Hôm nay,  

Đón Xuân Ở Chicago

09/01/201800:00:00(Xem: 10489)
Tác giả: Phạm Hồng Ân

Bài số 5287-19-31133-vb309017i8

 
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.

 
***
 

Tết này, tôi dự định sẽ dẫn bà vợ đi du lịch một chuyến lên Las Vegas cho biết. Mấy lần tết trước, hai vợ chồng cứ quanh quẩn trong nhà, thui thủi với cái điện thoại suốt ngày suốt đêm để chúc tết cô bác, anh chị em, cháu chắt, bà con và bạn bè bên tận Việt Nam. Nhờ có cái điện thoại, căn phòng ồn ào lên với tiếng nói tiếng cười có vẻ tết đôi chút. Nếu không, hai vợ chồng cứ ngồi lên ngồi xuống với nồi thịt kho hột gà và mấy đòn bánh tét nhân mặn, độ chừng lai rai một tháng vẫn chưa thấy hết.

Chúng tôi chỉ độc nhất vô nhị một thằng con trai. Vì thích mộng giang hồ, nó đã từ giã mẹ cha qua Chicago lập nghiệp, ngay từ những tháng năm đầu tiên, khi đặt chân lên đất Mỹ. Rồi...có lẽ mùa đông ở đó lạnh thấu đất thấu trời, nó chịu cảnh cô đơn không nổi, đành lập gia đình sớm, đến nay đã có một bầy con tương đương với nửa tiểu đội tân binh. Rồi...có lẽ bầy con ngày ngày níu lưng nó, đòi uống đòi ăn từng phút từng giờ, nên nó mất biệt luôn và thường xuyên ca bài hát cũ rích "xuân này con không về".

Dự định xong, chưa kịp thực hiện, tôi lại nhận cú phôn của thằng con - Con vừa mua xong hai vé máy bay cho ba mẹ qua ăn tết với tụi con. Ba vào email in nó ra. Đến ngày, ra phi trường làm thủ tục lấy vé lên phi cơ. Chúc ba mẹ thượng lộ bình an. Tôi chưa kịp phân trần, bên đầu dây kia nó đã cúp máy một cái cụp. Trời đất! Cái thằng ba trợn. Từ ngày qua Mỹ, nó cứ đặt đâu thì mình theo đó, kể cả lúc quan trọng nhất là lấy vợ, nó cũng chẳng cho vợ chồng già này có ý kiến ý cò gì ráo? Đi Chicago mùa này, thật không có xuôi chèo mát mái chút nào! Máy bay bị delay lia chia. Mãi đến gần nửa đêm, phi trường Ohare mới hiện lờ mờ qua khung kính cửa máy bay.

Ôi thôi! một cảnh tượng buồn thảm phơi ra trước mặt. Tuyết trắng xóa ngút ngàn, lừng lững trải dài không biết đến tận đâu? Tuyết bị xe ủi tống ngất cao lên hai phía để lồ lộ sân bay còn ẩm ướt loang loáng. Thằng con túc trực sẵn ở phòng vé, nó nhe răng ra cười méo xẹo và lầm lì hướng dẫn ba mẹ ra cổng.

Cái lạnh như muốn banh da xẻ thịt thốc tháo ùa tới, khiến tôi rợn cả người. Mặc dù hai vợ chồng đã thủ sẵn áo ấm, nón chụp đầu, bao tay da và vớ len đầy đủ. Chiếc xe đậu không xa, ngay dưới hầm parking và được rồ máy sẵn bởi đứa con dâu đang hết lòng chờ đợi. Vậy mà tôi cúm rúm chân tay, tưởng chừng như đi hoài không tới. Và nếu kéo dài thêm đôi phút nữa, có thể tôi sẽ đứng cứng ngắc hóa thành đá trên lối đi này.

Máy heat trên xe làm cơ thể tôi thoải mái trở lại. Khi dễ chịu rồi, định tìm mấy đứa cháu nội tỏ dấu thương yêu thì mới hay nửa tiểu đội tân binh vì chờ đợi mỏi mòn nên đã ngủ gà ngủ gật từ lúc nào. Xe về đến nhà quá nửa đêm.

Xe chui vào parking lot lộ thiên giữa một đám xe cõng đầy tuyết trên mui. Ánh sáng vàng chạch từ các ngọn đèn Apartment soi thủng bóng đêm, đủ cho tôi thấy thành phố này chìm ngập trong tuyết. Nó buồn thảm và lạnh lùng như một nghĩa trang, hay như một hành tinh chưa có sự sống.

- Ba mở bánh mứt ra, đốt nhang lên đi! Gia đình mình đón giao thừa.

- Trời đất! Giờ này quá giao thừa rồi. Mà tết nhứt gì ở đây? Mày thấy đó, xung quanh toàn tuyết là tuyết. Có thấy hơi hám Chúa Xuân ở chỗ nào đâu để đón? Thằng con lại nhe răng ra cười méo xẹo.

- Ở đây là xứ Mỹ Ba ạ! Tết Việt chỉ nằm trong trí tưởng của người Việt mình thôi! Tết chỉ có ý nghĩa là xum họp với gia đình, quây quần với con cháu. Bởi vậy tụi con mới rước ba mẹ qua đây, bộ ba mẹ không vui sao?

Thằng ba trợn này lúc nào cũng thế. Hễ nó đặt đâu thì vợ chồng tôi cứ chạy theo đó. Thôi thì cũng lễ lạc theo tục lệ ông bà. Đón xuân, mừng xuân vui vẻ với các cháu nội trong không khí mùa đông băng giá của xứ Mỹ lạ lùng này vậy.

Sáng mùng một tết, trong khi vợ chồng tôi tất bật chuẩn bị các thức ăn để đón ông bà, thì vợ chồng nó quảy gói ra xe.- Ba mẹ ở nhà ăn tết và trông chừng mấy đứa nhỏ dùm. Tụi con đi làm, chiều nay về sớm. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nó đã vọt ra parking lot, cầm cây cào dài thượt kéo đống tuyết trên mui xe xuống mặt đường.

Khoảng nửa tiếng sau, hai vợ chồng lật đật lên xe, rồ máy, chạy mất tiêu. Nếu không có bốn đứa cháu nội nũng nịu, õng ẹo trước mắt, chắc có lẽ vợ chồng tôi tưởng chừng như đang ở trong ngục tù. Thử nhìn xuyên qua cửa kính xem. Tuyết phủ đầy mái nhà. Tuyết chất cao từng đống trước sân. Tuyết bám trắng trên những cành cây trơ trụi. Tuyết đóng băng các lối đi. Tuyết chôn vùi những chiếc xe nằm lì trong parking lot. Còn trong nhà thì luôn luôn đóng chặt cửa lại, luôn luôn ngửi mùi máy heat suốt đêm suốt ngày.

Bốn đứa cháu nội thức dậy cùng một lúc. Đứa này chọc ghẹo đứa kia la khóc um sùm. Hai cô công chúa lớn nhất, Tammy mười tuổi, Cindy chín tuổi, thấy ông bà nội lạ quắc liền ôm nhau cười ngặt nghẽo. Tiếng khóc lẫn tiếng cười vang lên như pháo tết, khiến lòng vợ chồng già dậy lên một niềm vui khó tả. Thằng kế đó là Golden, vừa tròn bốn tuổi. Thằng này nói tiếng Việt giỏi nhất trong bọn, vì nó chưa đến lớp ngày nào và gần gũi với cha mẹ nhiều nhất. Golden rất thích xe lửa. Cha nó dành nguyên gian phòng để chứa xe lửa cho con. Những xe lửa đủ màu đủ sắc được nó cẩn thận chọn lựa trong các store, giờ này đang đua nhau chạy xình xịch trên các đường ray lớn nhỏ đủ cở.


- Ông Lội, ông lội có thấy Thomas and Friends của con chưa?

- Ồ, ông nội chưa thấy. Nhưng đó là cái gì thế con? Golden nắm tay tôi kéo đi một hơi.

- Đây! Nó đây... ông lội. Nó là xe lửa tên Thomas. Ngầu lắm nha! Tôi ngạc nhiên ngó chiếc xe lửa màu xanh da trời với cái mặt tròn quây nằm trước đầu máy. Cái mặt có đôi mắt trắng dã cùng cặp tròng đen lồi ra, cộng thêm cái miệng quai xách...xấu ơi là xấu!

- Golden, xe lửa chạy chậm như rùa. Bộ lớn lên con tính đi theo xe lửa.

- Không, con thích lái xe lửa.

- Lái xe lửa đâu có gì hay đâu con! Ai lái cũng được mà. Golden hét lên, rồi nắm bàn tay lại thụi vào bụng tôi một cái.

- Ông lội không biết gì hết trơn. Xe lửa dài thiệt là dài. Khó lái lắm, phải học mới làm được.

Tôi ôm Golden vào lòng, âu yếm đặt lên má cháu một nụ hôn nhẹ nhàng. Bỗng dưng tôi nhớ lại tiếng còi xe lửa vang dội buổi sáng nay. Tiếng còi xe lửa rú lên, kéo theo đoàn tàu xình xịch xình xịch chạy ngang đây, khuấy động cái không gian tĩnh lặng của khu apartment. Golden đã nghe những âm thanh này từ lúc lọt lòng cho đến nay đã bốn năm rồi, thảo nào thằng cháu tôi chẳng khoái xe lửa cho được?

- Ông nội coi chừng cái ly té xuống hôn ông nội đó!

Tôi giật mình ngoái lại. Golden đang dùng sức đạp vào chân bàn để lấy trớn phóng lên lưng tôi cưởi ngựa. Chiếc bàn rung rinh. Cái ly tròng trành, lắc qua lắc lại. Tôi giữ chân cháu lại, rồi nhìn Cindy cười hề hề.

- Cái ly rớt, sao con gọi là cái ly té? Nó có thể rớt trúng ông nội, chứ không phải nó hôn ông nội! Nói điệu này, chắc về Việt Nam bà con cười bể bụng.

   Tammy đấm nhẹ vào vai Cindy.

- Are you ready? Chúng mình đến say happy newyear với ông nội bà nội đi!

Ba đứa xếp hàng một. Đứa lớn nhất đứng trước, đứa nhỏ nhất đứng sau cùng. Lần lượt từng đứa tiến đến gần ông bà nội nói CHÚC MỪNG NĂM MỚI. May quá, trước khi leo lên máy bay, bà nội đã mua bịt bao lì xì thủ sẵn trong bóp. Nếu không, qua đây, chạy đi tìm bao lì xì giữa trời tuyết trắng xóa như thế này, chẳng khác nào đi tìm kim dưới đáy biển. Mỗi bao lì xì đỏ chói được trao tận tay mỗi cháu, kèm theo nụ hôn thương yêu nhất mà ông bà nội âu yếm đặt trên má từng đứa. Chỉ tội nghiệp thằng cháu út Jayden đang nằm trong nôi, như giận hờn như ganh tỵ, cháu đưa đôi chân bé bỏng lên trời, vừa quẫy đạp vừa khóc la chói lói.

   Golden thông minh và có cái nhìn sắc bén nhất trong các cháu nội. Một hôm, nó cầm quyển sách đến bàn ăn, đặt trước mặt tôi.

- Ông lội nhìn nè! Ở đây là trăng cái nồi, sao trên trời lại là trăng trái chuối vậy ông nội?

   Tôi ngẩn tò te ra, không hiểu cháu thắc mắc về trăng như thế nào? Tại sao là trăng cái nồi? Và tại sao là trăng trái chuối? Bà nội bỗng vỗ vào mông tôi nghe một cái độp.

- Nó thắc mắc về trăng tròn và trăng lưỡi liềm đó ông ạ!

   Tôi cười ồ lên, khoái chí nhìn Golden bằng ánh mắt thân yêu.

- Đầu tiên, trăng chỉ có hình trái chuối thôi. Rồi càng ngày nó càng phình ra phình ra, cho đến giữa tháng thì sẽ tròn quây như cái nồi đó cháu!

   Bà nội chen vào.

- Sao ông không giải thích trăng đó gọi là trăng lưỡi liềm... cho cháu biết luôn?

- Giờ này mà bà giải thích trăng lưỡi liềm... thì tía nó cũng ngẩn tò te chớ đừng nói chi đến nó. Hãy để lớn, tự cháu sẽ hiểu thôi!

   Ba ngày tết trôi đi mau lẹ. Ba ngày qua, bầu trời vẫn âm u xám ngoét. Tuyết vẫn rơi trắng xóa các con đường. Tôi chỉ nhìn thấy mùa xuân đang rộn rã trong nhà. Mùa xuân tưng bừng từ tiếng cười tiếng nói nũng nịu của những đứa cháu nội. Và bài thơ của tôi "ra đời" từ những ngày hạnh phúc đó.

       
Vây quanh ta tuyết trắng phau

Vây quanh ta phố gục đầu đìu hiu

Hồn như trôi cõi phiêu diêu

Như cây trụi lá khẳng khiu bên trời

Như chim bới tuyết tìm mồi

Ngóng cao cổ trách cuộc đời lầm than

Nhìn xa chẳng thấy xuân saThôi thì hãy đón xuân gần tim ta

Môi hồng cháu nội là hoa

Nụ cười đã chất đầy quà Chúa Xuân...

 
   Bữa trở lại San Diego, vợ chồng thằng con lái xe đưa chúng tôi ra phi trường. Các cháu nội cũng đi tiễn ông bà nội. Ngoại trừ thằng Kayden nằm mút núm vú trên carseat, các cháu còn lại thì vây quanh ông bà nội tíu ta tíu tít. Có đứa kể chuyện, có đứa tỏ lòng thương yêu ông bà nội. Có đứa cất giọng ca trong trẻo lên, hát tặng ông bà nội những bài hát dễ thương. Thằng con tôi ngó ba mẹ cười ha hả.

- Sao? Ba mẹ thấy tết ở San Diego và tết ở Chicago có khác nhau không?

   Bà vợ tôi bỗng liếc mắt đưa tình với tôi.

- Khác chớ. San Diego ba mẹ ăn tết cô đơn. Ở đây ăn tết đoàn tụ.

   Tôi đọc bài thơ xuân cho vợ chồng thằng con nghe và kết luận :

- Tết năm nay là cái tết có ý nghĩa nhất trong 19 cái tết ở nước Mỹ.

- Vậy ba còn có ý định về Việt Nam retire nữa không?

- Ý định gì? Dì tám mày dành sẵn một miếng đất ở Cồn Dơi để ba mẹ về dưỡng già. Nhưng tau đã trả lời rồi. Con cháu sống ở xứ Mỹ thì phải theo nó, tự dưng về Việt Nam sống xa cách với chúng nó hay sao?

Phạm Hồng Ân

 

Ý kiến bạn đọc
17/06/202406:05:27
Khách
It also is accepted that all generalized lymphadenopathy merits clinical evaluation, and the presence of matted lymphadenopathy is strongly indicative of significant pathology <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>cialis for sale in usa</a>
24/03/202304:20:52
Khách
<a href=https://lasix.beauty>lasix dosage for water retention</a> tamoxifen treatment revealed that the synthetic estrogen DES provided as much protection as tamoxifen treatment Peethambaram et al
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,256,925
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến