Hôm nay,  

Đứa Con Đứng Đường

02/03/201900:00:00(Xem: 12388)
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương

Bài số  5629-20-31435-vb720319

 
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.


police (1)
Cảnh Sát Dũng Đỗ đứng bìa trái.

 
 * * *
 

Ngày còn nhỏ, tôi vẫn nghe bà Ngoại và ba má tôi hay nói: “Con không nghe mẹ nghe cha / Nghe lời thằng cổng ắt ra đứng đường.” Nhưng đứa con trai thứ hai của tôi, vẫn nghe mẹ nghe cha mà cũng ra đứng đường. Ấy là vì nó ham làm loại công việc  được gọi tắt là DOT (Deparment of Transportation), chỉ dành cho cảnh sát.

Thằng con này tên Dũng nhưng nickname là Rụt. Không ngờ cái tên  khi mới lọt lòng này đã vận vào người nó cho tới bây giờ, cho dù được ở một đất nước dư giả vật chất, thoải mái về tinh thần mà nó chẳng cao, to lên được bao nhiêu. Bạn bè vẫn gọi nó là "thằng lùn mã tử".

Chẳng biết con tôi ôm mộng làm cảnh sát từ bao giờ, nhưng coi bộ đã có tinh thần trách nhiệm khi hữu sự ngay từ lúc còn nhỏ.

Khi còn ở trại tị nạn, anh Hai nó bị tật ở chân nên ba anh em hay dắt nhau đi lòng vòng trong khu nhà dành cho những người bị khuyết tật, để chơi chung với những đứa bé trong khu đó. Chỗ này có gia đình anh chị Trung con ông bà trùm Chất cùng xóm ở VN với chúng tôi. Anh chị đi vượt biên trước ngày đóng cửa trại, nhưng vì mang theo đứa em trai bị bại liệt nên chậm được đi định cư.

Tha hương ngộ cố tri, con anh chị và con chúng tôi trở thành bạn thân, ngày nào chúng cũng xin qua nhà bác Trung chơi với anh Bi và anh Bo.

Con nít chơi chung với nhau thì dĩ nhiên phải có khều qua móc lại, nhóm trẻ con này cũng thế, đứa này kiếm được món đồ chơi thì đứa kia giành, vậy là “goánh nhau chí chạt”.

Thấy trước mặt cái gì có thể làm vũ khí thì dùng thứ đó, nên có lần anh Bi đã cầm viên gạch vỡ chọi trúng đầu thằng con lớn của tôi. Tưởng chuyện đã êm vì khi ba anh em tụi nó về nhà thì thấy trán thằng lớn đã dán miếng băng cá nhân, tôi hỏi sao vậy? Thằng Rụt trả lời là anh Duy bị anh Bi con bác Trung đánh, rồi nó cũng chẳng nói gì thêm.

Tôi nghĩ chuyện con nít thôi nên không để tâm, đến chiều dắt tụi nó ra vòi nước công cộng để tắm, anh Trung cũng đưa hai đứa con của anh ra đó, vừa gặp là anh mắng khéo liền:

-Thằng Rụt thông minh lắm.

Nghe ai khen con mình thông minh, tôi chỉ sợ nó chết sớm nên nói:

-Con em làm sao thông minh được, cả cha lẫn mẹ dốt đặc cán cuốc, không lẽ nó giống người dưng nên mới thông minh?

-Không thông minh mà nó dám lên Khối An ninh mà thưa thằng con tôi à? Chuyện hồi trưa thằng con tôi đã hối lộ cho anh em nó nguyên một bịch kẹo, rồi mẹ nó đã băng bó cho thằng Duy trước khi về. Vậy mà cô biết không, lúc gia đình tôi đang ngồi ăn cơm trưa thì có bốn người ở Khối An ninh đến đứng trước cửa, trong đó có cả ông Lê Nguộc trưởng Khối An ninh nữa, vừa đến là ông đứng  hai tay giang ra chặn hai bên cửa, hỏi: "Trong nhà này có anh nào tên Bi và em tên Bo không?" Sở dĩ ông Nguộc phải vội chặn cửa bởi sợ anh Bi chạy rồi mất công rượt. Lúc mấy ông an ninh nghe thằng Rụt báo là Bi đánh anh nó chảy máu đầu thì họ nghĩ anh Bi này phải là dân ”anh chị dữ dằn” trong trại, ai ngờ chỉ là thằng bé mới sáu tuổi. Rồi ổng (Lê Nguộc) nói tiếp: Lúc chúng tôi hỏi nó có biết nhà anh Bi ở đâu không? Nó nói mấy chú đi theo cháu dắt tới nhà anh Bi cho. Cả nhà tôi đang ăn cơm, thấy an ninh tới thì sợ quá nuốt cơm sao nổi. Sau đó mấy người an ninh thấy thằng nhóc tì Bi thì phá ra cười rồi bỏ đi về hết.

Anh Trung lắc đầu ngán ngẩm:

- Thằng này mai mốt lớn thế nào cũng làm an ninh cho cô coi.

Ấy là khi nó mới ba tuổi thôi đấy, càng lớn thì "khí chất phi phàm" hơn anh và em của nó tỏ ra càng dữ dội.

Sau khi chúng tôi ở trại tị nạn 7 năm rồi bị đuổi về VN, trên đường từ Sài Gòn về Rạch Giá tài xế phải ghé quán cơm để mọi người được trút bầu tâm sự và ăn uống.

Gia đình tôi năm người ngồi riêng một bàn, trong khi chờ người ta mang đồ ăn tới, thằng con lớn thấy chén ớt đỏ tươi để trên bàn liền lấy muỗng múc một muỗng bỏ vào miệng nhai, mới nhai chóp chép một chút thì nước mắt nước mũi chảy đầy mặt, tôi đưa cho nó muỗng đường ngậm cho bớt cay và hỏi bộ con không biết cái này là ớt hả? Duy nói biết nhưng không nghĩ là ớt này cay dữ vậy, ở trại tị nạn nó ăn hoài mà đâu đến nỗi. Thằng em nhanh chân chạy qua bàn bên cạnh mang một chén ớt khác tới nói: Chắc chén này ít cay hơn, vì chính nó thấy ông kia ăn cả trái mà không chảy nước mắt.

Về "tái định cư" trong Kinh 5, anh em nó thường ra nhà ông trùm Đắc là sui gia với bà Ngoai, bố Mợ Chung và chơi với các cậu, dì của nó. Nhìn thấy các cậu nhảy xuống ao để bơi nó cũng nhảy theo, trong khi nó nào có biết bơi, biết lội. Những đứa khác cứ nghĩ nó biết bơi mới dám nhảy xuống như vậy nên đứng reo hò ầm ĩ. Một lúc sau chẳng thấy nó ngoi lên mà cũng chẳng thấy tăm hơi nó ở chỗ nào, nên một thằng cậu đã nhảy theo xuống chỗ nó vừa nhảy mà mò tìm, vớt được lên thì nó đã đầy một bụng nước nằm bất tỉnh.

Mọi người đang lo lắng thì may quá nó ngớp ngớp vài cái rồi tỉnh lại. Dì nó hỏi có bị sao không mà không chịu ngoi lên. Nó trả lời tỉnh queo, cháu đâu có biết bơi. Bằng đó đứa đứng im trợn mắt nhìn nó ngạc nhiên không thốt lên lời, nhưng cũng nhờ liều vậy nên chỉ một thời gian ngắn sau ba anh em nó rủ nhau ra bờ kinh trước nhà tắm, luyện tập và đều biết bơi hết.

Qua đến Mỹ, cứ ngỡ nó sẽ để lại cái tính cách phi phàm ấy cho "con cháu Bác", nào dè nó mang đi theo luôn đấy ạ.

Khi đang học ở High school, nó đi làm thêm trong tiệm kem. Thấy con còn đi học nên tôi muốn nó sau giờ học thì làm ít giờ thôi,  làm nhiều tôi lo cháu vừa mệt mỏi vừa về khuya quá, ngủ ít sẽ trở ngại việc học hành hôm sau.

Làm mới được mấy tháng nó đổi ý nói:

-Mẹ, con nghỉ không làm chỗ bán nữa kem đâu, con đi giao pizza cho biết đường sá.

Trời ạ, nó tính chuyện gì mà cần phải biết đường?

Làm nghề đi giao Pizza Hut từ 6 giờ chiều tới 12 giờ đêm mỗi ngày ròng rã hai năm, chẳng biết có biết rành rẽ được bao nhiêu con đường, nhưng một điều tôi biết chắc là con tôi có được cái bằng PHd (Pizza Hut delivery).

Cũng nhờ caí bằng quá oai này nên tới bây giờ nó vẫn không dám ăn lại pizza.

Lý do? Tại vì chạy lộn đường hoài nên trễ hẹn. Trễ thì vừa bánh nguội vừa vì quá đói khách hàng đã ăn món khác rồi nên không nhận pizza nữa, thế là mình phải ăn, bỏ thùng rác tội chết. Kết quả là ngán đến tận cổ.

Với giấc mộng làm cảnh sát nên nó xin vô làm trong phi trường (Transportation Security Administration được gọi tắt là TSA). Lúc phỏng vấn, người ta có hỏi về vấn đề sức khỏe từng người trong gia đình, coi có ai trong gia đình bị bệnh lây nhiễm gì không.

Người bình thường thì chắc không gặp rắc rối gì, nhưng con tôi nó có gien "thông minh di truyền" của tôi nên nói:

-Cả nhà bốn mẹ con đều phải uống thuốc trị lao phổi hết.

Trời ạ! Hồi mới tới Mỹ thì ai mà không phải đi khám tổng quát, thử lao, mà ở VN ai đã đi chích ngừa lao phổi thì khi test đều bị nổi một vết to cỡ đồng 25 cent màu hồng trên da, da có phản ứng như thế nên bị nghi mắc bệnh lao.

Cái chuyện uống thuốc này nó đã rơi vào dĩ vãng cả hơn chục năm rồi thì đâu cần phải khai.

Nó báo hại cả ba mẹ con tôi và thêm nó nữa phải đi chụp hình, khám lại phổi, xin giấy chứng nhận của bác sĩ, nói là tất cả đã bình thường.

Nó làm trong phi trường ban ngày còn tôi làm ở Boeing ban đêm, hai mẹ con ở chung nhà nhưng ít có dịp gặp mặt nhau để truyện trò, mỗi ngày có cần nhau chuyện gì phải nhờ tới bác T- Molbil chuyển lời nhắn thôi. Rồi một bữa đẹp trời con tôi nghỉ ở nhà, gõ cửa phòng vào nằm kế bên mẹ nói:

-Mẹ, bây giờ con có tiền, có công việc rồi, con sửa lại cái bathroom cho mẹ nhá.

Tôi mừng rỡ gật đầu.

Cứ tưởng là nó kêu thợ chuyên nghiệp đến coi, định giá rồi mới bắt đầu, có dè đâu nó kêu thằng bạn đến rồi hai đứa tự làm. Rụt còn ra kiểu ta đây biết nhiều, biết hết nên hỏi tôi chỗ này, chỗ kia muốn làm bằng vật liệu loại nào: Gỗ, đá, gạch men...

Tình cờ tôi mới biết được sau khi phá phòng tắm, cứ làm xong một phần thì hai đứa nó lại mở YouTube ra coi để làm phần kế tiếp.

Báo hại tôi sau cả tuần phải đi tắm nhờ ở nhà đứa em (vì tôi mua nhà cũ nên chỉ có một phòng tắm) và ra tắm "lộ thiên” thêm hai tuần nữa thì chúng mới sửa xong. Cũng may lúc đó là mùa hè chứ mùa đông thì làm sao dám làm Công chúa Tiên Dung quây vách đứng tắm dưới bầu trời, để được gặp người đẹp trai Chử Đồng Tử?

Sau ba tuần lễ dài đằng đẵng thì tôi mới được vào tắm trong phòng tắm của nhà mình, nhưng phải chờ lúc nó không có ai ở nhà cơ.

Ủa sao kì vậy?

Vì phòng tắm có rồi nhưng cánh cửa cũ bị nó làm hư lúc tháo ra, cánh cửa mới chưa có, như vậy khách tới bất ngờ thì sao đây.

Ngay dịp này, ông anh họ ở Cali. mang vợ con đi nghỉ hè nên ghé thăm tôi. Thằng con anh mới bảy tuổi mắc tiểu, nhưng đi vào tới toilet thì nó dội ngược trở ra đứng trước mặt ba má nó mà đứng tréo chân làm kiểng.

Vì không có cửa, lại lạ nhà thằng nhỏ không giải quyết được, cho dù ba nó hết ngọt ngào đến trợn trừng mắt kêu nó phải ráng cho xong nhiệm vụ. Tuy sợ ba nhưng cái phòng tắm không có cửa làm nó sợ hơn cứ đứng mếu máo hoài, nên phải cấp tốc đưa nó tới nhà em gái tôi, chứ không lẽ chủ nhà đứng canh cửa cho thì kì quá.

 Cho đến bây giờ cứ nhắc đến nhà Cô Hương là thằng con trai của ông anh tôi lại hỏi: "Phải nhà cái cô mà phòng tắm mất cửa không?" Rồi sợ không dám đến Seattle.

Vì đủ thứ bất tiện nên tôi buồn phiền mà la mắng thằng Rụt một trận, không ngờ nó phản ứng lại bằng cách vừa khóc vừa nói:

- Mẹ không coi con ra gì, mẹ thương anh Duy và con Phò hơn con. Cái gì mẹ cũng khen hai đứa đó, mẹ có biết là con khổ tâm lắm không, đi tới đâu gặp ai cũng hỏi tại sao ba mẹ không ở chung với nhau? Và nhiều cái tại sao của những người ngoài cuộc đặt câu hỏi cho con, mẹ có biết không?


Lúc này nó đã hai mươi tư tuổi rồi, mà nước mắt chảy ròng ròng.

Nghe nó nói vậy tôi cảm thấy mình thật quá vô tâm, con của mình đang từ đứa con nít trở nay đã trưởng thành nên tâm lý cũng thay đổi nhiều. Hối hân vì kiến thức hạn hẹp không để ý những thay đổi của nó, không biết đường ứng xử đúng, tôi lại còn đem so sánh với đứa này đứa kia làm tổn thương cho nó.

Có lẽ cũng có nhiều bà mẹ lầm lỗi như tôi, cứ lấy cái dở của đứa con này, rồi đem so sánh những cái tốt của đứa kia, cứ tưởng làm như vậy sẽ khích lệ cho nó tốt hơn, mà không biết rằng điều ấy có thể làm đứa bị chỉ trích tủi thân, mặc cảm. Cũng may là thằng Rụt chưa bị tự kỷ mà nói ra ngay để tôi kịp biết mà tự sửa những sai sót của mình.

Tuy tôi vẫn thường nói với các con là thương cả ba đứa bằng nhau, nhưng vì hai đứa kia thua thiệt hơn về những mặt khác, nên có được quan tâm hơn một chút, nhưng đâu ngờ vì vậy làm Rụt tủi thân, để trong bụng nay mới có dịp nói ra cho hết ấm ức. Thấy nó là con trai mà khóc nức nở làm tôi cũng mủi lòng nên khóc theo, bước lại ôm nó và hai mẹ con cùng rơi những giọt nước mắt cảm thông và thương yêu hơn.

Sau chuyện này nó hờn không thèm nói chuyện với tôi cả tháng.

Buồn.

Dịp này nhóm bạn bè nó ở tiểu bang khác tới chơi và họp bạn, sinh hoạt thiếu nhi với nhau, trong nhóm có cả nam lẫn nữ.

Bữa đó tôi đi làm về tới nhà gần 3 giờ sáng mà nhà còn để điện sáng trưng,  bước vào nhà thấy cả chục đứa  trai lẫn gái còn đang ngồi nói chuyện ở phòng khách, chúng đồng loạt đứng lên khoanh tay nói:

- Chào bác ạ.

Thấy các cháu ngoan ngoãn, lễ phép như vậy thì cũng an tâm, biết con mình có những người bạn biết kính trên chắc sẽ nhường dưới, ít nhất khi được giáo dục như thế thì chúng cũng khó hư hỏng hơn và con mình cũng không đến nỗi nào. Đưa giỏ cơm vào bếp rồi tính đi vào phòng thì bị một đứa chặn lại ngay lối đi vào phòng ngủ và bathroom:

-Dạ dạ... con xin lỗi bác đứng chờ một chút nha, tại vì con Ngọ đang ngồi ở trỏng để làm tròn bổn phận.

Mèng đéc ơi ! Cứ như vầy chịu gì nổi, tôi gọi ông "anh hờ” tìm coi có chỗ nào bán cửa mua ngay về gắn giùm và cũng nhờ vậy mà mẹ con hết hờn nhau.

Tạm ổn với chuyện nhà cửa, muốn giảm stress tôi làm một chuyến du lịch qua Úc, trước là mừng kỷ niệm hôn nhật 50 năm của ba má tôi, sau nữa là thăm anh em họ hàng. Lúc đó cháu còn làm trong phi trường và đang xin vào trường cảnh sát nên tôi rủ mà nó không đi được.

Mẹ con hờn nhau lâu, đến khi hết hờn thì tình thương mến thương nhiều hơn, mẹ mới đi thì con đã nhớ nên nó gọi phone để hỏi xem mẹ đi đến nơi có khỏe không, và thăm sức khỏe của ông bà Ngoại luôn thể.

Khi tôi đưa phone để nó nói chuyện với ông Ngoại thì nó nói:

-Con chúc ông bà trăm năm hạnh phúc và ông đừng có CHẾT, chờ con học xong trường cảnh sát rồi con qua thăm ông mới được chết nha.

Khi nghe nó nói như vậy Ba Má tôi cười, làm cho tôi lại phải so sánh giữa hai mẹ con:

Sau năm 75 Ba Má đưa anh chị em tôi về quê Ngoại để sinh sống. Từ nhỏ đến giờ chẳng nghe ai nói hay nhắc tới ông Ngoại nên tôi đã hỏi bà Ngoại:

- Bà ơi, chồng bà đâu?

Khi đó tôi đã được mười một tuổi và  vì câu hỏi ngố ấy, kết quả là tôi được má cho mấy roi vào mông nhớ tới bây giờ. Còn thằng con tôi khi nó nói ông Ngoại từ từ hãy chết thì nó đã ngoài hai mươi, mà lại làm cho Ba Má tôi phải phì cười.

Lời Chúa trong phúc âm có câu "Hãy xin thì sẽ được" thế nên sau bao năm tháng mong chờ, nó được trường cảnh sát thông báo đi khám tổng quát và làm những thử nghiệm về sức khỏe, để chuẩn bị vào trường huấn luyện.

Khi được hỏi có bị bệnh di truyền gì không thì nó trả lời là có bị bệnh suyễn giống mẹ, (ối giời đất ơi) sao mà con tôi nó thông minh hơn người làm vậy? Những cái vớ vẩn như vậy mà cũng cung khai! Nhưng nhờ Trời, dù khờ khạo mà nó cũng vẫn được nhận vào học.

Ít nhất cho đến lúc này  nó lại được như ý một nửa, vì vào trường Cảnh Sát người ta đòi hỏi nhiều thứ lắm, từ thể lực, chiều cao, ý chí và nguyên tắc nữa. Tôi cứ lo lắng rồi ra không biết nó có theo nổi không.

Khi vào trường tất cả các khoá sinh đều phải ở trong trường ngày đêm và chỉ được về nhà ngày thứ Bảy. Khi về tới nhà nó mệt nhoài nên ngủ li bì chẳng biết trời trăng gì cả.

 Năm tháng trôi qua nhờ kiên trì nó cũng lấy được cái bằng Police officer.

Ngày theo con đi nhận bằng ra trường, nhìn những hình ảnh trong Video diễn tả lại  lúc con mình tập luyện thấy quá tội nghiệp và xót xa trong lòng. Có một đoạn quay trước mặt nó là một Huấn Luyện Viên to cao, cầm bình khói cay xịt thẳng vào mặt thằng bé, còn nó thì mắt nhắm nghiền, hai tay cầm chặt dùi cui quờ quạng tiến tới phang tới tấp nhưng chẳng trúng vào đâu được.

Lúc tập võ thì "đối tượng" dùng đòn vai ném con mình như 1 con ngóe.

Rồi tới phần rượt đuổi tội phạm bằng xe với tốc độ trên 100Miles/ giờ và còn nhiều nhiều những khó khăn và nguy hiểm như khi bị tấn công bằng dao hoặc súng nữa.

Chứng kiến cảnh anh nó,  đứa con lớn của tôi gắn vào ngực áo em chiếc phù hiệu Cảnh Sát, rồi mặt hai anh em rạng rỡ với nụ cười tươi, hoàn toàn mãn nguyện thì tôi lại càng lo lắng cho con nhiều hơn.

Chung quanh ai cũng to cao rắn chắc đứng nghiêm, đưa tay phải lên nói lời tuyên hứa, còn nó thì thấp bé hơn cả nữ cảnh sát đứng bên cạnh thì làm sao chiến đấu hoặc rượt đuổi được tội phạm? Thảng hoặc lúc đang chạy mà cơn suyễn nổi lên, lăn quay ra đó không lẽ tội phạm phải quay ngược trở lại làm hô hấp nhân tạo cho police nữa thì thiệt là....

Tôi cứ phân vân suy nghĩ không biết cái trường cảnh sát này có nhận nhầm học viên không, vì tôi vẫn thường nghe mọi người nói là khi vào trường Cảnh Sát họ chọn kỹ lắm.

Hay là nó hối lộ? Cũng không phải, làm gì có chuyện đó, ở đây là nước Mỹ mà, đâu giống như ở VN hở ra là "chạy trường, chạy chức". Vậy tại sao thân hình nó có 1 khúc như vậy mà lại được làm cảnh sát? Tôi phỏng đoán:

Thứ nhất: nó nói được 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Mễ.

Thứ hai:người lùn có lợi thế của của người lùn chứ.

Đoán vậy thôi, chắc gì đúng.

Lương cảnh sát mới ra trường chỉ đi tuần tiễu không nhiều đâu, thế nên nó làm thêm nghề đứng đường!

Nghề này oai phong lắm chứ không phải là mấy anh chị cầm bảng đứng đường ở các ngã tư đâu. Công việc này được gọi tắt là DOT (Deparment of Transportation)

Không biết các tiểu bang khác thì luật lệ như thế nào, nhưng ở Seattle công việc construction ngoài đường thì bắt buộc phải thuê cảnh sát trông coi, hướng dẫn giao thông.

Đây là nghề đứng đường có giấy phép đó nha mọi người, nhưng không phải ai cũng làm được đâu. Ngoài tấm bằng Cảnh Sát, còn phải có sức chịu đựng với thời tiết khắc nghiệt, Xuân Hạ Thu Đông dù nắng, mưa hay bão tuyết lúc nào cũng phải đứng ở trên đường, nhìn ông đi qua bà đi lại, rảnh, vui thì mỉm cười, mà dù có lấy gương mặt nghiêm và buồn cũng không sao.

Thấy nó làm nghề đứng đường có ăn quá nên tôi xin nó cho làm chung thì nó bảo:

-Hời ơi. Mẹ đã già "khú đế" rồi mà cũng muốn đứng đường à. Mẹ làm không nổi đâu, con đây sức thanh niên mà có khi còn chịu không nổi nữa đó.

Sợ con làm nhiều giờ quá cực khổ, tôi kêu làm bớt lại thì nó bảo ráng làm nhiều để được về hưu sớm.

Như trên đã nói: Người thấp bé có cái lợi của người... nhỏ con.

Thí dụ như hồi tháng Mười Một năm rồi nó đã cứu được một người dùng thuốc quá liều (overdose). Khi vợ của nạn nhân ra trước cửa đứng chờ xe cứu hỏa và cứu thương tới, nhưng vì hoảng loạn, vội quá nên lúc đi ra đã khoá chốt cửa rồi không trở vào trong nhà được nữa.

Lúc ấy Officer Rụt đang tuần tra gần đó nên chạy tới trước nhất, rồi nhờ căn nhà đó có một lỗ dành cho chó chui cạnh cửa, Officer Rụt lợi dụng cái thấp bé, nhỏ con mà chui vào trong nhà, kịp làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân cứu thoát khỏi tay thần chết.

Sau đó Sở cảnh sát Seattle đã cấp bằng khen, đãi tiệc linh đình cho các nhân viên và mọi người trong gia đình tôi cũng được mời ăn theo nữa.

Là bà "Mẹ của Anh hùng", nên đi dự tiệc thì tôi phải ”Lên đời” và mặc đầm cho bảnh tỏn với người ta chứ.

Xời ơi! Dịp này tôi "Yếu mà bày đặt ra tuyết".

Thấy mọi người xúm nhau đứng giữa hai anh cảnh sát đẹp trai trên lưng hai con tuấn mã khỏe mạnh, chân đạp tuyết che phủ bốn vó nên tôi cũng bon chen đứng chờ để được làm người mẫu đứng bên ngựa chụp hình.

Gió thổi, tuyết rơi và mưa lạnh trộn lẫn nhau nên chụp được bô ảnh về nhà tôi bị cảm nằm bẹp luôn, miệng đắng nghét không muốn ăn cái gì. Nó đi làm về biết tôi bị bệnh nên hỏi có muốn ăn gì thì con đi mua cho.

Tôi nói mua cái gì chua chua để mẹ ăn cho đỡ lạt miệng.

Nằm chờ dài cổ mấy tiếng đồng hồ thì thấy nó mang vào một bịch những trái màu xanh, khen thầm là con mình cũng còn thông minh biết đi mua táo xanh có vị chua để cho mẹ ăn giải cảm nhưng mà: Mèng đéc ơi! Mở ra coi thì một chục trái chanh nằm chồng lên nhau như thách thức tôi có ngon thì ăn thử coi có chua không.

Tôi hỏi nó mua chanh chi nhiều vậy?

Đưa cặp mắt mơ màng thiếu ngủ nó nói lại:

-Sao mẹ bảo mua cái gì chua chua cho mẹ ăn.

Nghe nó trả lời tôi nổi xung thiên, nóng tới toát mồ hôi hột, nhờ vậy mà hết cảm.

Nghề đứng đường có lương khá cao nên đã bốn năm nay nó không bỏ ngày nào khi được gọi đi làm.

Hồi mới ra trường nó thường làm buổi tối, vì nó nói mẹ cũng làm đêm nên con xin làm đêm để ban ngày mẹ con còn gặp nhau nói chuyện.

Vậy mà có được đâu. Sau khi xong công việc ở sở Cảnh sát vào lúc 4 giờ sáng thì nó chạy thẳng tới chỗ hẹn để đứng đường, về tới nhà tôi đã đi làm rồi thì sao mà nói chuyện chi được.

Thôi kệ. Nhờ nó đứng đường nên những công nhân làm đường mới đỡ được phần nào nguy hiểm.

Ít ra nó cũng góp được chút sức mọn cho đất nước đã cưu mang và cho nó có cơ hội để tiến thân, còn riêng tôi thì nghĩ, phải chi mình có thêm mấy thằng con đứng đường nữa thì vui biết mấy.

Đó mọi người thấy không? Con tôi đi làm thêm nghề đứng đường nhưng tôi rất hãnh diện với nghề đứng đường của nó.

Có bà mẹ nào như tui không cà?

Nguyễn Thị Thu Hương

Ý kiến bạn đọc
06/06/202405:30:24
Khách
It is another one of those observable facts for which we do not yet have an explanation <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>buy cialis online without a prescription</a>
28/06/202306:10:20
Khách
Hydralazine has been used since 1949 <a href=http://propeci.buzz>how long for propecia to work</a>
14/03/202315:48:39
Khách
<a href=http://accutane.buzz>accutane long term side effects</a> ACAT activity
18/08/202013:07:05
Khách
Bài viết rất có duyên, đọc mà cười hoài. Mong được đọc thêm nhiều bài của tác giả.
10/03/201917:09:27
Khách
Chị viết vui quá, cám ơn chị nhiều.Chúc chị luôn vui khỏe .
03/03/201905:07:50
Khách
Bài viết vui quá! Đọc không nhịn được cười ! Cảm ơn tác giả
02/03/201911:16:57
Khách
Unbelieveable story about Vietnamese Police in US , I admired you , try to keep your renown
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,039
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến