Hôm nay,  

Cô Gonzalez và Chai Nước Mắm

11/12/201800:00:00(Xem: 9544)
Người viết: Võ Phú

Bài số 5569-20-31375-vb3121118

 
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
 ***
 

Cô Susan J. Gonzalez là cô giáo dạy môn Lịch Sử và Chính Quyền, một lớp cuối của bậc trung học. Cô khoảng hơn bốn mươi tuổi, tóc ngắn, dáng người thon gọn, hoạt bát. Cô Gonzalez người gốc Á Căn Đình. Năm đó tôi học ở lớp cô dạy. Vì mới đến Mỹ mới hơn ba năm, nên tiếng Anh của tôi còn yếu so với bạn bè cùng khóa. Thường sau giờ ra về, tôi hay ở lại để nhờ cô giải thích thêm những bài học về chính phủ Hoa Kỳ mà tôi không hiểu kịp trong giờ học. Thấy tôi siêng và chịu khó học hỏi nên cô thương, hay giúp đỡ, giải thích tường tận những bài học trong lớp.

Để hoàn tất trung học, mỗi học sinh trong trường phải làm một trăm giờ thiện nguyện. Bạn bè tôi đứa nào cũng tìm được nơi làm việc. Đứa thì giúp trồng cây trong công viên, đứa giúp việc ở thư viện, bệnh viện, viện dưỡng lão... Còn tôi, chưa tìm được nơi nào để hoàn tất 100 giờ theo yêu cầu của nhà trường.

Mặc dù đã có bằng lái xe hơn một năm trước, nhưng cả nhà tôi chỉ có một chiếc để ba mẹ đi làm. Anh trai lớn đã dọn ra ngoài sống riêng sau hơn một năm đến Mỹ. Vả lại ba mẹ đi làm suốt ngày cũng không có thời gian để đưa tôi đi làm việc thiện nguyện như bạn bè.

Chỉ còn vài tháng nữa là tôi phải nộp tất cả giấy tờ để chuẩn bị cho ngày ra trường, nhưng tôi vẫn còn thiếu 100 giờ thiện nguyện. Tôi đạp xe đi "xin việc" nhiều nơi, nhưng chỗ nào cũng nói là đã có những học sinh khác làm rồi. Hôm đó, sau giờ học, tôi đạp xe về nhà như thường lệ. Đến đầu đường lớn, tôi thấy cô Gonzalez đang đợi xe buýt. Thấy cô, tôi hơi ngạc nhiên và thắc mắc vì hầu hết các thầy cô giáo trong trường ai cũng đi xe hơi riêng, chỉ có cô là đợi xe buýt đến trường. Tôi đạp xe đến gần và chào cô:

 

- Chào buổi trưa cô Gonzalez. .

- Chào Pete. Em đạp xe đến trường và về nhà à? .

- Dạ vâng chỉ thỉnh thoảng thôi cô. Thường ngày em đi xe buýt, nhưng hôm nay em phải đến trường khuyết tật xin làm thiện nguyện, nên mới đạp xe đến trường.

- Vậy à, em có cần cô giúp thêm không?

- Dạ, em chưa biết nữa. Hôm nay là ngày đầu em đến, nếu không đủ giờ em có thể nhờ cô chứ?.

- Vâng, cô hoan nghênh. À, trời đang chuyển lạnh, em nhớ mặc thêm áo... .

- Dạ cám ơn cô.

- Cô đang đợi xe buýt?  Cô không lái xe đi dạy sao?.

- Ồ, xe của cô à?  Cô tặng cho hội từ thiện rồi. .

Tôi tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn cô Gonzalez. Cô nhìn tôi cười và giải thích thêm:.

- Cô thấy mình không cần dùng xe và đi xe buýt để bảo vệ môi trường, Pete có nghĩ vậy không?.

- Dạ, em cũng không biết....

- Thôi em về đi, cẩn thận khi qua đường nhé..

- Dạ chào tạm biệt cô. Hẹn gặp lại cô sáng ngày mai nhé..

- Vâng, chào Pete. Gặp lại ngày mai.

Bây giờ là cuối thu, lá vàng khô rụng đầy sân. Thân cây khẳng khiu trơ trọi. Gió se se lạnh. Đi qua những khu nhà gần trường, tôi thấy những đứa bé đang nô đùa cùng đám lá vàng được gom lại thành từng cụm. Chúng tung những chiếc lá khô ấy lên trời rồi đưa tay bắt lấy. Chiếc lá khô nhẹ bay như những cánh bướm vàng đậu lên trên tóc, áo, quần của đứa bé. Chúng cười ngặt nghẽo. Có lẽ thấm mệt, một đứa nằm trên đám lá khô, nhìn trời mây... .

Hơn một tiếng đồng hồ đạp xe, tôi mới tới nơi trường khuyết tật. Cô thư ký dẫn tôi đến giới thiệu với ông hiệu trưởng trường. Ông hiệu trưởng đưa tay ra bắt lấy tay tôi và hỏi:.

- Cậu là Pete?  Người mà tôi nói chuyện hôm nọ đúng không?  Tôi John Small. Rất hân hạnh và cám ơn cậu đến giúp chúng tôi..

- Dạ vâng, tôi là Pete. Rất hân hạnh được gặp ông Small. Rất cám ơn ông đã cho tôi cơ hội được giúp đỡ. Xin lỗi tôi có thể giúp được gì?.

Ông hiệu trưởng vừa đi vừa nói:

- Cậu đi theo tôi, tôi sẽ dẫn cho cậu xem qua những lớp học và sẽ giải thích sơ cho cậu hiểu.

Ông dẫn tôi đến xem phòng học. Đã qua giờ học, nên tất cả học sinh đều về nhà hết. Lớp học vắng, không người. Ông hiệu trưởng nói với tôi:

- Vì giờ học của các em cũng gần giống giờ học của cậu, nên tôi nghĩ, cậu có thể giúp các thầy cô giáo sắp xếp lại phòng học và photocopy những bài học cho các em ngày mai. Cậu làm được chứ?.

- Dạ vâng, tôi làm được.

Mỗi tuần tôi làm ở trường khuyết tật thứ ba và thứ năm, mỗi ngày hai tiếng vì trường đóng cửa vào lúc sáu giờ chiều, nên không đủ một trăm giờ thiện nguyện. Tôi nói với cô Gonzalez và nhờ cô giúp. .

Chiều thứ Sáu cuối tuần, cô hẹn vài người bạn cùng khóa lớp 12 với tôi, những người bạn học trong lớp cô dạy, đến khu nhà dành cho người vô gia cư (homeless shetlter) để chuẩn bị buổi ăn tối.  Bây giờ là cuối thu, trời đang chuyển sang đông, chỉ mới bốn giờ mà trời sập tối, sương mờ lãng đãng sau cơn mưa phùn nhỏ hạt. Đợi chúng tôi đến đủ, cô dắt chúng tôi đến giới thiệu với người nhân viên phục vụ, ông William Marks. Ông Marks là nhân viên phục phụ chính trong shelter. Ông dẫn chúng tôi đi quanh shelter và giới thiệu cho chúng tôi biết sơ qua về khu nhà này. Đi đến phòng ngủ, chúng tôi thấy những chiếc giường đơn được chất chồng lên nhau, xếp thành nhiều hàng dọc ngang, trông cũng gọn gàn tươm tất. Lúc này chỉ mới hơn bốn giờ chiều, nên căn phòng vắng hoe, không người. Một người bạn trong nhóm hỏi:.

- Nhiều giường ngủ vậy, nhưng sao không có đồ đạc cá nhân vậy ông Marks?.

- À, đồ cá nhân họ mang theo trên người. Tối mới về đây ngủ..

- Họ được ở đây lâu không ông?

- Thường thì những người ở đây từ một vài tuần. Chúng tôi không đủ phòng để cho họ ở lâu.

- Bây giờ mình qua nhà bếp nhé?

Dẫn chúng tôi đến nhà bếp, ông Marks nói với cô giáo Gonzalez:

- Chúc vui nhé cô Gonzalez.

- Vâng, cám ơn ông nhiều lắm, ông Marks ạ.

Ông Marks đi khỏi, cô Gonzalez, lấy tất cả mọi thứ từ những thùng giấy cạt ton ra và nói với chúng tôi:.

- Các em lấy tất cả mọi thứ từ trong thùng ra và để trên bàn này giúp cô.

Bốn đứa chúng tôi, hai nam hai nữ, phụ giúp cô đem những thứ trong thùng giấy ra chất hết trên bàn. Xong, cô bảo chúng tôi phân loại ra. Rau, củ, quả, một bên, đồ lon một bên, đậu và đồ khô một bên. Lúc tôi lấy những thức ăn trong thùng giấy ra mới để ý là hầu hết những thức ăn này gần hết hạn. Tôi hỏi cô giáo Gonzalez:

- Cô Gonzalez ơi, sao cô lại mua những món đồ gần hết hạn dùng vậy?

Cô nhìn tôi, cười rồi nói:

- Không, Pete, những món này là người ta đem tới tặng cho shelter để chúng ta nấu buổi tối cho những người vô gia cư ăn hôm nay đó.

- Ồ, cám ơn cô.

Cô đi một vòng xem tất cả các món trên bàn và nói với chúng tôi:.

- Hôm nay cô trò mình sẽ làm món rau xà lách trộn, spagetti thịt gà và rau cải, đậu ninh, và món tráng miệng là trái cây nhé?

- Dạ... .

Chúng tôi đồng thanh. Cô chỉ chúng tôi làm việc. Đứa thì lặt rau. Đứa rửa trái cây, gọt trái cây. Còn cô thì nấu nước luộc mì Ý. Chúng tôi vừa làm vừa nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Trong lúc luộc mì, cô xào thịt gà và rau cải để trộn với mì Ý.

Chuẩn bị buổi ăn tối cho người vô gia cư xong, cô chỉ chúng tôi sắp xếp để chuẩn bị múc thức ăn cho những người vô gia cư. Chúng tôi mỗi đứa mỗi khâu để múc thức ăn. Ba người bạn tôi đứng trước lấy rau diếp sà lách, múc đậu ninh, gắp mì. Còn tôi đứng sau cùng để múc nước sốt đổ lên đĩa mì. Cô Gonzales đứng trong bếp xem có cần thêm muỗng nỉa thì cô sẽ giúp. .

Đúng bảy giờ tối, chúng tôi kéo cánh cửa sổ nhà bếp lên để phục vụ buổi tối cho người vô gia cư thì thấy họ đã xếp thành một hàng dài tận lúc nào. Tôi đoán cũng khoảng năm mươi người. Mỗi người đã cầm sẵn trên tay một cái dĩa và một cái chén giấy để nhận thức ăn. Khi nhận thức ăn ai cũng cười nói vui vẻ và cám ơn chúng tôi ríu rít. Một người đàn ông cỡ sáu mươi tuổi, hỏi tôi:.

- Bạn có nước mắm không?.

Tôi cười và trả lời ông ấy:

- Xin lỗi tôi không có nước mắm....

- Cậu là người Việt phải không?

- Dạ phải.

- Người Việt sao không có nước mắm?  Ăn đồ ăn mà không có nước mắm không ngon phải không?.

Tôi cười. Ông ta lấy dĩa thức ăn của mình và rời khỏi vì phía sau những người khác đang hối ông đi. Lo lu bu phục vụ thức ăn cho những người vô gia cư rồi sau đó phụ cô dọn dẹp lau chùi bếp núc nên tôi quên bẵng chuyện ông Mỹ hỏi xin tôi nước mắm để ăn với mì Ý. Cho đến thứ Sáu tuần sau, lúc chúng tôi phục vụ món cơm chiên, gặp lại ông. Ông lại nhắc tôi:.

- Hôm nay cậu có nước mắm không?.

Tôi không biết trả lời sao với ông Mỹ nọ thì cô Gonzales chạy vào bếp, lấy ra chai nước mắm còn chưa khui đưa cho ông. Tôi há hốc mồm nhìn cô giáo mà quên mất cám ơn. Một phút sau tôi mới lấp bấp nói:.

- Dạ cám ơn cô Gonzales. Mà nước mắm ở đâu cô có sẵn vậy?.

Cô nhìn tôi, nháy mắt, cười và nói:.

- Tuần trước, cô nghe ông ta hỏi, nên cô đã vào chợ Á Đông mua một chai để trong bếp. Cô biết ông ta sẽ hỏi khi gặp Pete vì biết cậu là người Việt. .

- Ồ ... Cô hay quá..

- Kìa, khéo đổ thức ăn. Thôi Pete làm đi, khi nào xong sẽ nói chuyện..

- Dạ, cám ơn cô..

Sau khi múc thức ăn cho những người vô gia cư ăn xong, chúng tôi cùng ăn tối chung với mọi người. Hôm nay cơm chiên hơi lạt, mọi người xịt thêm nước tương. Cô Gonzales hỏi tôi:.

- Pete có dùng cái này không?

- Dạ vâng, cám ơn cô.

Tôi mỉm cười và nhận chai nước mắm từ tay cô. Trong lúc ăn tối, cô kể cho chúng tôi nghe chuyện của ông Mỹ nọ. Và vì sao ông lại biết đến một đất nước nhỏ bé ở bên kia bờ đại dương với món nước mắm Việt.

Võ Phu

Ý kiến bạn đọc
11/12/201819:32:06
Khách
Ông Mỹ thiệt là sành ăn. Chắc kiếp trước ổng là người Việt. Cô giáo dễ thương như thiên thần. Câu chuyện thiệt là giản dị và hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,726,631
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.