Hôm nay,  

Ký Ức Mậu Thân

10/03/201800:00:00(Xem: 10035)
Tác giả: Tê Hát I Cờ Rét

Bài số 5334-19-31176-vb8031118
 

Tê Hát I Cờ Rét là bút hiệu của Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Tên do Cụ bà Trùng Quang gọi chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Sau đây là bài viết thứ tư của chàng, sau 5 năm biến mất. Viết tiếp!
 

***
 

Tết Mậu Tuất 2018 năm nay hình như người Việt mình nói chung, và ở San Jose nói riêng đốt pháo nhiều hơn những năm trước thì phải?  Trước Tết một tuần lễ tôi có việc xuống SJ là đã nghe lai rai tiếng pháo nổ đó đây.  Mặc dù cả tháng trước đã nghe phong phanh từ vài người bạn là có lệnh cấm đốt pháo năm nay.  Mà nghĩ cho cùng, mấy ngày Tết mà không có tiếng pháo đì đùng thì còn gì là Tết nữa.  Cho nên, lệnh cấm thì cấm, mà năm nào chả cấm phe ta vẫn cứ đốt như thường mà còn đốt bạo nữa chứ chả sợ "thằng" Mỹ nào cả.  Đúng là "điếc không sợ súng", huống chi là pháo....

Đêm giao thừa và 3 ngày Tết thì ôi thôi pháo nổ ngợp trời bất kể ngày đêm cứ y như tiếng súng nổ Tết Mậu Thân năm xưa.  Ở những khu thương mại, những ông bà chủ đua nhau bỏ ra cả bạc ngàn mua pháo đốt để lấy hên không nói làm gì, mà ngay cả những khu đông cư dân Việt Nam cũng đốt hà rầm.  Nhiều nhà treo những giây pháo dài như giăng đèn giáng sinh rồi đốt mà không sợ cháy nhà, hàng xóm Mỹ, Mễ, Việtbu lại vừa coi vừa trầm trồ và quay video bằng phone đông nghẹt. Suốt hơn tuần lễ trước và sau Tết đi đâu cũng nghe tiếng pháo.  Nghe ngoài đường chưa đã, về nhà mở computer, hoặc phone tay ra cũng nghe tiếng pháo do bạn bè đăng lên còn nóng hổi.  Phải công nhận chính quyền địa phương họ cũng dễ dãi và tôn trọng dân Á đông mình với truyền thống và nét văn hóa đặc thù này và làm ngơ đi cho, miễn sao đừng đốt bừa bãi để rồi xảy ra những chuyện không hay.

Ra khu Lion Plaza và Century Mall là nơi người Việt tụ tập mua bán thì khỏi nói rồi, thiên hạ mua sắm tấp nập, phải nói là không thua gì chợ Bến Thành Sài Gòn.  Năm nay mùng một Tết lại rơi vào ngày thứ Sáu và thứ Hai lại là lễ President Day mà hãng được nghỉ nên thằng tôi nghe lời dụ dỗ của em xã bèn xin nghỉ thứ Sáu để đi chúc Tết nội ngoại, và một cuối tuần thong dong.

Ở Mỹ mấy chục năm, lần đầu tiên tôi đi chợ Tết mà lại đi với Ba tôi, chẳng qua là vì Ba tôi muốn ra khu Lion Plaza cách nhà mươi phút lái xe để mua ít hoa mang về chưng mấy ngày xuân.  “Lòng chợt từ bi bất ngờ" tôi bèn nói, để con chở Ba đi vì thấy Ba tôi sau này hay quên và không còn nhanh nhẹn như trước nữa.

Ra tới nơi thì thấy người là người và xe cộ nườm nượp kẻ ra người vào trong khu trung tâm mua bán.  Tôi nghĩ thầm, đông đúc thế này kiếm được chỗ đậu xe chắc cũng bở hơi tai. Thấy tình thế có vẻ không ổn nên tôi bèn nói Ba tôi xuống xe đi bộ vào trước để tôi đi kiếm chỗ đậu xe rồi vô sau.  May sao, đang rà rà kiếm chỗ tự nhiên thấy một xe dera ngay trước mặt.   Mừng như là bắt được vàng, thế là tôi vội rà tới ngay và không quên nhìn người tài xế xe đó với đôi mắt đầy thiện cảm, thiếu điều muốn nói "I love you"!

Mua sắm xong thì hai cha con lên xera khỏi khu trung tâm để đi kiếm một nhà hàng nào đó ăn trưa. Trên đường đi nghe tiếng pháo nổ đây đó làm đầu óc tôi chợt quay về với cái Tết Mậu Thân tang thương ngày nào cách đây đúng 50 năm...

Thuở đó, các xóm đạo của người Bắc di cư thuờng nằm gần nhau.  Mỗi xóm đều có một nhà thờ riêng.  Nhà tôi lúc ấy nằm trong xứ Trung Bắc, thuộc khu Xóm Mới, Gò Vấp ngoại ô Sài Gòn.  Đầu xóm có cổng lớn trước khi ra con lộ chính có khóa lại ban đêm sau giới nghiêm và phần nào giới hạn kẻ lạ mặt ra vào trong xóm.  Cuối xóm cũng có cổng rào dắt ra ruộng rau muống và các xóm đều chung nhau một cánh đồng bao la mà thời thơ ấu mấy anh em tôi thường ra đây thả diều vào mỗi buổi chiều sau khi tan học về.  Phía xa hơn nữa là một con sông khá rộng mà trẻ con các xóm không dám ra tắm vì nước chảy xiết quanh năm và một phần việt cộng hay rình rập bên kia sông mất an ninh nên không ai dám lại gần.  Cũng trên cánh đồng này mà đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau giữa các xóm vì nạn phá phách của đám trẻ con hoặc thanh niên đào bới bên ruộng của xóm khác.  Rồi vào dịp Tết Mậu Thân 1968 việt cộng đã lợi dụng mọi người ăn Tết làm một cuộc tổng tấn công và một số việt cộng đã băng qua cánh đồng này để tiến vào thành phố nhưng đã thất bại nặng nề.

Nhà tôi nằm ngay đầu xóm có cây vú sữa lớn rất sai trái, cho bóng mát quanh năm và một giếng nước trong veo rất tiện nên nhiều bà trong xóm thường ghé lại rửa gánh rau trước khi mang ra chợ bán vào buổi sáng, hoặccó người dừng chân nghỉ trước khi đi vào xóm.  Tôi còn nhớ dưới gầm giường của Ba Mẹ tôi có một cái hầm cá nhân chứa được khoảng chục người chả biết đã được đào từ lúc nào, để làm gì và chung quanh giường thì chất đầy bao cát mà thỉnh thoảng mấy anh em chơi năm mười với nhau thường trốn trong đó cho chắc ăn.  Tôi chỉ biết là mấy ngày Tết năm đó thay  vì nghe tiếng pháo thì lại nghe tiếng súng đạn và đại bác nổ long trời lở đất, rồi thay vì đi chúc Tết được tiền lì xì thì phải chui xuống hầm tối thui nồng nặc mùi đất và hơi người mỗi khi nghe tiếng máy bay đầm già và trực thăng lượn ở trên bắn hoả tiễn hoặc tiếng súng đại liên gì đó bắn xuống phía dưới cánh đồng. Người Việt mình có câu "sợ vãi đái" là những lúc này đây.  Ngồi trong hầm mà tôi nghe rõ tiếng vỏ đạn từ máy bayrớt như mưa rào trên mái tôn rồi rớt xuống sân xi măng trước và sau nhà rổn rảng xen lẫn tiếng Mẹ tôi đọc kinh cầu xin ơn trên che chở.  Ban đêm, hỏa châu sáng rực cả bầu trời và tiếng bom đạn nổ rền khiến mọi người hoảng sợ.


Sáng hôm sau, tiếng bom đạn vẫn không dứt và như càng gần hơn ở phía dưới cánh đồng.  Rồi thì nghe tiếng máy bay đầm già lượn ở trên kêu gọi đồng bào phải di tản ra khỏi vùng ngay lập tức.  Sau đó thì cả nhà chui ra khỏi hầm và vơđại cái gì đó có thể mang theo được,xong bước vộira khỏi nhàđể rồi thấy mọi người trong xóm cũng đang hốt hoảng tay xách nách mangcùng nhau nhập vô một đoànhối hả chạy ra khỏi xóm. Mẹ tôi quảy đòn gánh trên vai mà một đầu là đồ đạc lỉnh kỉnh, còn đầu kia là thằng em kế tôi chưa đầy hai tuổi ngồi gọn lỏn trong cái thúng nan.  Tôi thì được Ba cõng trên lưng một tay ôm gói đồ và một tay thì bám cổ Ba cho khỏi ngã, còn 3 anh lớn hơn thì lóc cóc chạy theo sau.

Ra tới đường cái thì lại nhập vào một dòng người đang hối hả chạy từ phía chợ chạy lên, và tiếng súng từ hướng đó đang nổ dữ dội.  Khuôn mặt người nào người nấy lộ vẻ hoảng sợ và kinh hãi đến tột cùng.  Có vài người bị thương vừa chạy vừa lau máu đang chảy từ trên đầu, trên người họ.Đoàn người lũ lượt nhắm hướngthành phố theo sự hướng dẫn của quân cảnh và lính Cộng Hòa.  Trên đường nhựa thì đầy những vỏ đạn và tiếng bước chân của đoàn người đi trên vỏ đạn nghe lạo xạo giống như đi trên sỏi đá vậy.  Ngồi trên lưng Ba, người tôi lắc lư theo từng bước chân đi nhanh mà như chạy của Ba tôi.  Nhìn chung quanh, thấy xác người cụt mất chân, tay hoặc mất đầu nằm ngổn ngang đây đó dọc theo hai bên đường mà không biết bị giết chết từ lúc nào đang bốc mùi hôi thối, và thấy bao khuôn mặt nhợt nhạt xen lẫn sợ hãi của đoàn người chạy loạn. Có nhiều người vừa chạy vừa khóc lóc thảm thiết vì có lẽ họ vừa mới mất đi người thân yêu.  Sau lưng, tiếng súng đạn của hai bên vẫn nổ đều, thỉnh thoảng kèm theo tiếng đại bác nổ ầm ầm làm rung chuyển nhà cửa và đường phố….

Ngày ấy, tôi mới được gần 4 tuổi chưa biết đọc biết viết và còn quá nhỏ để hiểu được chiến tranh là gì.  Nhưng ký ức về bom đạn và xác người chết dọc bên đường trong lúc di tản đã mãi là nỗi kinh hoàng ăn sâu vào đầu óc non dại của thằng bé con lúc ấy cho tới bây giờ, và có lẽ cả đời sẽ không bao giờ quên được những ngày hãi hùng ấy…   

Vài năm sau đó thì Ba Mẹ tôi bán nhà và dọn xuống Mỹ Tho khoảng đầu năm 1972, nhưng chỉ ở được khoảng 8, 9 tháng thì lại dọn về Sài Gòn vì chiến tranh ngày càng khốc liệt hơn.  Thời gian ngắn ngủi ở Mỹ Tho cũng đã cho tôi những hãi sợ của chiến tranh khi nghe tiếng bom rơi, đạn nổ hầu như mỗi ngày.  Hình ảnh ngôi nhà thờ nơi quận lỵ hẻo lánh cách nhà tôi ởkhoảng 2 cây số vốn đã nghèo nànmà gia đình tới dự lễ hàng tuần trong một đêm đã bị việt cộng pháo kích làm cho hoang tàn, đổ nát. Thử hỏi, nơi thờ phượng mà chúng còn không tha thì trường học hay nhà của dân làm sao tránh khỏi.  Thỉnh thoảng, nhìn lên bầu trời phía xa xa lại thấy mấy chiếc chiến đấu cơ F-4 nhào xuống thả bom rồi bay lên và tiếp theo là những tiếng nổ thật lớn rung chuyển nhà cửa. Hàng ngày, nhìn đoàn xe nhà binhvà xetăng của lính VNCH chạy qua trước nhà thấy oai hùng làm sao và lũ trẻ con chúng tôithường hay chạy ra xem vỗ tay reo hò ầm ĩ. Nghe tiếng những dây xích sắt của xe tăng nghiến mặt đường ken két thật ghê rợn nhưng đãcho tôi cảm giác an toàn vì được sự bảo vệ của họ. Vì thế từ nhỏ tới lớn,trong tôi người lính VNCH luôn là thần tượng vàmang lòng ngưỡng mộ họmột cách đặc biệt.      

Đến tuổi trưởng thành, tôi càng hiểu rõ hơn về cuộc chiến VN là do tụi cộng sản Bắc Việt gây ra, và đau xót cho hàng ngàn người dân vô tội bị tụi cộng sản miền Bắc chôn sống qua cuộc thảm sát ở Huế vào biến cố Tết Mậu Thân.  Rồi biết bao cuộc tàn sát và trả thù hèn hạ khác nữa của cộng sản Bắc Việt đối với người lính Cộng Hòa và đồng bào trước và sau khi chiếm được miền Nam.

Lịch sử oai hùng của dân tộc khi xưa ghi lại: “Lê Lợi sau khi đánh thắng quân Tàu bằng quân sự, đã cảm hóa được kẻ thù khi ông quyết tâm không giết kẻ đầu hàng,trái lại còn cấp thuyền ngựa xe, cơm nước giúp họ đi đường về lại với gia đình.  Lấy ân nghĩa xóa bỏ hận thù, dập tắt hiểm họa chiến tranh giữa hai nước thời bấy giờ . . . Thật là một trang sử hào hùng và nhân ái,để tiếng thơm mãi muôn đời lưu truyền...” Cớ sao cùng là người Việt với nhau mà cộng sản Bắc Việt lại nhẫn tâm giết người miền Nam một cách tàn nhẫn và trả thù bên thua cuộc một cách hèn hạ, đê tiện.  Mẹ Việt Nam đau xót đến dường nào khi những đứa con cùng chung nòi giống da vàng lại vô tâm chém giết, và đày đọa nhau.  Đúng, chỉ có bọn cộng sản vô thần mới làm được những điều như vậy, và tội ác của chúng sẽ không bao giờ xóa được…

Bước xuống xe, cùng sánh bước từ chỗ đậu xe vào nhà hàng chưa đầy một phút  mà thấy bước chân của Ba tôi có vẻ chậm hẳn và lưng có vẻ hơi khòm chứ không còn thẳng và vững chắc như Tết Mậu Thân năm nào cõng tôi chạy giặc.Thời gian trôi qua mau quá, đã 50 mươi năm rồi còn gì...

Đâu đây, tiếng pháo vẫn nổ đì đùng như nhắc nhở mọi người hãy quên đi những phiền muộn của kiếp sống tha hương để cùng nhau đón Tết và mong một mùa Xuân an bình, tươi sáng.

Xuân Mậu Tuất 2018

Tê Hát I Cờ Rét

Ý kiến bạn đọc
11/04/202402:59:57
Khách
microbial remediation <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> used prescription glasses
13/03/201804:20:49
Khách
Cám ơn anh Phan, (sư phụ của Thy về chữ nghĩa và nấu ăn) với những lời chúc tốt đẹp, và Cô Iris rất quí mến đã vì tình thân thương khuyến khích cũng như cho Thy này có cơ hội học hỏi. Cám ơn bác Trần Văn rất nhiều đã cho biết thêm về những tội ác của việt cộng qua cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956. Và cám ơn người bạn rất thân Trần Quốc Dũng bên Na Uy đã liên lạc và gợi lại bao kỉ niệm thời niên thiếu nơi xứ Tân Trang.
13/03/201802:58:36
Khách
Một bài viết hay của tác giả Tê Hát I Cờ Rét nhân dịp tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968- Tết kinh hoàng và bi thàm nhất của dân tộc Việt do Cộng sản Bắc Việt xâm lược gây ra:

Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, 1953-1956, do Hồ chí Minh phát động - khiến cho 500000 người bị chết - con số do nhà văn người Pháp Michel Tauriac đưa ra và được cựu đại tá Cộng sản Bùi Tín đồng ý . Theo tác giả Hoàng Văn Chí trong cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng sản, thì có đến 675000 người đã chết. Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Cộng sản đã ép buộc, khuyến khích, đe dọa mọi người phải tố cáo, đấu tố lẫn nhau, con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, anh chị em, họ hàng đấu tố lẫn nhau.

12 năm sau, trong biến cố Tết Mậu Thân, gần 6000 người bị Cộng sản giết hoặc chôn sống. Nhà văn Nhã Ca kể lại: Những thường dân Huế bị Cộng quân trói bằng dây điện, dính nhau xếp thành hàng trên hố, một vài người bị đập đầu, cả một dây người đang sống bị đạp xuống hố, đè lên nhau, những đầu nào ngóc lên là bị đập chết bằng cuốc. Chính con cháu những người bị chôn gồm toàn những thiếu niên 14, 15 tuổi- học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố. Rồi bằng súng AK và lưỡi lê, Cộng quân buộc các thiếu niên này phải lấp đất chôn sống cha, anh của họ.

Thế cho nên thà tự chết thảm khốc còn hơn là chết vào tay Cộng sản: Nhà văn Dương thu Hương kể lại rằng: Thời kỳ Cài Cách Ruộng Đất, sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tử bằng cách đặt cổ vào đường rầy cho xe lửa cán chết.
13/03/201802:48:52
Khách
Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà tài ba đã đập tan cuồng vọng Tổng Tấn Công, Tổng Nổi Dậy của quân Cộng sản Bắc Việt xâm lược: Dù chỉ có khoảng 50 phần trăm quân số có mặt tại các đơn vị - 50% quân số được đi phép ăn Tết -và dù chỉ được người bạn đồng minh Hoa kỳ " tốt bụng" viện trợ cho những súng ống Garant, Carbin M1 sản xuất từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng đã anh dũng đẩy lui được địch quân- trang bị với những vũ khí hiện đại AK47, CKC, RPD và B40, v...v... của Trung- Xô- ngay trong những thời gian đầu của trận chiến, ngoại trừ Huế- không cho chúng làm chủ được bất cứ thị trấn hoặc thành phố nào sất.

Tạp chí Time đã viết: "Trước sự ngạc nhiên của người Mỹ và sự khiếp vía của Cộng Sản, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã chống trả thật can đảm và mãnh liệt, vượt xa sự tiên đoán của mọi người." . Sử gia, tiến sĩ Lewis Sorley viết rằng Tướng tư lệnh Hoa kỳ ở Việt nam Creighton Abrams ghi nhận rằng trong đợt ba của cuộc TCK/TND, số địch quân bị hạ bởi lực lượng Việt Nam Cộng Hoà nhiều hơn tổng số địch quân bị hạ bởi tất cả các lực lượng đồng mính.
12/03/201822:04:48
Khách
Đôi giòng gởi đến tắc giả, cũng là bạn thân từ thời niên thiếu....
Chiều dài lịch sử dân tộc đất nước đau thương kéo dài đến ngày nay, nó để lại trong lòng mỗi người Việt những vết cắt hằn sâu, trong đó có tôi và Thy những đứa bé chỉ mới lên 4 lên 5. Để rồi mỗi độ Xuân về, những mùa Xuân không trọn vẹn trong tiếng pháo Giao Thừa xen lẫn đâu đó tiếng kinh cầu tiễn biệt. Ai... ai gây nên niềm đau ấy... Ai ...ai cứu con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình... Cải cách ruộng đất 1950-1955 và Mậu thân 1968 là thước đo sự dã man tàn ác của cộng sản, là những án tích của chế độ diệt chủng csvn.
Thân mến
Dũng
10/03/201817:53:49
Khách
Bài viết rát hay, kể lại ký ức kinh hoàng năm Mậu Thân 1968 của cậu bé chưa đầy bốn tuổi mà đã biết quan sát tỉ mỉ và có trí nhớ dặc biệt. Chúc “cậu” và toàn gia, nhất là ông cụ, được một năm mới bình an vui khỏe và nhiều hồng ân. “Cậu” cứ vui lòng viết tiếp đi, cho chúng em có cơ hội thưởng thức văn tài rỉ rả và rất “từ bị bất ngờ” hôm nay. Mến! Iris
10/03/201813:38:59
Khách
Tết Mậu Tuất 2018 đã qua. Tết Mậu Thân 1968 càng xa trong ký ức của những chú bé ngày ấy thì nay đã có tóc bạc trên đầu. Nhưng lạ thay cho lớp người được gọi là những chứng nhân của lịch sử chiến tranh Việt nam chỉ mang chung một ký ức về tội ác của cộng sản Việt nam là giết hại đồng bào và trả thù hèn mạt bên thua cuộc sau khi cưỡng chiếm được miền Nam.
Đủ thấy được tội ác của chúng đã đi vào lịch sử, là trang sử đen tối và nhục nhã của lịch sử chống ngoại xâm từ Vua hùng dựng nước của dân tộc Việt.
Cảm ơn tác giả đã ghi lại những cảm xúc, ký ức tuổi thơ của những người cùng thời về nỗi kinh hoàng với tội ác của cộng sản Việt nam. Và những ký ức nói lên lòng biết ơn chân thành với người cha Việt nam luôn bao dung và che chở cho các con lớn khôn với lòng thương kính cha mẹ theo truyền thống muôn đời củaq dân tộc Việt.
Thân chúc tác giả và gia đình Năm Mới an vui. Kính chúc bác trai sức khoẻ và bình an để sống vui với con cháu.
Tình thân
Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,252,515
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹthứ hai của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến