Hôm nay,  

Du Học

13/08/201800:00:00(Xem: 12589)
Tác giả: Tố Nguyễn

Bài số 5463-20-31271-vb2081318

 
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

 
***
 

Dì Hoa ngậm ngùi kể tiếp: "Nhưng cũng tại Dì, cưng chiều nó quá, nên nó không thấy được chuyện gì xa xôi. Qua du học được hai năm, Dì hỏi nó có tìm được ai chưa? Thì nó trả lời có rồi, cổ đang ở Sài Gòn, mẹ phải làm sao cho cổ qua Mỹ với con! Nói bao nhiều nó cũng không nghe, vậy là Dì phải chạy lo cho con bé đó giấy tờ du học. Nó phỏng vấn đậu rồi, sang Mỹ được đâu vài tháng, lấy lý do hai đứa không hợp, nó mua vé đi qua tiểu bang khác không lời từ giã thằng Phú! Thằng con Dì nó thất tình, đòi về Việt Nam luôn, không muốn đi học nữa."

Trời đất ơi, tôi tưởng đến giúp giấy tờ thuế vụ, ai ngờ bị cuốn vào mớ bòng bong của một cậu công ấm nông nổi, lụy tình.

Nén tiếng thở dài, tôi  an ủi bà mẹ tội nghiệp: “Dì ráng khuyên em, con thấy em đi qua đây chịu đi bưng phở là cũng giỏi chứ đâu phải ỷ lại vào cha mẹ đâu, chạy bàn ở Mỹ cực lắm đó Dì.."

Dì lắc đầu: "Chưa hết đâu cô, nó chịu cực chạy bàn là cũng để “biểu tình” không thèm nhận tiền của ba nó đó, còn chuyện mới tinh sau chuyện thất tình con bé Sài Gòn. Về Việt Nam nghỉ hè năm ngoái, nó lên mạng internet quen với một con bé khác, kì này tệ hơn, con bé này khăng khăng không chịu đi Mỹ, vì còn mẹ già em dại ở Việt Nam. Vậy là nó đòi về Việt Nam ở luôn, không muốn ở Mỹ nữa. Hết mùa hè này là nó học xong, tháng 8 này nó nhất định về luôn...” Tôi ái ngại không biết phải nói sao với dì Hoa..Tôi biết có rất nhiều người cho con qua Mỹ du học chỉ để tìm kiếm cơ hội kết hôn rồi ở lại, đa số họ không coi chuyện học hành là chính vì họ có rất nhiều tiền kiếm được hoàn toàn không phải do công khổ học hành.. Còn chuyện gia đình dì Hoa, tôi lại thấy có phần khác biệt. Cậu ấm này khác hẳn những cậu ấm con nhà "tư bản đỏ", sang Mỹ ăn chơi bằng tiền kiếm được từ mồ hôi nước mắt của đồng bào. Ai cũng có quyền mơ cho mình một tương lai tươi sáng, dì Hoa cùng chồng làm ăn lương thiện, gom góp cho con đi du học, mong con được đổi quốc tịch là chuyện không có gì sai trái. Nhưng còn việc "ép hôn" cậu ấm để có quốc tịch Mỹ, tôi hoàn toàn không tán thành..

 Chợt nhớ phận sự chính của tôi hôm nay là việc giúp giấy tờ sổ sách chứ không phải "gỡ rối tơ lòng", tôi quay lại chủ đề: “Thưa Dì, em học xong nếu không muốn học thêm nữa thì nên về lại Việt Nam, còn chuyện hôn nhân mình không ép được, nếu muốn kết hôn giả để ở lại Mỹ thì là phạm luật pháp, không nên làm. Hiện tại chính phủ Mỹ có luật đầu tư, Dì có thể tìm hiểu coi mình có thể kiếm visa Mỹ bằng con đường hợp pháp được thì rất là tốt".

Vậy là Dì vào thẳng vấn đề "Tôi có đi hỏi luật sư, bây giờ muốn đầu tư ở Mỹ phải có khoảng 1 triệu USD, rồi mở hãng xưởng mướn người làm, tôi đâu có đủ tiền làm theo đường đó, mà thằng Phú lại không muốn ở lại Mỹ, cứ muốn về Việt Nam cưới vợ..."

Tôi nhìn dì ái ngại: 'Vậy con có thể giúp gì được cho  Dì?" Dì Hoa nói: "Tôi và ông nhà có mở một cái công ty ở Mỹ, nhờ người bên Minnesota đứng tên giùm, không biết tôi có thể cho thằng Phú đứng tên được không, tôi hỏi luật sư thì ổng nói là không được vì nó ở Cali, và đang đi du học nên không được khai income, cô coi có cách nào giúp, tôi sắp xuất kho một kiện hàng qua đó, nhưng không muốn người ta đứng tên mình để khai, cô coi có cách nào giúp dùm.."

  "Luật sư nói đúng rồi, Phú không đứng tên được, nhưng Dì có thể đứng được. Con có thể xin giấy tờ cho dì để đứng tên và khai thuế, con sẽ hỏi Phú thay vì đi bưng phở kiếm tiền, Phú có thể giúp Dì lo việc giấy tờ buôn bán, coi em có chịu không?"

Dì mừng rỡ:

“Đúng rồi, nhờ cô giúp dùm tôi, làm sao cho nó chịu ở lại đây đừng về là được..."

Một tuần sau, Dì Hoa và Phú đến gặp tôi. Trái với vẻ ngoài trắng trẻo thư sinh, Phú có vẻ rất "cứng đầu", tôi hỏi gì Phú cũng chỉ trả lời nhát gừng. Ban đầu tôi  cũng nản, nghĩ mình đi giúp không công, tại sao lại phải nhọc lòng nhọc sức thuyết phục cậu ấm ngang tàng này. Nhưng nhìn vẻ mặt buồn bã của dì Hoa, tôi lại cố.

Tôi  hỏi Phú: "Sao em không muốn giúp ba mẹ lo điều hành cái hãng, có gì trở ngại làm em không thích làm việc với ba?"  Phú lắc đầu: "Ba không tin em mà tin người ngoài, không cho em đứng tên hãng mà cho người ngoài đứng, không mở ở Cali mà mở ở tiểu bang xa xôi bên đó!"


À, thì ra là vậy!

Tôi giải thích cho Phú: "Em qua Mỹ với visa du học, không phải xin qua Mỹ đầu tư, đứng tên em là sai luật. Còn chuyện mở hãng ở đâu thì cũng được, nếu có mối hàng ở Minnesota thì mở bên đó cũng không sao, em  giúp ba coi sóc viêc buôn bán, thì là em quản lý cái hãng này rồi. Chị sẽ xin giấy tờ cho mẹ đứng tên cái hãng, còn người bên kia chỉ là agent- người đại diện của địa phương đó thôi, họ không có quyền hành và cổ phần trong hãng nữa.."

Phú có  vẻ xuôi xuôi, tôi "bồi" tiếp: "Em đang học ngành gì?" -"Dạ Economic-kinh tế!" Tôi tỏ vẻ mừng rỡ: "Vậy là hợp quá rồi, đây là cơ hội cho em thực tập. Hết năm này em có thể apply thêm trường khác nữa, xin học lên cao để giữ visa du học, vừa ở lại đây thêm vừa giúp ba má lo việc buôn bán!” Phú ngập ngừng: " Em muốn về, bạn gái em không muốn ở Mỹ..."

Đến nước này rồi, tôi không muốn bỏ cuộc nên nói cứng: "Em về Việt Nam thì vẫn phải xin việc, đi làm. Thay vì ở đây em đã có việc làm để giúp gia đình phát triển. Em có thể ở hai nơi, nhưng việc làm ăn bên này đang thuận lợi, thì phải nắm cơ hội, Việt Nam còn đó, lúc nào em  về cũng được. Em suy nghĩ kỹ đi, nếu việc sổ sách giấy tờ có gì cần giúp thì cho chị biết."

Phú nói với tôi cần thời gian suy nghĩ rồi cùng mẹ ra về. Tôi tự nhủ tôi đãnói hết lời, nếu như Phú không quyết định tiếp tục ở lại học thì coi như  gia đình dì Hoa đã hết duyên với nước Mỹ..

Ngày thứ hai, tôi vừa đến sở làm thì chuông điện thoại đổ vang, bên kia là Phú, cậu hỏi tôi cần những giấy tờ gì để bắt đầu xin ITIN cho mẹ, Phú nói với tôi sẽ tìm  xin trường học tiếp. Đặt máy điện thoại xuống, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, chợt thấy bầu trời hôm đó sáng trong khác lạ, ánh nắng chan hoà trên khắp cây cỏ lá hoa, vạn vật như cùng bắt đầu một mùa vui...

 
*

Phú đã giúp ba mẹ điều hành cái hãng thật là tốt, ngày cuối tuần Phú không đi “chạy bàn chui” mà theo tôi học làm giấy tờ sổ sách. Khỏi phải nói dì Hoa mừng vui đến mức nào. Tôi bận rộn với công việc, cũng dần ít liên lạc với họ sau khi Phú đã có thể trông coi mọi việc nhập khẩu buôn bán, sổ sách kế toán cho cái hãng mới mở của gia đình cậu.

Một hôm gặp cô Hạnh ở chùa, tôi mừng vui được biết tin hãng của dì Hoa ngày càng xuất cảng thêm nhiều kiện hàng qua Mỹ,  có người đã hỏi xin gia nhập cổ phần, họ sẽ cùng nhau mở một xưởng làm nước tương ngay tại Mỹ, gia đình dì Hoa đang  nộp đơn xin visa diện đầu tư. Cô nói dì Hoa sẽ sang Mỹ du lịch tháng tới, muốn gặp để cảm ơn tôi. Phú vẫn còn liên lạc với cô bạn gái ở Sài Gòn, nhưng không còn ý muốn về Việt Nam sống nữa mà muốn thuyết phục bạn gái sang Mỹ du học với cậu ta... Tôi thật lòng vui lây với gia đình dì Hoa, cảm giác mình đã góp được một việc tốt cho gia đình Dì và cho nước Mỹ.

Khi đang ngồi viết những dòng này, viber của tôi lại hiện lên tin nhắn của người bạn cũ ở Việt Nam: "Hỏi giùm mình du học ở nội trú thì bao nhiêu một tháng? Con gái mình năm nay 12 tuổi...”

Mừng thay cho nước Mỹ, mỗi năm lại tăng thêm số lượng du học sinh mang tiền sang để đóng tiền trường. Nhưng cũng thật buồn thay, số lượng người Việt Nam tới du học ở Mỹ rất nhiều, nhưng bao nhiêu người thật sự đi học, bao nhiêu người sau khi học xong thật sự làm điều tốt đẹp cho Việt Nam? Tôi chợt nhận ra mình thật là ngớ ngẩn, vì sẽ không có câu trả lời nếu ngày nào Việt Nam còn bao nhiêu kẻ vô tài  vô đức chiếm giữ hết quyền hành, chức tước, nhân tài bị dập vùi, và người người, nhà nhà vẫn còn muốn bỏ nước ra đi...

Lâu lắm rồi tôi không muốn về lại Việt Nam, dù thỉnh thoảng nghe bạn bè kể bây giờ người Việt Nam giàu lắm, khách sạn, nhà hàng sang trọng cỡ nào cũng có. Tôi chỉ cười, không muốn trả lời rằng tôi biết chứ, tôi biết so với rất nhiều người Việt trong nước, nhất là những người đủ sức cho con du học Mỹ, thì  cỡ như gia đình tôi sẽ được xếp loại nghèo. Tôi chỉ muốn nói bạn ơi, tôi cũng thấy hơn 90 phần trăm dân nước Việt chật vật kiếm ăn, vẫn thấy bao nhiêu cụ già, em thơ lê la trên phố, vẫn thấy những túp lều rách nát tả tơi trên đồng ruộng khô cằn. Sài Gòn bây giờ sang trọng và lung linh hơn ngày xưa nhiều lắm, nhưng không hiểu sao, chỉ nhìn một tấm hình chụp ngẫu nhiên trên đường phố, tôi có thể đọc được vẫn còn đó những nét mặt khắc khổ lo âu đangvội vã ngược xuôi trong nắng bụi...

Trước đây tôi có đọc một bài trên Việt Báo của Vi Anh về chuyện dân Trung Cộng bỏ nước ra đi: "Người có học, có chuyên nghiệp; thân nhân gia đình, con cháu cán bộ đảng viên có quyền, có tiền; những nhà giàu nhờ ‘ăn theo CS’; doanh nhân mang hàng triệu Đô la đi nhập cư đầu tư; phụ nữ gần sanh chạy chọt qua Mỹ sanh; thường dân được gia đình bảo lãnh hay có dịp nhập cư lậu; học sinh du học để mẹ được theo làm bão mẫu..." Tôi nhận ra hiện giờ Việt Nam cũng đang trong cảnh tình tương tự...

Du học sinh và gia đình ngày ngày tiếp tục nối đuôi nhau ra đi tìm chân trời mới, có chân trời tươi sáng nào còn sót lại cho người dân khốn khó quê tôi?

Tố Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
19/08/201804:44:15
Khách
A Tố nè, anh mới đọc lại bài viết phía trên của A Tố. Thấy hay dội hẳn lên. Nồng nàn và tình cảm. Cũng lạ ghê! Không lý giải được.
Chắc tại 3 bài đầu A Tố viết hay quá. Anh bị nghiện theo lối tự sự của A Tố nên bài này anh bị hẫng. Không chấp nhận được🤓❗️
A Tố cứ mãi là chính mình nha!
18/08/201819:39:15
Khách
Dạ A Tố cám ơn anh Từ Huy động viên khích lệ, hôm đi họp mặt và lãnh giải vui lắm, các cô chú bác anh chị ai cũng dễ thương dễ mến, chúc mừng và động viên A Tố rất nhiều, hy vọng bài bút ký của các cô chú Việt Bút và A Tố sẽ lên mặt báo nay mai. Chúc anh Từ Huy và gia đình luôn an vui và hạnh phúc.
18/08/201800:10:33
Khách
“A Tố” nè, trong ngày đại hội họp mặt VVNM vừa rồi những “khách văn, khách thơ” (theo ngôn ngữ của A Tố🤓. Ừa, có... “khách sáo” hông🤔⁉️) có ai nói A Tố là một hiện tượng không?!
Anh tin chắc có người đã khen: 3 bài viết vừa rồi của A Tố bài nào cũng thật hay, thật cuốn hút. Anh cũng nghiện lối viết về “cái tôi” thật dễ thương của A Tố.
A Tố trải hồn mình qua những lối xưa, những bịn rịn nâng niu bạn bè cũ, một ánh nắng chiều, một ly cà phê thơm khói...
Anh tin A Tố chỉ cần viết về những cận kề, những cảm xúc đơn sơ thường nhật của chính A Tố thôi “cũng đủ để thiên hạ... lãng quên đời!”
13/08/201821:03:03
Khách
"...tôi cũng thấy hơn 90 phần trăm dân nước Việt chật vật kiếm ăn ".

Hơn nửa triệu dân Việt phải đi làm đầy tớ, lao động ở các nước ngoài. GDP per capita: VN $2,546/năm. Lào $2,706. Phi luật Tân $3,095. Indonesia $4,052. Thái lan $6,992. Mexico $9,723. South Korea $32,775. Nhật $40,849. Canada $48,466. Thụy Sĩ $86,835. Hoa Kỳ $62,152....
13/08/201821:00:41
Khách
"người Việt Nam giàu lắm ".

Không giàu sao được?! Ngoài 16 tấn vàng của ngân khố Việt Nam Cộng Hòa để lại, theo nhà văn Huy Phương, trong chiến dịch trục xuất người Hoa khi trước, bọn Cộng Sản còn kiếm thêm 5 tấn vàng và vô số kim cương, hột xoàn...

Đó là chưa kể hàng năm, người Việt hải ngoại gởi về nước mười mấy tỷ đô la .

Đó là tính sơ sơ thôi đấy nhá.
13/08/201817:03:27
Khách
Cháu chào bác Sao Nam,
Cả một xóm của cháu ngày xưa giờ nhà nào cũng có người đi nước ngoài, nếu không là Mỹ thì cũng là Úc, Canada...Lớp trẻ thì không ai muốn trở về quê hương nữa mà còn muốn đem cả gia đình thân tộc theo sang.
Người Nam Hàn rất có lòng ái quốc, họ có dân chủ nên đất nước ngày càng giàu mạnh, chứ so tài trí thì đâu có hơn người Việt. Lúc trước cháu có manager là người Nam Hàn, cô ta còn không chịu vô quốc tịch Mỹ để giữ quốc tịch Đại Hàn, mỗi lần bầu cử là thu xếp lấy vacation để về nước đi bỏ phiếu bầu. Trông người mà ngẫm đến ta, lại càng thêm buồn...
Cháu cám ơn bác Sao Nam luôn ủng hộ những bài viết của cháu, mến chúc bác và gia đình thật nhiều niềm vui và sức khoẻ.
13/08/201813:06:59
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào Cô Tố Nguyễn
Cháu ơi! Đọc xong phần 2 thì chú thấy hình như dân tộc mình không có tương lai như Nam Hàn.
Nói là “hình như”là vì sợ không dám nói lên sự thực là nước mình tan nát rồi do bọn Cộng Phỉ ngụy quyền coi tương lai của dân tộc không bằng những xấp đô la xanh mà Tàu Phỉ cho chúng để chúng bán đất nước Việt ta!
Dân ta một cổ hai ba tròng bọn bán nước thì cầm quyền nên chúng tha hồ bỏ tù những người yêu nước khi họ biểu tình đả đảo Tàu Phỉ!
Chào cháu ! Thăm cháu và gia đình khỏe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,283,759
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến