Hôm nay,  

“Bảy Ngày Nữa” Tại LA

09/09/201800:00:00(Xem: 9815)
Tác giả: Sáu Steve Brown

Bài số 5491-20-31298-vb8090918

 
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.

viet ve nuoc My (1)
Rebekah, Paul và tác giả tại Lễ Phát Giải VVNM 2018.

viet ve nuoc My 02
Bộ xương ma mút (mammoth) ở Viện Bảo Tàng La Brea Tar Pits.

viet ve nuoc My 03
Rebekah và Paul tại viện bảo tàng xe hơi tại LA.

 
***
 

Cách đây  bốn năm, tôi đến thăm thành phố Los Angeles (LA)  một tuần lễ, sau đó viết  bài Bảy Ngày Tại LA để kể lại những kinh nghiệm thời đó. Bài viết đó đã được đăng trên diễn đàn Viết Về Nước Mỹ.  Năm nay tôi trở lại LA, cũng ở lại đây bảy ngày. Cho nên tôi viết thêm bài Bảy Ngày Nữa Tại LA.

Năm nay tôi lên đường tại sân bay Dayton ở tiểu bang Ohio bay qua Dallas, rồi đáp chuyến bay cuối cùng đến LAX.

Con trai Paul ra đón tôi rồi chúng tôi lên đường đi về LA ngay. Vì đồ ăn trên hai chuyến bay cũng như không có nên chúng tôi ghé vô nhà hàng MacDonalds mua “bánh mì thịt gà” (McChicken). Chúng tôi vừa đi vừa ăn trên đường tới chỗ làm việc của  Paul  trên đường Flower. Chúng tôi lên phòng nơi Paul dạy chương trình tập thể dục để coi cho biết.

Sáng sớm ngày thứ Bảy con gái Rebekah và tôi đi công viên Griffith. Đậu xe gần viên thiên văn rồi lên đường mòn đi dạo chơi. Rebekah cũng đem theo chó nhỏ cho vui. Khi đi ra phải lên dốc liên tục nên chúng tôi đi chậm chậm mà cuối cùng cũng tới nơi.

Công viên này hoàn toàn nằm trong thành phố LA nhưng rộng mênh mông đến 1710 mẫu.  Có đủ loại thú vật như chồn, mèo rừng, sư tử núi, coyote, v.v... Khi đi bộ phải coi chừng vì nơi đây cũng có rắn độc nữa. Từ đỉnh đồi trong công viên chúng tôi có thể ngắm phong cảnh trung tâm thành phố LA và những nơi chung quanh. Thời gian  chúng tôi tại công viên này rất dễ chịu và thú vị.

Sau đó Rebekah, Paul, và tôi đi coi viện bảo tàng xe hơi tên  là Petersen Automotive Museum. Viện bảo tàng này rất thú vị với trên 100 xe đủ loại. Có cả xe hơi và xe mô tô nữa.

Chiều thứ Bảy tôi đi hội ngộ nhóm Việt Bút ở khu Westminster. Gặp lại những người đã quen biết từ hai lần trước và cũng gặp người mới.

Trong vòng một tháng qua tôi đã đọc quyển Biệt Đội Thiên Nga. Câu truyện này về một nhóm phụ nữ làm tình báo ở Việt Nam năm 1963 đến 1975. Bất ngờ tác giả cuốn sách tức là cặp vợ chồng chị Nguyễn Thanh Thủy xuất hiện tại buổi hội ngộ do anh Phan mời đến. Chị Thanh Thủy là trưởng của Biệt Đội Thiên Nga, ngày cuối cùng trong tháng tư  năm  1975 chị đã đốt hết tài liệu liên quan đến đơn vị đặc biệt đó. Chị ấy là đối tượng căm thù của Việt Cộng và phải đi tù 13 năm. Câu truyện này  rất hay và cảm động. Chị Orchid Thanh Lê viết lời giới thiệu và đã dành nhiều thì giờ và công sức để giúp hoàn tất sách đó. Hiện này  Orchid đang chuyển  ngữ sách đó sang tiếng Anh. Thời gian họp mặt Việt Bút thật vui.

 Lần trước đến LA tôi được con trai giới thiệu về dịch vụ Uber. Cách dùng rất  là  tiện nên sau đó Uber phát triển nhanh lắm. Bây giờ ai cũng biết đến dịch vụ đó. Lần này lác đác bên đường phố có những xe hai bánh nhỏ, chạy bằng điện. Để sử dụng xe đó chỉ cần vô BikeApp.com và dùng thẻ tín dụng mướn xe. Sau đó, bạn đạp xe đi và có thể để xe bất cứ nơi nào khi dùng xong.


Dĩ nhiên khi tôi biết có dịch vụ mới này mà không thử xem là không được. Cách đây gần hai năm tôi bị thương khá nặng trong tai nạn xe mô tô. Tôi bị gãy chín cái xương sườn, đầu gối, cổ và khớp háng bị đau mà đến giờ này chưa hoàn toàn bình phục lại. Vậy tôi suy nghĩ khá lâu rồi mới quyết định thử lái xe hai bánh điện.

Paul và tôi xuống đường La Brea tìm xe. Chỉ cần đi bộ một chút mà thấy hai chiếc xe rồi. Sau khi bỏ đủ thông tin vô nơi đó trên mạng Paul lên thử trước đã. Không sao. Khá dễ dàng. Rồi đến phiên tôi. Kết luận là nếu tập lái xe đó một hồi thì sẽ quen dễ dàng. Hôm đó nóng nực nên khi thử xong trời vẫn còn ấm, chúng tôi đi bộ trở lại nhà. Thật ra tôi nghĩ dịch vụ này khó phát triển và sẽ tàn dần. Tương lai sẽ trả lời!

Ngày Chủ Nhật chúng tôi đi lễ tại nhà thờ trong buổi sáng . Rồi trong buổi chiều chúng tôi lên đường đi quận Cam để tham dự lễ phát giải VVNM. Các chi tiết về lễ đó người khác đã kể trong các bài viết đăng trong diễn đàn Viết Về Nước Mỹ rồi. Dường như chương trình đó vẫn còn tiếp tục phát triển nhiều. Như vậy thì rất tốt lắm vì sẽ giúp gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại nước Mỹ và những nơi khác nữa.

Sáng ngày thứ hai tôi đi dạo chơi trên các đường phố xung quanh nhà con gái Rebekah ở khu Mid City. Bốn năm về trước Rebekah ở lại trong trung tâm thành phố LA trên đường số Bảy. Hiện nay khu đó khá rắc rối vì có quá nhiều người vô gia cư sống trên đường phố nên không còn an toàn nữa. Các vụ bạo động xảy ra liên tục. Lần này, khi đi qua khu đó tôi thấy rõ ràng hoàn cảnh tại LA đã xuống dốc nhiều rồi.

Hai ngày thứ Ba và thứ Tư Paul và tôi đi những nơi duyên hải tiểu bang này. Có phong cảnh đẹp tuyệt vời tại nhiều nơi phía bắc San Luis Obispo.  Paul có sở thích về chụp hình phong cảnh thiên nhiên. Trên đường đi chúng tôi cũng ghé vô khu có cây Red Wood thật to và cao. Cao đến 116 thước. Loại cây này là loại cao nhất. Còn loại cây Sequoia là cây to nhất. Thật kỳ diệu!

Ngày thứ năm Rebekah và tôi đi viện bảo tàng La Brea Tar Pits, một trong những nơi lớn nhất thế giới có chưng bày di tích xương cổ. Chỗ này tôi đã nghe đến từ khoảng năm mươi năm về trước mà bây giờ mới có cơ hội đi lần đầu tiên.

La Brea Tar Pits là những cụm giếng hắc ín thiên nhiên được bao quanh bằng công viên Hancock ngay tại khu đô thị Los Angeles. Khoảng mười ngàn năm tới bốn mươi ngàn năm trước, hắc ín đã trào lên từ những giếng này, liên tục suốt mấy chục ngàn năm. Hắc ín thường bị che bởi bụi, lá cây, hay là một lớp nước ở trên. Như thế những thú vật lỡ bước chân vô đó, bị kẹt trong đó mà chết, hoặc bị hại bởi những loại thú dữ như chó sói, cọp, sư tử, v.v... Lắm lúc những loại thú vật cũng bị kẹt tại đó. Những thú vật bị chôn vùi trong hắc ín và hài cốt vẫn được giữ đến hiện nay. Từ 100 năm nay, các nhà  khoa học đã tìm được trên 750,000 hài  cốt đủ loại tại chỗ này. Viện bảo tàng này rất đặc biệt và thú vị.

Bình minh ngày thứ sáu tôi đi dạo chơi mình ên như thường lệ. Tôi quan sát thấy tỷ lệ người gặp gỡ trên đường mà chào hỏi nhau là khoảng chừng 80 phần trăm Trước kia tôi nghe ai đó nói là dân LA không cởi mở nhưng tôi thấy cũng giống như tại tiểu bang Ohio.

Cuối cùng Rebekah, bạn nó, và tôi lên đường đi qua thành phố Las Vegas thăm gia đình con trai Tim thêm một tuần lễ nữa.

Thấm thoát một tuần lễ trôi qua rất nhanh. Tôi có thêm bao nhiêu kỷ niệm và kinh nghiệm khác nhau. Năm tới có thêm bảy ngày nữa ở LA hay không thì chưa biết được.

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
14/09/201821:31:18
Khách
Cám ơn chú Sáu giới thiệu những nơi ở LA. Như Ý ở đây nhiều năm mà chưa đến . Chúc chú nhiều sức khỏe để năm sau còn gặp lại 🙂
13/09/201808:28:45
Khách
Cảm ơn Từhuy, anh Phan, Hoang Lan Ngo Nguyen, chị Dong Trinh, và Phạm Thị Kim Dung đọc bài viết tôi và để lại lời khen.
Chúc các bạn mọi sự thật tốt đẹp.
Sáu
09/09/201815:38:34
Khách
Kính chào anh Sáu Steve Brown.
Anh Sáu viết hay, dùng từ ngữ chữ Việt chuẩn quá. Coi chừng tài viết văn này lại qua mặt cả người Việt rồi....hihi!! Cám ơn anh Sáu đã kể về những nơi di tích nổi tiếng mà mình đã đến tham quan để cho mọi người được biết.
Kính chúc anh Sáu luôn khoẻ mạnh bình yên và sẽ có thêm bảy ngày nữa tại LA vào mùa hạ năm tới nhé.
Ptkd
09/09/201813:23:52
Khách
Bình mình ngày thứ sáu tôi dạo chơi mình ên như thường lệ!
Tôi cúi đầu Bái phục anh Sáu Steven Brown viết văn VN còn giỏi hơn nhiều người VN viết đó!
Rất mong được đọc tiếp nhiều bài khác của anh nữa nha. Thân mến chúc anh luôn vui, khỏe hé!
09/09/201812:29:18
Khách
Chao anh Sau
Trước tien xin chia buồn voi anh Sau ve su ra di bất ngờ cua chi Sau .
Toi rất thích đọc bài anh Sáu Viet va Chúc anh khoe manh .
09/09/201811:34:41
Khách
Kính thăm chú Sáu Steve...
Chú Sáu viết hay quá! Thật đơn giản, cô đọng mà xúc tích. Một bài viết ngắn mà chứa đựng rất nhiều thông tin cụ thể. Những nhận xét về nhân sinh rất đáng để người đọc suy ngẫm.
Kính chúc chú Sáu luôn bình an và sức khoẻ để đi thăm con cháu và họp mặt thân hữu hàng năm. Mong gặp lại chú sang năm.
Kính chú
Phan
09/09/201808:48:24
Khách
Tui mới nhận ra một điều. Tui mê đọc bài anh Sáu viết!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,686,004
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.