Hôm nay,  

Ong Tây Ong Ta

04/11/201600:00:00(Xem: 12216)

Tác giả: Phan Phúc Đức
Bài số 4957-18-30657-vb6110416

Tác giả là cư dân San Jose, vừa mở một “Câu Lạc Bộ nuôi ong”, tại một khu đồi núi gần ngoại thành. Sau đây là lời Nguyễn Viết Tân giới thiệu ông bạn: “Ông bạn này cùng quê, cùng lớp, vào lính cùng ngày, cùng khoá, cùng ngành và cùng thích...mọi sự vớ vẩn trong cuộc đời này giống tôi.

Ông Đức làm nghề thợ điện. Ông dùng những phiến gỗ pallet cưa ra mà làm tổ ong. Gần ngay thành phố San Jose, một người họ hàng ông có ngọn đồi lớn lắm, có dễ hàng mấy chục mẫu, có suối róc rách chảy qua rừng cây lá um tùm. Cuối tuần các đấng con nít được cha mẹ chở lên đây picnic, chạy dirt bike rất vui nhộn. Ông và các bạn già liền mang tổ ong ra cho nó định cư bên bờ suối, để cứ cuối tuần rủ nhau ra đó ăn nhậu, nói chuyện trên trời dưới đất rồi lấy mật về dùng thế cho đường.

* * *

blank
Tổ ong trên cây.

Con ong có từ bao giờ và con người đã biết sử dụng mật ong từ lúc nào? Chắc là từ xa xôi lắm, xa tít mù khơi và truyện cũng đã cũ như trái đất.

Từ khi người ta biết thích và nếm vị ngọt ngào của mật và từ khi người ta biết dùng những lời mật ngọt để dụ dỗ cô hàng xóm đưa về làm của riêng mình thì mật đã có từ thời ấy rồi.

Con ong mật cho ta thưởng thức vị thơm ngon, con người mật cho ta niềm hạnh phúc. Mà mật thì có đầy ngoài kia, không ai canh giữ, không ai khống chế, cho không biếu không, sao ta không ra lấy về, sao ta không đem tặng nhau.

Từ khi tôi thích con ong rồi để tâm học hỏi về nó tôi mới có dịp nhìn ra những điều tuyệt vời mà thượng đế đã dùng để xây dựng lên một trái đất tốt đẹp và hoàn hảo cho con người chúng ta hưởng thụ. Chỉ trong một góc cạnh rất nhỏ nhoi của tổ ong ngài cũng sắp xếp một công trình thật hoàn hảo. Một vũ trụ riêng tư trong đó hàm chứa mọi sinh hoạt rất nhịp nhàng tuần tự, một tổ chức rất khoa học và một đời sống rất tự nhiên.

Vào mùa xuân, mùa hoa nở, con ong thợ sinh ra, làm vìệc tận lực từ sớm tinh mơ tới sẩm tối và rồi kiệt sức chết đi chỉ trong vòng một tháng rưỡi. Nhưng vào mùa đông, khi hoa không còn nở, chúng lại có thể sống tới ba tháng để làm nghiã vụ người chiến sĩ hy sinh.

Trong giá lạnh, chúng đeo bám sát vào nhau, trở thành một tấm chăn ấm áp để bảo vệ mầm sống của đàn ong là ong chúa, bên ngoài trời lạnh nhưng bên trong tổ nhiệt độ vẫn ở trung bình 90 độ (F) Những con ong đực to con tốt tướng, là những chiến sĩ can trường bảo vệ tổ quốc khỏi những con ong trộm cắp (mật) đến lấy mật hay sát hại ong chúa nhưng vào đầu mùa đông chúng bỏ tổ ra đi không ngày trở lại để bớt gánh nặng ăn uống cho đàn ong. Nàng ong chúa cũng góp phần gìn giữ non sông, khi ánh sáng mặt trời dần ngắn đi của những ngày mùa đông nàng cũng không còn đẻ như máy như những ngày của mùa xuân nữa.

Xứ tây hay xứ ta con ong nơi nào cũng giống nhau thôi, cùng là kiệt tác của thiên nhiên, nhưng con người thì lại khác nhau xa quá, có nơi chỉ biết đi gỡ những tổ ong có sẵn về sử dụng, nhưng lại có nơi biết học hỏi và biết tổ chức để con ong trở thành những nguồn lợi kinh tế to lớn phục vụ cho nhân quần, cho đất nước.

Ở xứ ta nếu tổ ong to bằng hai tấm giấy học trò, chúng ta đã trầm trồ khen ngợi tổ ong to, ở xứ tây trong một tổ ong sinh sản có kế hoạch có tới 50 bộ tàng ong to hơn tấm giấy học trò.

Ở xứ ta cứ có mật là xẻo đi để hưởng thụ, không cần biết ngày mai sẽ ra sao vì vậy con ong sẽ chết đi vì thiếu ăn trong những ngày mưa gió hay giá lạnh (con ong sẽ chết nếu chịu đói ba ngày liền).

Bên xứ tây con ong được săn sóc, nuôi dưỡng trong mùa đông chờ mùa hoa nở người ta sẽ tách đàn 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16... đến độ đàn ong của họ bay rợp cả bầu trời, lấy mật chở từng xe tải. (Nuôi trên một ngàn tổ ong mới được liệt vào hàng nuôi ong thương mại).

Ở xứ ta mật ong lỏng léc vì mưa gió pha trộn đủ thứ tạp chất kể cả xác ong. Bên xứ người buồng làm mật là khu riêng và luôn ấm áp (khi mật được ong thợ đưa về những con ong nội trợ - ong thợ chưa tới 3 tuần tuổi- sẽ hâm nóng làm bay bớt hơi nước) nên mật ong xứ người đặc gấp đôi xứ ta.

Trước khi lấy mật người ta đặt những cái hom để loại hết mọi con ong ra ngoài, điều đó giúp giữ được quân số không hao hụt trong mùa thu hoạch, mật được tinh khiết ngon bóng như cục mỡ, lưu giữ lâu dài không bị phân hủy bởi xác động vật.

Bên xứ người tổ ong được theo dõi chặt chẽ, ngăn chặn tuyệt đối không để những con rận phát triển trong tàng ong; Ở xứ ta gặp tàng ong là tóm gọn, biết đâu chí rận đầy dẫy trong tổ, chúng ta vẫn đem về lọc ra một cách sơ sài rồi đem phân phát cho mọi người.

Bên xứ người tài liệu nuôi ong được những nhà chuyên môn soạn thành sách lưu giữ ở thư viện hay trường học cho mọi người tham khảo tự do; các trường đại học mướn những nhà chuyên môn dậy cho sinh viên của họ, tổ chức hẳn một phân khoa cho những học sinh muốn học. Ở xứ ta ai biết gì là giấu tịt, nên chẳng ngành gì phát triển được.

*

Người Mỹ gọi mỗi đàn ong là một Colony rồi họ cũng gọi đoàn quân viễn chinh của họ là Colony. Chữ colony đối với mọi người có lẽ chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt, coi đó chỉ là một cách gọi nhưng với riêng tôi, sau khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và sinh hoạt của mỗi đàn ong, tôi thấy chữ Colony này ý nghiã rất sâu sa, nó tượng trưng cho một xã hội vô cùng trật tự, sự siêng năng và tinh thần quả cảm của mỗi thành phần trong đàn ong. Ngoài ra có một ý nghĩ làm tôi thích thú nữa, đó là tôi muốn mình trở thành một vị Tướng (ong).


Tôi sẽ phải trau dồi kiến thức về mọi khiá cạnh bao gồm "thiên thời, điạ lợi nhân hoà" để điều động đúng thời đúng lúc. Làm thế nào để giữ đoàn quân của tôi không bị tổn thất, làm thế nào để giúp đoàn quân của tôi đủ khả năng chiến đấu với gió mưa bão táp, hay sương đêm gió lạnh và làm thế nào để đoàn quân ong đạt năng lực sản xuất cao nhất. Có lẽ vì chữ colony này mà tôi trở nên thích ong cũng nên.

Trong mỗi đàn ong đều có một ong chúa và dường như con ong chúa này chính là trung tâm vũ trụ của đàn ong, nơi đây là nguồn gốc phát sinh ra mọi sinh hoạt bao gồm việc xây tổ, nuôi con, lấy mật và phát triển nòi giống.

Ong chúa đầu tiên cũng chỉ là một cái trứng như mọi trứng khác được ong chúa mẹ đẻ vào trong những tàng ong không có gì đặc biệt nhưng sự nuôi dưỡng thì lại hoàn toàn khác.

Những trứng mới đẻ sau ba ngày, sẽ nở ra thành ấu trùng và được nuôi dưỡng khác nhau. Để trở thành những ong thợ thì sau 21 ngày những ấu trùng trưởng thành rồi chui ra khỏi tổ. trong những tàng ong vừa kể sẽ có những tàng ong được nuôi nấng khác hơn, nhiều sữa hơn để sau 24 ngày mới trưởng thành. Những con ong này trở thành ong đực, to cao vạm vỡ để bào vệ ong chúa.

Sẽ có một tàng ong đặc biệt nào đó, được nuôi dưỡng đặc biệt bởi một chất dẻo mà ta gọi là sữa ong chúa, sữa này giúp ấu trùng lớn nhanh như thổi, chỉ 16 ngày đã nở thành con ong to khác thường, những con này sẽ trở thành ong chúa. Điều trớ trêu là những ong chúa con này đều bị ong chúa mẹ sát hại để nó giữ ngôi vị độc tôn.

Ong chúa mới nở luôn bị mẹ sát hại. Thấy có vẻ độc ác và phi lý nhưng thật ra nó là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của nòi giống ong, vì trong hoàn cảnh nào đó ong chúa mẹ bị chết (hay mất) đi đàn ong sẽ có ong chúa mới để thay thế trong thời gian nhanh nhất, để lại đẻ trứng cho kịp với chu kỳ sinh sống rất ngắn ngủi (chỉ sống có 6 tuần) của những con ong thợ.

Con ong chúa mới này khi mới nở ra nó là một nàng ong còn trinh không có khả năng truyền giống. Nhưng rất sớm sẽ có một đám cưới ngoạn mục xẩy ra để giúp bà mẹ tương lai làm tròn nhiệm vụ. Nàng ong còn trinh bay ra khỏi tổ dẫn theo một đám con trai (ong đực) và trên đường bay của mình nàng giao cấu với rất nhiều chàng trai (khoảng 20). Những ông chồng may mắn (hoặc không may) này sẽ chết đi ngay sau cuộc giao hoan để nàng bay về tổ một mình. Nàng sẽ thờ chồng đẻ con- hàng ngàn trứng mỗi ngày- cho đến hết cuộc đời của mình, chứ không đi theo một gã nào khác nữa.

Ngôi vị nữ hoàng của ong chúa là một cuộc tranh dành rất khốc liệt mà Thượng đế tạo ra. Ong mẹ luôn sát hại ong con, ong chị sẽ sát hại ong em, vì vậy để trở thành tân nữ hoàng nàng ong non cần phải có khả năng vượt trội về mọi mặt, bao gồm phải lớn nhanh để rồi trưởng thành trước chị em khác, khoẻ mạnh hơn hẳn... mới có thể thắng được những cuộc so tài kẻ chết người sống. (Những người quảng cáo thương mại sữa ong chúa cũng có lý phần nào)

Tôi nhận thấy tạo hoá đã tạo ra luật thiên nhiên rất khắc nghiệt, nhưng nhờ vậy trái đất mà chúng ta đang sống càng ngày càng hoàn hảo và tốt đẹp hơn.

*

Vào năm 1853 ông Christopher A. Shelton là người đầu tiên phát triển ngành nuôi ong ở vùng San jose.

Đầu tiên ông làm 12 tổ ong nhưng rồi chỉ sống được có một tổ, thế mà chỉ 3 năm sau tức năm1858 ông bắt những tổ ong trên cành về nuôi, ông đã tạo ra được 150 tổ ong.

Ở California, người đầu tiên đưọc coi là nhà nuôi ong chuyên nghiệp là ông John S. Harbison, ông đưa 57 tổ ong từ Pennsylvania đến Sacramento năm 1857, trong thời gian di chuyển 7 tổ ong đã chết đi, dầu vậy chỉ trong thời gian ngắn ông đã gầy 50 tổ đó ra thành 136 tổ. Ngành nuôi ong bộc phát mạnh, ông đã bán ra 130 tổ với giá $100US mỗi tổ. Ông còn mua thêm từ miền Đông Hoa kỳ 114 tổ nữa, mặc dù vì vận chuyển ông bị hao hụt mất 11 tổ. Hai năm sau tức 1859 doanh thu ngành ong của ông Harbison đã lên đến 30,000US, con số quá lớn so vào thế kỷ 18 khi lợi tức của người lao đông được tính bằng cent, ông Harbison dược gọi là "thầy ong".

Đến năm 1869 ông di chuyển đàn ong từ Sacramento đi San Diego, vì vậy năm 1873 San Diego là nơi sản xuất nhiều mật ong nhất California, chỉ ba năm sau Harbison đã trở thành nhà sản xuất mật lớn nhất thế giới với 3,750 tổ ong.

Ngành nuôi ong đã đem về cho tiểu bang California (tiểu bang có diện tích lớn hơn VN một ít) hàng tỉ Dollars mỗi năm.

Bạn đọc thân mến,

Dù Ta hay Tây nơi nào cũng giống nhau, ong không bị thế lực chi phối, không bị ngọai bang khống chế vậy tại sao hai nơi lại có hai khả năng phát triển quá khác nhau. Người mình có họ "Đỗ" mấy người bạn miền Nam đọc ra họ "Đổ" chúng ta đổ cho Tàu, cho Tây, cho Cộng Sản hay cho vua chúa?

Tôi dành nhiều thời gian suy nghĩ tìm lý do cho những chậm tiến của chúng ta, Có một thứ mà Tây và Ta khác nhau xa thăm thẳm, đó là hai nền văn hoá trái ngược nhau. Nền văn hóa Tây theo học thuyết "Người ta đốt đèn rồi bỏ lên giá chứ không ai bỏ dưới đáy thùng" còn chúng ta lại thấm nhuần tư tưởng "Vô Vi".

Gì thì gì, ngày nay lũy tre làng hay biên cương bờ cõi đã mở tung, chúng ta không còn chỗ để "Đổ" nữa. Bắt tay vào việc mới là nhiệm vụ của chúng ta.

Phan Phúc Đức

Ý kiến bạn đọc
06/11/201602:25:48
Khách
Cho nên Phật nói ," được thân người khó như con rùa mù bơi trong đại dương mà gặp đuợc miếng gỗ leo lên nghỉ ngơi".
"Một phen mất kiếp người,
Muôn đời khó được lại."
Cho nên phải sống đạo đức và dựa vào lý trí thay vì bản năng.
04/11/201623:04:56
Khách
>>có dịp nhìn ra những điều tuyệt vời mà thượng đế đã dùng để xây dựng lên một trái đất tốt đẹp và hoàn hảo cho con người chúng ta hưởng thụ. Chỉ trong một góc cạnh rất nhỏ nhoi của tổ ong ngài cũng sắp xếp một công trình thật hoàn hảo. Một vũ trụ riêng tư trong đó hàm chứa mọi sinh hoạt rất nhịp nhàng tuần tự, một tổ chức rất khoa học và một đời sống rất tự nhiên.

More than 3000 years ago, Sakyamuni the Buddha had a famous saying "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn - In heave and Earth, God is number one".

>>Có một thứ mà Tây và Ta khác nhau xa thăm thẳm, đó là hai nền văn hoá trái ngược nhau. Nền văn hóa Tây theo học thuyết "Người ta đốt đèn rồi bỏ lên giá chứ không ai bỏ dưới đáy thùng" còn chúng ta lại thấm nhuần tư tưởng "Vô Vi".

The western civilization is the True spirit of "Vô Vi", let's look at the following saying "Let the burden out of your shoulders let God runs the universe". The True meaning of "Vô Vi" is you do
the right thing at the right time, or you do nothing but you do everything, because you and God is one (Lord Jesus is one example, I did not do anything my Father did, or
who is my mother? who is my sister ? only the one who do the Will of my Father is my relatives), or the Omnipresent state of Lord
Quan Yin (Thiên thủ thiên nhãn quan âm --one with God and can present everywhere at the same time). When you talk to Americans (white) in vegan restaurants such as
Fresh Choice, Veggie Grill, .... you always hear about compassion to the animals, protect the environment, healthy life style, ....and that is the spirit of "Vô Vi" to do the
Right thing (positive) at any time. No wonder "Tây và Ta khác nhau xa thăm thẳm, đó là hai nền văn hoá trái ngược nhau". One is True "Vô Vi, one is ...... "Vô Vi"
04/11/201617:38:51
Khách
Cám ơn tác giả cho tôi hiểu biết về đời sống và 'tổ chức xã hội' của ONG. Hồi xưa học Đệ Nhất (lớp 12), tôi được thầy dạy triết nói mấy câu về đề tài này của ong và kiến. Nhưng hiểu biết chỉ được tí tị tì ti thôi.
Các thú vật sống theo bản năng. Nhưng loài người sống theo lý trí và đạo đức. Tôi biết 'lõm bõm' chút ít Phúc Âm của các đạo Christians: Đức Jesus dạy hãy thương giúp người khác khi họ gặp nguy hiểm hay khó khăn. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại có rất nhiều đoàn thể đang làm các việc này, cụ thể nhất là giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ở quê nhà đang ở trong tình trạng cực khổ lầm than.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,317,162
Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Ông viết tin, bình luận… với bút danh Phương Điền Nguyên. Một trong những mục ông phụ trách là “Thư Atlanta về Sài Gòn” với bút hiệu Bình Thiên.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia,
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 2 bài đã phổ biến:
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.
Tác giả là cư dân Ca-li được hai mươi năm. Đã nghỉ hưu. Lạc quan. Yêu đời. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Mưa”, phổ biến từ cuối tháng 12, 2015. Sau đây là bài mới nhất. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học viện Ngôn ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Tác giả đã có sách anh ngữ "The Clan Divided," do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách "Tiếng Việt Đáng Yêu." Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến.
Năm nay Lễ Tạ Ơn nặng trĩu nỗi buồn với những người lính thủy thuộc chiến hạm USS KIDD, bởi họ phải chuyển nhiệm sở từ San Diego lên vùng Tây Bắc trước đó ba ngày.
Nhạc sĩ Cung Tiến