, vì toạ lạc tại khu trung tâm thương mại sầm uất nhất vùng, nhờ đó ông được mời đi bán chợ phiên (fair) mỗi cuối tuần trong suốt mùa hè. Hồi đó nhà ở Seattle còn rẻ, nên sau mỗi lần hội chợ (chắc) ông mua được một căn... Cho tới khi tôi rời khỏi Seatle vào năm 1998 thì (tôi đoán) ông có cả 100 căn lớn nhỏ, nếu tính vào thời điểm năm 2007 thì tài sản của ông có... "mấy chục triệu USD".

 

Vào năm 1988, khu thương mại mà chúng tôi thuê trên đường Luther King có 8 units lớn nhỏ, tổng cộng 13,000sqf. Lúc ấy tiền thuê rất rẻ, chỉ chừng 30-40 cent/sqf/month. Chủ kêu bán 270 ngàn. Tôi đươc ưu tiên mua vì đã thuê hơn một nửa để làm vừa shop may, tiệm bán hàng gửi về Việt Nam và mấy bàn bi da cho "quí khách" giải trí. Tôi gọi bác Tân rủ bác hùn...

Của đáng tội, đã không hùn bác ấy lại còn bàn rùn, rằng: mua rồi làm sao cho mướn, nhà coi cũ kỹ như... bà lão chín mươi thế thì biết đường mô mà sửa, lạng quạng bị lỗ thì ...mạng bác đi đứt với O Điểm!

Thế là chúng tôi bỏ mất cơ hội để ông chủ tiệm vàng, mua với giá 260 ngàn. Sau này mấy người Tàu từ Hồng Kông sang, họ mua khu đất kế bên và xây dựng thành khu thương mại Phước-Lộc-Thọ của người Á Châu. Hiện nay căn cứ vào giá cho thuê (từ 2-3 USD/SF/mo. thì trị giá khu này phải trên vài, ba triệu, tăng chục lần.


Năm 1998 tôi đến Buffalo NY mua được một Commercial Building ở trung tâm downtown nằm ngay trước cửa City hall, với giá rất hời 250 ngàn, sau đó bỏ ra hơn trăm ngàn nữa để làm thành PHỞ 99 (Khai trương ngày 01-01-năm 1999). Bốn năm sau TT Bush quyết định lấy nguyên 1 block đường (trong đó có tiệm của chúng tôi) để xây toà án liên bang. Cái offer đầu tiên đại diện nhà nước đưa đến là 125 ngàn, với lý do tại mày mua mắc.

Vừa ấm ức vừa nghe lời xúi của bác Tân với ông Bảo...rằng nhất định cậu phải theo kiện đến cùng cho tỏ trắng đen.

Tôi thuê một tổ hợp luật sư nổi tiếng nhất NY (BARKLAY LAW FIRM) với thù lao 33% nếu số tiền lấy được trên giá mua cũ (250 ngàn) và 15% nếu lấy được trên giá offer (125 ngàn). Hơn 2 năm chạy tới chạy lui từ Buffalo đến Albany thủ phủ của tiểu bang, với bao nhiêu thủ tục giấy tờ hình ảnh, appraisal ... để hầu hạ các quan... toà. Thật là hên, cuối cùng chính phủ bồi thường tất cả được 250 ngàn. Xém chút nữa thì thiếu tiền để làm lại cái nhà hàng sau này.

Hơn 10 năm nay giá nhà ở Buffalo cứ từ từ đi xuống. Tại sao ư? Vì thị trường tự do thì lên xuống theo định luật cung cầu. Thuế nhà ở Buffalo cao hơn những thành phố khác, lại không có hãng xưởng nào to lớn làm kinh tế chủ đạo, nên người dân cứ di cư đi chỗ khác dần. Từ 1 triệu dân đầu thế kỷ trước nay còn có 300 ngàn. Nhà thờ, trường học còn đóng cửa bỏ không thì giá nhà tăng sao được.

So sánh giá nhà đất lên xuống giữa Seattle và Buffalo để thấy rằng việc đầu tư về địa ốc có khi thành khi bại, tuỳ theo lộc thầy - phúc chủ, tuỳ thời thế mỗi người chọn lựa và ứng biến.

Trong cơn biến động tài chánh, hơn 3 năm qua tại Hoa Kỳ đã làm giá nhà sụt giảm khoảng 30% so với lúc cao nhất vào năm 2007. Hai tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nhất là Nevada và Florida, còn thành phố Orlando có khu vực sụt giá tới hơn 60%.

Làm sao biết được điều này?

Thời buổi điện toán mà, chỉ cần biết địa chỉ, số zipcode và vài cái click là lịch sử căn nhà sẽ hiện lên màn ảnh rõ mồn một: Nhà rộng bao nhiêu, mấy phòng ngủ, mấy phòng tắm, xây năm nào, (Public record) những người chủ đã qua, họ mua với giá bao nhiêu, Assess value của chính phủ mỗi năm ra sao và giá hiện tại là bao nhiêu. Bên cạnh hình ảnh mỗi căn nhà (nếu đang rao bán) như vậy còn có biểu đồ cho ta biết thông tin một cách chính xác hơn. Những căn nhà đa dụng 3-4 phòng ngủ trước đây 4 năm trị giá 200 ngàn nay chỉ còn 5-7 chục ngàn mà rất ít người mua.

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhà cửa sụt giá như hiện nay.

- Như chúng ta dã biết, giá nhà bắt đầu tăng mạnh vào khoảng sau năm 2000-2001, cái thời kỹ thuật điện toán phát triển mạnh. Bà con ăn nên làm ra, tiền bạc rủng rỉnh dư thừa không mua nhà thì để làm gì? Khi có nhiều người mua thì giá nhà tăng dần, lúc ấy một phần do luật pháp lỏng lẻo, một phần do Loan oficer ham lợi nên mánh mung, phù phép để người mua được dễ dàng mượn tiền. Khi dễ dàng mượn tiền thì có nhiều người mua, càng nhiều người mua thì giá nhà càng tăng. Luật cung cầu mà. Thấy giá nhà tăng nhanh dễ kiếm lời thì càng có thêm nhiều người mua...và cơn sốt nhà đất lên cao nhất vào năm 2007 mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa gọi là bong bóng, vì giá nhà cao hơn giá trị thật của nó.

Tháng 9 năm 2008 ngân hàng Lemann Brother là một trong những ngân hàng cho vay lớn nhất của Mỹ tuyên bố phá sản, liền theo sau đó là Washington Mutual và một loạt các ngân hàng vừa khai phá sản vừa bị FED đóng cửa. Luật lệ (mới -cũ) được áp dụng và thi hành nghiêm chỉnh khiến người đi vay khó khăn, ít người mua thì giá nhà băt đầu sụt giảm.

- Những người mua nhà để đầu tư kiếm lời, nay thấy không có lời nữa, lại không phải bỏ tiền down payment hoặc down rất ít nay đành voọt lẹ.

- Các nhà bank bắt đầu thiếu tiền lưu hoạt, không có người trả thì lấy tiền đâu cho vay. Tin tức về việc chính phủ liên bang phải bỏ hàng ngàn tỷ để cấp cứu các nhà băng, khiến thị trường tài chánh và cả nhà đất nữa bị xáo trộn và bà con thì hoang mang không dám nhúc nhích, cục cựa mua nhà nữa, trong khi số lượng nhà bị tịch thu ngày càng nhiều và bây giờ thì nhiều nhà bán mà ít người mua nên giá nhà ngày càng sụt giảm rẻ đi.

-Đợt kế tiếp là những người mua nhà vì nhu cầu để ở, nhưng mua trễ lúc giá nhà cao, nay thấy cái nhà kế bên giống hệt nhà mình, mà nó bán rẻ hơn số tiền mình đang nợ nhà băng nhiều thì ngu gì không bỏ đi kiếm căn khác, vừa đẹp vừa trả tiền ít hơn. Và cứ như vậy nó lan tràn ra, càng ngày càng nhiều nhà rao bán mà chả có mấy người mua nên giá nhà cứ tụt, tụt... tụt dần.

Rồi sao nữa?

Thưa cái mất của người là cái được của mình. Ở đâu không biết riêng Orlando thì rất nên mua nhà vì những lý do sau đây:

1- Hiện nay nền kinh tế bắt đầu khôi phục, bà con bắt đầu có công ăn việc làm, bắt đầu chi tiêu. Thống kê cho thấy giá nhà trên thị trường chung Hoa Kỳ đã bình ổn và bắt đầu tăng chút đỉnh vào quí IV năm 2010.

2-Giá trị thật của căn nhà cao hơn gấp đôi hoặc gấp 3 lần giá bán hiện giờ. Căn cứ vào giá đất, vật liệu và tiền công xây dựng. ($75 đến $100 per SF +tiền mua đất)

3-Giá nhà cho mướn vẫn duy trì khoảng 800.00-1000.00/ tháng cho những căn nhà giá trị từ 50-70 ngàn. Hãy lấy giá thấp nhất là 800.00 x 12 = 9600.00 khấu trừ tiền thuế tiền bảo hiểm 2600.00 và 1000.00 mainternant thì mỗi năm vẫn còn bỏ túi 6000.00 khoẻ re. Đó là chưa kể mười năm nữa giá nhà tăng gấp đôi, hay may mắn hơn tăng gấp ba thì... tại sao lại không mua nhà?

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
11/04/201919:52:49
Khách
Chuc' mung` anh va` gia dinh`
Cam on anh chia xe? su thanh` cong trong viec lap nghiep noi que huong moi'
Cheers
Kim Ho
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,122,909
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến